YOMEDIA

Các dạng toán cơ bản về tính Thời gian ở cấp tiểu học Toán lớp 5

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến Các dạng toán cơ bản về tính Thời gian ở cấp tiểu học Toán lớp 5Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập tự luận, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Toán. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE

Các dạng toán về tính Thời gian

1. Bài toán

Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường 84km với vận tốc 42 km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.

Giải:

Thời gian ô tô đi là:

84 : 42 = 2 (giờ)

Đáp số: 2 giờ.

Nhận xét: Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô.

Bài toán 2: Một ca nô đi với vận tốc 36km/giờ trên quãng đường sông dài 42km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.

Bài giải:

Thời gian đi của ca nô là:

 42 : 36 =  (giờ)

 giờ  = giờ = 1 giờ 10 phút.

Đáp số: 11 giờ 10 phút.

2. Cách tính thời gian

Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:

t = s : v

Chú ý:

- Đơn vị của thời gian sẽ tương ứng với đơn vị của quãng đường và vận tốc, ví dụ quãng đường có đơn vị là km, vận tốc có đơn vị đo là km/giờ thì thời gian có đơn vị là giờ; …

- Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.

Ví dụ quãng đường có đơn vị làm, vận tốc có đơn vị là km/giờ, muốn tìm thời gian có đơn vị là giờ thì ta phải đổi quãng đường ra đơn vị là km rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian; hoặc phải đổi vận tốc từ ra đơn vị km/giờ ra đơn vị là m/giây, hay m/phút, … từ đó áp dụng quy tắc sẽ tính được thời gian tương ứng có đơn vị giây hoặc phút .

- Một số công thức cần nhớ:

+) Thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).

Ví dụ 1: Một ca nô đi với vận tốc38 km/giờ trên quãng đường sông dài114km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.

Phương pháp: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

Cách giải:

Thời gian đi của ca nô là:

114 : 38 = 3 (giờ)

Đáp số: 3 giờ.

Ví dụ 2: Trên quãng đường dài 2 km, một người chạy với vận tốc 8 m/giây. Hỏi người đó chạy quãng đường đó hết bao nhiêu giây?

Phương pháp:

Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.

Theo đề bài quãng đường có đơn vịkm,vận tốc có đơn vị m/giây, muốn thời gian có đơn vị là giây thì quãng đường phải có đơn vị làm. Ta đổi quãng đường ra đơn vị làm rồi tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

Cách giải:

Đổi 2km = 2000m

Thời gian chạy của người đó là:

2000 : 8 = 250 (giây)

Đáp số: 250 giây.

3. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tìm thời gian khi biết quãng đường và vận tốc

Phương pháp: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Lưu ý: Các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau, nếu chưa tương ứng thì phải đổi để tương ứng với nhau rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian.

Dạng 2: Tìm thời gian xuất phát hoặc thời gian đến khi biết quãng đường, vận tốc, thời gian thời gian nghỉ (nếu có)

Phương pháp:

- Tìm thời gian đi ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

- Tìm thời gian đến hoặc thời gian xuất phát theo công thức:

+) Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).

4. Bài tập áp dụng

Câu 1

Một người đi bộ với vận tốc 4,4 km/giờ được quãng đường dài 11km. Tính thời gian đi của người đó.

Hướng dẫn giải

Thời gian đi của người đi bộ là:

11 : 4,4 = 2,5 (giờ)

2,5 giờ = 2 giờ 30 phút

Đáp số: 2 giờ 30 phút

Câu 2

Một máy bay bay với vận tốc 650 km/giờ. Tính thời gian để máy bay bay được quãng đường dài 1430km.

Hướng dẫn giải

Thời gian máy bay bay là:

1430 : 650 = 2,2 (giờ)

2,2 giờ = 2 giờ 12 phút

Đáp số: 2 giờ 12 phút

Câu 3

Trên quãng đường dài 279km, một ô tô đi với vận tốc 46,5 km/giờ. Hỏi sau mấy giờ ô tô đi hết quãng đường đó ?

Hướng dẫn giải

Thời gian ô tô đi hết quãng đường là:

279 : 46,5 = 6 (giờ)

Đáp số: 6 giờ

Câu 4

Một xe máy đi một đoạn đường dài 250m hết 20 giây. Hỏi với vận tốc đó, xe máy đi quãng đường dài 117km hết bao nhiêu thời gian?

Hướng dẫn giải

117 km = 117000m

Vận tốc xe máy đi hết đoạn đường là:

250 : 20 = 12,5 (m/giây)

Thời gian xe máy chạy là:

117000 : 12,5 = 9360 (giây)

9360 giây = 156 phút = 2 giờ 36 phút

Đáp số: 2 giờ 36 phút

Câu 5:

Lúc 13 giờ 45 phút, một chiếc xe máy xuất phát từ A đi đến B với vận tốc 40 km/giờ. Biết quãng đường AB dài 32km. Hỏi xe máy đến B lúc mấy giờ?

Hướng dẫn giải

Thời gian để xe máy đi hết quãng đường AB là:

32 : 40 = 0,8 (giờ)

Đổi: 0,8 giờ = 60 phút × 0,8 = 48 phút

Xe máy đến B lúc:

13 giờ 45 phút + 48 phút = 13 giờ 93 phút

Đổi 13 giờ 93 phút = 14 giờ 33 phút (vì 93 phút = 1 giờ 33 phút)

Vậy xe máy đến B lúc 14 giờ 33 phút.

Đáp số: 14 giờ 33 phút.

Trên đây là nội dung tài liệu Các dạng toán cơ bản về tính Thời gian ở cấp tiểu học Toán lớp 5​​. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF