YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Phước Hải có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Phước Hải có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS PHƯỚC HẢI

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là không đúng?

A. Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác

B. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí Axit Amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang Axit Amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

D. Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Câu 2. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?

A. tARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein tương ứng

B. rARN có vai trò vận chuyển Axit Amin trong tổng hợp protein

C. tARN có chức năng vận chuyển Axit Amin trong tổng hợp protein

D. Axit Amin là đơn phân của đại phân tử ADN

Câu 3. Chức năng nào sau đây không phải của prôtêin?

1. Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất.

2. Kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể.

3. Kích tố, điều hòa trao đổi chất.

4. Chỉ huy việc tổng hợp NST.

5. Nguyên liệu oxy hóa tạo năng lượng.

6. Quy định các tính trạng của cơ thể.

Phương án đúng là:

A. 2                B. 3, 4              C. 4                 D. 1, 5

Câu 4. Các Axit Amin giống nhau và khác nhau ở những thành phần nào trong cấu trúc?

A. Giống nhau ở Axit phôtphoric, đường, khác nhau ở bazơ nitric.

B. Giống nhau ở nhóm -COOH và gốc hoá học R, khác nhau ở nhóm

C. Giống nhau ở nhóm Amin, gốc hoá học R, phân biệt nhau ở nhóm cacbôxyl.

D. Giống nhau ở nhóm Amin, nhóm cacbôxyl, phân biệt nhau ở gốc hoá học R.

Câu 5. Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định?

A. Số lượng Axit Amin, trình tự sắp xếp Axit Amin.

B. Thành phần Axit Amin, số lượng Axit Amin.

C. Thành phần Axit Amin, số lượng Axit Amin, trình tự sắp xếp Axit Amin.

D. Trình tự sắp xếp Axit Amin, thành phần Axit Amin.

Câu 6. Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là

A. ADN và ARN

B. Prôtêin

C. ADN và prôtêin

D. ARN

Câu 7. Những điểm giống nhau giữa prôtêin và axit nuclêic là

A. Điều là các hợp chất cao phân tử sinh học, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

B. Đều được cấu tạo bởi các thành phần nguyên tố chủ yếu C, H, O, N

C. Đều có liên kết hoá học thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.

D. Câu A và B đúng.

Câu 8. Chọn đáp án sai khi nói về loại ARN có chức năng vận chuyển Axit Amin trong quá trình tổng hợp protein?

A. mARN va rARN

B. mARN và tARN

C. tARN và rARN

D. Cả B và C

Câu 9. Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

A. Tác động của các tác nhân gây đột biến.

B. Điều kiện môi trường sống của thể đột biến

C. Tổ hợp gen mang đột biến.

D. Môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến

Câu 10. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. Làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin

C. Làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

D. Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

Câu 11. Đột biến gen có những điểm nào giống biến dị tổ hợp?

A. Đều thay đổi về cấu trúc gen.

B. Đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

C. Đều là biến dị di truyền.

D. B và C đều đúng.

Câu 12. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là

A. Có hại cho cá thể.

B. Có lợi cho cá thể.

C. Làm cho cá thể có ưu thế so với bố, mẹ.

D. Không có hại cũng không có lợi cho cá thể.

Câu 13. Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có

A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc

B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc

C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc

D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc.

Câu 14. Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Ruồi giấm

B. Đậu Hà Lan

C. Người

D. Cả 3 loài nêu trên.

Câu 15. Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Lúa nước

B. Cà độc dược

C. Cà chua

D. Cả 3 loài nêu trên.

Câu 16. Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là

A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza thủy phân tinh bột

B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan

C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt

D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan

Câu 17. Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là

A. Đảo đoạn

B. Mất đoạn

C. Lặp đoạn

D. Chuyển đoạn

Câu 18. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến

A. Phá vỡ cấu trúc NST

B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST

C. NST gia tăng số lượng trong tế bào

D. Cả A và B đều đúng

Câu 19. Thể dị bội gồm dạng nào?

A. Dạng 2n- 2

B. Dạng 2n- 1

C. Dạng 2n + 1

D. Cả ba đáp án trên

Câu 20. Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng

A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó

D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó.

Câu 21. Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào:

A. Không còn chứa bất kì NST nào

B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường

C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính

D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó

Câu 22. Định luật Menđen 1 còn gọi là định luật .........; tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng .......; tính trạng kia không biểu hiện được gọi là tính trạng........

A. Đồng tính; trung gian; lặn

B. Phân tính; trội; lặn

C. Đồng tính; trội; lặn

D. Phân tính; trung gian; trội hoặc lặn

Câu 23. Kiểu hình là gì?

A. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể

B. Là hình dạng của cơ thể

C. Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể

D. Là hình thái kiểu cách của một con người

 Câu 24. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngắn thuần chủng x Lông dài, kết quả ở F1 như thế nào?

A. 3 lông ngắn : 1 lông dài

B. Toàn lông ngắn

C. Toàn lông dài

D. 1 lông ngắn : 1 lông dài

Câu 25. Biến dị tổ hợp là gì?

A. Là làm thay đổi những kiểu hình đã có

B. Là tạo ra những biến đổi hàng loạt

C. Là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố mẹ

D. Cả A và B đều đúng

Câu 26. Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:

A. 9 hạt vàng, nhăn: 3 hạt vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 1 xanh, trơn

B. 9 vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn

C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn: 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn

D. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn

Câu 27. Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó

A. Cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau nhiều cặp tính trạng tương phản

B. Cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản

C. Cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau hai cặp tính trạng tương phản

D. Cặp bố mẹ đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản

Câu 28. Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?

A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.

C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.

D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Câu 29. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

A. Sự phân li độc lập của các tính trạng.

B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.

D. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

Câu 30. Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).

A. 100% thân cao, quả tròn.

B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.

C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.

D. 100% thân thấp, quả bầu dục.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

C

D

D

B

D

A

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

D

D

D

A

A

D

D

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

C

C

B

C

D

B

D

D

A

 

---------------------------0.0-------------------------

ĐỀ SỐ 2

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở

A. Con lai luôn đồng tính

B. Con lai luôn phân tính

C. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau

D. Con lai thu được đều thuần chủng

Câu 2. Lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng trơn, mẹ có kiểu hình hạt lục nhăn, ở F1 được toàn kiểu hình hạt vàng trơn, sau đó cho F1 tự thụ. Giả sử mỗi tính trạng chỉ do một cặp gen quy định, các gen trội là gen trội hoàn toàn. Kiểu gen của cây F1

A. AaBB

B. aaBB

C. AaBb

D. AABB

Câu 3. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?

A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được

B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.

C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.

D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.

Câu 4. Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản của bố hoặc mẹ là:

A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng

B. Phải có nhiều cá thể lai F1

C. Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn

D. Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4

Câu 5. Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp?

1. P: bố hồng cầu hình liềm nhẹ x mẹ bình thường → F: 1 hồng cầu hình liềm nhẹ : 1 bình thường.

2. P: thân cao x thân thấp → F: 50% thân cao : 50% thân thấp.

3. P: mắt trắng x mắt đỏ → F: 25% mắt trắng : 75% mắt đỏ

A. 1, 2.

B. 1, 3.

C. 2, 3.

D. 1, 2, 3.

Câu 6. Protein không có vai trò nào sau đây

A. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể

B. Là thành phần cấu tạo nên chất xúc tác

C. Là thành phần cấu tạo nên các hoocmon điều hòa quá trình trao đổi chất

D. Bảo vệ các bào quan thông qua khả năng thực bào

Câu 7. Khối lượng của mỗi phân tử prôtêin (được tính bằng đơn vị cacbon) là

A. Hàng chục

B. Hàng ngàn

C. Hàng trăm ngàn

D. Hàng triệu

Câu 8. Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen - mARN- Protein- Tính trạng là

A. Trình tự các Axit Amin trong phân tử được quy định bởi trình tự các nucleotit trên ADN

B. Sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp protein ở trong phân

C. Khi riboxom chuyển dịch trên mARN thì protein đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng

D. Cả A, B, C

Câu 9. Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do

A. Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ

B. ADN của con giống với ADN của bố mẹ

C. mARN của con giống với mARN của bố mẹ

D. Protein của con giống với Protein của bố mẹ

Câu 10. Sự di truyền độc lập của các tính trạng biểu hiện ở F2 như thế nào?

A. Có 4 loại kiểu hình khác nhau

B. Tỷ lệ của kiểu hình bằng tích các tính trạng hợp thành nó

C. Tỷ lệ mỗi cặp tính trạng là 3: 1

D. Xuất hiện các biến dị tổ hợp

Câu 11. Tính trạng do 1 cặp alen quy định có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?

A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.

B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.

C. 3 trội : 1 lặn.

D. 100% trung gian.

Câu 12. Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Ruồi giấm

B. Đậu Hà Lan

C. Người

D. Cả 3 loài nêu trên

Câu 13. Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NSt. Đó là dạng nào?

A. Lặp đoạn

B. Mất đoạn

C. Đảo đoạn

D. Chuyển đoạn

Câu 14. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là

A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào

B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh

C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST

D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào

Câu 15. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ

A. Giảm 1.

B. Giảm 2.

C. Tăng 1.

D. Tăng 2.

 

-(Để xem tiếp nội dung từ câu 16-30 và đáp án đề 2 đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Phước Hải có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON