Với mong muốn cung cấp thêm tài liệu học tập giúp các em ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 Cánh diều năm 2022-2023 được HOC247 biên tập, tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kiến thức môn Sinh học 10 Cánh diều, kỹ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng.
A. Lý Thuyết
1. Phương pháp nghiên cứu, học tập môn Sinh học
- Phương pháp quan sát là sử dụng giác quan thu thập thông tin, gồm ba bước; xác định mục tiêu, đối tượng và đặc điểm cần quan sát; lựa chọn phương tiện quan sát và thu nhận thông tin; xử lí thông tin và báo cáo kết quả.
- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là một phương pháp thu nhận thông tin được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm, gồm ba bước: chuẩn bị, tiến hành và báo cáo kết quả.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích. Thực nghiệm khoa học gồm các bước: chuẩn bị các điều kiện cho thực nghiệm; tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm; xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo.
Tin sinh học là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê. Tin sinh học được sử dụng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, phân tích chức năng gene, nhận diện và dự đoán cấu trúc protein...
2. Các cấp tổ chức của thế giới sống
a. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
b. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Thế giới sống liên tục tiến hóa.
c. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.
3. Tế bào
a. Học thuyết tế bào
- Học thuyết tế bào có nội dung khái quát như sau:
+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
+ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
+ Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
+ Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia tế bào.
b. Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể, thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.
4. Các nguyên tố hóa học và nước
- Nguyên tố đại lượng chiếm lượng lớn trong cơ thể sinh vật (C, H, O, N, P, S...) và cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào.
- Nguyên tố vi lượng chiếm lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể (Fe là thành phần quan trọng của hemoglobin; Zn, Cu tham gia cấu tạo nhiều loại enzyme...)
- Carbon tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
b. Nước
- Nước chiếm khoảng 70 90 % khối lượng tế bào. Nước là phân tử phân cực có khả năng hình thành liên kết hydrogen với nhau và với nhiều hợp chất khác.
→ Do vậy, nước là dung môi hòa tan nhiều hợp chất; làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển; tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học; đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Phân tử sinh học là hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.
- Carbohydrate
- Prôtein
- lipid
- Nucleic acid
B. Bài Tập
Câu 1: Vai trò của nguyên tố Phospho trong cơ thể sinh vật là?
A. thành phần của Hemoglobin.
B. tham gia cấu tạo các enzyme.
C. tham gia cấu tạo protein.
D. thành phần quan trọng của nucleic acid.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về vai trò của nước đối với cơ thể?
A. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong khối lượng của cơ thể.
B. Nước là dung môi hòa tan tất cả các chất.
C. Nước điều hòa nhiệt độ cho tế bào và cơ thể.
D. Nước tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học.
Câu 3: Trong cấu tạo của phân tử triglyceride gồm có các thành phần là
A. Cholesterol, acid béo và phosphate.
B. Glycerol và acid béo.
C. Cholesterol và phosphate.
D. Glucose và acid béo.
Câu 4: Nguyên tử đóng vai trò cấu tạo nên bộ “xương sống” cho các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid … chính là:
A. Hydrogen (H). B. Calci (Ca). C. Oxygen (O). D. Carbon (C).
Câu 5: Phân tử đường nào sau đây là thành phần cấu tạo nên nucleotide của DNA?
A. đường glucose. B. đường pentose. C. đường hextose. D. đường sucrose.
Câu 6: Một gen có 1200 nucleotide, có số nucleotide loại A là 350. Số nucleotit loại G của gen là?
A. 250. B. 350. C. 600. D. 300.
Câu 7: Trong các loại nucleic acid, phân tử nào sau đây trong cấu trúc không có liên kết hydrogen?
A. mRNA. B. DNA. C. rRNA. D. tRNA.
Câu 8: Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
B |
B |
D |
B |
A |
A |
C |
Câu 1: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa Cacbohiđrat và Lipit?
* Khác nhau giữa Cacbohiđrat và Lipit:
Đặc điểm so sánh |
Cacbohiđrat |
Lipit |
1- Cấu trúc hóa học |
Tỷ lệ C: H: O theo tỷ lệ 1:2:1 (đường đơn) Đa phân |
Tỉ lệ C: H: O là khác nhau Không theo cấu trúc đa phân |
2- Tính chất |
Tan nhiều trong nước, dễ phân hủy hơn. |
Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ. Khó phân hủy hơn. |
3- Vai trò |
- Đường đơn: cung cấp NL, cấu trúc nên đường đa. - Đường đôi: cung cấp năng lượng, vận chuyển chất - Đường đa: dự trữ NL( tinh bột, glicôgen ); tham gia cấu trúc tế bào( Xenlulôzơ ); kết hợp với prôtêin. |
Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmon, vitamin. Ngoài ra lipit còn có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào và nhiều chức năng sinh học khác. |
Câu 2: So sánh sự khác nhau về cấu trúc giữa ADN và ARN? (2đ)
ADN |
ARN |
- Kích thước và trọng lượng lớn. - Cấu tạo gồm 2 mạch polinucleotit. - Cấu tạo từ đường C5H10O4. - Có 4 loại nucleotit: A_T_G_X |
- Kích thước và trọng lượng nhỏ. - Có cấu tạo chỉ 1 mạch polinucleotit. - Cấu tạo từ đường C5H10O5. - Có 4 loại nucleotit: A_U_G_X |
Câu 3: Trình bày các bật cấu trúc và chức năng của Protein? (Cho ví dụ theo từng chức năng)
* Cấu trúc nên tế bào và cơ thể. VD: colgen
* Dự trữ axit amin. VD: protein sữa
* Vận chuyển. VD: hemoglobin
* Bảo vệ. VD: các kháng thể
* Xúc tác. VD: các enzim
* Thu nhận thông tin. VD: các thụ thể
-----
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 Cánh diều năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 CTST năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 10 KNTT năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tiếng Anh 10 KNTT năm 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.