Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Chuyên đề giải một số dạng bài tập Este – Lipit môn Hóa học 12 năm 2021-2022 dưới đây được biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
|
Este |
Lipit |
Thành phần |
Khi thay thế nhóm OH của nhóm cacbyxyl trong phân tử axit cacboxylic bằng nhóm OR ta thu được hợp chất este (R là gốc hidrocacbon). |
Là trieste của axit béo có mạch cacbon dài với glixerol |
Công thức |
Este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n≥2). Ví dụ: CH3COOCH3: Metyl axetat |
|
Tính chất hóa học |
Thủy phân trong môi trường axit. RCOOR' + H2O → RCOOH + R'OH Thủy phân trong môi trường bazơ. RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH Phản ứng cháy. Phản ứng gốc hidrocacbon. |
Thủy phân trong môi trường axit. (RCOO)3C3H5 + 3H2O → 3RCOOH + C3H5(OH)3 Thủy phân trong môi trường bazơ. (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3 Phản ứng hidro hóa chất béo lỏng. (C17H33COO)3C3H5 (lỏng) + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5 (rắn) |
2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Bài 1. Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương cần dùng vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản ứng thu được 2,3 gam ancol và 3,4 gam muối. Tìm công thức cấu tạo của X.
Hướng dẫn giải
Gọi công thức của X là: RCOOR'.
RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH
Áp dụng ĐLBT khối lượng: meste + mNaOH = mRCOONa + mR'OH
→ meste + 0,2.0,25.40 = 2,3 + 3,4
→ meste = 3,7 gam
Mà neste = nNaOH = 0,2.25 = 0,05 mol
→ Meste = \(\dfrac{3,7}{0,05}\) = 74 g/mol
Mà este có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ➜ CTCT của X là HCOOC2H5.
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam một este E thu được 6,16 gam CO2 và 2,52 gam H2O. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, và tên gọi của E.
Hướng dẫn giải
nCO2 = \(\dfrac{6,16}{44}\) = 0,14 mol và nH2O = \(\dfrac{2,52}{18}\) = 0,14 mol.
Ta thấy khi đốt cháy E thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau, vậy E là este no, đơn chức, mạch hở.
Phương trình cháy:
CnH2nO2 + \(\dfrac{3n-2}{2}\)O2 \(\underrightarrow{t^o}\) nCO2 + nH2O
→ nE = \(\dfrac{nCO_2}{n}=\dfrac{0,14}{n}\)
→ ME = 4,2 : \(\dfrac{0,14}{n}\)= 30n → n = 2 và ME = 60 g/mol
Công thức phân tử của E: C2H4O2.
Công thức cấu tạo của E: HCOOCH3 (metyl fomat).
Bài 3. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong NaOH dư, thu được 18,4 gam glixerol và 182,4 gam một muối của axit béo. Xác định tên gọi của X.
Hướng dẫn giải
nglixerol = \(\dfrac{18,4}{92}\) = 0,2 mol.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Theo phương trình ta có: nRCOONa = 3nglixerol = 0,2.3 = 0,6 mol
→ MRCOONa = \(\dfrac{182,4}{0,6}\) = 304 g/mol
→ MR = 304 - 67 = 237 (C17H33)
Vậy X là (C17H33COO)3C3H5: Triolein.
Bài 4. Hidro hóa hoàn toàn m gam triolein thì thu được 89 gam tristearin. Tính giá trị của m.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
ntristearin = \(\dfrac{89}{890}\) = 0,1 mol.
→ ntristearin = 0,1 mol, nH2 = 0,3 mol
BTKL → mtriolein = 89 - 0,3.2 = 88,4 gam.
3. LUYỆN TẬP
Câu 1: Số đồng phân của hợp chất hữu cơ có CTPT C3H6O2 có thể tác đụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với kim loại Na là
A. 3.
B. 2
C. 4.
D 5.
Câu 2: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
A. C4H9OH
B. O3H7COOH
C. CH3COOC2H5
D. C6H5OH
Câu 3: Chất nào sau đây khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc ?
A.HCOOC2H5
B.CH3COOCH3
C. CH3COOC2H5
D. CH3COOCH2CH=CH2
Câu 4: Thuỷ phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Oxi I hoá Y tạo ra sản phẩm là Z. Chất X không thể là
A. etyi axetat.
B. etylen glicol oxalat.
C. vinyl axetat.
D. isopropyl propionat.
Câu 5: Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH cho sản phẩm là 1 muối hữu cơ và 2 ancol ?
A. CH2(COOC2H5)2
B. (C2H5COO)2C2H4
C. CH3COOC2H4OOCH
D. CH3OOC-COOC2H5
Câu 6: Hai chất hữu cơ X và Y đều có khối lượng phân tử bằng 60. Chất X có khả năng phản ứng với Na, NaOH và Na2CO3. Chất Y phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng với Na. CTCT của X và Y lần
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3.
B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. H-COO-CH3, CH3-COOH.
D. CH3-COOH H-COO-CH3
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X. Cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
A. 53,16.
B. 57,12.
C. 60,36.
D. 54,84.
Câu 8: Một loại chất béo chỉ gồm panmitin và stearin. Đun nóng 42,82 kg chất béo trên với NaOH, khối lượng glixerol thu được 4,6 kg % theo khối lượng của hai trieste trong chất béo trên là:
A. 40% và 60%
B. 36,55% và 63.45%
C. 42,15% và 57,85%.
D. 37,65% và 62,35%.
Câu 9: Một este đơn chức có % O = 37,21%. Số đồng phân của este mà sau khi thủy phân chỉ cho một sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Khi cho 45,6 gam anhiđric axetic tác dụng với 64,8 gam p-crezol thu được bao nhiêu gam este nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80%.
A. 82,23gam
B. 83,32gam
C. 60 gam
D. 53,64 gam
Câu 11: Xà phòng hóa 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 thì cần dùng vừa đúng 7,366 kg KOH. Nếu hiệu suất của các phản ứng đều đạt là 100% thì khối lượng của xà phòng thu được là:
A. 39,765kg
B. 39,719kg
C. 31,877kg
D. 43,689 kg
Câu 12: Hai este A và B có CTPT CH3COOR và CH3COOR' và có khối lượng 5,56 gam tác dụng vừa đủ với NaOH thu được 4,92 gam muối và hai ancol, hai ancol thu được đem oxi hóa bởi CuO thu được hai anđêhit, lượng anđêhit này tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa 17,28 gam kết tủa. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên thì tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
A. 16,12 gam
B. 13,64 gam
C. 17,36 gam
D. 32,24 gam
Câu 13: Este nào sau đây khi bị thủy phân cho ra một muối duy nhất và một ancol.
A. HO-CH2CH2COOCH2CH2COOCH3
B. CH3COOC6H5.
C. CH3COOCH2COOCH3.
D. CH3COOCH2OOCC2H5.
Câu 14: Số đồng phân của este có công thức phân tử C6H12O2 khi thủy phân tạo ra ancol không bị oxi hóa bởi CuO.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Cho 2 mol axit axetic tác dụng với 2 mol ancol metylic (với xúc tác H2SO4 loãng) thấy hiệu suất cực đại của quá trình đạt 69,1%. Nếu tiến hành thí nghiệm ở cùng nhiệt độ và xúc tác như trên với 3 mol axit axetic và 4 mol ancol metylic thì hiệu suất cực đại của quá trình este hóa là bao nhiêu?
A. 58,5%
B. 68,5%
C. 78%
D. 80%
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Chuyên đề giải một số dạng bài tập Este – Lipit môn Hóa học 12 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!