Với Chuyên đề phản ứng nhiệt nhôm môn Hóa học 9 được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây, hi vọng sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm. Mời các em cùng tham khảo.
CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM
I- Lý thuyết và phương pháp giải
1. Bài toán có hiệu suất phản ứng không hoàn toàn trong phản ứng nhiệt nhôm
* Phương pháp giải chung
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
- Hiệu suất phản ứng H = %Al phản ứng hoặc = % Fe2O3 phản ứng.
- Hỗn hợp X sau phản ứng gồm: Al2O3, Fe, Al dư, Fe2O3 thường được cho vào.
+ Tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo khí H2
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2 (1)
2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2 (2)
⇒ nH2 = nFe + (3/2).nAl
+ Nếu hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH thì Al và Al2O3 bị phản ứng.
2Al dư + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
2. Bài toán nhiệt nhôm với hiệu suất H = 100%
* Phương pháp giải chung
- Bước 1: Cần xác định được Al dư hay oxit kim loại dư, trường hợp nếu cho khối lượng hỗn hợp cần xét các trường hợp Al dư và Al hết.
- Bước 2:
+ Dựa vào các dữ kiện của bài toán thường gặp là hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH hoặc dung dịch axit (HCl, H2SO4) tính số mol chất dư và số mol các chất phản ứng.
+ Vận dụng bảo toàn nguyên tố Al, Fe, O, bảo toàn khối lượng hoặc bảo toàn electron các các phản để tính toán.
- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của bài toán.
II- Bài tập vận dụng
Bài 1: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tính giá trị của m?
Hướng dẫn:
- Từ đề suy ra thành phần hh rắn X gồm: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol)
- Các phản ứng xảy ra là:
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9 Fe (1)
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2
CO2 + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
- nH2 = 0,15 mol, nAl(OH)3 = 0,5 mol
Theo bảo toàn nguyên tố Al ta có nAl bđ = nAl(OH)3 = 0,5 mol
nAl dư = (2/3).nH2 = 0,1 mol
→ nAl pư (1) = 0,5 – 0,1 = 0,4mol
Theo Pt (1) nFe3O4 = (3/8).nAl = 0,15 mol
Vậy khối lượng m = 27. 0,5 + 232 . 0,15 = 48,3 gam
Bài 2: Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? (giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe)
Phân tích:
- Với bài tính hiệu suất như bài này HS thường không biết tính hiệu suất theo Al hay Fe3O4 thực tế ở bài này đã biết số mol của Al và Fe3O4 ta cần so sánh tỉ lệ mol các chất để xác định xem hiệu suất của phản ứng tính theo chất nào.
- Vì là bài tính hiệu suất nên hỗn hợp A sau phản ứng gồm: Al2O3, Fe, Al dư, Fe3O4 cho vào dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo khí H2.
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2 (1)
2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2 (2)
Fe3O4, Al2O3 + H+ → Muối + H2O
→ nH2 = nFe + (3/2).nAl du
Hướng dẫn:
Theo bài ra ta có nAl = 0,4 mol, nFe3O4 = 0,15 mol
→ hiệu suất H = %Fe3O4 phản ứng
Phản ứng: 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Ban đầu: 0,4 0,15 (mol)
Phản ứng: 8x 3x 9x
Sau phản ứng: (0,4-8x) (0,15 – 3x) 9x
Theo PT 1,2 ta có nH2 = nFe + (3/2).nAl du
0,48 = 9x + (3/2).(0,4 – 8x)
→ x = 0,04 mol
Vậy hiệu suất H = % Fe3O4 = (0,04.3/0,15).100 = 80%
III- Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trộn 8,1 gam Al và 48 gam Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là:
A. 56,1 gam. B. 61,5 gam C. 65,1 gam D. 51,6 gam
Bài 2: Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 g. Hỏi lượng nhôm đã dùng m là:
A. m = 0,27 g B. m = 2,7g C. m = 0,54 g D. m = 1,12 g.
---(Để xem nội dung câu hỏi và đáp án đầy đủ các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề phản ứng nhiệt nhôm môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Chuyên đề tách, tinh chế kim loại và hợp chất của kim loại môn Hóa học 9
- Chuyên đề nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại môn Hóa học 9
Chúc các em học tốt!