YOMEDIA

Các dạng bài tập ôn tập kiến thức môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng làm bài. HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh Các dạng bài tập ôn tập kiến thức môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ quá trình dạy và học. 

ADSENSE
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020

 

DẠNG 1: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM TÁC DỤNG VỚI NƯỚC

* Kim loại kiềm , kiềm thổ ( trừ Be, Mg) phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:

M +H2O→ M+ + OH +½ H2

R + 2H2O→ R2+ + 2OH + H2

Ta thấy:  nOH = 2nH2

*Nếu có Al hoặc Zn thì OH sẽ phản ứng với Al: Al + OH + H2O → AlO2 + 3/2 H2

Câu 1: Cho 1 mẫu hợp kim K-Ca tác dụng với nước (dư), thu được dd X và 3,36 lít H2 ( đktc ). Thể tich dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd X là:

A. 150ml             B. 75ml             C. 60ml                 D. 30ml

Câu 2.  Cho m(g) hỗn hợp Na, Ba vào nước, thu được dd A và 6,72 lít khí (đktc). Thể tích dd hỗn hợp H2SO45M và HCl1M đã trung hoà vừa đủ dd A là:

A. 0,3 lít                    B. 0,2 lít            C. 0,4 lít               D. 0,1 lít

Câu 3. Hòa tan m(g) K vào 200(g) nước thu được dd có nồng độ 2,748%. Giá trị của m là:

A. 7,8(g)                    B. 3,8(g)           C. 39(g)               D. 3,9(g)

Câu 4. Hòa tan một lượng gồm 2 kim loại kiềm vào nước thu được 200(g) dd A và 1,12 lít H(đkc). Tìm pH của dd A?

A. 12                          B. 11,2              C. 13,1                 D. 13,7

Câu 5. Hòa tan 46(g) hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+ . Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào ddD thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Vậy 2 kim loại kiềm là ?

A. Li và Na        B. Na và K         C. K và Rb         D. Rb và Cs

DẠNG 2: BÀI TOÁN CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZO

I) TÁC DỤNG VỚI NaOH VÀ KOH:

* khi cho CO2 hoặc SO2 tác dụng với NaOH, KOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối. Ta thường lập tỉ lệ:

\(k = \;\frac{{nNaOH}}{{nC{O_2}}}\)  hoặc \(k = \;\frac{{nNaOH}}{{nS{O_2}}}\)

- Nếu k ≤ 1 :  chỉ tạo muối NaHCO3  dư CO2

- Nếu 1 < k < 2 : tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3

- Nếu k ≥ 2 : chỉ tạo muối Na2CO3 dư NaOH.

*Chú ý : với những bài toán không thể tính k, ta dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để xác định  muối  tạo thành :

- Hấp thụ CO2 vào dd NaOH chỉ tạo muối Na2CO3.

- Hấp thụ CO2 vào dd NaOH chỉ tạo muối NaHCO3.

- Hấp thụ CO2 vào dd NaOH tạo dd muối, sau đó thêm BaCl2 vào dd muối thấy có kết tủa, thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa : Tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3

- Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải.

II) TÁC DỤNG VỚI Ca(OH)2, Ba(OH)2 : 

* tương tự trên, trường hợp này cũng có 3 khả năng tạo muối. Ta lập tỉ lệ:

\(k = \;\frac{{nC{O_2}}}{{nCa{{(OH)}_2}}}\) hoặc \(k = \;\frac{{nC{O_2}}}{{nBa{{(OH)}_2}}}\)

- Nếu k ≤ 1 :  chỉ tạo muối CaCO3

- Nếu 1 < k < 2 : tạo 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3

- Nếu k ≥ 2 : chỉ tạo muối Ca(HCO3)2.

Chú ý :  với những bài toán không thể tính k, ta dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để xác định muối tạo thành :

- Hấp thụ CO2 vào nươc vôi trong dư chỉ tạo muối CaCO3

- Hâp thụ CO2  vào nước vôi trong ( lúc đầu có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan) : chỉ tạo muối Ca(HCO3)2.

- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kêt tủa, sau đó thêm NaOH  vào thấy có kết tủa nữa : tạo 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3.

- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa : tạo 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3

- Nếu bài toán không cho bất kỳ dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải.

III. TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP GỒM CẢ NaOH/KOH  VÀ Ca(OH)2/ Ba(OH)2

* Lập tỉ lệ:   

\(k = \;\frac{{nO{H^ - }}}{{nC{O_2}}}\)

- Nếu : k ≤ 1 : chỉ tạo ion HCO3 dư CO2

- Nếu 1 < k < 2 : tạo 2 ion HCO3và CO32−

- Nếu k ≥ 2 : Chỉ tạo CO32− dư OH

* Phương trình hóa học tạo muối :     

2OH + CO2 →  CO32− + H2O

OH + CO2 → HCO3

Hay   CO32− + CO2 + H2O → 2HCO3

DẠNG TOÁN NÀY CÓ MÔT SỐ CÔNG THỨC TÍNH NHANH:

1. Công thức tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ CO2 vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 :

n↓ = nOH- - nCO  

* điểu kiện:  n↓ ≤ n CO2, nghĩa là baz phản ứng hết

* Nếu baz thì :  n↓ = n CO2

Nếu thu 2 muối HCO3 và CO32− thì : số mol HCO3 =  2nCO2 – n OH

2. Công thức tính lựơng kết tủa xuât hiện khi hấp thụ hết một lượng CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 :

- Trước hết tính  nCO32− = nOH − nCO2   rồi so với nCa2+ hoặc  nBa2+ để xem chất nào phản ứng hết. Lượng kết tủa tính theo số mol chất phản ứng hết

- Điều kiện:  nCO32− ≤  nCO2

3. Công thức tính VCO2 cần hấp thụ hết vào 1 dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 để thu được 1 lượng kết tủa theo yêu cầu :

Dạng này có 2 kết quả:

nCO2 = n↓

nCO2 = nOH − n↓

1. Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 ( đktc) vào 350 ml dd Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được ?

A. 39,4g                      B. 78,8g                        C. 19,7g                         D. 20,5g

2. Hấp thụ hết 1,344 lít CO2 (đktc) vào 65ml dd Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được.?

A. 60g                          B. 64g                            C. 6g                             D. 6,5g

3. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 125 ml ddBa(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dd không đổi, nồng độ mol chất tan trong ddX là:

A. 0,2M .                     B. 0,4M.                       C. 0,6M .                       D. 0,15M .

4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol etylic rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa 75ml dd NaOH 2M . Tính lượng muối thu được sau phản ứng:

A. 8,4g .                     B. 16,8g .                       C. 16,2g .                      D. 12,6g.

5. Hấp thụ hết 6,72 lít CO2(đktc) vào 300 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,6M. Lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

A. 15g                         B. 35,46g                      C. 19,7g                      D. 17,73g.

6. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 300ml dd Ba(OH)2 1M được 19,7g kết tủa. Tìm V?

A. 2,24 lít .             B. 11,2 lít .             C. 2,24 lít hoặc 11,2 lít.            D. 2,24 lít hoặc 3,36 lít .

7. Hấp thụ 10 lít  hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) vào 200ml dd Ca(OH)2 0,2M thấy tạo thành 1 gam kết tủa. Tính %VCO2 trong hỗn hợp ban đầu ?

A. 2,24% .             B. 15,68% .            C. 2,24% hoặc 4,48% .          D. 2,24% hoặc 15,68%.

8. Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8g chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75ml dd NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng:

A. 5,8g.                 B. 6,5g.                         C. 4,2g.                  D. 6,3g .

9. Hấp thụ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 0,5 lít hỗn hợp gồm có NaOH 0,2M và KOH 0,2M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được muối khan có khối lượng là:

A. 9,5gam .                B. 13,5gam .                       C. 12,6gam .              D. 18,3gam.

10. Hấp thụ hết 0,672 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dd Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp 0,4 gam NaOH vào bình này. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ừng là?

A. 1,5 gam                  B. 2 gam                            C. 2,5 gam                  D. 3 gam

11. Thổi V lít (đktc) CO2 vào 100 ml dd Ca(OH)2 1M , thu được 6 gam kết tủa . Lọc bỏ kết tủa, lấy dd đun nóng lại có kết tủa nữa. Gía trị V là:

A. 1,344                     B. 3,136             C. 1,344 hoặc 3,136            D. 1,12 hoặc 3,36

DẠNG 3: TOÁN VỀ MUỐI CACBONAT.

1) Phản ứng nhiệt phân:

a. Muối hidrocacbonat: cho muối cacbonat :  2MHCO3  →  M2CO3 + CO2 + H2O

M(HCO3)2 →  MCO3 + CO2 + H2O

b. Muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao cho oxit baz:

MCO3  →  MO + CO2

2) Phản ứng trao đổi

a. Với axit →  tạo khí CO2 :    CO32− + 2H+  → CO2 + H2O ( cho muối vào axit )

Nếu cho từ từ axit vào muối:  H+ + CO32− → HCO3

Sau đó :   HCO3 + H+ → CO2 + H2O

b. với 1 số muối → kết tủa .

Với dạng toán này thường sư dụng định luật bảo toàn khối lượng và định luật tăng giảm

khối lượng để giải

3) CÔNG THỨC TÍNH NHANH:

- Muối cacbonat + ddHCl dư → muối clorua + CO2 + H2O. Khối lượng muối clorua được tính nhanh theo công thức:   mclorua  = mcacbonat + 11.nCO2

- Muối cacbonat + dd H2SO4 dư → muối sunfat + CO2 + H2O. Khối lượng muối sunfat được tính nhanh theo công thức:  msunfat = mcacbonat + 36. nCO2    

1. Khi nung 30g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được su phản ứng chỉ bắng một nửa khối lượng ban đầu. Tính % khối lượng các chất ban đấu?

A. 28,41% và 71,59%      B. 40% và 60%     C. 13% và 87%            D. 50,87% và 49,13%

2. Khi nung một lượng hidrocacbonat của kim loại hóa trị 2 và để nguội, thu được 17,92 lít khí (đktc) và 80g bã rắn. Xác định công thức muối nói trên.

A. Ca(HCO3)2         B. Mg(HCO3)2               C. Ba(HCO3)2        D. Fe(HCO3)2

3. Nung nóng 100g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69g hỗn hợp rắn. Thành phần % khối lượng NaHCO3 trong hỗn hợp là ?

A. 80%                     B. 70%                              C. 80,66%                    D. 84%

4. Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vừa đỏ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết túa . Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m ? 

A. 41,6g                      B. 27,5g                           C. 26,6g                     D. 16,3g

5. Hòa tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị 1 và muối cacbonat của kim loại hóa trị 2 bằng dd HCl dư thì thấy thoát ra 4,48 lít CO2(đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thì lượng muối khan thu được là ?

A. 26g                           B. 28g                              C. 26,8g                       D. 28,6g

6. Hòa tan hoàn toàn 19,2g hỗn hợp XCO3 và Y2CO3 vào dd HCl dư thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng muối sinh ra là?

A. 21,4g                         B. 22,2g                           C. 23,4g                        D. 25,2g

*7. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dd HCl 1M vào 100ml dd chứa Na2CO3 0,2M  và NaHCO3 0,2M . Sau phản ứng thu được số mol CO2 là ?

A. 0,03                    B. 0,01.                          C. 0,02                              D. 0,015

8. Nung m(g) hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung tính của 2 kim loại A và B đều có hóa trị 2. Sau một thời gian thu được 3,36 lít CO2 (đkc), còn lại hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dd HCl dư, thì thu được dd C và khí D. Phần dung dịch C, cô cạn thu được 32,5 gam hỗn hợp muối khan. Cho khí D thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi dd Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m ?

A. 34,15g                      B. 30,85g                    C. 29,2g                           D. 34,3g    

DẠNG 4: PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM

2yAl + 3MxOy → yAl2O+ 3xM

- hỏi thường gặp là tính hiệu suất phản ứng hoặc thành phần khối lượng sau phản ứng.

- Trường hợp phản ứng xảy ra hoàn toàn ( H% = 100%), nếu cho sản phẩm tác dụng với dd kiềm có khí H2 thoát ra thì hỗn hợp sau phản ứng có Al dư, M và Al2O3.

- Trường hợp phản ứng xảy ra không hoàn toàn , khí đo sản phẩm có Al dư, Al2O3, M và MxOy

- Để giải bai toán loại này thường hay sử dụng định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố ......

1. Đốt nóng hỗn hợp gồm có Al và 16g Fe2O3 ( trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với Vml dd NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2. Giá trị của V là :

A. 100ml                     B. 150ml                            C. 200ml                       D. 300ml

2. Trộn 5,4g Al với 17,4g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm ( giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dd H2SO4 loãng, dư thì thu được 5,376 lít H2 (đktc) Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là?                

A. 62,5%                      B. 60%                              C. 20%                             D. 80%

3. Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe3O4 thu được chất rắn A và nhận thấy khối lượng Al tăng 0,96g. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 0,672 lít khí (đkc), giả sử hiệu suất phản ứng là 100%, khối lượng của A là?

A. 1,08g                             B. 1,62g                        C. 2,1g                          D. 5,1g

4. Đốt nóng một hỗn hợp X gồm bột Fe3O4 và bột Al trong môi trường không có không khí. Nếu cho những chất còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là?

A. 0,3 mol                       B. 0,4 mol                     C. 0,25 mol                    D. 0,6 mol

5. Khi cho 41,4 g hỗn hợp X gồm Fe2O3, Al2O3 và Cr2O3 tác dụng với dd NaOH đặc, dư, thu được chất rắn có khối lượng 16 g. Để khử hoàn toàn 41,4 g X bằng phản ứng nhiệt nhôm cần dùng 10,8g Al . Thành phần % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X :

A. 30,23%                     B. 50,67%                      C. 36,71%                      D. 66,67%ư

...

Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài tập ôn tập kiến thức môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF