YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới có thêm tư liệu tham khảo phục vụ quá trình ôn tập, hoc247 chia sẻ đến bạn Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2021-2022 với các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận được biên soạn theo chuẩn chương trình học để bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương

ADSENSE

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. Nhật Bản

a. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

- Kinh tế

* Nông nghiệp: dựa trên quan hệ sản xuất lạc hậu; địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề.

- Phương thức canh tác lạc hậu, công cụ thô sơ

- Mất mùa, đói kém thường xuyên

* Công- thương nghiệp:

- Mầm móng KT tư bản chủ nghĩa xuất hiện

- Công trường thủ công, công ti thương mại ra đời

- Xã hội: duy trì chế độ đẳng cấp.

+ Đaimio: có thế lực KT, chính trị

+ Samurai: dần dần tư sản hóa

+ Tư sản: có thế lực về KT, không có quyền hành về chính trị.

+ Nông dân: bị địa chủ PK bóc lột

+ Thị dân: bị nhiều thế lực( PK, tư sản) chèn ép, bóc lột.

Mâu thuẫn XH: tư sản, nông dân, thị dân mâu thuẫn với quý tộc PK

- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế; đứng đầu là Thiên hoàng, nhưng quyền hành tập trung trong tay Tướng quân.

=> Mâu thuẫn: Thiên hoàng mâu thuẫn với Tướng quân

- Đối ngoại: các nước Phương Tây( Anh, Pháp, Mĩ, Đức,...)đua nhau ép Nhật Bản kí những điều ước, hiếp ước bất bình đẳng à “ mở của”

=> Mâu thuẫn: Nhật Bản mâu thuẫn với Phương Tây

- Con đường lựa chọn: hai sự lựa chọn

+ Một là: Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé.

+ Hai là: Tiến hành duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

Nhật Bản lựa chọn con đường “Duy Tân”

b. Cuộc duy tân Minh trị.

- Hoàn cảnh lịch sử:

- Giữ thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.

- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.

→ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

- Nội dung:

- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...

- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...

- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...

- Văn hóa, giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...

- Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

c. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

* Thời gian: Trong vòng 30 năm cuối thế kỉ XIX

* Các cuộc chiến tranh đế quốc:

+ Chiến tranh với Đài Loan (1874).

+ Chiến tranh Trung Quốc (1894 – 1895).

+ Chiến tranh với Nga (1904 – 1905).

=> Đem về cho Nhật cơ hội phát triển KT, nhiều vùng đất đai rộng lớn

- Đặc điểm của đế quốc Nhật: là đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến.

1.2. Ấn Độ

a. Tình hình kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX:

- Kinh tế:

+ Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ

+ Tăng cường vơ vét nhiên liệu, lúa gạo, nhân công.

à Thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa quan trọng nhất

à  phải cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu, lương thực cho chính quốc

à  Nhân dân Ấn Độ ngày càng đói khổ cùng cực

- Xã hội:

+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ (chế độ trực trị).

( 1/1/1877, nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ)

+ Thực hiện chính sách chia để trị ( 1905, Anh ban hành Đạo luật chia cắt xứ Bengan)

+ Kích động mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo

à Mục đích: làm suy yếu Ấn Độ, kéo dài thời gian cai trị đối với Ấn Độ.

=> Mâu thuẫn: toàn thể nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh

b. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

- Sự ra đời của Đảng Quốc đại: Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ lớn mạnh, bị thực dân Anh kìm hãm → Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập.

- Hoạt động của Đảng Quốc đại: 2 giai đoạn

* Giai đoạn từ 1885-1905

- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa, phản đối đấu tranh bằng phương pháp bạo lực.

- Kết quả: thực dân Anh tìm mọi cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc hội

- Năm 1905, Đảng Quốc hội bị phân hóa thành 2 phái:

+ Phái ôn hòa

+ Phái cấp tiến

* Giai đoạn từ 1905-1908: phong trào tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh vũ trang của công nhân Bom-bay.

- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân tộc tư sản

1.3. Trung Quốc 

* Vài nét về Tôn Trung Sơn:

- Tôn Trung Sơn( 1866-1925) là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

* Hoàn cảnh ra đời của TQ Đồng Minh Hội:Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

* Cương lĩnh chính trị: học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).

* Mục tiêu:

- Đánh đổ Mãn Thanh( xóa bỏ chế độ PK)

- Khôi phục Trung Hoa( dân tộc)

- Thành lập dân quốc( tư bản chủ nghĩa)

- Chia ruộng đất cho dân cày( dân chủ)

* Diễn biến chính:

- 10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương → thắng lợi, lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.

- 29/12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập.

- 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

* Tính chất của CM Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để

* Ý nghĩa:

- Lật đổ chính quyền Mãn Thanh tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

1.4. Các nước Đông Nam Á

a. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

- Bắt đầu: từ TK XV, XVI

- Hoàn thành: đến giữa TK XIX, chủ nghĩa thực dân đã hoàn thành quá trình xâm chiếm

- Sự phân chia thuộc địa:     

+ 3 nước Đông Dương: thuộc địa của Pháp

+ Malaixia, Brunay, Miếu Điện: thuộc địa của Anh

+ Indonexia: thuộc địa của Hà Lan

+ Philippin: thuộc địa của Tây Ban Nha

Mục đích: khai thác, bóc lột tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, cho vay nặng lãi, mang hàng hóa thừa sang thuộc địa.

b. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia

- Nguyên nhân bùng nổ:

- Do sự xâm lược, cai trị của chủ nghĩa thực dân

- Do sự nhu nhược của triều đình PK

- Phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Khởi nghĩa Si-vô-tha (1861 – 1892).

- Khởi nghĩa A-cha Xoa (1863 – 1866).

- Khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866 – 1867).

2. LUYỆN TẬP

2.1. Trắc nghiệm

Câu 1:  Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là

A. Trung Quốc Đồng minh hội                                    B. Trung Quốc Quang phục hội

C. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội                                    D. Trung Quốc Liên minh hội

Câu 2:  Đâu không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc?

A. Chống chế độ phong kiến Mãn Thanh.

B. Tấn công vào liên quân 8 nước đế quốc ở Bắc Kinh.

C. Tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc kinh.

D. Chống đế quốc.

Câu 3:  Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để.                          B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. cách mạng vô sản.                                                   D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

Câu 4:  Điểm nào dưới đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

Câu 5:  Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

A. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

B. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

C. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

D. cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hoà.

Câu 6:  Nội dung chính của Điều ước Tân Sửu (1901) là:

A. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh

B. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và cắt đất cho các nước đế quốc thiết lập các vùng tô giới

C. Trả lại cho nhà Thanh một số vùng đất và các nước đế quốc được phép chiếm đóng Bắc Kinh

D. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán

Câu 7:  Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ Mãn Thanh

B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc

C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc

D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày

Câu 8:  Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu

A. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

B. Trung Quốc trở hành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây

C. Triều đình Mãn Thanh đầu hàng hoàn toàn, nhà nước phong kiến Trung Quốc sụp đổ

D. Các nước đế quốc đã chia sẻ xong “cái bánh ngọt” Trung Quốc

Câu 9:  Kết quả của cuối cùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc là:

A. thiết lập chính quyền ở Thiên Kinh.

B. triều đình được sự giúp đỡ của đế quốc đàn áp phong trào, cuộc khởi nghĩa thất bại.

C. đẻ ra chính sách bình quân về ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ.

D. thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

Câu 10:  Nội dung nào sau đây không được Hiến pháp lâm thời Trung Hoa Dân quốc thông qua tại kì họp của Quôc dân đại hội?

A. Công nhận quyền bình đẳng của mọi công dân.

B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

C. Công nhận quyền tự do dân chủ của mọi công dân.

D. Công nhận quyền bình đẳng và tự do của mọi công dân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2.2. Tự luận

Câu 1: Nêu nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

* Nguyên nhân sâu xa:

- Cuối thế kỉ 19 đầu 20, CNTB pt không đều về kinh tế, chính trị

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt -> Nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra.

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895).

+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).

+ Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899-1902).

+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905).

- Quan hệ quốc tế nổi bật đầu thế kỉ XX

+ Vì thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất đẩy châu Âu vào tình thế căng thẳng à thành lập phe Liên minh (Đức-Áo-Hung-Ý)

+ Anh-Pháp-Nga thành lập phe Hiệp ước

+ Cả hai khối đế quốc đều ôm giấc mộng chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau, nhất là mâu thuẫn Anh >< Đức

→ Khối Liên minh >< Khối Hiệp ước => Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ CTTG LTN

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.

- Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh.

Câu 2: Tình hình nước Nga trước CMT10 Nga?

* Về chính trị:

+ Đầu thế kỷ XX (sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng Nicolai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga).

+ Không những chế độ chính trị lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất nước.

* Về kinh tế:

+ Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp.

+ Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng.

* Về xã hội:

+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.

+ Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

Mâu thuẫn giữa mọi tầng lớp nhân dân với chính phủ Nga hoàng càng trở nên gay gắt Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF