Dưới đây là Đề cương ôn tập chuyên đề kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 Trường THPT Nguyễn Văn Huyên sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HUYÊN
1. Kim loại kiềm:
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là :
A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. (n–1)dxnsy
Câu 2: Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. R+là cation nào sau đây ?
A. Ag+. B. Cu+. C. Na+. D. K+.
Câu 3: Phương pháp quan trọng để điều chế kim loại kiềm là :
A. Điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.
B. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực có màng ngăn xốp.
C. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực không có màng ngăn xốp.
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là :
A. Tính khử B. Tính oxi hóa C. Tính axit D. Tính bazơ
Câu 5: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có :
A. Cu B. Cu(OH)2 C. CuO. D. CuS.
Câu 6: Khí CO2 không phản ứng với dung dịch nào:
A. NaOH B. Ca(OH)2 C. Na2CO3 D. NaHCO3.
Câu 7: Cho 3 g hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng với nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần 800 ml dung dịch HCl 0,25M. Kim loại M là :
A. Li. B. Cs. C. K. D. Rb.
Câu 8 : 4,41g hỗn hợp KNO3, NaNO3; tỉ lệ mol 1 : 4. Nhiệt phân hoàn toàn thu được khí có số mol:
A. 0,025 B. 0,0275 C. 0,3 D. 0,315
Câu 9 : Các kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể
A. lập phương tâm khối. B. lập phương tâm diện.
C. lăng trụ lục giác đều. D. lập phương đơn giản.
Câu 10: Kim loại được dùng làm chất xúc tác cho phản ứng :
nCH2 = CH – CH = CH2 → ( CH2 – CH = CH – CH2 ) n là :
A. Fe B. Na. C. Ni. D. Pt.
2. Kim loại kiềm thổ
Câu 1: Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot ( cực âm) ?
A. Mg → Mg2+ + 2e.
B. Mg2+ + 2e → Mg.
C. 2Cl– → Cl2 + 2e.
D. Cl2 + 2e → 2Cl– .
Câu 2: Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, thì :
A. bán kính nguyên tử giảm dần.
B. năng lượng ion hoá giảm dần .
C. tính khử giảm dần .
D. khả năng tác dụng với nước giảm dần.
Câu 3: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là
A. 1e.
B. 2e.
C. 3e.
D. 4e.
Câu 3: Cho dãy biến hóa :
Ca → CaO → CaCl2 → X → CO2 → Ca(OH)2 → Y → dung dịch làm quì tím hóa xanh
X , Y là:
A. C, Ca(NO3)2 .
B. CaCO3 ; CaO.
C. (CH3COO)2Ca ; CaCO3.
D. CaCO3 ; CaSO4.
Câu 4: Vôi sống khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín. Nếu không để lâu ngày vôi sẽ “chết”. Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng vôi “chết”
A. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
B. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
C. CaO + CO2 → CaCO3
D. Tất cả các phản ứng trên.
Câu 5: Chất nào sau đây được sử dụng trong y học, bó bột khi xương bị gãy, đúc tượng :
A. CaSO4.2H2O B. MgSO4.7H2O
C. CaSO4 D. CaSO4.H2O
Câu 6: Phát biểu nào sai khi nói về nước cứng
A. Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Mg2+
B. Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa Mg(HCO3)2
C. Nước cứng vĩnh cữu là nước cứng có chứa MgCO3 và MgCl2
D. Nước mềm là nước có chứa ít ion Ca2+ và Mg2+
Câu 7: Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước có tính cứng tạm thời ?
A. Ca2+ , Mg2+ , Cl–.
B. Ca2+ , Mg2+ , SO42–.
C. Cl– , SO42–, HCO3–, Ca2+
D. Ca2+ , Mg2+ , HCO3–.
Câu 8: Ðể làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta có thể dùng
A. HCl
B. K2CO3
C. CaCO3
D. NaCl
Câu 9: Có các chất sau :
(1) NaCl (2) Ca(OH)2 (3) Na2CO3 (4) HCl (5) K3PO4
Các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là
A. 1, 3, 5
B. 2, 3, 4
C. 2, 3, 5
D. 3, 4, 5
Câu 10: Ðun nóng hoàn toàn hỗn hợp CaCO3, Ba(HCO3)2, MgCO3, Mg(HCO3)2 đến khối lượng không đổi, thu được sản phẩm chất rắn gồm
A. CaCO3, BaCO3, MgCO3
B. CaO, BaCO3, MgO, MgCO3
C. Ca, BaO, Mg, MgO
D. CaO, BaO, MgO
3. Nhôm và hợp chất của nhôm :
Câu 1: Cấu hình electron ngoài cùng của Al và Al3+ tương ứng lần lượt là:
A. 3s2 3p1, 3s2 3p4.
B. 2s2 2p6, 3s2 3p1 .
C. 3s2 3p1, 3s2 .
D. 3s2 3p1, 2s2 2p6 .
Câu 2: Để chứng minh tính khử nhôm mạnh hơn sắt ta thực hiện phản ứng:
A. Phản ứng với nước ở nhiệt độ phòng
B. Phản ứng nhiệt nhôm
C. Dùng phương pháp điện luyện
D. Điện phân nóng chảy nhôm oxit
Câu 3: Làm sạch Ag có lẫn tạp chất là Al, có thể dùng
1. Dung dịch NaOH dư
2. Dung dịch HCl dư
3. Dung dịch Fe(NO3)2 dư
4. Dung dịch AgNO3 dư
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 1, 2, 4
D. 1, 3, 4
Câu 4: Cho phản ứng hoá học :
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O
Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là :
A. 1 và 3.
B. 3 và 2.
C. 4 và 3.
D. 3 và 4.
Câu 5 : Hòa tan hoàn toàn 140,4 gam Al trong dung dịch NaOH dư thì thể tích H2 thóat ra ở điều kiện tiêu chuẩn là :
A. 3,36 lít.
B. 14,56 lít.
C. 14,33 lít.
D. 174,72 lít.
Câu 6: Có 3 chất rắn : Mg , Al , Al2O3 đựng trong 3 lọ riêng biệt Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết mỗi chất là chất nào sau đây :
A. HCl đặc . B. H2SO4 đặc nguội.
C. Dung dịch NaOH. D. dung dịch ammoniac.
Câu 7: Cho từ từ đến dư dung dịch X (1), dung dịch Y (2) vào dung dịch AlCl3 thấy (1) tạo kết tủa keo trắng; (2) tạo kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. X và Y lần lượt là
A. NaOH, NH3 B. NH3, NaOH
C. NaOH, AgNO3 D. AgNO3, NaOH
Câu 8: Để làm sạch dung dịch Al2(SO4)3 có lẫn CuSO4 có thể dùng kim loại nào trong số các kim loại: Fe, Al, Zn?
A. Fe.
B. Zn.
C. Al.
D. cả ba kim loại trên đều được.
Câu 9: Phèn chua có công thức nào sau đây
A. K2SO4.12H2O B. Al2(SO4)3.12H2O
C. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Câu 10: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào dung dịch HNO3 dư chỉ thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1 : 3. Giá trị của m là :
A. 24,3.
B. 42,3.
C. 25,3.
D. 25,7.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập chuyên đề kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm môn Hóa học 12 Trường THPT Nguyễn Văn Huyên, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: