YOMEDIA

Cảm nhận nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Tải về
 
NONE

Cảm nhận nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tình yêu thương cha, sự hồn nhiên, ngây thơ và ngang ngạnh của một đứa con nít. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một nhân vật trong một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chiếc lược ngà.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà
  • Giới thiệu nhân vật bé Thu

2. Thân bài

a. Hình ảnh bé Thu trong những ngày đầu gặp ba:

  • Khi ba về, người ba mà mình xem trong hình không giống như ở ngoài thực
  • Thu tròn mắt, ngạc nhiên và không chấp nhận sự thật
  • Khi thấy ba em chạy vụt vào trong nhà và gọi má
  • Sự hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi

b. Hình ảnh bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà

  • Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra
  • Cứ xem ông Sáu như người lạ, không chấp nhận là ba của mình
  • Không chịu gọi một tiếng ba, nó nói trổng với má
  • Nó tỏ ra không thân thiện với ông Sáu
  • Ông Sáu gắp trứng cho Thu nhưng nó hất ra

⇒ Qua những hình ảnh ấy thể hiện thu là một cô gái bướng bỉnh, ngang ngạnh

c. Khi bé Thu nhận cha:

  • Nhận nhìn ra cha mình, cảm thấy có lỗi vô cùng và hối hận
  • Không còn bướng bĩnh và lạnh lùng như trước
  • Hôn cha, ôm cha và không cho cha đi
  • Lòng yêu thương cha vô bờ bến

3. Kết bài

  • Khái quát lại vấn đề
    • Nhân vật bé Thu là biểu tượng cho tình yêu thương cha, thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ và ngang ngạnh của một đứa con nít.
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nhận nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Gợi ý làm bài:

Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.

Chiếc lược ngà ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

“Không hiểu con bé nghĩ ngợi sâu xa điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé”, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi “ba” lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.

Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.

Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,...

Nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.

 

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON