YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lê Văn Hưu

Tải về
 
NONE

HOC247 mời các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lê Văn Hưu dưới đây. Với mong muốn sẽ hỗ trợ các em có thêm kiến thức và tài liệu ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các em đạt được điểm cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

LÊ VĂN HƯU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.

Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả. Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.

Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.

(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “những cái kén người” trong câu “cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình”? (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm “Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.”? Vì sao?  (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”được gợi ra ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa đậm nét hình ảnh Sông Đà, trong đó có đoạn:

“Tiếng nước thác nghe như oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.”

Và:

“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.”

(Nguyễn Tuân - Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của Sông Đà qua hai đoạn văn trên. Từ đó, hãy làm rõ cái tôi tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ

đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.

Câu 3. Hình ảnh “ Những cái kén người” được dùng để chỉ những người

tự tạo cho mình một lớp vỏ an toàn, sống khép mình, sợ hãi với tất cả mối quan hệ xung quanh mình.

Câu 4.

- Học sinh có thể trả lời đồng tình/ không đồng tình

- Học sinh có thể lí giải nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, thuyết phục.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau:

* Giải thích: Câu nói trên nhấn mạnh thái độ/ cách ứng xử của con người khi đối diện với những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

* Phân tích:

- Cuộc sống quanh ta luôn có những biến động, những biến cố - do chủ quan hay khách quan - có thể bất ngờ ập đến, khi chúng ta giữ thái độ chủ động, lạc quan đối diện, chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt và vượt qua được.

- Không có yếu tố khách quan nào có thể mang lại cho chúng ta một cuộc sống hạnh phúc hay tốt đẹp, mà chỉ có cách nhìn mới quyết định sự cảm nhận hạnh phúc hay thành công trong cuộc sống.

* Bình luận:

- Phê phán những người thụ động, luôn bi quan chán nản trước những khó khăn thử thách. Họ luôn thấy  điều tiêu cực, chán nản  và mất niềm tin vào cuộc sống mà quên đi giá trị của bản thân sau những lần vấp ngã đó.

- Bài học nhận thức và hành động: Luôn chủ động đối mặt, đón nhận những thách thức của cuộc sống, cần có thái độ lạc quan, cái nhìn tích cực…

Câu 2.

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò Sông Đà

- Cảm nhận về vẻ đẹp của Sông Đà qua hai đoạn văn:

* Đoạn 1.

Nội dung: Sông Đà ở thượng nguồn với vẻ hùng vĩ, hung bạo, dữ dội, nguy hiểm.

+ Tiếng thác nước: ghê rợn, uy hiếp tinh thần con người.

+ Đá mai phục lòng sông, hiếu chiến và nguy hiểm.

Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, độc đáo.

* Đoạn 2.

Nội dung: Sông Đà với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, đầy gợi cảm.

+ Sông Đà như người thiếu nữ với áng tóc trữ tình, quyến rũ và đầy sức sống.

+ Sắc nước sông Đà biến đổi theo mùa như tính khí thất

thường của chính con sông.

Nghệ thuật: Thủ pháp so sánh, liên tưởng bất ngờ, độc đáo; câu văn dài với âm điệu nhịp nhàng, nhiều tầng bậc, giàu hình ảnh, đầy chất thơ.

* Nhận xét về cái tôi tài hoa của Nguyễn Tuân:

Thể hiện ở việc nhân hóa con sông; ở cách so sánh, liên tưởng nhiều tầng bậc, bất ngờ, độc đáo; câu văn biến đổi linh hoạt, uyển chuyển, đầy chất thơ, chất họa…

* Đánh giá chung:

+ Hai đoạn văn cùng nêu bật vẻ đẹp đa dạng mà thống nhất của Sông Đà – biểu tượng cho chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc.

+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước và phong cách tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân - nhà tùy bút hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn...

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn.

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)

Câu 1. Thông qua văn bản, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào ?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãị

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với Anh/chị ?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ: Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn.

Câu 2. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017), hai nhân vật Phùng và Đẩu từng có lúc thốt lên: Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!.

Qua phân tích tình huống dẫn đến cảm giác ngạc nhiên, bối rối chứa đựng trong lời nói ấy của các nhân vật, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Nhân vật giao tiếp: tác giả/tác giả Khẩm Sài Nhân/người viết

Câu 2. Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, liệt kê

-Tác dụng: tạo ra cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng, gợi nhiều suy ngẫm về những khó khăn, cạm bẫy, thử thách trong cuộc sống.

Câu 3. Câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi khẳng định trong cuộc đời nếu ta chọ sai hướng đi sẽ khó có thể đi đến thành công, ngược lại, nếu có những quyết định, lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp.

Câu 4. HS rút ra thông điệp phù hợp. Có thể rút ra một trong những thông điệp sau:

Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn cách trốn tránh mà cần phải đối mặt, đương đầu vượt qua trước muôn vàng ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, cẩn trọng, trách nhiêm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Trình bày suy nghĩ: Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn. Có thể theo hướng sau:

- Cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận lợi, suôn sẻ, mà luôn có những khó khăn, thử thách vì vậy nếu sợ hãi, nếu “ trì hoãn”, trốn tránh, con người sẽ không bao giờ có thể bước đi, rời xa xuất phát điểm của mình; cuộc sống sẽ là sự dậm chân tại chỗ và không bao giờ có được thành quả.

- Cuộc đời của mỗi người là hữu hạn vì vậy nếu còn chần chờ, do dự ta sẽ bỏ lỡ thời gian và những cơ hội quý giá để xây dựng cuộc sống và tìm kiếm thành công.

- Dũng cảm bước đi, chấp nhận đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, con người sẽ trưởng thành, được sống một cuộc đời phong phú, giàu trải nghiệm và có ý nghĩa.

- Phê phán những con người gặp khó khăn, thử thác h là “trì hoãn”, không dám đương đầu, thậm chí là bỏ cuộc, buông xuôi.

- Cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của cuộc đời để trên một hành trình dài, chúng ta có thể từng bước rời xa xuất phát điểm, tiến về phía trước, đi đến đích của sự thành công. Đồng thời cần có ý chí, nghị lực, có quyết tâm để thực hiện những ước mơ, những dự định đã đặt ra.

- Cuộc sống của mỗi người là quý giá, vì vậy hãy sống sao cho không phải nuối tiếc vì những năm tháng sống hoài, sống phí.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

- Tình huống dẫn tới lời thốt lên của hai nhân vật: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!”.

- Nội dung và ý nghĩa thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

* Nêu được những thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Tác giả: Nguyễn Minh Châu – nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng, người góp phần đổi mới văn học sau 1975.

- Tác phẩm: viết năm 1983, báo hiệu sự chuyển mình của văn học Việt Nam sang thời kỳ mới.

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

- Một tình huống đầy nghịch lý, có nền là hoàn cảnh, sự việc nhiều éo le:

+ Cảnh bạo lực giữa khung cảnh thơ mộng.

+ Phản ứng lạ lùng của những người liên đới.

+ Cách giải quyết sự việc và kết cục bất ngờ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

“…Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng,bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này…

Dựa vào nguyên tắc của cuộc sống đơn giản, tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống là : đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại. tất nhiên, để đạt được điều đó, bạn phải bỏ ra một số công sức và thời gian nhất định. Nhưng, điều quan trọng ở đây là, ngoài tất cả những thứ đó, trong thời gian còn lại, việc mà bạn cần làm là biến mình thành một con người nhàn nhã và bình yên, không hao phí thời gian và công sức vào những việc làm vô bổ. Hiện nay, xu hướng sống đơn giản vẫn chưa được nhiều người chúng ta chú ý. Nhưng thực ra, lối sống này đã được cha ông chúng ta coi trọng từ xưa và đã trở thành một trong những giá trị văn hóa của người Việt. Có thể kể ra ở đây rất nhiều danh nhân của đất Việt đã từng có cuộc sống như vậy : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh,…"

(Trích Sống đơn giản – Xu thế của thế kỷ XXI, Chương Thâu)

Câu 1. Chỉ ra những tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống đơn giản được nêu trong đoạn trích (0.5 điểm)

Câu 2. Theo anh/chị,“ sống đơn giản” được nói đến trong đoạn trích là gì? (0.5 điểm)

Câu 3. Quan niệm của tác giả : Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này…” có ý nghĩa gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/chị có cho rằng: Hiện nay, xu hướng sống đơn giản vẫn chưa được nhiều người chúng ta chú ý không? Vì sao? (1.0 điểm).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về “Sống đơn giản”.

Câu 2. (5,0 điểm) Trong truyện Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” “băng đi” ở hai đoạn văn sau:

Đoạn 1:

“…Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi – Em yêu người nào, em bắt pao nào… Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa…”

Đoạn 2:

“…Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưnng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: Ở đây chết mất…. ”

(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, sách Giáo khoa Ngữ văn 12)

Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật khát vọng sống của nhân vật này.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống đơn giản được nêu trong đoạn trích: đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại. tất nhiên, để đạt được điều đó, bạn phải bỏ ra một số công sức và thời gian nhất định.

Câu 2. “Sống đơn giản” được nói đến trong đoạn trích là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn.

Câu 3. “Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầ sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này”. Có ý nghĩa là:

- Khi con người ta sống biết quan tâm, gần gũi với mọi người, với cảnh vật, sống chân thực và không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ… thì lúc đó tâm hồn ta mới cảm thấy vui vẻ nhẹ nhàng, thư thái.

- Từ đó ta phát hiện ra vẻ đẹp đích thực có ý nghĩa của cuộc sống mà ta đang sống.

Câu 4. Thí sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với yêu cầu của đề và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là các gợi ý:

- Đồng ý. Vì hiện nay xu hướng sống đơn giản không được nhiều người hưởng ứng. Họ chỉ biết sống cho riêng mình, hưởng thụ cá nhân, bàng quan thờ ơ với thời cuộc, xa lánh mọi người, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ mà không biết quan tâm, gần gũi với mọi người…

- Không đồng ý. Vì lối sống này đã được cha ông chúng ta coi trọng từ xưa và đã trở thành một trong những giá trị văn hóa của người Việt (theo tác giả). Mặt khác, nhiều người hiện nay sống đơn giản mà có ích, biết quan tâm chia sẻ với mọi người, biết sử dụng đúng thời gian vào những việc có ích cho xã hội, cho mọi người, gia đình và bản thân…

II. LÀM VĂN

Câu 1.

-Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần sắp xếp hợp lí và đạt được các ý sau:

+ Giải thích: Sống đơn giản là sống chân thực, sâu sắc, quan tâm đến nhau và thân thiết với nhau hơn.

+ Bàn luận: Để sống đơn giản, cần:

- Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết, yêu quý những con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta.

- Tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực, không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ… lúc đó tâm hồn ta mới cảm thấy vui vẻ nhẹ nhàng, thư thái.

- Từ đó ta phát hiện ra vẻ đẹp đích thực có ý nghĩa của cuộc sống mà

Câu 2.

a. Giới thiệu sơ lược về nhân vật Mị

b. Phân tích

* Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật Mị trong đoạn 1:

- Bối cảnh nảy sinh tâm trạng.

- Diễn biến tâm trạng và hành động Mị:

+ Mùa xuân về, Mị cũng uống rượu, Mị uống ực từng bát để trôi đi tất cả những đắng cay. Mị trở về quá khứ, sống lại những tháng ngày tuổi trẻ đẹp đẽ;

+ Mị muốn đi chơi, nhưng A Sử xuất hiện và trói đứng Mị. Tuy nhiên, tiếng sáo vẫn đưa Mị theo những cuộc chơi:

+ Mị vùng bước đi: Hành động cho thấy, dù thân thể bị trói đứng nhưng tâm hồn Mị hoàn toàn tự do. Khao khát cháy bỏng chuyển hóa thành hành động. Đó là khát vọng muốn vượt thoát khỏi hiện thực đau khổ, cuộc sống tù đày, kìm kẹp để tìm đến cuộc sống tự do, tình yêu và hạnh phúc.

– Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế.

*Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật Mị trong đoạn 2:

– Bối cảnh nảy sinh tâm trạng.

- Diễn biến tâm trạng, hành động Mị:

+ Mị đứng lặng trong bóng tối, nội tâm Mị đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa nỗi sợ hãi và lòng yêu đời, ham sống.

+ Chạy theo A Phủ: “vụt chạy theo… Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi… ”.Chạy để tự cứu mình, để tìm đến cuộc sống tự do. Đây là cuộc cách mạng trong tư tưởng, là chiến thắng của khát vọng sống mãnh liệt.

– Nghệ thuật: miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm lý, ngôn ngữ và hành động.

c. Khát vọng sống của nhân vật Mị

d. Đánh giá chung

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Võ Nguyên Giáp Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON