YOMEDIA

Cảm nghĩ về đoạn trích Con chó Bấc trong truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã

Tải về
 
NONE

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 9 tư liệu văn mẫu: Cảm nghĩ về đoạn trích Con chó Bấc trong truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã của G.Lân-đơn. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

 

Cảm nghĩ về đoạn trích Con chó Bấc trong truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu và cảm nhận chung sau khi đọc đoạn trích: “Con chó Bấc” là một trích đoạn nhiều cảm xúc để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, thể hiện tình cảm của chú chó Bấc với chủ của mình.

B. Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm

  • Tình cảm của Thoóc-tơn với con chó Bấc là tình cảm yêu thương đặc biệt
    • Là ông chủ lí tưởng, đối xử với Bấc như bạn bè, người thân
      • Thoóc-tơn đã cứu sống Bấc và là một ông chủ lí tưởng.
      • Các ông chủ khác chăm sóc chó vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh
      • Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh “như thể chúng là con cái của anh vậy”.
      • Trong ý nghĩ, tình cảm và cách đối xử, Thoóc-tơn coi Bấc như một đồng loại, một người bạn.
      • Các biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thoóc-tơn với Bấc
        • Chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào
        • Những cử chỉ thân mật, âu yếm như: Túm chặt lấy đầu Bấc dựa vào đầu mình rồi đẩy tới đẩy lui, những tiếng rủa của Thoóc-tơn là những lời nói nựng âu yếm.
      • Trước những cử chỉ của Bấc đáp lại tình cảm của ông chủ (miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời), Thoóc-tơn đã thốt lên đầy thán phục và yêu mến: “Trời đất! Đẳng ấy hầu như biết nói đấy”.
    • So sánh với những ông chủ khác: chăm sóc vì nghĩa vụ, lợi nhuận
  • Tình cảm của con Bấc đối với Thoóc-tơn là tình cảm tương ứng với những gì nó nhận được
    • Tình cảm phong phú, sâu sắc
      • Từ khi gặp Thoóc-tơn, ở Bấc nảy sinh những tình cảm mới mà trước kia nó chưa hề cảm thấy, đó là: “tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt”.
    • Vừa thương yêu, vừa tôn thờ, biết ơn, thần phục tuyệt đối
      • Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn có những biểu hiện thật đặc biệt: Khác với Xơ-kít, Ních, “Bấc có cái tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”.
      • Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn là tình cảm mang tính chất tôn thờ, ngưỡng mộ: “Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh toả rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.
      • Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn ngoài sự tôn thờ còn là lòng biết ơn bởi Thoóc-tơn đã cứu sống nó, đã tái sinh nó. “Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó”, bởi thế, nó thường thức giấc đột ngột trong đêm, “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”.
  • Đánh giá
    • Nội dung: hình ảnh con chó Bấc đầy sinh động, hấp dẫn và tình yêu thương loài vật của tác giả
    • Nghệ thuật: nhân hóa, tài năng quan sát, vốn hiểu biết và tình cảm của tác giả với loài vật

c. Kết bài

  • Khẳng định lại ý nghĩa của đoạn trích
  • Cảm xúc chung về tác phẩm đoạn trích

Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc “Con chó Bấc” trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của G.Lân-đơn.

Gợi ý làm bài

       Trong sáng tạo văn chương, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là một bước tiến lớn trong lịch sử văn học. Khắc họa tâm lí của con người đã khó, ở đây, khắc họa tâm lí của một con vật có lẽ còn gian truân gấp bội lần. “Tiếng gọi nơi hoang dã” viết về đề tài động vật vốn đã không mấy xa lạ trong nền văn học thế giới. Tuy vậy, tác phẩm vẫn là một nét sáng tạo độc đáo của Jack London khi dựng lên hình ảnh chú chó Bấc thật sinh động, gần gũi với mọi biến cố và những tình cảm, cảm xúc giống như con người. Đoạn trích “Con chó Bấc” thuộc chương 6- “Tình yêu thương đối với con người”.

“Con chó Bấc” là một trong những đoạn văn thành công nhất tác phẩm mặc dù nó không có nhiều chi tiết, sự kiện hấp dẫn, gay cấn, chỉ tập trung miêu tả những tình cảm giữa người với chó và giữa chó với người.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

       Nếu như trong các tác phẩm viết về loài vật của La-phông-ten, Tô Hoài, nhà văn để nhân vật động vật nói tiếng người, xưng “tôi” thì trong “Tiếng gọi nơi hoang dã”, mà cụ thể ở đây là đoạn trích “Con chó Bấc”, qua nhân vật người kể chuyện, Bấc như có suy nghĩ, có tâm hồn, có cảm xúc giống một con người thực thụ. Đó cũng chính là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của tác phẩm, để hình ảnh chú chó Bấc sống mãi trong lòng người đọc.

Lân-đơn đã lấy tình thương để tả loài vật. Ông đã miêu tả sống động, hấp dẫn con chó mang tình người. Nó đã sống tình nghĩa thủy chung như con người. Chúng ta học tập ở Lơn-đơn nghệ thuật tinh tế, biểu cảm trong miêu tả loài vật. Con chó Bấc nhân hậu, tình nghĩa đã làm cho thế giới tâm hồn chúng ta trở nên phong phú đối với những vật nuôi trong gia đình. Biết sống trong tình người, trong tình thương là cách sống đẹp nhất. 

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nêu cảm nghĩ sau khi đọc “Con chó Bấc” trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của G.Lân-đơn sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF