YOMEDIA

Chuyên đề Nguyên phân - Giảm phân trong kỳ thi Olympic Sinh học 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

Dưới đây là tài liệu:

Chuyên đề Nguyên phân - Giảm phân trong kỳ thi Olympic Sinh học 12 có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn tài liệu này bao gồm các bài tập của quá trình nguyên phân, giảm phân sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

CHUYÊN ĐỀ NGUYÊN PHÂN – GIẢM PHÂN TRONG KỲ THI OLYMPIC SINH HỌC 12 

Câu 1: Một hợp tử có 2n = 16 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1. Thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ 1 : 1,5 :1 : 1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên.

1. Tính thời gian của mỗi kỳ trong quá trình phân bào trên?

2. Xác định số tế bào, số cromatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút?

3. Cá thể phát triển từ hợp tử trên có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử có 2 cặp NST trao đổi chéo tại 1 điểm? Biết rằng các cặp NST tương đồng đều có cấu trúc khác nhau.

Đáp án:

1.

  • Thời gian kỳ trước = thời gian kỳ sau = 2 phút
  • Thời gian kỳ giữa = thời gian kỳ cuối = 3 phút

2.

  • Số tế bào: 8 tế bào
  • Số cromatit: 256 cromatit
  • Số NST: 128 NST ở trạng thái kép

3. Số giao tử: 1024 loại

Câu 2:a) Trong quá trình giao phối của 2 cá thể cùng loài, các kiểu tổ hợp về các NST tính từ đời ông bà nội và ngoại đều được xuất hiện ở các hợp tử. Nếu mỗi kiểu tổ hợp chọn 1 hợp tử thì tổng số kiểu hợp tử chứa 1 NST nhận từ ông ngoại và 2 NST nhận từ ông nội là 24. Các gen trên mỗi NST đều liên kết hoàn toàn. Xác định bộ NST của loài sinh vật trên.

b) Theo dõi sự sinh sản của 2 tế bào của 1 loài động vật.

  • Tế bào 1 có 2 cặp NST ký hiệu AABb.
  • Tế bào 2 có 2 cặp NST ký hiệu AaBb.

Sau quá trình nguyên phân của 2 tế bào, số tế bào con của tế bào 2 gấp 4 lần số NST B của tế bào con của tế bào 1. Tổng số NST phải cung cấp cho 2 tế bào trong quá trình nguyên phân là 624 NST đơn.

b1. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.

b2. Tính NST mỗi loại mà môi trường cung cấp.

c) Tổng số NST của các tinh trùng tham gia 1 đợt thụ tinh là 3840. Trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 1,5625%. Các hợp tử tạo thành nguyên phân và lấy nguyên liệu từ môi trường tế bào tương đương 2760 NST đơn. Biết khi quan sát 1 tế bào đang nguyên phân ở kỳ giữa có 120 cromatit. Xác định số lần phân bào của mỗi hợp tử.

Đáp án:

a) 2n = 8

b)

  • Nếu x = 1 => 2n = 78. NST mỗi loại: A = 9, B = b = 8, a = 7
  • Nếu x = 4 => 2n = 4. NST mỗi loại: A = 93, B = b = 78, a = 63

c) Hợp tử 1 = 4, hợp tử 2 = 5 (hoặc ngược lại).

Câu 3: Một tế bào sinh dục sơ khai (TBSDSK) cùng loài có số lần nguyên phân khác nhau. TBSDSK thứ nhất có số lần nguyên phân bằng ½ số lần nguyên phân liên tiếp của TBSDSK thứ 2. TBSDSK thứ 2 có số lần nguyên phân bằng 1/3 số lần nguyên phân của TBSDSK thứ 3. Tổng số tế bào mới được tạo ra qua quá trình nguyên phân của 3 TBSDSK nói trên có 490pg ADN ở trong nhân tế bào và 3840 NST cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào. Biết rằng ở  các thế hệ tế bào cuối cùng được tạo ra từ 3 TBSDSK nói trên, các NST ở trạng thái chưa nhân đôi và hàm lượng ADN đặc trưng trong nhân tế bào lưỡng bội của loài là 7pg.

a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai và bộ NST 2n của loài?

b) Trong quá trình nguyên phân nói trên, mỗi tế bào sinh dục sơ khai đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tạo ra tương đương với bao nhiêu NST đơn?

c) Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng của TBSDSK thứ 3 đều trải qua giảm phân bình thường cho 256 giao tử.

  • Xác định giới tính của TBSDSK?
  • Tổng số NST đơn tương đương mà môi trường nội bào cung cấp cho TBSDSK thứ 3 tạo giao tử là bao nhiêu?

Đáp án:

a) TBSDSK 1: 1 lần. TBSDSK 2: 2 lần. TBSDSK 3: 6 lần

Bộ NST lưỡng bội của loài là: 2n = 60

b) TBSDSK 1: 60. TBSDSK 2: 180. TBSDSK 3: 3780

c) Cá thể thuộc giới tính đực.

Số NST đơn môi trường nội bào cung cấp: 7620.

Câu 4: Bộ NST lưỡng bội của 1 loài động vật có số lượng là 2n = 38. Một tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 1 số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành 155610 NST. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối đều tiến hành giảm phân bình thường cho các tinh trùng.

a) Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên và tổng số NST mà môi trường cần cung cấp cho cả quá trình nguyên phân và giảm phân?

b) Để tạo 100 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% thì có bao nhiêu cromatit trong các tế bào sinh tinh vào thời điểm các tế bào bắt đầu thực hiện sự giảm phân?

c) Tìm số loại tinh trùng có thể được hình thành từ cơ thể đực của loài này khi sự trao đổi đoạn 1 chỗ xảy ra trên 6 cặp NST, sự trao đổi đoạn 2 chỗ không cùng lúc xảy ra trên 3 cặp NST khác và các cặp NST còn lại không xảy ra trao đổi đoạn cũng như đột biến.

d) Trong trường hợp cơ thể đực khi giảm phân không có trao đổi đoạn và đột biến ở tất cả các cặp NST thì mỗi tế bào sinh tinh đó giảm phân tạo mấy loại tinh trùng và khả năng loại tinh trùng này mang 3 NST có nguồn gốc từ ông nội là bao nhiêu?

Đáp án:

a)

  • Số lần nguyên phân là 12 lần
  • Tổng số NST mà môi trường cung cấp: 311258 NST

b) Số cromatit: 3800 cromatit

c)

  • 6 cặp NST trao đổi đoạn 1 chỗ sẽ tạo ra: 46
  • 3 cặp NST trao đổi đoạn 2 chỗ không cùng lúc: 63
  • Số cặp không trao đổi đoạn và đột biến: 210
  • Tổng số loại tinh trùng có thể tạo ra: 210 x 63 x 46

d)

  • Số loại tinh trùng: 2 loại trong số 219 loại tinh trùng
  • Khả năng mang 3 NST: (19!/ 3!16!) : 219

Câu 5: Người ta tách tế bào từ 1 mô đang nuôi cấy sang 1 môi trường mới. Qua quá trình nguyên phân liên tiếp, sau 13 giờ 7 phút, các tế bào đã sử dụng của môi trường nội bào lượng ADN tương đương 720 NST đơn và lúc này quan sát thấy các NST đang ở trạng thái xoắn cực đại.

a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết thời gian các kỳ của quá trình phân bào có tỷ lệ 3 : 2 : 2 : 3 tương ứng với 9/19 chu kỳ tế bào, trong đó kỳ giữa chiếm 18 phút.

b) Sau 16 giờ 40 phút thì quá trình phân chia trên đang ở thế hệ thứ mấy? Tổng số NST trong các tế bào ở thời điểm này là bao nhiêu?

c) Cần bao nhiêu thời gian để tế bào trên tạo thành mô gồm 128 tế bào? Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu NST cho số tế bào này?

Đáp án:

a) 2n = 24 NST

b)

  • Tế bào đang ở kỳ sau của thế hệ thứ 6
  • Tổng số NST là: 48 x 25  = 1536 NST đơn

c)

  • Thời gian cần là: 20 giờ 30 phút
  • Số NST môi trường cung cấp: 3024 NST đơn

Câu 6: 1. Ở 1 loài, trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại 1 điểm trên 1 cặp NST tương đồng thì số loại giao tử tối đa đã có thể đạt được là 32. Hãy xác định tên của loài đó?

2. Trong vùng sinh sản của 1 ống dẫn sinh dục của 1 cá thể đực thuộc loài nói trên có 1 số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% số tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử. Tính số tế bào sinh dục sơ khai đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó.

3. Cho biết tế bào sinh giao tử đực và tế bào sinh giao tử cái của ruồi giấm giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo NST. Hãy xác định:

a) Số loại giao tử chứa 3 NST có nguồn gốc từ bố và số loại giao tử chứa 1 NST có nguồn gốc từ mẹ. Tỉ lệ của mỗi loại giao tử?

b) Số hợp tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ ông nội và chứa 3 NST có nguồn gốc từ ông ngoại chiếm bao nhiêu % trong tổng số hợp tử tối đa có thể thu được?

Đáp án:

1. 2n = 8 => ruồi giấm

2.

  • Số tế bào sinh dục sơ khai: 8
  • Số NST môi trường cung cấp: 4032 NST

3.

a) Số loại giao tử chứa 3 NST có nguồn gốc từ bố: 4 chiếm 25%

Số loại giao tử chứa 1 NST có nguồn gốc từ mẹ: 4 chiếm 25%

b) 9,375%.

Câu 7:

1. Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Mỗi alen đều dài 5100Å. Gen B có 900A, gen b có 1200G.

a) Tìm số lượng nucleotit mỗi loại trên mỗi alen.

b) Khi tế bào bước vào kỳ giữa I của phân bào giảm phân, số lượng từng loại nucleotit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?

c) Khi kết thúc giảm phân lần thứ nhất, số lượng nucleotit mỗi loại trong mỗi tế bào con bằng bao nhiêu?

d) Khi tế bào hoàn thành giảm phân, số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường bằng bao nhiêu?

e) Giả sử rằng có 1 tế bào sinh dục sơ khai chứa cặp gen nói trên nguyên phân 4 đợt ở vùng sinh sản, các tế bào này đều trải qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín thực hiện giảm phân, môi trường tế bào đã cung cấp bao nhiêu nucleotit mỗi loại?

2. Ở 1 loài động vật 2n = 60.

a) Một tế bào sinh dục đực nguyên phân liên tiếp môi trường nôi bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 15300 NST đơn. Các tế bào sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường thì có bao nhiêu tinh trùng Y tạo thành.

b) Giả thiết rằng sự giảm phân xảy ra ở các tế bào sinh dục của cá thể cái, mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau, sự trao đổi đoạn tại 1 điểm xảy ra ở 2 cặp NST thường, đột biến dị bội xảy ra ở lần giảm phân I của cặp NST giới tính. Khả năng cá thể cái có thể tạo bao nhiêu loại trứng?

c) Nếu cho cá thể này thụ tinh, khả năng có thể hình thành bao nhiêu kiểu hợp tử? Biết rằng cá thể đực giảm phân binhg thường và không có trao đổi đoạn.

Đáp án:

1.

a) Gen B: A = T = 900 nu, G = X = 600 nu

Gen b: A = T = 300 nu, G = X = 1200 nu

b) A = T = 2400 nu, G = X = 3600 nu

c) Tế bào BB: A = T = 1800 nu, G = X = 1200 nu

Tế bào bb: A = T = 600 nu, G = X = 2400

d) Giao tử B: A = T = 900 nu, G = X = 600 nu

Giao tử b: A = T = 300 nu, G = X = 1200 nu

e) Nguyên phân: A = T = 18000 nu, G = X = 27000 nu

Giảm phân: A = T = 19200 nu, G = X =28800 nu

Tổng số nu cần cho 2 vùng: A = T = 37200 nu, G = X = 55800 nu

2.

a) Số tinh trùng Y tạo thành: 512

b) Tổng số loại trứng có thể tạo được: 232

c) Số kiểu hợp tử được tạo thành: 230 x 232

Câu 8:

a) Có 32 tế bào con được sinh ra từ hợp tử của 1 loài sinh vật. Số tế bào con này chia thành 3 nhóm A, B và C. Tế bào nhóm B có số lần nguyên phân ít hơn tế bào nhóm A 1 lần và nhiều hơn tế bào nhóm C 1 lần. Các tế bào trong mỗi nhóm có số lần nguyên phân như nhau. Sau đợt nguyên phân, số tế bào con thuộc nhóm A gấp 8 lần số tế bào con thuộc nhóm B và tổng số tế bào con sinh ra từ 3 nhóm là 440. Biết số tế bào nhóm C cuối cùng bằng số nhiễm sắc thể đơn trong bộ lưỡng bội của hợp tử. Hãy xác định số tế bào ban đầu của mỗi nhóm A, B, C. Số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào và bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu?

b) Hãy cho biết có thể có bao nhiêu bộ 3 mã kết thúc TAG, TAA và TGA, có thể xuất hiện trên 1 đoạn mạch kép gồm 3000 cặp bazơ nitric của đoạn phân tử ADN có tỉ lệ A+T/G+X = 1,5?

Đáp án:

a)

  • Số tế bào ban đầu trong nhóm A, B, C lần lượt là: 24, 6, 2
  • Số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc nhóm A, B, C là: 4, 3, 2
  • Bộ NST lưỡng bội của loài là: 2n = 8

b) Số bộ 3 mã kết thúc có thể xuất hiện: 630.

Câu 9: Ở gà (2n=78), xét 3 tế bào sinh dục sơ khai (I, II và III) của cùng 1 cơ thể, ở vùng sinh sản đang thực hiện nguyên phân với số lần nguyên phân hơn nhau 1 đợt (tăng từ I đến III). Do tế bào III trong lần nguyên phân cuối có 1 số tế bào không tham gia nguyên phân, nên tổng số tế bào con tạo ra từ 3 tế bào trên giảm đi 8 tế bào. Chỉ có 2/3 trong số các tế bào con tạo ra từ 3 tế bào trên chuyển qua vùng sinh trưởng và vùng chín để tạo giao tử. Biết rằng trong quá trình nguyên phân của cả 3 tế bào trên đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 3510 nhiễm săc đơn.

1. Xác định số tế bào của tế bào III không tham gia nguyên phân đợt cuối.

2. Xác định số tế bào con sinh ra từ mỗi tế bào I, II và III.

3. Trong tất cả các giao tử được tạo ra chứa bao nhiêu NST giới tính X.

Đáp án:

1. Số tế bào không tham gia nguyên phân đợt cuối: 8

2. Số tế bào con sinh ra từ 3 tế bào I, II và III lần lượt là: 8, 16 và 24

3. Số NST X có trong tinh trùng là 128 hoặc trong trứng là 16.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 10-15 của Chuyên đề Nguyên phân - Giảm phân trong kỳ thi Olympic Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 16:

1. Ở một loài ong, trứng thụ tinh sẽ nở thành con cái, trứng không thụ tinh sẽ nở thành con đực. Một ong chúa đẻ một số trứng bằng 87/16 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Tổng số NST đơn trong tất cả trứng trên là 4704, các NST trong một cặp tương đồng đều có cấu trúc không giống nhau.

a) Xác định bộ NST 2n của loài ong nói trên.

b) Số loại giao tử mà ong chúa có thể tạo ra được.

c) Tỉ lệ loại giao tử chứa 5 NST có nguồn gốc từ bố của ong chúa đó.

2. Theo dõi quá trình nguyên phân của 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C trên một cơ thể sinh vật người ta thấy: số NST đơn mà môi trường tế bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân của 3 tế bào này gấp 11 lần số NST giới tính X có trong các tế bào C; số lần nguyên phân của 3 tế bào A, B, C là 3 số nguyên liên tiếp lớn hơn không.

    Hãy xác định bộ NST của sinh vật nói trên. Biết rằng bộ NST của A, B, C và các tế bào con đều ở trạng thái chưa nhân đôi.

Đáp án:

1. a) 2n = 32

b) Số loại giao tử: 2n = 65536

c) Tỉ lệ: 6,67%

2. TH1: 2n = 16. TH2: 2n = 8

Câu 17: Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng trong đó có 512 tinh trùng mang Y.

a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?

b) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân?

c) Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% thì có bao nhiêu cromatit trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu thực hiện quá trình giảm phân?

d) Trong các tế bào sinh trứng, 2 NST đơn trong cặp tương đồng đều có cấu trúc khác nhau. Sự trao đổi đoạn một chỗ xảy ra trên một cặp NST, sự trao đổi đoạn hai chỗ không cùng lúc xảy ra trên ba cặp NST. Tìm số loại trứng có thể hình thành? Khi thụ tinh với các loại tinh trùng bình thường không xảy ra các trường hợp trao đổi đoạn nói trên đã tạo nên bao nhiêu loại hợp tử?

Đáp án:

a) 2n = 38

b) Số đợt NP: 8;  Số lượng thoi tơ vô sắc: 255

c) 760 cromatit

d) Số loại trứng: 27.220. Số loại hợp tử: 27.239

Câu 18:

1. Bộ NST ở ruồi giấm là 2n = 8.

a) Tìm số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ “ông nội”?

b) Tìm số loại trứng chứa 3 NST từ “bà ngoại”?

c) Số kiểu hợp tử hình thành ở ruồi giấm con chứa 2 NST từ “ông nội” và 3 NST từ “bà ngoại”?

d) Nếu trong quá trình phát sinh trứng có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, 2 cặp NST khác trao đổi đoạn tại hai điểm không cùng lúc. Ở các thể đực không xảy ra trao đổi đoạn. Cấu trúc của mỗi NST đơn trong từng cặp NST khác nhau. Xác định số loại tinh trùng? Số loại trứng? Số kiểu hợp tử hình thành?

2. Một tế bào sinh dục đực sơ khai (2n = 8) trải qua vùng sinh sản, sinh trưởng và vùng chín; tất cả các tế bào đều bước vào quá trình giảm phân tạo giao tử. Hãy xác định:

a) Số loại tinh trùng sinh ra ít nhất là bao nhiêu? Khi nào?

b) Số loại tinh trùng sinh ra nhiều nhất.

c) Số tế bào sinh tinh tối thiểu để sinh ra số loại tinh trùng tối đa là bao nhiêu, khi nào?

Đáp số:

1. a) 6 loại

b) 4 loại

c) 24 kiểu

d) Số loại tinh trùng: 16; Số loại trứng: 288; Số kiểu hợp tử hình thành: 4608

2. a) Ít nhất là 2. Khi các tế bào có cùng 1 cách sắp xếp các NST ở kì giữa.

b) Nhiều nhất là 16.

c) 8 tế bào. Khi các tế bào có cách sắp xếp ở kì giữa khác nhau.

Câu 19: Có 10 tế bào của cùng một loài tiến hành nguyên phân 1 số lần bằng nhau và đã sử dụng từ môi trường nguyên liệu tương đương với 2100 NST đơn. Tổng số lượt thoi vô sắc hình thành trong quá trình nguyên phân là 150.

a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST lưỡng bội của loài.

b) Khi các tế bào đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ hai, hãy xác định số NST, số tâm động, số cromatit có trong tế bào.

c) Khi các tế bào đang ở kì sau của lần nguyên phân thứ ba, hãy xác định số NST và số tâm động có trong các tế bào.

d) Tính số cromatit và số tâm động có trong các tế bào khi chúng đang ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4.

Đáp án:

a) Số lần NP: 4; 2n = 14

b) - Ở kì trung gian chưa nhân đôi: 280 NST đơn, 280 tâm động

- Ở kì trung gian đã nhân đôi: 280 NST kép, 560 cromatit

c) 1120 NST đơn, 1120 tâm động

d) 2240 NST đơn, 1120 tâm động

Câu 20: Ở cá thể cái của một loài, có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần bằng nhau. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ ba, người ta đếm được trong các tế bào con có 2496 cromatit. Tất cả các tế bào tạo ra đều đi  qua vùng chín và cần cung cấp 9984 NST đơn để tạo trứng. Với hiệu suất thụ tinh của trứng là 18,75% và tỉ lệ nở của trứng là 75%.

    Phục vụ cho quá trình sinh sản, ở con đực chỉ có 1 tế bào sinh dục sơ khai tham gia, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 9,375%.

a) Xác định bộ NST của loài.

b) Xác định số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai cái và số cá thể con nở ra.

c) Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực.

d) Xác định số NST môi trường nội bào cung cấp cho sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.

Đáp án:

a) 2n = 78  

b) Số lần NP: 5 lần. Số cá thể con nở ra: 18  

c) Số lần NP: 6 lần

d) 29562 NST

Câu 21: Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp một số lần, các tế bào con tạo ra đều nở thành tế bào sinh tinh giảm phân tạo tinh trùng. Quá trình thụ tinh chỉ sử dụng 6,25% tinh trùng mang NST giớt tính X và 12,5% tinh trùng mang NST giới tính Y thu được 24 hợp tử.

1. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực sơ khai.

2. Xác định số thoi phân bào được hình thành cũng như biến mất trong quá trình tạo tinh trùng của tế bào sinh dục sơ khai đực.

3. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương vói bao nhiêu NST đơn trong quá trình tạo tinh trùng.

4. Để tạo nên số hợp tử nói trên, các tế bào trứng thụ tinh với hiệu suất 50%. Các tế bào sinh trứng được tạo ra từ 3 tế bào sinh dục sơ khai cái. Hãy xác định:

  1. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái.
  2. Số NST đơn bị tiêu biến trong các thể định hướng.

5. Giả sử các cặp NST tương đồng có nguồn gốc khác nhau, không có trao đổi đoạn và đột biến. Hãy xác định:

a) Số giao tử của “bố” không mang NST nào của “ông nội”.

b) Tỉ lệ giao tử của “mẹ” mang 2 NST của “bà ngoại”.

Đáp án:

1. Số lần NP: 6 lần

2. Số thoi vô sắc: 255

3. Nguyên liệu môi trường nội bào cung cấp: 1016 NST đơn

4. a) Số lần NP: 4 lần   

b) Số NST đơn bị tiêu biến: 576

5. a) 1 giao tử   

b) Tỉ lệ: 0,375

Câu 22: Hai tế bào sinh dục sơ khai A và B của cùng một loài đã trải qua các vùng sinh sản, vùng sinh trưởng và vùng chín để hình thành giao tử. Trong đó tế bào A là tế bào sinh dục sơ khai đực, tế bào B là tế bào sinh dục sơ khai cái. Tổng số lần NST tự nhân đôi của hai tế bào ở vùng sinh sản là 9. Số giao tử được tạo ra từ tế bào A gấp 8 lần số giao tử được tạo ra từ tế bào B.

a) Tìm số lần NST tự nhân đôi của mỗi tế bào ở vùng sinh sản.

b) Tính số kiểu tổ hợp giao tử có thể có được hình thành từ các kiểu giao tử của các tế bào A và B. Biết số NST có trong một giao tử gấp 2 lần số lần phân bào của tế bào A tại vùng sinh sản và các gen trên mỗi NST đều liên kết hoàn toàn.

c) Các giao tử của tế bào A và tế bào B phối hợp với nhau để hình thành các hợp tử. Tính số cá thể con được hình thành nếu tỉ lệ thụ tinh của giao tử đực là 12,5%, của giao tử cái là 75% và khả năng phát triên từ hợp tử thành các thể con là 85%.

Đáp án:

a) Tế bào A nhân đôi 5 lần; Tế bào B nhân đôi 4 lần

b) Số kiểu tổ hợp giao tử: 1048576

c) Số cá thể con được hình thành: 10,2 ~ 10 ( 10 cá thể con)

Câu 23: Trong cơ quan sinh sản của một loài động vật, tại vùng sinh sản quan sát 4 tế bào sinh dục trong cùng một thời gian đã phân chia liên tiếp một số lần và môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 9672 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều chuyển qua vùng chín và đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp thêm nguyên liệu tương đương với 9984 NST đơn đẻ hình thành 128 giao tử.

a) Xác định bộ NST 2n của loài?

b) Xác định giới tính của các thể trên?

c) Số tế bào tham gia phân bào nguyên phân ở lần cuối cùng?

d) Số thoi phân bào xuất hiện qua tất cả các lần phân bào?

Đáp án:

a) 2n = 78

b) Cá thể cái

c) Số tế bào tham gia phân bào lần cuối cùng: 64

d) Số thoi vô sắc xuất hiện qua các lần phân bào: 124

Câu 24: 1. Cho rằng một lần thụ tinh có 32768 tinh trùng tham gia thụ tinh, nhưng chỉ có 3 hợp tử được tạo thành. Các hợp tử nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra 64 tế bào mới. Trong quá trình phân bào đó, các hợp tử lấy nguyên liệu từ môi trường tế bào tạo ra 1220 NST đơn.

a) Xác định bộ NST 2n của loài.

b) Xác định số tế bào sinh tinh trùng đủ để tạo ra các tinh trùng nói trên và số NST đơn mới môi trường cung cấp cho quá trình sinh ra các tinh trùng đó.

c) Xác định số đợt phân bào của mỗi hợp tử. Biết số tế bào con của hợp tử 1 bằng 25% số tế bào con được tạo ra từ 3 hợp tử. Số tế bào con của hợp tử 2 bằng 1/3 số tế bào con của hợp tử 1 và hợp tử 3.

d) Cho rằng các NST đều có nguồn gốc khác nhau trong 2n của loài. Hãy xác định số loại tinh trùng được tạo thành biết có 2 cặp NST xảu ra trao đổi chéo ở 1 điểm, 1 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc và 1 cặp không phân ly trong giảm phân I.

2. Quan sát một tế bào sinh dục sơ khai của một loài đang thực hiện quá trình nguyên phân, người ta đếm được có 8 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế  bào. Biết rằng các NST trong cặp tương đồng đều có nguồn gốc khác nhau. Hai tế bào sinh dục sơ khai của loài này đi từ vùng sinh sản đến vùng chín tạo nên các tinh trùng. Các tinh trùng tạo ra tham gia vào quá trình thụ tinh với hiệu suất 50%. Biết mỗi kiểu tổ hợp giao tử tạo ra 3 hợp tử.

a) Tính số tinh trùng và số tế bào sinh tinh được sinh ra từ 2 tế bào sinh dục sơ khai nói trên.

b) Tính số lần nguyên phân của 2 tế bào sinh dục sơ khai nói trên.

Đáp án:

1. a) 2n = 20 

b) Số tế bào sinh tinh: 8192. Số NST đơn mới cung cấp cho quá trình tạo tinh trùng: 2n.8192

c) Số lần phân bào của mỗi hợp tử lần lượt là 4 lần, 4 lần, 5 lần

d) Số loại tinh trùng: 12288 loại

2. a) Số tinh trùng: 96. Số tế bào sinh tinh: 24

  b) Số lần phân bào: Tế bào 1 NP 3 lần và tế bào 2 NP 4 lần (hoặc ngược lại)

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 25-29 của Chuyên đề Nguyên phân - Giảm phân trong kỳ thi Olympic Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Chuyên đề Nguyên phân - Giảm phân trong kỳ thi Olympic Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON