Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh cùng tham khảo Bộ đề luyện tập bài toán peptit môn Hóa học 12 năm học 2019 - 2020 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây, tài liệu gồm 2 đề thi có cấu trúc gồm các câu hỏi trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài thi hiệu quả. Chúc các em học tốt!
BỘ ĐỀ LUYỆN TẬP BÀI TOÁN PEPTIT MÔN HÓA HỌC 12
Đề tham khảo số 1:
Câu 1: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) cần dùng 470 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 47,27 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Tỷ lệ mắt xích Ala:Val có trong X là?
A. 1:1 B. 2:1 C. 1:2 D. 3:2
Câu 2: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) cần dùng 470 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 47,27 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Tỷ lệ mắt xích Gly:Val có trong X là?
A. 1:1 B. 2:1 C. 1:2 D. 3:2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,935 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hết lượng E cần vừa đủ 430 ml KOH 1M, thu được 51,25 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của X có trong E là?
A. 62,82% B. 71,21% C. 64,43% D. 75,75%
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,935 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hết lượng E cần vừa đủ 430 ml KOH 1M, thu được 51,25 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Tỷ lệ mắt xích Gly:Ala có trong X là?
A. 2:3 B. 1:3 C. 3:1 D. 3:2
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,935 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hết lượng E cần vừa đủ 430 ml KOH 1M, thu được 51,25 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Tỷ lệ mắt xích Val:Ala có trong Y là?
A. 2:3 B. 1:3 C. 3:1 D. 1:1
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có chứa 1,06 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hết lượng E cần vừa đủ 480 ml KOH 1M, thu được 57,46 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số nguyên tử hiđro (H) có trong X là?
A. 15 B. 16 C. 17 D. 18
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có chứa 1,06 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hết lượng E cần vừa đủ 480 ml KOH 1M, thu được 57,46 gam hỗn hợp ba muối của glyxin, alanin và valin. Số nguyên tử hiđro (H) có trong Y là?
A. 25 B. 26 C. 27 D. 28
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y (đều mạch hở) cần vừa đủ 1,41 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 1,07 mol H2O và 0,22 mol N2. Thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Tỷ lệ mắt xích Gly:Ala có tromg X là?
A. 2:3 B. 1:3 C. 3:1 D. 2:1
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y (đều mạch hở) cần vừa đủ 1,41 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 1,07 mol H2O và 0,22 mol N2. Thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phân trăm khối lượng của X trong E là?
A. 51,82% B. 56,34% C. 61,01% D. 63,56%
Câu 11: Hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y (đều mạch hở, có tổng số mắt xích là 7, ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E cần vừa đủ 1,3575 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 1,065 mol H2O và 0,235 mol N2 . Thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của X có trong E là?
A. 32,45% B. 38,32% C. 41,24% D. 44,72%
Câu 12: Hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y (đều mạch hở, có tổng số mắt xích là 7, ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E cần vừa đủ 1,3575 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 1,065 mol H2O và 0,235 mol N2. Thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số nguyên tử hiđro (H) có trong Y là?
A. 25 B. 26 C. 27 D. 28
Câu 13: Hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y (đều mạch hở, có tổng số mắt xích là 7, ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E cần vừa đủ 1,3575 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 1,065 mol H2O và 0,235 mol N2. Thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số mol muối của Gly có trong T là?
A. 0,35 B. 0,36 C. 0,37 D. 0,38
Câu 14: Hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y (đều mạch hở, có tổng số mắt xích là 7, ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E cần vừa đủ 1,3575 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 1,06 mol H2O và 0,235 mol N2. Thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số mol muối của Ala có trong T là?
A. 0,05 B. 0,08 C. 0,11 D. 0,13
Câu 15: Hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y (đều mạch hở, có tổng số mắt xích là 7, ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E cần vừa đủ 1,3575 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 1,06 mol H2O và 0,235 mol N2. Thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số mol muối của Val có trong T?
A. 0,05 B. 0,08 C. 0,11 D. 0,13
Câu 16: Hỗn hợp E gồm tripeptit X, tetrapeptit Y và pentapeptit Z đều mạch hở, trong đó X và Y có tỷ lệ mol tương ứng là 3:1. Thủy phân hoàn toàn 54,02 gam E cần dùng dung dịch chứa 0,86 mol NaOH, thu được 84,82 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là:
A. 11,7% B. 20,1% C. 12,7% D. 11,2%
Câu 17: Hỗn hợp E gồm tripeptit X, tetrapeptit Y và pentapeptit Z đều mạch hở, trong đó X và Y có tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Thủy phân hoàn toàn 62,64 gam E cần dùng dung dịch chứa 1 mol NaOH, thu được 98,68 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Biết không có 2 peptit nào được cấu tạo từ 1 amino axit. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là:
A. 9,64% B. 9,72% C. 8,56% D. 7,23%
Câu 18: Hỗn hợp E gồm đipeptit X, tetrapeptit Y và pentapeptit Z đều mạch hở, trong đó X và Y có tỷ lệ mol tương ứng là 7:3. Thủy phân hoàn toàn 73,26 gam E cần dùng dung dịch chứa 1,16 mol NaOH, thu được 114,62 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là:
A. 13,64% B. 12,94% C. 11,21% D. 12,61%
Câu 19: Hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở, trong đó X và Y có tỷ lệ mol tương ứng là 4:1. Thủy phân hoàn toàn 65,5 gam E cần dùng dung dịch chứa 1,02 mol KOH, thu được 117,22 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 11,64% B. 10,94% C. 9,42% D. 7,05%
Câu 20: Hỗn hợp E gồm tripeptit X, tetrapeptit Y và hexanpeptit Z đều mạch hở, trong đó Y và Z có tỷ lệ mol tương ứng là 1:9. Thủy phân hoàn toàn 81,27 gam E cần dùng dung dịch chứa 1,31 mol NaOH, thu được 129,17 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Biết trong E chỉ có 1 peptit được cấu tạo từ 1 aminoaxit. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là.
A. 12,49% B. 11,94% C. 7,78% D. 9,32%
Câu 21: Hỗn hợp E gồm tripeptit X, tetrapeptit Y và pentapeptit Z đều mạch hở, trong đó X và Y có tỷ lệ mol tương ứng là 9:1. Thủy phân hoàn toàn 87,25 gam E cần dùng dung dịch chứa 1,41 mol NaOH, thu được 137,89 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 3,2% B. 6,3% C. 4,1% D. 5,6%
Câu 22: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, được tạo bởi alanin và glyxin có công thức (X) CxHyNzO7 và (Y) CnHmNtO6. Đốt cháy hết 23,655 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,00125 mol O2, sau phản ứng thu được tổng số mol H2O và N2 là 0,915 mol. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:
A. 28,16% B. 32,02% C. 24,82% D. 42,14%
Câu 23: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, được tạo bởi alanin và glyxin có công thức (X) CxHyNzO6 và (Y) CnHmNtO5. Đốt cháy hết 20,62 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 26,88 gam O2, sau phản ứng thu được tổng số mol H2O và N2 là 0,79 mol. Phần trăm khối lượng của X trong E là?
A. 48,16% B. 32,92% C. 64,21% D. 52,14%
Câu 24: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, được tạo bởi alanin và glyxin có công thức (X) CxHyN3Oz và (Y) CnHmNtO6. Đốt cháy hết 13,83 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 14,616 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được tổng số mol H2O và N2 là 0,58 mol. Mặt khác nếu đốt cháy lượng Y có trong E, sau đó cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 30,85 B. 28,50 C. 38,60 D. 26,00
Câu 25: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, được tạo bởi alanin và valin có công thức (X) CxHyN5Oz và (Y) CnHmNtO7. Đốt cháy hết 26,45 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,5225 mol O2 , sau phản ứng thu được tổng số mol H2O và N2 là 1,23 mol. Mặt khác, thủy phân gấp đôi lượng X trong E bằng 600 ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 80,85 B. 78,50 C. 65,10 D. 42,86
Câu 26: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, được tạo bởi valin và glyxin có công thức (X) CxHyNzO4 và (Y) CnHmNtO6. Đốt cháy hết 26,52 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 28,224 mol O2, sau phản ứng thu được tổng số mol H2O và N2 là 1,12 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng Y trong E, sau đó cho sản phẩm cháy qua 100 ml dung dịch gồm Ca(OH)2 1,45M và KOH 3M thì thấy có m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 20,85 B. 14,50 C. 18,60 D. 12,00
Câu 27: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, được tạo bởi alanin và valin có công thức (X) CxHyN4Oz (x mol) và (Y) CnHmNtO5 (y mol). Đốt cháy hết 33,84 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 42,336 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được tổng số mol H2O và N2 là 1,56 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3y mol Y, sau đó cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy dung dịch giảm m gam. Giá trị của m là:
A. 203,85 B. 196,02 C. 188,60 D. 172,80
Câu 28: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, đều được tạo bởi alanin và glyxin có công thức (X) CxHyNzO5 và (Y) CnHmNtO4. Đốt cháy hết 11,71 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 0,5025 mol O2, sản phẩm cháy thu có tổng số mol H2O và N2 là 0,47 mol. Phần trăm khối lượng của X trong E là:
A. 32,08% B. 44,41% C. 24,62% D. 52,04%
Câu 29: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, đều được tạo bởi alanin và glyxin có công thức (X) CxHyNzO4 và (Y) CnHmNtO5. Đốt cháy hết 16,76 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 16,464 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy thu có tổng số mol H2O và N2 là 0,68 mol. Phần trăm khối lượng của X trong E?
A. 55,92% B. 35,37% C. 30,95% D. 48,45%
Câu 30: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, đều được tạo bởi alanin và valin có công thức (X) CxHyN3Oz và (Y) CnHmN5Ot. Đốt cháy hết 18,94 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 23,856 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy thu có tổng số mol H2O và N2 là 0,88 mol. Phần trăm khối lượng của Y trong E là?
A. 55,92% B. 35,37% C. 30,95% D. 45,30%
BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1
01.A |
02.B |
03.A |
04.C |
05.D |
06.B |
07.A |
08.D |
09.A |
10. |
11.D |
12.A |
13.C |
14.A |
15.A |
16.A |
17.A |
18.D |
19.D |
20.A |
21.C |
22.B |
23.C |
24.D |
25.C |
26.B |
27.B |
28.B |
29.D |
30.D |
---(Để xem đáp án chi tiết đề tham khảo số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề tham khảo số 2:
Câu 1: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, đều được tạo bởi valin và glyxin có công thức (X) CxHyNzO3 và (Y) CnHmNtO5. Đốt cháy hết 18,6 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 0,99 mol O2, sản phẩm cháy thu có tổng số mol H2O và N2 là 0,85 mol. Mặt khác, nếu đốt cháy lượng Y có trong E, sau đó cho sản phẩm cháy qua nước vôi dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 30,85 B. 28,50 C. 38,60 D. 42,00
Câu 2: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, đều được tạo bởi alanin và valin có công thức (X) CxHyN5Oz và (Y) CnHmNtO4. Đốt cháy hết 32,96 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy thu có tổng số mol H2O và N2 là 1,58 mol. Mặt khác, đốt cháy lượng Y trong E, sau đó cho sản phẩm cháy qua 100ml dung dịch gồm Ca(OH)2 3M và NaOH 6,2M thấy có m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 30,00 B. 28,00 C. 38,00 D. 40,00
Câu 3: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, đều được tạo bởi glyxin và valin có công thức (X) CxHyNzO6 và (Y) CnHmN3Ot. Đốt cháy hết 33,54 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,935 O2, sản phẩm cháy thu có tổng số mol H2O và N2 là 1,58 mol. Mặt khác, đốt cháy lượng X có trong E, sau đó cho sản phẩm cháy qua 100ml dung dịch gồm Ba(OH)2 3,5M và KOH 1,6M thì thấy sau phản ứng có m gam muối trong dung dịch. Giá trị của m là?
A. 70,32 B. 80,75 C. 68,76 D. 76,21
Câu 4: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y, đều được tạo bởi alanin và glyxin có công thức (X) CxHyN5Oz và (Y) CnHmNtO5. Đốt cháy hết 17,86 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 17,808 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy thu có tổng số mol H2O và N2 là 0,72 mol. Mặt khác, nếu cho gấp đôi lượng X có trong E thủy phân trong 150ml KOH 2M, sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 30,32 B. 28,32 C. 28,76 D. 36,21
Câu 5: Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở và đều tạo bởi glixyl và alanin). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và còn lại 2,464 lít (đktc) một khí duy nhất. Phần trăm khối lượng của X trong T là:
A. 55,92% B. 35,37% C. 30,95% D. 53,06%
Câu 6: Hỗn hợp T gồm hexanpeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở và đều tạo bởi Gly và Val). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 76,26 gam và còn lại 3,472 lít (đktc) một khí duy nhất. Phần trăm khối lượng của X trong T là:
A. 18,31% B. 22,45% C. 26,87% D. 27,23%
Câu 7: Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và hexantapeptit Y (đều mạch hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam T trong dung dịch KOH vừa đủ thu được gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 73,94 gam và còn lại 5,6 lít (đktc) một khí duy nhất. Khối lượng của X trong hỗn hợp T là:
A. 5,2 B. 7,2 C. 18,2 D. 19,3
Câu 8: Hỗn hợp T gồm tripeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở và đều tạo bởi Gly, Val và Ala). Đun nóng m gam T trong dung dịch KOH vừa đủ thu được gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 74,46 gam và còn lại 4,704 lít (đktc) một khí duy nhất. Biết trong Z có chứa 16,95 gam muối của Gly. Tỷ lệ mắc xích Val : Ala trong Y là:
A. 2:1 B. 1:2 C. 1:1 D. 3:1
Câu 9: Hỗn hợp T gồm hexanpeptit X và tetrapeptit Y (đều mạch hở và đều tạo bởi Gly, Val và Ala). Đun nóng m gam T trong dung dịch 220ml NaOH 1M vừa đủ thu được gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O, N2 và 0,58 mol CO2. Biết số mol muối tạo bởi Val bằng số mol hỗn hợp T ban đầu. Phần trăm khối lượng của X trong T là?
A. 34,34% B. 67,15% C. 25,38% D. 50,78%
Câu 10: Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở). Đun nóng m gam T trong dung dịch 430ml NaOH 1M vừa đủ thu được gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O, N2 và 0,795 mol CO2. Biết trong Z chỉ chứa các muối của Gly, Ala, Val và có chứa 9,99 gam muối của Ala. Phần trăm số mol mắc xích Glyxin trong X là?
A. 15% B. 25% C. 50% D. 75%
Câu 11: Hỗn hợp T gồm pentapeptit X và hexanpeptit Y (đều mạch hở). Đun nóng m gam T trong dung dịch 0,57 mol KOH vừa đủ thu được gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3, H2O, N2 và 1,285 mol CO2. Biết trong Z chỉ chứa các muối của Gly, Ala, Val và có chứa 0,34 mol muối của Gly. Phần trăm khối lượng của X trong T là?
A. 27,76% B. 29,01% C. 31,34% D. 35,12%
Câu 12: Hỗn hợp T gồm hexanpeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở). Đun nóng m gam T trong dung dịch 340 ml NaOH 2M vừa đủ thu được gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O, N2 và 1,3 mol CO2. Biết trong Z chỉ chứa các muối của Gly, Ala, Val và có chứa 0,46 mol muối của Gly. Số mol mắc xích Glyxin trong X là?
A. 0,03 B. 0,06 C. 0,09 D. 0,1
Câu 13: Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam T trong dung dịch KOH vừa đủ thu được gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 62,46 gam và còn lại 4,816 lít (đktc) một khí duy nhất. Phần trăm số mol mắc xích Ala trong X là:
A. 25% B. 40% C. 50% D. 75%
Câu 14: Đun nóng 79,86 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y chứa hai peptit đều mạch hở gồm tripeptit (Z) và pentapeptit (T). Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 2,655 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua nước vôi trong (lấy dư), thu được dung dịch có khối lượng giảm 90,06 gam so với dung dịch ban đầu. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Tỉ lệ mắt xích glyxin : valin trong T là
A. 3:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:1
Câu 15: Đun nóng 102,14 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y chứa hai peptit đều mạch hở gồm tetrapeptit (Z) và pentapeptit (T). Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 3,885 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua nước vôi trong (lấy dư), thu được dung dịch có khối lượng giảm 127,36 gam so với dung dịch ban đầu. Biết độ tan nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Tỉ lệ mắt xích glyxin : valin trong T là
A. 3:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 4:1
Câu 16: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết bằng 9 và tỷ lệ mol tương ứng là 2:5. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly, Val và Ala. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp chứa peptit X và Y thu được 5,25 gam Gly, 8,01 gam Ala và 24,57 gam Val. Tỉ lệ mắc xích Val : Ala trong Y là?
A. 3:1 B. 3:2 C. 1:3 D. 2:3
Câu 17: Đun nóng 107,48 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y chứa hai peptit đều mạch hở gồm Z và T hơn kém nhau một mắt xích. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 131,52 gam O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua nước vôi trong (lấy dư), thu được dung dịch có khối lượng giảm 134,38 gam so với dung dịch ban đầu. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Tỉ lệ mol Ala : Gly trong T là
A. 2:1 B. 3:2 C. 2:3 D. 1:2
Câu 18: Đun nóng 120,64 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y chứa hai peptit đều mạch hở gồm tetrapeptit (Z) và hexanpeptit (T). Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 150,72 gam O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua nước vôi trong (lấy dư) thu được dung dịch có khối lượng giảm 153,14 gam so với dung dịch ban đầu. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Tỉ lệ mol Ala : Val trong T là
A. 3:2 B. 1:2 C. 2:3 D. 1:4
Câu 19: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết bằng 8 và tỷ lệ mol tương ứng là 1:4. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly, Val và Ala. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp chứa peptit X và Y thu được 16,5 gam Gly, 8,9 gam Ala và 14,04 gam Val. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp ban đầu gần nhất là?
A. 68% B. 70% C. 71% D. 73%
Câu 21: Hỗn hợp T chứa hai peptit X, Y mạch hở đều được tạo bở Gly và Val (biết tổng số liên kết peptit trong T là 8) tỷ lệ mol tương ứng của X và Y là 1:3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T cần 0,99 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 46,48 gam và 0,11 mol N2. Phần trăm khối lượng của X trong T là:
A. 18,456% B. 16,321% C. 17,235% D. 13,125%
Câu 22: Hỗn hợp T chứa hai peptit X, Y mạch hở đều được tạo bởi Gly và Ala (biết tổng số liên kết peptit trong T là 7) tỷ lệ mol tương ứng của X và Y là 2:3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T cần 0,705 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 35,32 gam và 0,12 mol N2. Phần trăm khối lượng của X trong T là:
A. 25,19% B. 74,81% C. 28,66% D. 71,34%
Câu 23: Hỗn hợp T chứa hai peptit X, Y mạch hở đều được tạo bở Gly và Ala (biết tổng số liên kết peptit trong T là 7) tỷ lệ mol tương ứng của X và Y là 7:3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T cần 37,2 gam O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 59,31 gam và 0,215 mol N2. Tỉ lệ mắc xích Gly : Ala trong Y là:
A. 2:3 B. 3:1 C. 3:2 D. 1:3
Câu 24: Hỗn hợp T chứa hai peptit X, Y mạch hở đều được tạo bởi Ala và Val (biết tổng số liên kết peptit trong T là 9) tỷ lệ mol tương ứng của X và Y là 1:3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T cần 94,56 gam O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 134,58 gam và 0,25 mol N2. Tỉ lệ mắc xích Val : Ala là:
A. 2:5 B. 3:1 C. 5:2 D. 1:3
Câu 25: Hỗn hợp T chứa hai peptit X, Y mạch hở đều được tạo bở Gly và Val (biết tổng số liên kết peptit trong T là 12) tỷ lệ mol tương ứng của X và Y là 1:4. Thủy phân hoàn toàn 62,1 gam T trong 330 ml dung dịch NaOH 2M vừa đủ thu được hỗn hợp Z gồm muối của các amino axit. Đốt cháy hết lượng muối trên thu được Na2CO3, N2 và 167,76 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của X trong T là:
A. 44,73% B. 55,27% C. 86,18% D. 13,82%
Câu 26: Hỗn hợp T chứa hai peptit X, Y mạch hở đều được tạo bởi Gly và Val (biết tổng số liên kết peptit trong T là 10) tỷ lệ mol tương ứng của X và Y là 3:8. Thủy phân hoàn toàn 20,4 gam T trong 300ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được hỗn hợp Z gồm muối của các amino axit. Đốt cháy hết lượng muối trên thu được Na2CO3, N2 và 40,83 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Tỷ lệ mắc xích Val : Gly trong X là?
A. 1:3 B. 2:3 C. 3:2 D. 1:5
Câu 27: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 6 và tỷ lệ mol tương ứng là 1:3. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp chứa peptit X và Y thu được 6,75 gam Gly và 4,45 gam Ala. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là:
A. 39,82% B. 49,14% C. 64,79% D. 59,28%
Câu 28: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 7 và tỷ lệ mol tương ứng là 3:2. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Ala. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp chứa peptit X và Y thu được 6 gam Gly và 13,35 gam Ala. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp là:
A. 39,82% B. 49,14% C. 64,25% D. 59,28%
Câu 29: Peptit X và peptit Y có tổng mắc xích bằng 10 và tỷ lệ mol tương ứng là 5:2. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Val và Ala. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp chứa peptit X và Y thu được 20,47 gam Ala và 10,53 gam Val. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là:
A. 42,34% B. 38,98% C. 37,74% D. 61,26%
Câu 30: Peptit X và peptit Y có tổng mắc xích bằng 9 và tỷ lệ mol tương ứng là 4:1. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Val và Ala. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp chứa peptit X và Y thu được 9,79 gam Ala và 8,19 gam Val. Tỉ lệ mắc xích Val : Ala trong X là?
A. 1:2 B. 3:2 C. 2:3 D. 2:1
ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2
01. D |
02. A |
03. B |
04. C |
05. D |
06. A |
07. A |
08. B |
09. C |
10. C |
11. A |
12. B |
13. A |
14. B |
15. C |
16. A |
17. D |
18. A |
19. D |
20.D |
21. A |
22. A |
23. C |
24. B |
25. D |
26. A |
27. C |
28. C |
29. C |
30. A |
---(Để xem đáp án chi tiết đề tham khảo số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích đoạn nội dung bộ đề luyện tập bài toán peptit môn Hóa học 12 năm học 2019 - 2020, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng truy cập vào hệ thống hoc247.net xem online hoặc tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại đây:
- Bài toán hỗn hợp chứa peptit được tạo từ Glu, Lys môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
- 100 Bài tập trắc nghiệm Amin - Amino Axit - Peptit - Protein
- Bài toán thủy phân peptit môn Hóa 12 năm học 2019 - 2020
Chúc các em học sinh học tập thật tốt!