YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Xuân Hòa

Tải về
 
NONE

Hoc247 giới thiệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 Trường THPT Xuân Hòa với các câu hỏi Lịch sử lớp 12 có đáp án, nhằm giúp các em học sinh lên kế hoạch ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 sắp tới đạt kết quả cao.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

I. Trắc nghiệm (5đ) 

Câu 1: tháng 4-1917, Mĩ tham chiến đứng về phe nào? 

A. Hiệp ước

B. Liên minh

C. cả hai phe

D. trung lập

Câu 2: Chính phủ Lâm thời tuyên bố thành lập 

A. Hoa Nam dân quốc

B. Trung Hoa dân quốc

C. Trung Quốc Đồng minh hội

D. Trung Hoa quốc dân

Câu 3: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là: 

A. Mô-da

B. Trai-cốp-xki

C. Pi-cát-xô

D. Bét-to-ven

Câu 4: trong chiến tranh thế giới thứ nhất nước nào đã rút lui khỏi cuộc chiến: 

A. Anh

B. Pháp

C. Nga

D. Đức

Câu 5: chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe nào: 

A. Liên minh

B. Hiệp ước

C. Đồng minh

D. phát xít

Câu 6: Ai là đại biểu xuất sắc cho nến bi kịch cổ điển Pháp: 

A. Mô-li-e

B. La-phông-ten

C. Cooc-nây

D. Víc-to Huy-gô

Câu 7: Tiêu biểu cho nền văn học Pháp thế kỉ XIX-XX là: 

A. Lép-tôn-xtôi

B. Víc-to Huy-gô

C. Lỗ Tấn

D. Mác Tuên

Câu 8: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa: 

A. là cuộc cách mạng vô sản

B. là cuộc cách mạng tư sản triệt để

C. là cuộc cách mạng tư sản không triệt để

D. như một cuộc cách mạng tư sản

Câu 9: Phong trào đấu tranh của giai cấp nào đã thức tỉnh tư sản Ấn Độ đấu tranh: 

A. công nhân, nông dân

B. công nhân, tiểu tư sản

C. nông dân , quí tộc

D. vô sản, địa chủ

Câu 10: Nửa sau thế kỷ XIX ba nước Đông Dương bị thực dân nào xâm lược 

A. Anh

B. Pháp

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

D. Hà lan 

Câu 11: Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ 

A. thái tử Áo-Hung bị ám sát

B. sự phát triển không đều của chủ nhĩa tư bản

C. hình thành 2 khối quân sự đối lập

D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa

Câu 12: Đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật là: 

A. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

B. chủ nghĩa đế quốc thực dân 

C. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

D. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

Câu 13: Cải cách Minh Trị đã xác lập quyền thống trị của các giai cấp: 

A. tư sản, vô sản

B. tư sản, địa chủ

C. quí tộc, tư sản

D. quí tộc, địa chủ

Câu 14: tháng 7/1908, cuộc đấu tranh của công nhân ở Bom-bay buộc thực dân Anh phải: 

A. thả Ti-lắc

B. tăng lương, giảm giờ làm 

C. thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan

D. giảm tô thuế 

Câu 15: Thực dân Anh đã thực hiện chính sách gì để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ?

A. đàn áp

B. tăng thuế

C. chia để trị

D. áp bức, bóc lột

Câu 16: La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào? 

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Nga

Câu 17: Một trong những nguyên nhân làm cho các nước Đông Nam Á bị thực dân Phương tây xâm lược là: 

A. có nền kinh tế phát triển

B. chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu

C. có nền văn minh lâu đời

D. nguồn lao động dồi dào 

Câu 18: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 bùng nổ đầu tiên ở 

A. Vũ Xương

B. Hương Cảng

C. Quảng Châu

D. Nam Xương

Câu 19: trong giai đoạn một của chiến tranh thế giới nhất cả hai phe đều ở thế: 

A. cầm cự

B. tấn công

C. phòng ngự

D. phòng thủ

Câu 20: Tôn Trung Sơn được bầu làm 

A. Hoàng đế

B. chủ tịch nước

C. tổng thống

D. Đại tổng thống

II. TỰ LUẬN: 

Câu 1 (2,5đ): Nêu các biện pháp cải cách của Ra Ma V và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của Xiêm? 

Câu 2 (2,5đ): Nhận xét phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX về  ( mục tiêu, hình thức đấu tranh, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả…)

Đề số 2

Câu 1: Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo? 

A. Cố thủ chờ viện binh.

B. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. 

C. Đánh thẳng kinh thành Huế.

D. Kéo quân vào đánh Gia Định.

Câu 2: Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn công Gia Định? 

A. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp.

B. đề nghị quân Pháp đàm phán. 

C. Thương lượng để quân Pháp rút lui.

D. xây dựng phòng tuyến để phòng ngự.

Câu 3: Ngày 5/6/1862, diễn ra sự kiện nào sau đây ? 

A. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. 

B. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 

 C, Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. 

D.Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. 

Câu 4: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859 ) đã

A. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. 

B. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. 

C. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. 

D. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. 

Câu 5: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm nhanh chóng vào 1867 là 

A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang.

B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.

C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ.

D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Câu 6: Ngày 23/2/1861, diễn ra sự kiện nào sau đây ? 

A. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 

B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. 

C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. 

D. Ta kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 

Câu 7: Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần hai là 

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Hoàng Diệu.

D. Phan Thanh Giản.

Câu 8: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862,thái độ của Triều Đình đối với nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định,Biên  Hòa ĐịnhTường * 

A. khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh. 

B. ra lệnh giải tán các nghĩa binh. 

C. yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp. 

 D. cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh. 

Câu 9: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định(2.1959)

A. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế. 

B. hoàn thành chiếm Trung kì. 

C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. 

D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện. 

Câu 10: Tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp -Tây Ban Nha?

A. “ thủ hiểm ”.

B. “ đánh nhanh thắng nhanh ”. 

C. “vườn không nhà trống”.

D. “ chinh phục từng gói nhỏ ”. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: Đâu không phải là nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất ( 5/6/1862).

A. triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là vùng đất thuộc Pháp. B. triều đình nhường hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. 

C. bồi thường cho Pháp 20 triệu quan. 

D. triều đình phải mở 3 cửa biển : Ba Lạt, Quảng Yên, Đà Nẵng 

Câu 2: Sáng 1-9-1858 diễn ra sự kiện nào sau đây ? 

A. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. 

B. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

C. Pháp chiếm thành Gia Định. 

D. Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết. 

Câu 3: Ngày 17/2/1859 diễn ra sự kiện nào sau đây ? 

A. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.

C. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.

D. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.

Câu 4: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định(2.1959)

A. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế. 

B. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện. 

C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. 

D. hoàn thành chiếm Trung kì. 

Câu 5: Đâu không phải là lí do để Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công nước ta đầu tiên ?

A. Gần kinh thành Huế.

B. Gần đồng bằng Nam-Ngãi. 

C. Là vựa lúa lớn của Việt Nam.

D. Cảng biển sâu, rộng. 

Câu 6: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862,thái độ của Triều Đình đối với nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định,Biên  Hòa ĐịnhTường  

A. yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp. 

B. ra lệnh giải tán các nghĩa binh. 

C. cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh. 

D. khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh. 

Câu 7: Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?

A. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ. 

B. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém. 

C. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp. 

D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp. 

Câu 8: Ngày 23/2/1861, diễn ra sự kiện nào sau đây ? 

A. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. 

B. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. 

C. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 

D. Ta kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 

Câu 9: Với hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6-1862), nhà Nguyễn đã nhượng hẳn cho Pháp 

A. Biên hòa,Hà Tiên ,Định tường và đảo Côn lôn.

B. An giang,Gia định,Định tường và đảo Côn lôn.

C. Biên hòa,Gia định,Định tường và đảo Côn Lôn.

D. Biên hòa,Gia định,Vĩnh Long và đảo Côn lôn.

Câu 10: Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp trong hoàn cảnh nào ? 

A. Phong trào kháng chiến của ta dâng cao, quân giặc bối rối. 

B. Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì. 

C. Quân dân ta đã giành chiến thắng Cầu Giấy lần thư nhất. 

D. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần hai là 

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Hoàng Diệu.

D. Phan Thanh Giản.

Câu 2: Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo? 

A. Kéo quân vào đánh Gia Định.

B. Cố thủ chờ viện binh. 

C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.

D. Đánh thẳng kinh thành Huế.

Câu 3: Ngày 23/2/1861, diễn ra sự kiện nào sau đây ? 

A. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 

B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. 

C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. 

D. Ta kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 

Câu 4: Sáng 1-9-1858 diễn ra sự kiện nào sau đây ? 

A. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. 

B. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. 

C. Pháp chiếm thành Gia Định. 

D. Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết. 

Câu 5: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định(2.1959) A. hoàn thành chiếm Trung kì. 

B. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. 

C. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế. 

D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện. 

Câu 6: Tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp -Tây Ban Nha?

A. “ thủ hiểm ”.

B. “ đánh nhanh thắng nhanh ”.

C. “vườn không nhà trống”.

D. “ chinh phục từng gói nhỏ ”. 

Câu 7: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859 ) đã

A. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. 

B. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. 

C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. 

D. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. 

Câu 8: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm nhanh chóng vào 1867 là 

A. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.

B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ.

D. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang.

Câu 9: Năm 1860,quân triều đình không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định do

A. không chủ động tấn công giặc.

B. thiếu sự ủng hộ của nhân dân.

C. quân ít.

D. tinh thần quân triều đình sa sút.

Câu 10: Ngày 5/6/1862, diễn ra sự kiện nào sau đây ? 

A. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. 

B. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 

 C, Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. 

D.Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

1: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.

B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.

C. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai

D. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.

Câu 2: Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương? 

A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. 

B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến,đứng đầu là vua Hàm Nghi.

C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến. 

D. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền. 

Câu 3: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

A. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai. 

B. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất. 

C. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa. 

D. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. 

Câu 4: Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào  Cần vương dựa trên cơ sở 

A. có sự đồng tâm nhất trí trong Hoàng tộc.

B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh. 

C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước. 

D. có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân.

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? 

A. Khởi nghĩa Yên Thế. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. 

C. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Hương Khê. 

Câu 6: Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là

A. Gác-ni-ê bị chết tại trận. 

B. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp. 

C. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định. 

D. quân Pháp phải rút quân khỏi Miền Bắc. 

Câu 7: “Cần vương” có nghĩa là 

A. giúp vua cứu nước.

B. Đứng lên cứu nước. 

C. Chống Pháp xâm lược.

D. Những điều bậc quân vương cần làm.

Câu 8: Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê?

A. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

B. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự. 

C. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa. 

D. Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện, xây dựng căn cứ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Câu 9: Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

A. Có căn cứ rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo. 

B. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo. 

C. Có lãnh đạo tài giỏi, đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.

D. Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề. 

Câu 10: Với hiệp ước Nham Tuất (ký năm 1862) , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

A. sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp. 

B. ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp. 

C. sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp. 

D. ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Xuân Hòa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF