Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Kỳ Sơn nằm trong bộ đề thi giữa HK1 lớp 11 trên Hoc247. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, với thời gian làm bài 45 phút. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh ôn tập, làm quen với các dạng đề khác nhau.
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2021-2022 |
Đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Sau cuộc cách mạng 1905 - 1907, nước Nga duy trì thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Dân chủ chủ nô.
D. Dân chủ đại nghị.
Câu 2. Mở đầu Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc biểu tình của
A. 9 vạn công nhân.
B. các đội cận vệ Đỏ.
C. 9 vạn nữ công nhân.
D. công nhân và binh lính.
Câu 3. Các Xô viết thành lập trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 là chính quyền của
A. công nhân, nông dân, tư sản.
B. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. công nhân, nông dân, binh lính.
Câu 4. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Cộng hòa.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Dân chủ tư sản đại nghị.
Câu 5. Mục tiêu, đường lối của cách mạng nước Nga được xác định trong Luận cương tháng Tư do Lê-nin soạn thảo là gì?
A. Chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Nga.
C. Duy trì hình thái hai chính quyền song song tồn tại ở Nga.
D. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Tình trạng chính trị của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. bị các nước đế quốc tấn công.
B. hai chính quyền song song tồn tại.
C. quân đội Nga Hoàng chống phá.
D. chính phủ tư sản bị lật đổ.
Câu 7. Đâu không phải ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ở Nga?
A. Làm thay đổi tình hình đất nước và số phận người dân Nga.
B. Đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.
C. Đưa tới sự ra đời nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
D. Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Câu 8. Năm 1921, ai là người đề xướng thực hiện Chính sách kinh tế mới ở nước Nga?
A. Xta-lin.
B. Giu-cốp.
C. Lê-nin.
D. Đi-mi-tơ-rốp.
Câu 9. Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới của nước Nga đề ra chủ trương thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng
A. thu thuế lương thực bằng tiền.
B. thu thuế lương thực bằng hiện vật.
C. trưng thu một phần lương thực thừa.
D. trưng mua lương thực thừa.
Câu 10. Chính sách kinh tế mới đã chuyển đổi nền kinh của nước Nga từ nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế
A. hiện đại hóa lấy phát triển công nghiệp là trung tâm.
B. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện.
D. nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước.
Câu 11. Mục đích của việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết là
A. tăng cường sức mạnh về mọi mặt.
B. ngăn chặn sự chống phá của các nước đế quốc.
C. giúp đỡ các dân tộc xung quanh Nga.
D. hợp tác kinh tế giữa các dân tộc trên đất nước Nga.
Câu 12. Với việc thực hiện các kế hoạch 5 năm đầu tiên (1928 - 1937) đã đưa Nga từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc
A. thương nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. dịch vụ.
D. công nghiệp.
Câu 13. Với việc thực hiện thắng lợi Chính sách kinh tế mới (1921 - 1925), nước Nga Xô viết đã hoàn thành
A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội.
C. công cuộc khôi phục kinh tế.
D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Câu 14. Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?
A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh.
B. Uy tín của Liên Xô ngày càng cao trên trường quốc tế.
C. Liên Xô có khả năng chi phối các nước xung quanh.
D. Các nước châu Âu nhận thấy sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Câu 15. Trật tự thế giới thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là
A. trật tự hai cực Ianta.
B. hệ thống Vécxai-Oasinhtơn.
C. trật tự đơn cực.
D. trật tự đa cực.
Câu 16. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế ra đời nhằm duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Hội Ái hữu.
B. Hội Quốc xã.
C. Hội Đoàn kết.
D. Hội Quốc liên.
Câu 17. Những nước nào có được nhiều quyền lợi về kinh tế trong trật tự Vécxai-Oasinhtơn?
A. Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
B. Anh, Pháp, Nga, Mĩ.
C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật.
D. Mĩ, Nga, Nhật, Pháp.
Câu 18. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bắt đầu từ nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Nhật Bản.
D. Mĩ.
Câu 19. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng trên những lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, chính trị, xã hội.
B. Kinh tế, tài chính, xã hội.
C. Chính trị, xã hội, giáo dục.
D. Thương mại, dịch vụ, du lịch.
Câu 20. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh ế 1929 – 1933 là do
A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa.
B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.
C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929.
D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.
Câu 21. Đặc điểm của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là
A. khủng hoảng năng lượng.
B. khủng hoảng thiếu.
C. khủng hoảng thừa.
D. khủng hoảng lương thực.
Câu 22. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, Ialia, Nhật Bản đã làm gì?
A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh.
B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.
C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít.
D. Thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Câu 23. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?
A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.
B. Các cuộc xung đột ở châu Âu sắp bắt đầu.
C. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo.
D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ.
Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các thế lực phản động ở Đức tập trung trong tổ chức nào?
A. Đảng Dân chủ.
B. Đảng Đoàn kết dân tộc.
C. Đảng Xã hội dân chủ.
D. Đảng Quốc xã.
Câu 25. Năm 1933, sự kiện nào mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức?
A. Hít le trở thành Quốc trưởng suốt đời.
B. Hít-le lên nắm chức thủ tướng Đức.
C. Đảng Công nhân quốc gia xã hội ra đời.
D. Đảng viên Đảng Cộng sản Đức bị bắt.
Câu 26. Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như
A. một trại tập trung khổng lồ.
B. một tên sen đầm quốc tế.
C. một trại lính khổng lồ.
D. một đế quốc bất khả chiến bại.
Câu 27. Đâu không phải là chủ trương của Đảng quốc xã ở Đức?
A. Tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù.
B. Chống cộng sản và phân biệt chủng tộc.
C. Thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
D. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế bằng cải cách.
Câu 28. Những chính sách đối ngoại của Đức trong giai đoạn 1933 - 1939 đều nhằm mục đích gì?
A. Chuẩn bị cho chiến tranh.
B. Thoát khỏi khủng hoảng.
C. Nâng cao vị thế quốc tế.
D. Trở thành cường quốc chính trị.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29. Khái quát đặc điểm của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn? Đế quốc nào chịu nhiều bất mãn nhất trong trật tự này?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
A |
C |
D |
B |
D |
B |
C |
C |
B |
D |
A |
D |
C |
B |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
B |
D |
C |
D |
A |
C |
C |
C |
A |
D |
B |
C |
D |
A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29:
* Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận họp hội nghị hòa bình tại Vécxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922). Với những hòa ước và hiệp ước được kí kết tại hai hội nghị → hình thành trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn
* Đặc điểm
- Trật tự Vécxai - Oasinhtơn phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước. - Đem lại nhiều quyền lợi cho các nước thắng trận…
- Áp đặt sự nô dịch lên các nước bại trận, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc…
- Chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế… → quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản chỉ là tạm thời và mỏng manh.
* Đế quốc bất mãn nhất trong trật tự là Đế quốc Đức…
Đề số 2
Câu 1: Trong cuộc Chiến thế giới thứ nhất (1914-1918), nước nào được hưởng lợi nhiều nhất nhờ buôn bán vũ khí ?
A. Pháp.
B. Mĩ.
C. Nga
D. Anh.
Câu 2: Đến đầu năm 1918, cách mạng tháng Mười giành thắng lợi ở
A. Cung điện mùa đông.
B. Pê-tơ-rô-grát.
C. toàn nước Nga.
D. Mát-xơ-va.
Câu 3: Hệ thống Vec xai- Oa sinh tơn phản ánh điều gì?
A. Tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản.
B. Sự xác lập quyền lợi kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức.
C. Mối quan hệ hòa bình ổn định giữa các nước tư bản.
D. Quyền lợi các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc được chú trọng.
Câu 4: Sự kiện được xem mở ra một thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức là
A. Hít le hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là quốc trưởng suốt đời (1934).
B. thành lập nền Cộng hòa Vaima (1919).
C. cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933).
D. Tổng thống Hinđenbun chỉ định Hít le làm thủ tướng (1933).
Câu 5: Ý nào đúng nhất khi nói về việc nước Đức ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới vào đầu thế kỉ XX?
A. Nhằm đàn áp phong trào cách mạng ở Châu Âu.
B. Muốn dùng vũ lực để phân chia lại thế giới.
C. Để cạnh tranh với đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ.
D. Để giải quyết những mâu thuẩn trong nước.
Câu 6: Tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai có điểm gì đặc biệt?
A. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. Sự tồn tại của Chính phủ tư sản lâm thời.
C. Sự tồn tại của chính quyền Xô viết đại biểu.
D. Sự tấn công của liên quân 14 nước đế quốc.
Câu 7: Điểm nổi bật nhất trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là
A. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
B. một trật tự thế giới mới được thiết lập.
C. trật tự thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.
D. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.
Câu 8: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong lĩnh vực ngoại giao những năm 1922-1933 là gì?
A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Đức, Anh, Italia.
B. Thiết lập ngoại giao với một số nước láng giềng Châu Á, Châu Âu.
C. Từng bước thiết lập và đặt quan hệ ngoại giao với nước Mĩ.
D. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước đế quốc.
Câu 9: Tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản là
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Cách mạng tư sản không triệt để.
D. Cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
Câu 10: Ngày 25/10/1917 (theo lịch Nga) tức ngày 07/11 trở thành ngày thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga là vì
A. ngày cách mạng giành thắng lợi ở Mátxcơva.
B. ngày quân khởi nghĩa giành thắng lợi ở Kiép.
C. quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông, bắt chính phủ lâm thời.
D. ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 |
B |
6 |
A |
11 |
B |
16 |
A |
21 |
B |
2 |
C |
7 |
A |
12 |
B |
17 |
B |
22 |
D |
3 |
A |
8 |
D |
13 |
D |
18 |
B |
23 |
C |
4 |
D |
9 |
C |
14 |
D |
19 |
A |
24 |
A |
5 |
B |
10 |
C |
15 |
A |
20 |
B |
25 |
B |
Đề số 3
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
Câu 2. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng biện pháp nào?
A.Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.
B. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.
D. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
Câu 3. Thực chất của chính sách kinh tế mới của Lê nin là
A. cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước.
B. phát triển kinh tế do tư nhân quản lí.
C. phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự có sự điều tiết và quản lí của nhà nước.
D. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.
Câu 4. Chính sách trung lập của Mĩ đối với các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 thế kỉ XX?
A. Khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.
B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu hai cực, hai phe.
C. Hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới.
D. Góp phần cô lập các nước phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.
Câu 5. Thực chất của hệ thống Vecxai - Oa sinh tơn là
A. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.
B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.
C. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa.
Câu 6. Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Dân chủ đại nghị.
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 7. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là
A. cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
B. đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo.
C. Tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.
D. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc,chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
Câu 8. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp thương lượng.
B. Dùng phương pháp ôn hòa
C. Dùng phương pháp bạo lực
D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 9. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) có đặc điểm gì?
A. Là cuộc khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủnghĩa.
B. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Là cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Là cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa
Câu 10. Tư tưởng "Triết học Ánh sáng" thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì? A. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.
B. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
C. Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.
D. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 4
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Vì sao cuối thế kỉ XIX Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập?
A. Do cải cách chính trị của vua Ra-ma IV.
B. Do Xiêm đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
C. Chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của vua Ra-ma V.
D. Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mĩ.
Câu 2. Trong giai đoạn I của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) cả hai phe Liên minh và Hiệp ước đều ở thế
A. phòng ngự.
B. tấn công.
C. cầm cự.
D. phòng thủ.
Câu 3. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để duy trì chế độ phong kiến.
B. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.
C. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.
D. Để tiêu diệt Tướng quân.
Câu 4. Thực chất của hệ thống Vecxai - Oa sinh tơn là
A. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.
B. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
C. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa.
D. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 5. Thực chất của chính sách kinh tế mới của Lê nin là
A. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.
B. cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước.
C. phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự có sự điều tiết và quản lí của nhà nước.
D. phát triển kinh tế do tư nhân quản lí.
Câu 6. Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Vecxai - Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì
A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.
B. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.
C. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.
D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.
Câu 7. Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân.
B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. thành lập Trung Hoa dân quốc.
D. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 8. Chính sách trung lập của Mĩ đối với các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 thế kỉ XX?
A. Hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới.
B. Góp phần cô lập các nước phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.
C. Khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.
D. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu hai cực, hai phe.
Câu 9. Tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 10. Tư tưởng "Triết học Ánh sáng" thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì?
A. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.
B. Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.
C. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
D. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 5
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp bạo lực
B. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
B. Dùng phương pháp ôn hòa
C. Dùng phương pháp thương lượng.
Câu 2. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là
A. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc,chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
B. cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
C. Tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.
D. đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo.
Câu 3. Tư tưởng "Triết học Ánh sáng" thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì?
A. Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.
B. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.
C. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
D. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.
Câu 4. Vì sao cuối thế kỉ XIX Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập?
A. Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mĩ.
B. Do cải cách chính trị của vua Ra-ma IV.
C. Chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của vua Ra-ma V.
D. Do Xiêm đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của
A. thực dân Âu - Mĩ.
B. Thực dân Anh.
C. thực dân phương Tây.
D. Thực dân Pháp.
Câu 6. Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân.
B. thành lập Trung Hoa dân quốc.
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự.
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học.
C. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc.
D. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
Câu 8. Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Dân chủ đại nghị.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Xã hội chủ nghĩa.
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 9. Thực chất của chính sách kinh tế mới của Lê nin là
A. phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự có sự điều tiết và quản lí của nhà nước.
B. phát triển kinh tế do tư nhân quản lí.
C. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.
D. cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước.
Câu 10. Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Vecxai - Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì
A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.
B. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.
C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.
D. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 202-2022 có đáp án Trường THPT Kỳ Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021 - 2022 có đáp án Trường THPT Võ Thị Sáu
- Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lam Sơn
Chúc các em học tốt!