Nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Châu Văn Liêm được giáo viên hoc247 cập nhật ngay khi hết thời gian làm bài. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2021-2022 |
Đề số 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đầu thế kỷ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
D. Nga hoàng đại đế.
Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thư nhất (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 3. Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, Chính quyền Xô viết được thành lập ở đâu?
A. Xta-lin-grat.
B. Điện Xmô-nưi.
C. Mat-xcơ-va.
D. Toàn nước Nga.
Câu 4. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Câu 5. Đại biểu của các Xô viết ở Nga là những thành phần
A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.
B. công nhân, nông dân và binh lính.
C. tư sản, quý tộc mới và binh lính.
D. tư sản, công nhân, nông dân.
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
A. Các nước tư bản không quản lý, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lý.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới (1918-1923).
Câu 7. Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?
A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.
B. Chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản và Chính phủ công nông của giai cấp vô sản.
C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và Chính phủ chuyên chế của Nga hoàng.
D. Chính phủ dân chủ tư sản và Chính phủ dân chủ vô sản.
Câu 8. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.
Câu 9. Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong thập niên 20 của thế kỷ XX là
A. “Chính sách láng giềng thân thiện”.
B. “Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.
C. “Chính sách mở cửa và hội nhập”.
D. “Chính sách chiến lược toàn cầu”.
Câu 10. Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc liên.
C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội Liên hiệp tư bản.
Câu 11. Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là
A. đánh đổ Chính phủ lâm thời.
B. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.
C. đánh đổ chế độ phong kiến.
D. đánh bại Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên làm cách mạng tháng Mười.
Câu 12. Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là
A. sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản.
B. giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền.
C. do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng.
D. do Đảng Bôn-sê-vich lãnh đạo cách mạng.
Câu 13. Thời kỳ đen tối của nước Đức gắn liền với sự kiện lịch sử gì?
A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.
B. Năm 1919, Đảng Quốc xã Đức thành lập.
C. Năm 1933, Hít-le làm Thủ tướng nước Đức.
D. Năm 1933, Hin-đen-bua làm Tổng Thống nước Đức.
Câu 14. Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?
A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.
B. Chính quyền Xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.
C. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước tấn công vũ trang vào Nga.
D. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.
Câu 15. Với Chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã hoàn thành
A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. kế hoạch sản xuất.
C. công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
D. công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.
B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.
Câu 17. Theo hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào có nhiều quyền lợi?
A. Anh, Pháp, Mỹ, Ba Lan.
B. Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha.
D. Pháp, Mỹ, Italia, Bồ Đào Nha.
Câu 18. Trong những năm 1918-1923, tình hình kinh tế phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa
A. ổn định và phát triển.
B. tương đối ổn định.
C. lâm vào tình trạng khủng hoảng.
D. khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
Câu 19. Hội nghị Vec-xai – Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.
Câu 20. Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào là quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị dầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 21. Sau cách mạng 1905 – 1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 22. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
B. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của CNTB.
C. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.
D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 23. Tình trạng chính trị ở nước Nga sau thắng lợi của cách mạng tháng Hai (1917) là
A. xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 24. Đỉnh cao trong hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 25. Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mỹ?
A. Đạo luật về ngân hàng.
B. Đạo luật về tài chính.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật phục hưng thương mại.
Câu 26. Chủ nghĩa phát xít là gì?
A. Nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
B. Chế độ độc tài tư bản phản động.
C. Chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, chống cộng sản.
D. Nền chuyên chính khủng bố công khai, đứng đầu là Hít-le.
Câu 27. Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) giữa Mỹ với Nhật Bản là
A. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 28. Chính sách trung lập của Mỹ đối với các xung đột bên ngoài nước Mỹ có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỷ XX?
A. Góp phần các nước phát xít, ngăn chăn nguy cơ chiến tranh thế giới.
B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, hai cực, hai phe.
C. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.
D. Hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 2. Theo em Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TỰ LUẬN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
C |
B |
D |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
C |
A |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
B |
C |
C |
D |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
B |
C |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
B |
A |
C |
C |
26 |
27 |
28 |
|
|
A |
B |
C |
|
|
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
* Với nước Nga:
- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
- Mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nga: đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới…
- Tăng cường lực lượng cho Chủ nghĩa xã hội.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới…
Câu 2. Những ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam:
- Tác động tới tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: luận cương của Lê Nin…
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm: con đường cách mạng vô sản, giành và giữ chính quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ giữa cách mạng và phong trào công nhân thế giới.
- Quan hệ Việt Nam – Nga đối tác chiến lược càng ngày gắn kết, năm nay Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm cấp quốc gia…
Đề số 2
I. Phần trắc nghiệm (7,5đ)
Câu 1: Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản trên thế giới?
A. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
C. Xây dựng khối liên minh công nông.
D. Kết hợp giành và giữ chính quyền.
Câu 2: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc rút ra cho cách mạng thế giới bài học gì?
A. Cần đánh đổ được đế quốc xâm lược.
B. Phải thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, đánh đổ đế quốc xâm lược, giải quyết vấn đề ruộng đất.
C. Phải giải quyết vấn đề ruộng đất.
D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại?
A. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
B. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc.
C. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
D. Mâu thuẫn của các nước đế quốc về thuộc địa dẫn tới chiến tranh thế giới.
Câu 4: Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu (XVI-XVIII), cuộc cách mạng triệt để nhất là
A. cách mạng tư sản Anh.
B. chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
C. cách mạng tư sản Hà Lan.
D. cách mạng tư sản Pháp.
Câu 5: Một trong những vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại được thể hiện ở việc
A. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa.
B. góp phần gìn giữ bản sắc của các dân tộc.
C. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến.
D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia.
Câu 6: Kết quả của cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là
A. quân khởi nghĩa chiếm được các công sở, bắt giam bộ trưởng và các tướng tá của Nga hoàng.
B. thành lập chín phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
C. lật đổ chế độ Nga hoàng, hai chính quyền song song tồn tại.
D. thành lập Xô Viết các đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.
Câu 7: Tình hình nước Nga khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. địa vị kinh tế, chính trị của nước Nga được tăng cường.
B. nền kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, quân đội Nga thua trận liên tiếp.
C. vơ vét được nhiều tài nguyên của các nước bại trận.
D. nhân dân tin tưởng, ủng hộ Nga hoàng.
Câu 8: Mục tiêu và đường lối cách mạng tháng Mười Nga được Lê nin trình bày rõ trong tác phẩm nào?
A. Nhà nước và cách mạng.
B. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.
D. Luận cương tháng tư.
Câu 9: Thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc cách mạng 1905- 1907 là
A. quân chủ lập hiến.
B. dân chủ tư sản.
C. dân chủ cộng hòa.
D. quân chủ chuyên chế.
Câu 10: Lực lượng lãnh đạo cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ là
A. giai cấp công nhân Ấn Độ.
B. một bộ phận giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. tầng lớp trí thức ở Ấn Độ.
D. giai cấp nông dân Ấn Độ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
B |
D |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
B |
D |
D |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
D |
C |
C |
D |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
D |
C |
A |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
A |
A |
A |
D |
A |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
D |
A |
C |
B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
* Đối với nước Nga:
- Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.
- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
* Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Đề số 3
Câu 1. Ngành kinh tế nào của Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Ngoại thương.
B. Công nghiệp
C. Nông nghiệp
D. Nội thương
Câu 2. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chỉ kéo dài trong 18 tháng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Thiếu nguyên vật liệu sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ
B. Sức mua của người dân tăng chóng mặt.
C. Số vốn đầu tư cho nông nghiệp hạn chế.
D. Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra liên miên.
Câu 3. Thực chất chính sách kinh tế mới là
A. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoàn toàn.
B. Chuyển từ nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp là chủ yếu.
C. Sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
D. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 4. Từ chính sách kinh tế mới ở nước Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước
B. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn
C. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn
D. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng
Câu 5. Ai là người đề ra và thực hiện "chính sách mới" đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)
A. Ru-dơ-ven
B. Sớc -sin
C. Tru-man
D. Đa-oét
Câu 6. Ý nào sau đây không là lý do khiến giới cầm quyền Nhật Bản lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước?
A. Chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế
B. Tấm gương phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Đức đã giúp cho nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
C. Truyền thống quân phiệt hóa của Nhật Bản
D. Khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa
Câu 7. Các nước Mĩ, Anh, Pháp vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách
A. Đàn áp phong trao cách mạng của giai cấp công nhân
B. Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.
C. Phát xít hóa bộ máy Nhà nước
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa
Câu 8. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?
A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần
B. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được
D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ
Câu 9. Kết quả đạt được trong đêm khởi nghĩa 24-10-1917 là
A. Quân cách mạng chiếm được Cung điện Mùa đông và bao vây Pê-tơ-rô-grat.
B. Toàn bộ Pê-tơ-rô-grat thuộc về tay quần chúng cách mạng.
C. Quân khởi nghĩa bao vây toàn bộ Pê-tơ-rô-grat.
D. Quân cách mạng chiếm được những vị trí then chốt ở Pê-tơ-rô-grat, bao vây Cung điện Mùa Đông
Câu 10. Người cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận cách mạng tháng Mười Nga là
A. Nguyễn Thị Minh Khai
B. Lê Hồng Phong
C. Trần Phú
D. Nguyễn Ái Quốc
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
A |
D |
A |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
B |
A |
D |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
D |
B |
C |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
D |
A |
C |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
A |
B |
D |
B |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
B |
A |
B |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
C |
B |
A |
C |
D |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
C |
D |
A |
D |
B |
Đề số 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1: Từ sau cuộc cải cách năm 1892, tòa án, quân đội, trường học ở Xiêm đã được tổ chức lại theo mô hình của:
A. Mĩ. B. Châu Âu.
C. Đức. D. Nhật Bản.
Câu 2: Đảng Quốc xã Đức lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc?
A. Tâm lí bất mãn của người Đức đối với nền cộng hòa Vai-ma.
B. Sự bất mãn của người Đức với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
C. Sự căm thù của người Đức đối với việc Đức bị thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Tâm lí bất mãn của người Đức đối với Hòa ước Véc-xai.
Câu 3: Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước Mĩ, Anh, Pháp là gì?
A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.
B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quy trình quản lí, tổ chức sản xuất.
C. Tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.
D. Gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 4: Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Chính sách huấn luyện quân đội.
B. Hệ thống thuộc địa không đồng đều.
C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.
D. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao.
Câu 5: Thực chất Chính sách Kinh tế mới là:
A. sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn XHCN.
B. sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoàn toàn.
C. chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp là chủ yếu.
D. sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 6: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga là:
A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. cuộc cách mạng vô sản.
B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 7: Ong Kẹo và Commađam đã lãnh đạo khởi nghĩa ở nơi nào?
A. Xavanakhét
B. Cao nguyên Bôlôven
C. Châu Đốc, Hà Tiên
D. Cao nguyên Lang Bian
Câu 8: Minh Trị Thiên hoàng đã có hành động như thế nào đối với chế độ Mạc phủ?
A. Duy trì Mạc phủ như là Bộ nội vụ trong chính phủ mới.
B. Giải tán Mạc phủ nhưng cho Shogun làm Thủ tướng.
C. Thủ tiêu chế độ Mạc phủ.
D. Duy trì Mạc phủ về mặt hình thức, không có thực quyền.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
B |
D |
B |
C |
D |
C |
B |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
*Nội dung
- Chính trị:
+ Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới…
+ Ban hành Hiến pháp mới năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+Chính phủ mới được tổ chức theo kiểu châu Âu gồm 12 bộ. Thực hiện quyền bình đẳng ban bố các quyền tự do…
- Kinh tế:
+ Chính phủ thi hành nhiều chính sách cải cách như: thống nhất tiền tệ, thị trường, chú trọng phát triển công thương nghiệp TBCN…
+Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất.
- Quân sự:
+ Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây.
+ Chú trọng sản xuất vũ khí, đóng tàu chiến…
- Văn hóa – giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng KHKT, tiếp thu trình độ phương Tây.
+ Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây
- Tính chất: Cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
* Giáo dục được coi là nhân tố chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa nước Nhật vì:
- Nâng cao dân trí, tạo cho con người có khả năng nắm bắt KHKT, tư tưởng văn hóa tiên tiến, để hội nhập vào thế giới TBCN.
- Đưa Nhật tiến con đường hiện đại hóa chỉ có thế đạt được từ sự đổi mới từ giáo dụC. Giáo dục sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đổi mới xã hội.
Câu 2:
a. Hồ Chí Minh muốn khẳng định tầm vóc và giá trị to lớn của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga:
Đối với nước Nga:
+ Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga.
+ Mở ra kỷ nguyên mới, lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới. Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
- Tính chất: là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản).
b. - Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản phương Tây phát trển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, sau khi đọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, NAQ đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam con đường cách mạng vô sản mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Đề số 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM):
Câu 1: Thời cận đại, đặc biệt là cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc…
A. kém phát triển.
B. không phát triển.
C. lâm vào suy thoái.
D. rất phát triển.
Câu 2: Nguyên nhân chung dẫn đến Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa là
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. có đồng minh hậu thuẫn.
C. cử người học tập nước ngoài.
D. cải cách, duy tân đất nước.
Câu 3: Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là:
A. Cổ vũ và để lại nhiều bài học quí báu cho phong trào cách mạng thế giới.
B. Đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến.
C. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
D. Tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản.
Câu 4: Chính sách cải cách của Rama V có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Xiêm?
A. Đóng cửa, không giao lưu với phương Tây.
B. Đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.
D. Củng cố quyền lực phong kiến của nhà vua.
Câu 5: Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?
A. Cấp tiến, Ôn hòa.
B. Liên minh, Hiệp ước.
C. Đồng minh, Hiệp ước.
D. Liên minh, Phát xít.
Câu 6: Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh?
A. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
B. Mở rộng ngoại giao.
C. Mở rộng lãnh thổ.
D. Giúp đỡ Mĩ Latinh.
Câu 7: Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào?
A. Tư sản B. Vô sản
C. Tiểu tư sản D. Phong kiến
Câu 8: Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?
A. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.
B. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.
C. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.
Câu 9: Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?
A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng tư sản không triệt để.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Câu 10: Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
D |
A |
B |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
D |
B |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
C |
B |
B |
D |
16 |
|
|
|
|
C |
|
|
|
|
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Châu Văn Liêm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.