YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 10 KNTT năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 lớp 10 sắp tới, HỌC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức năm học 2022-2023 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Lịch sử 10 Kết nối tri thức. Chúc các em thi tốt!

ATNETWORK

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

a) Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 

- Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

Hiện thực lịch sử

Nhận thức lịch sử

- Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ

- Tồn tại khách quan

- Tìm hiểu, nhận thức và trình bày, tái hiện lịch sử theo những cách khác nhau.

- Hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.

- Trình bày tái hiện theo cách khác nhau: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình diễn…

- Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào:

+ Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.

+ Điều kiện, phương pháp tìm hiểu lịch sử.

+ Mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu. 

+ Mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

b) Sử học.

- Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học

- Nguyên tắc cơ bản của Sử học

- Các phương pháp cơ bản của Sử học

- Các nguồn sử liệu

1.2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

a) Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

Vai trò của tri thức lịch sử

Ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính mình

- Biết nguồn gốc tổ tiên của bản thân, giaa đình, nhân loại

Hiểu biết lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng, dân tộc đó

b)  Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời

- Sự cần thiết của học tập, khám phá lịch sử suốt đời

- Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử

1.3. Sử học với các lĩnh vực khoa học

a) Sử học – môn khoa học có tính liên ngành

- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ (chính trị, quân sự, kinh tế…)

- Trong quá trình nghiên cứu, sử học cần phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học. 

= > Sử học là bộ môn khoa học có tính liên ngành. 

b) Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn

- Mối liên hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học

c) Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

- Vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học. 

1.4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

a) Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. 

- Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

b) Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

- Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

- Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học. 

c) Sử học với sự phát triển du lịch 

- Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

- Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

2. Bài tập tự luyện

Câu 1. Lịch sử là tất cả những gì

A. đang diễn ra ở hiện tại.

B. đã diễn ra trong quá khứ.

C. sẽ xảy ra trong tương lai.

D. do con người tưởng tượng ra.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu của sử học?

A. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.

B. Quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người.

C. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật.

D. Quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn nhân loại.

Câu 3. Nguyên tắc nào quan trọng nhất khi phản ánh lịch sử?

A. Khách quan.

B. Nhân văn.

C. Tiến bộ.

D. Trung thực.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Giáo dục con người về tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

C. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

D. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước và nhân loại.

Câu 5. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.

B. Tham quan, điền dã.

C. Xem phim tài liệu, lịch sử.

D. Học trong phòng thí nghiệm.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

B. Cho biết về quá trình biến đổi của môi trường sinh thái qua thời gian.

C. Cung cấp thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn quê hương, đất nước.

D. Cung cấp tri thức về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Học tập, tìm hiểu lịch sử đưa lại cho ta những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

B. Lịch sử là môn học rất khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

C. Kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng tương lai.

D. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần khám phá.

Câu 8. Kết nối lịch sử với cuộc sống là việc: sử dụng tri thức lịch sử để

A. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

B. thay đổi quá khứ và dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

C. điều chỉnh hành động cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại.

D. sưu tầm, giải thích và làm sáng tỏ các nguồn sử liệu truyền khẩu.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của sử học.

B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.

C. Làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.

D. Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.

Câu 10. Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?

A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.

B. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.

C. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.

D. Thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội.

Câu 11. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.

B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.

C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.

D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 12. Để xác định giá trị của khu danh thắng Tràng An, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

A. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,...

B. Văn học, Triết học, Tâm lí học, xã hội học,…

C. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học,…

D. Toán học, Hoá học, Vật lí học,…

Câu 13. Sử học là một khoa học có tính liên ngành, vì sử học

A. là môn khoa học cơ bản, chi phối toàn bộ các môn khoa học khác.

B. nghiên cứu về đời sống của loài người với nhiều lĩnh vực khác nhau.

C. là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội.

D. nghiên cứu về quá trình vận động và phát triển của toàn bộ sinh giới.

Câu 14. Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hoá?

A. Truyền hình và phát thanh.

B. Sản xuất hàng gia dụng.

C. Chế biến thực phẩm.

D. Thể thao mạo hiểm.

Câu 15. Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

A. Xác định giá trị thực tế của di sản.

B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.

C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.

D. Thường xuyên tu bổ và hiện đại hóa di sản.

Câu 16. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

A. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.

B. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.

D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 17. Lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ngành du lịch?

A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.

B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.

D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.

Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.

B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.

C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.

D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.

Câu 19. Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. đền Pác-tê-nông.

B. hệ số thập phân.

C. hệ chữ cái La-tinh.

D. lăng Ta-giơ Ma-han.

Câu 20. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào dưới đây?

A. Phật giáo và Hin-đu giáo.

B. Đạo giáo và Nho giáo.

C. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

D. Bà La Môn giáo và Nho giáo.

....................

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 10 KNTT năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON