Mời các em cùng tham khảo:
Tài liệu 25 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Nguyên phân - Giảm phân Sinh học 10 có đáp án và lời giải chi tiết do Hoc247 tổng hợp và biên soạn tài liệu này bao gồm các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài đồng thời các câu hỏi đều có đáp án và lời giải chi tiết để các em có thể đối chiếu đáp án một cách nhanh chóng. Mời các em cùng tham khảo tại đây!
25 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ NGUYÊN PHÂN – GIẢM PHÂN SINH HỌC 10 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1. Khi nhuộm các tế bào được tách ra từ vùng sinh sản ở ống dẫn sinh dục đực của một cá thể động vật, người ta quan sát thấy ở có khoảng 20% số tế bào có hiện tượng được mô tả ở hình sau đây:
Một số kết luận được rút ra như sau:
(1) Tế bào trên đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân.
(2) Trong cơ thể trên có thể tồn tại 2 nhóm tế bào lưỡng bội với số lượng NST khác nhau.
(3) Giao tử đột biến có thể chứa 3 hoặc 5 NST.
(4) Đột biến này không di truyền qua sinh sản hữu tính.
(5) Cơ thể này không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
(6) Loài này có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường là 2n = 4.
Số kết luận đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào:
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Xét các phát biểu sau:
- Tế bào 1 đang ở kì sau của nguyên phân với bộ NST 2n = 4.
- Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8.
- Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp.
- Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb.
- Tế bào 1 và tế bào 2 đều ở kì sau của quá trình nguyên phân với bộ NST 2n = 4.
Số phát biểu không đúng là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 3. Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài và một số nhận xét tương ứng như sau:
- Tế bào A mang có chứa ít nhất là hai cặp gen dị hợp.
- Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài là 2n = 8.
- Tế bào A có xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân 1.
- Tế bào A tạo ra tối đa là 4 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét.
- Tế bào A không thể tạo được giao tử bình thường.
Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần, số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:
Cho các phát biểu sau đây:
- Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.
- Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.
- Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.
- Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) (b) (d) (c) (e).
- Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Theo đõi sự phân bào của 1 cơ thể lưỡng bội, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:
Hình này mô tả:
A. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân I hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.
B. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.
C. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân I.
D. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II.
Câu 6. Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?
- Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
- Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
- Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen.
- Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n = 2.
- Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.
- Tế bào A là tế bào thực vật.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Cho các hình ảnh như sau:
Hai hình này diễn tả hai kì của quá trình giảm phân.
Một số nhận xét về hai hình như sau:
- Hình 1 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II, hình 2 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I.
- Ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng sinh sản của tế bào sinh dục.
- Trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con.
- Ở kì giữa của giảm phân I và II, các NST kép đều co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Kì giữa của nguyên phân và giảm phân I có đặc điểm chung là các NST kép đều co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và vẫn tiếp tục nhân đôi.
- Ở kì giữa của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn cromatit cho nhau.
Có bao nhiêu nhận xét đúng các em nhỉ?
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 8. Ở một loài, khi cơ thể đực giảm phân bình thường và có 1 cặp NST có trao đổi chéo tại một điểm có thể tạo ra tối đa 64 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào có bộ NST lưỡng bội bình thường (tế bào A) của loài này dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.
Biết rằng tế bào A chỉ thực hiện một lần nhân đôi NST duy nhất. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Tế bào A đang thực hiện quá trình nguyên phân.
(2) Tế bào A có thể sinh ra các tế bào con thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến được biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm.
(4) Đột biến này chỉ được di truyền qua sinh sản vô tính.
(5) Tế bào A có thể là tế bào của 1 loài thực vật nhưng không có màng xenlulôzơ.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 9. Hình vẽ sau đây mô tả ba tế bào bình thường của các cơ thể dị hợp đang ở kỳ sau của quá trình phân bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đúng?
- Tế bào 1 và tế bào 2 có thể là của cùng một cơ thể.
- Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 2 tạo ra hai tế bào với cấu trúc NST giống nhau.
- Nếu tế bào 1 và tế bào 2 thuộc hai cơ thể khác nhau thì NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 2 có thể gấp đôi bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 1.
- Tế bào 1 và tế bào 3 có thể là của cùng một cơ thể.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 10. Có bao nhiêu nhận định đúng khi quan sát một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào ở hình vẽ dưới đây?
- Đây là kỳ đầu của nguyên phân I vì: các cặp NST đã nhân đôi.
- Đây là quá trình giảm phân của tế bào sinh dục sơ khai.
- Đây là kỳ giữa của giảm phân I vì 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng.
- Đây là kì cuối của giảm phân I vì trong tế bào NST tồn tại ở trạng thái kép.
- Đây là một bằng chứng cho thấy có trao đổi chéo giữa các crômatit trong các cặp NST kép tương đồng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11. Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào sinh vật nhân thực 2n trải qua một quá trình phân bào nào đó.
Dựa vào sơ đồ hãy cho biết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng:
- Đây là quá trình phân bào giảm nhiễm.
- Giai đoạn I và II thuộc kì trung gian của giảm phân I.
- Toàn bộ giai đoạn II thuộc pha \({G_2}\) của kì trung gian.
- Đầu giai đoạn III, NST ở đang ở trạng thái kép.
- Đầu giai đoạn IV, NST ở dạng sợi mảnh đồng thời có sự co ngắn, dãn xoắn.
- Cuối giai đoạn VI, trong tế bào có 2n NST đơn.
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 12. Điểm so sánh giữa nguyên phân và giảm phân nào là đúng?
- Nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục.
- Cách sắp xếp của các NST kép trong kì giữa của nguyên phân và kì giữa giảm phân I khác nhau.
- Cả hai đều có trao đổi chéo.
- Sự phân li NST trong nguyên phân và sự phân li NST kì sau I.
- Ở mỗi tế bào con, nguyên phân có vật chất di truyền ổn định, còn vật chất di truyền đi \(\frac{1}{2}\) ở giảm phân.
- Cả hai đều là một trong những cơ chế giúp bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ.
- Nguyên phân không có trao đổi chéo và giảm phân có trao đổi chéo.
A. 2, 3, 5, 6, 7 B. 1, 2, 4, 5, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 4, 5, 7
Câu 13. Cho biết bộ nhiễm sắc thể 2n của châu chấu là 24, nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là XX, của châu chấu đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường để làm tiêu bản nhiễm sắc thể. Trong các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được nhiễm sắc thể.
II. Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 nhiễm sắc thể kép và tế bào chứa 11 nhiễm sắc thể kép.
III. Nếu trên tiêu bản, tế bào có 23 nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng thì tế bào này đang ở kì giữa I của giảm phân.
IV. Quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì của quá trình phân bào.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen \({\rm A}a{X^B}Y\) tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là:
A. 6 B. 7 C. 8 D. 4
Câu 15. Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất: \(\frac{{AB}}{{ab}}dd\) ; tế bào thứ hai: \(\frac{{AB}}{{aB}}Dd\), Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế
A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
B. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại.
C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra.
D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
Đáp án từ câu 1-15 câu hỏi trắc nghiệm ôn tâp Nguyên phân - Giảm phân Sinh học 10
1. B |
2. A |
3. C |
4. A |
5. D |
6. D |
7. C |
8. D |
9. B |
10. B |
11. B |
12. C |
13. D |
14. C |
15. D |
|
Hướng dẫn giải chi tiết từ câu 1-15 câu hỏi trắc nghiệm ôn tâp Nguyên phân - Giảm phân
Câu 1. Đáp án B
- đúng vì vùng sinh sản là vùng mà các tế bào sơ khai thực hiện nguyên phân và các nhiễm sắc thể đang phân ly về hai cực tế bào nên đây là kì sau.
- sai, trong cơ thể này tồn tại 3 nhóm tế bào có số lượng NST khác nhau vì hiện tượng rối loạn này chỉ xảy ra ở một số tế bào tạo ra 2n + 1, 2n -1 và các tế bào khác bình thường tạo ra 2n.
- sai vì sự rối loạn này xảy ra ở tế bào 2n (2n = 4), giao tử đột biến có thể chứa 1 hoặc 3 NST.
- sai vì đột biến này xảy ra ở các tế bào sinh dục sơ khai nên vẫn có thể truyền qua sinh sản hữu tính.
- sai vì khi tạo ra các giao tử bất thường ở 20% tế bào, cơ thể này có thể bị giảm khả năng sinh sản.
- đúng vì theo hình trên là rối loạn ở kỳ sau của nguyên phân và 1 NST kép không phân li tổng số NST trong tế bào là 4n = 8 nên 2n = 4.
Câu 2. Đáp án A
- Quan sát hình vẽ ta thấy:
- Ở tế bào 1, các NST kép vừa tách thành các NST đơn nhưng ta thấy không tồn tại các cặp tương đồng nên đây là kì sau của lần giảm phân 2.
- Ở tế bào 2, các NST kép vừa tách thành các NST đơn (như tế bào 1) nhưng ta thấy tồn tại các cặp tương đồng (A và a hay B và b) nên đây là kì sau của nguyên phân.
- Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, cơ thể mang tế bào 1 có bộ NST 2n = 4, có kiểu gen dị hợp hoặc đồng hợp.
- Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân, cơ thể mang tế bào 2 có bộ NST 2n = 4, có kiểu gen là AaBb.
- Ý (1), (2), (5) không đúng.
Câu 3. Đáp án C
- đúng, vì ta thấy có 2 cặp alen A và a, B và b trong cùng 1 tế bào.
- sai, vì ta thấy có tất cả 4 gen mà hai gen A và B lại cùng nằm trên 1 NST nên suy ra tế bào này có 3 cặp NST → 2n = 6.
- đúng, quan sát tế bào này cho thấy cặp ở các NST số 1 và số 3 từ trên xuống, hai NST có thành phần gen không giống nhau nên đã có sự trao đổi chéo trong giảm phân 1.
- sai, tế bào đang được quan sát trong hình là tế bào (n+1) kép đang thực hiện giảm phân 2, kết quả từ tế bào này cho được 2 loại giao tử là AB aB De và Ab ab De, tế bào còn lại là tế bào (n-1) kép chỉ chứa 2 NST kép thuộc 2 cặp khác nhau (D kép hoặc d kép và E kép hoặc e kép) nên chỉ cho được 2 tế bào giao tử giống nhau về kiểu gen. Vậy, tế bào A chỉ có thể cho tối đa là 3 loại giao tử.
- đúng, tế bào A đã bị rối loạn giảm phân 1 nên không thể tạo được giao tử bình thường mà có 2 giao tử (n+1) và 2 giao tử (n -1).
Câu 4. Đáp án A
- đúng. Hình ảnh này mô tả quá trình nguyên phân vì quá trình phân bào này bao gồm đầy đủ các giai đoạn nhưng chỉ có 1 lần nhiễm sắc thể kép tách nhau và phân li về 2 cực (hình c). Quan sát hình c cũng thấy được ở mỗi phía của tế bào, các NST bao gồm từng đôi có hình thái giống nhau, gồm 2 chiếc lớn và 2 chiếc bé, nên ở mỗi cực NST vẫn tồn tại thành cặp tương đồng, đây cũng là một dấu hiệu phân biệt được quá trình nguyên phân với giảm phân 2.
- sai, vì quan sát hình (d) dễ dàng xác định được bộ NST ở hình d (kỳ đầu) là 2n kép = 4 nên bộ NST của loài là 2n = 4.
- sai, ở giai đoạn (b) là kỳ giữa, tế bào có 8 phân tử ADN nhưng chỉ thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể kép.
- sai, thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (d) → (b) → (c) → (e).
- sai, các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài thực vật. Các chỉ tiết có thể giúp nhận ra tế bào thực vật này là:
- Ở hình (a) có vách tế bào.
- Các giai đoạn đều không nhận thấy có sự xuất hiện trung thể (cơ quan phát sinh thoi vô sắc ở tế bào động vật).
- Có sự hình thành vách ngăn ở kì cuối (hình e).
Câu 5. Đáp án D
Từ hình vẽ trên ta thấy, các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, và xảy ra rối loạn, khi đó 1 cặp NST kép đi hết về cùng 1 phía tay phải → sơ đồ trên minh họa rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II.
Câu 6. Đáp án D
- Sai: Ta thấy tế bào A có 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kép đang xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo → tế bào A đang ở kì giữa của giảm phân I.
- Đúng: Tế bào A có 2 cặp NST nên 2n = 4.
- Sai: Tế bào A có 2 cặp NST kép với 4 cromatit nên mỗi gen đều có 4 alen.
- Đúng: Khi kết thúc giảm phân I tạo ra 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái kép, các tế bào đơn bội ở trạng thái kép tiếp tục giảm phân II tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái đơn.
- Sai: Mỗi NST kép chỉ có 1 tâm động nên số tâm động là 4.
- Sai vì tế bào A là tế bào động vật do có sự hiện diện của trung tử.
Câu 7. Đáp án C
- Ý 1,2 đúng.
- Ý 3 sai vì Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng chín của tế bào sinh dục. Còn nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục.
- Ý 4 sai vì trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi tâm động của nhiễm sắc thể bám và trượt về các cực của tế bào.
- Ý 5 sai vì ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Ý 6 sai vì kì giữa của nguyên phân và kì giữa của giảm phân II có đặc điểm chung là các NST kép đều co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Ý 7 sai vì sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và không nhân đôi.
- Ý 8 sai vì ở kì đầu của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn cromatit cho nhau.
Câu 8. Đáp án D
Ta có: \({4.2^{n - 1}} = 64\) nên n = 5, 2n = 10
Quan sát thấy NST đơn đang phân li về 2 cực nên chỉ có thể là kỳ sau của nguyên phân hoặc kỳ sau của GP2. Tuy nhiên, vì tế bào A chỉ thực hiện 1 lần nhân đôi NST duy nhất nên nếu tế bào A là tế bào trong hình thì phải có 20 NST đơn. Số NST đơn trong hình quan sát được chỉ có 12 nên được tách ra từ 6 NST kép. Do đó, tế bào trong hình là tế bào (n+1) kép đang thực hiện lần giảm phân 2. Như vậy ta có:
- sai vì tế bào A đang thực hiện giảm phân.
- đúng vì tế bào A bị rối loạn giảm phân 1 tạo ra 2 giao tử (n+1) và 2 giao tử (n-1).
- sai vì đột biến giao tử không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến hoặc nếu có thể đi vào hợp tử ở thế hệ sau sẽ biểu hiện trên toàn bộ cơ thể.
- sai vì đột biến giao tử có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
- sai vì tế bào này có trung thể nên phải là tế bào động vật.
Câu 9. Đáp án B
- Tế bào 1 có thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân của loài 2n = 4 hoặc kỳ sau giảm phân 2 của loài 2n = 8.
- Tế bào 2 là kỳ sau giảm phân I của loài có 2n = 8.
- Tế bào 3 là kỳ sau nguyên phân của loài 2n =2 hoặc kỳ sau giảm phân 2 của loài 2n = 4.
- 1 đúng.
- 2 sai vì kết thúc giảm phân 1 của TB 2 tạo ra 2 tế bào mang bộ NST đơn bội kép với số lượng và hình dạng như nhau nhưng cấu trúc chưa chắc đã giống nhau.
- 3 đúng vì nếu tế bào 1 và 2 thuộc 2 cơ thể khác nhau có thể tế bào sinh dưỡng của cơ thể 1 có 2n = 4 bằng \(\frac{1}{2}\) so với tế bào thuộc cơ thể 2 2n = 8.
- 4 đúng vì tế bào 1 có thể thuộc cơ thể có 2n = 4 và tế bào 3 cũng có thể của cơ thể 2n = 4.
Câu 10. Đáp án B
Các phát biểu đúng là (3), (5).
- 1 sai vì kì đầu nguyên phân, thoi vô sắc chưa gắn vào tâm động.
- 2 sai vì tế bào sinh dục sơ khai chưa tham gia giảm phân, nó nguyên phân nhiều lần thành tế bào sinh tinh rồi tế bào sinh tinh mới tham gia giảm phân.
- 4 sai vì kì cuối giảm phân 1, các NST kép đã phân li hoàn toàn về 2 phía, tế bào trong quá trình phân đôi.
Câu 11. Đáp án B
Dựa vào sự biến thiên nồng độ ADN trong tế bào ta có thể thấy được đây là quá trình giảm phân.
- Giai đoạn I thuộc pha \({G_1}\)
- Giai đoạn II thuộc pha S và \({G_2}\)
- Giai đoạn III thuộc kì đầu I, kì giữa I, kì sau I.
- Giai đoạn IV thuộc kì cuối I.
- Giai đoạn V thuộc kì đầu II, kì giữa II, kì sau II.
- Giai đoạn VI thuộc kì cuối II
(a), (b), (d): đúng.
(c) sai vì chỉ phần cuối giai đoạn II mới thuộc pha \({G_2}\) phần đầu của giai đoạn II thuộc pha S.
(e) sai vì NST có sự dãn xoắn, dài ra.
(f) sai vì trong tế bào có n NST đơn.
Sau đây là bảng số lượng NST trong mỗi tế bào qua các kì của Nguyên phân và Giảm phân nhé: (các em lưu ý là tiếp theo lần phân chia thứ I của giảm phân có một kỳ ngắn tương tự kỳ trung gian giữa hai lần nguyên phân nhưng không có sự sao chép vật liệu di truyền và do đó không có sự tạo thành các nhiễm sắc tử mới).
|
Nguyên phân |
Giảm phân I |
Giảm phân II |
Kì trung gian pha \({G_1}\) |
2n (đơn) |
2n (đơn) |
2n (n kép) |
Kì trung gian pha S, \({G_2}\) |
4n (2n kép) |
4n (2n kép) |
2n (n kép) |
Kì đầu |
4n (2n kép) |
4n (2n kép) |
2n (n kép) |
Kì giữa |
4n (2n kép) |
4n (2n kép) |
2n (n kép) |
Kì sau |
4n (4n đơn) |
4n (2n kép) |
2n (đơn) |
Kì cuối |
2n (đơn) |
2n (n kép) |
n (đơn) |
Câu 12. Đáp án C
- Ý 1 sai vì nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục, còn giảm phân xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục.
- Ý 2 đúng vì ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo. Ở kì giữa của giảm phân I, các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Ý 3 đúng. Ở nguyên phân và giảm phân đều có trao đổi chéo.
- Ý 4 đúng. Ở kì sau của nguyên phân, các nhiễm sắc tử tách nhau hướng về hai cực của tế bào, NST lúc này ở trạng thái đơn (4n). Trong khi đó ở kì sau của giảm phân I, mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc về một cực của tế bào. NST ở trạng thái kép 2n (kép).
- Ý 5 đúng.
- Ý 6 đúng vì bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ bằng sự kết hợp giữa 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Ý 7 sai vì ở nguyên phân và giảm phân đều có trao đổi chéo.
Câu 13. Đáp án D
Xét các kết luận:
- I đúng.
- II đúng vì ở châu chấu đực có bộ NST giới tính là XO (có 23 NST).
- III đúng.
- IV đúng.
Câu 14. Đáp án C
Một số tế bào:
- Cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I → tạo giao tử: Aa,0
- Cặp NST giới tính bình thường → tạo giao tử: \({X^B},Y\) → tạo ra 4 loại giao tử: Aa\({X^B}\), \({X^B}\), AaY, Y Các tế bào khác giảm phân bình thường → tạo giao tử: A\({X^B}\), a\({X^B}\), AY, aY
Vậy có tối đa 8 loại giao tử được tạo ra.
Câu 15. Đáp án D
Vì 1 tế bào sinh trứng khi giảm phân chỉ cho 1 trứng:
- Tế bào trứng thứ nhất giảm phân cho 1 trứng.
- Tế bào trứng thứ hai giảm phân cho 1 trứng.
{-- Nội dung đề, đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từ câu 16-25 của Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Nguyên phân - Giảm phân Sinh học 10 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: