Việc thực hành luyện giải đề thi các năm với cấu trúc câu hỏi và thời gian theo quy định sẽ giúp các em nâng cao khả năng ôn tập kiến thức và cọ xác đề thi tốt nhất. Nhằm đáp ứng nhu cầu tham khảo đề các năm, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ đề thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2019-2020-2021 Bộ GD&ĐT dưới đây. Hi vọng tài liệu sẽ hữu ích với các em. Chúc tất cả các em luôn bình tĩnh, tự tin và chinh phục những điểm số cao nhất trong kì thi này.
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC |
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019-2020-2021 Thời gian làm bài: 120 phút |
ĐỀ THI NĂM 2021
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên Trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.
Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy. Dòng sông trở nên đủ mạnh mẽ để xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm núi. […]
Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn. Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.
Dòng sông, giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó tiến dần ra phía biển. Rồi cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng chảy của nước cuối cùng cũng đi tới hồi kết.
Tất cả những trầm tích được nước mang theo lúc đó lắng lại ở cửa sông. Kết quả là một vùng châu thổ được hình thành. Sông Hằng, sông Mississippi và sông Amazon đều đã hình thành những châu thổ tựa như hình chiếc lược tại nơi chúng gặp gỡ biển cả.
Đều có khởi nguồn như một bờ cát nhỏ cuối cùng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một đường bờ biển mới và rộng rãi.
Những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên Thế Giới món quà cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người, trước khi nó hiến mình cho đại dương vào lúc cuối đời.
(Trích Bí mật của nước, Masaru Emoto, NXB Lao động, 2019, tr.90-93)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích sự ra đời của một dòng sông diễn ra như thế nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là gì?
Câu 3. Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về dòng chảy của nước và cuộc sống của con người?
Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.
Câu 4. Qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích, anh/chị rút ra những bài học gì về lẽ sống?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.155)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI NĂM 2021
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Sự ra đời của một dòng sông: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng song ra đời”.
Câu 2. Món quà cuối cùng của nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là: những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới.
Câu 3.
- Dòng chảy của nước chậm rãi, hiền hòa
- Cuộc sống của con người thanh bình, yên ả.
- Dòng chảy của nước và cuộc sống của con người: gắn bó, hài hòa.
Câu 4.
- Hành trình từ sông ra biển của nước: hình thành lực đẩy, mạnh mẽ xuyên qua núi; chứng kiến cuộc sống của con người; hình thành nên vùng châu thổ trước khi đổ ra biển.
- Rút ra những bài học phù hợp. Có thể nêu bài học theo hướng: mạnh mẽ, vượt khó, gắn bó, hòa nhập, đóng góp, cống hiến,…
II. LÀM VĂN
Câu 1. Viết đoạn văn về sự cần thiết phải biết sống cống hiến
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp. móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết phải biết sống cống hiến.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải biết sống cống hiến. Có thể theo hướng:
Sống cống hiến thể hiện trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, làm cho cuộc sống của bản thân có ý nghĩa, được yêu mến, trân trọng, góp phần lan tỏa các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy xã hội phát triển.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Sóng: nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh
a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ; vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm “Sóng” và đoạn thơ
* Cảm nhận về đoạn thơ
- Tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình:
+ Những trăn trở, suy tư về tình yêu: cội nguồn của tình yêu bí ẩn, khó lý giải, tình yêu diệu kì như tự nhiên.
+ Nỗi nhớ trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu: bao trùm không gian, thời gian, tồn tại trong ý thức, đi sâu vào tiềm thức, da diết, khắc khoải.
- Tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ linh hoạt, sự song hành của hình tượng sóng và em, ngôn ngữ giản dị, các biện pháp tu từ: điệp, nhân hóa, câu hỏi tu từ,…
* Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:
- Vẻ đẹp nữ tính: dịu dàng, ý nhị mà nồng nàn, mãnh liệt; hồn nhiên, trực cảm mà sâu lắng, suy tư.
- Vẻ đẹp nữ tính góp phần thể hiện phong cách thơ Xuân Quỳnh.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
ĐỀ THI NĂM 2020
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông đạt phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình không phân tâm.
Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy. Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định.
Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Và càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú.
(Trích Cách sống từ bình thường trở nên phi thường, Inamori Kazuo - NXB Lao động 2020, tr. 103-104)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi?
Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai"? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.
Câu 2. (5,0 điểm).
Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm đất nước
Năm tháng nào cũng người
người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi
nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái.
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để đất nước này là đất nước của nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại.
(Trích Đất Nước - trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 121)
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI NĂM 2020
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2. Các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi giữa mùa hè.
Câu 3. Sự tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda ở Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích:
Câu 4. Học sinh nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, suy nghĩcá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Sau đây là gợi ý:
II. LÀM VĂN
Câu 1. Nghị luận xã hội
1. Giới thiệu vấn đề: sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày
2. Giải thích vấn đề: trân trọng cuộcsống mỗi ngày là thái độ sống tích cực, biết yêu mến, nâng niu cuộc sống.
3. Phân tích, bàn luận vấn đề
- Vì sao lại cần phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày?
- Từ đó: cần có thái độ sống đúng đắn: trân trọng cuộc sống mỗi ngày
4. Liên hệ bản thân
- Là một người học sinh/ một công dân trẻ:
5. Tổng kết
Câu 2.
Giới thiệu chung
- Nguyễn Khoa Điềm một trong những gương mặt nổi bật trong văn học kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, dồn nén thểhiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
Phân tích
1. Giải thích
- Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân":
2. Chứng minh
3. Bình luận
- Về nội dung tư tưởng:
- Về nghệ thuật:
Tổng kết vấn đề.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi năm 2020 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI NĂM 2019
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI NĂM 2019
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Nội dung các dòng thơ:
- Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng: Những vất vả, nhọc nhằn của con người trong cuộc mưu sinh cũng như công cuộc bảo vệ tổ quốc trên biển khơi.
Câu 3. Điệp từ “cái” kết hợp với cấu trúc liệt kê được điệp lại có tác dụng:
- Khẳng định những vẻ đẹp của biển quê hương: Vừa hào hiệp phóng khoáng, vừa kiên nhẫn vững bền, vừa nghiêm trang mà giản dị.
Câu 4.
- Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trên con đường chinh phục những chân trời mới.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
- Giải thích: Sức mạnh ý chí là sức mạnh bắt nguồn từ ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm, khát vọng của mỗi người.
- Bình luận:
- Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần rèn luyện để có được ý chí mạnh mẽ, vững vàng. Đó là chìa khóa để có được thành công trong công việc, hạnh phúc trong cuộc đời.
- Về mặt hình thức:
Câu 2.
Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.
- Giới thiệu tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông", đoạn trích thể hiện vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc thượng nguồn.
Thân bài
- Giới thiệu chung: Sông Hương trong cái nhìn đầy mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên sống động giống như một người con gái Huế, mang trong nó cả sức sống, tâm hồn, tính cách rất riêng.
- Dưới cái nhìn của nhà văn, dòng sông được tái hiện với cả góc nhìn không gian địa lý (địa chất), góc nhìn với bề sâu của văn hóa lịch sử, gắn bó thiết tha với thành phố Huế.
- Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở khúc thượng nguồn được thể hiện trong đoạn trích:
- Nghệ thuật:
Kết bài
- Khái quát lại vấn đề: Vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc thượng nguồn.
- Gợi mở vấn đề.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi năm 2019 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi THPT QG môn Ngữ văn năm 2019-2020-2021 Bộ GD&ĐT. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Võ Nguyên Giáp
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lê Văn Hưu
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.