YOMEDIA

Bộ đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT An Mỹ

Tải về
 
NONE

Bộ đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT An Mỹ là 1 dạng đề mẫu được tổng hợp các em có thể tham khảo và thử sức góp phần rèn luyện chuẩn bị trước kì thi. Việc làm đề là một trong những phương pháp học tập giúp các em củng cố kiến thức của bản thân, một phương pháp học tập hiệu quả. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích không chỉ giúp các em học sinh ôn thi mà còn giúp các thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình. 

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT AN MỸ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. trùng hợp.                        B. thủy phân.                   C. xà phòng hoá.             D. trùng ngưng.

Câu 2: Chất nào sau đây khống có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ?

A. propen                             B. stiren                           C. isopren                        D. toluen

Câu 3: Polime nào sau đây có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) ?

A. PE                                    B. amilopectin                 C. PVC                            D. nhựa bakelit

Câu 4: Polime nào sau đây được tổng họp bằng phản ứng trùng ngưng ?

A. poli(metyl metacrylat)                                             B. polistiren

C. poliacrilonitrin                                                         D. poli(etylen terephtalat)

Câu 5: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên ?

A. polietilen                          B. tinh bột                       C. polistiren                     D. xenlulozơ trinitrat

Câu 6: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit terephtalic với chất nào saụ đây ?

A. etylen glicol                     B. etilen                           C. glixerol                        D. ancol etylic

Câu 7: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng họp trực tiếp từ monome nào sau đây ?

A. vinyl clorua                      B. acrilonitrin                   C. propilen                       D. vinyl axetat

Câu 8: Polime có công thức : (CH2-CH(CH3) )nlà sản phẩm của quá trình trùng hợp monome nào sau đây ?

A. etilen                                B. stiren                           C. propilen.                      D. butađien-1.,3

Câu 9:  Trong số các polime sau : nhựa bakelit (1) ; polietilen (2); tơ capron (3); poli(vinyl clorua) (4); xenlulozơ (5). Chất thuộc loại polime tổng hợp là

A. (1), (2), (3), (5).               B. (1). (2), (4), (5).           C. (2), (3), (4). (5).           D. (1), (2), (3), (4).

Câu 10: Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit ?

A. amilozo                            B. glicogen.                     C. cao su lưu hoá             D. xenlulozo

Câu 11: Cho dãy các polime sau : xenlulozo, amilozó, amilopectin, glicogen, cao su lưu hoá. Số polime trong dãy có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A. 2.                                     B.    3.                              C. 4.                                 D. 5,

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.

B. Hầu hết các polime tan trong nước và trong dung môi hữu cơ.

C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là polime tổng hợp, còn tinh bột và xenlulozơ là polime thiên nhiên.

Câu 13: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ?

A. etan, etilen, toluen                                                   B. propilen, stiren, vinyl clorua

C. propan, etilen, stiren                                                D. stiren, clobenzen, isopren

Câu 14: Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. số polime tổng hợp trong dãy là

A. 3.                                     B. 4.                                 C. 5.                                 D. 6.

Câu 15: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

A. 1,80.                                B. 2,00.                            C. 0,80.                            D. 1,25.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

D

D

D

B

A

A

C

D

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

B

B

B

D

B

C

B

C

C

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

D

C

D

B

C

D

B

A

B

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?

A. axit axetic.                                                               B. etylamih.

C. buta-l,3-đien.                                                           D. axit E-amino caproic.

Câu 2: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?

A. xenlulozo                         B. amilozơ                       C. amilopectin                 D. cao su lưu hoá

Câu 3: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ?

A. tơ nilon-6,6                      B. tơ nitron                      C. tơ visco                       D. tơ xenlulozơ axetat

Câu 4: Trong các polime sau : poli(metyl metacrylat), poli(etylen terephtalat), polietilen, nilon-6,6, số polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

B. Poli(vinyl doma) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng,

C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

Câu 6: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ ?

A. nilon-6,6                          B. polibutađien                C. poli(vinyl doma)         D. polietilen

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. tơ visco là tơ tổng hợp                                            B. polietilen dùng làm chất dẻo

C. nilon-6 là tơ thiên nhiên                                          D. poliacrilonitrin dùng làm cao su

Câu 8: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH → X2 + X + H2O;

(b) X2 + H2SO4→X3 + Na2SO4;

(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O;

(d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O

Phân tử khối của X5 là

A. 216.                                 B. 202.                             C. 174                              D. 198

Câu 9: Cho các polime sau:

Nhựa bakelit;

Poliisopren;

Cao su buna – S;

Cao su lưu hó

A. Những polime có cấu tạo mạng không gian là

A. (1) và (3).                         B. (2) và (4).                    C. (1) và (4).                    D. (1) và (3) và (4).

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tinh bột là polime mạch không phân nhánh.

B. Amino axit là hợp chất đa chức

C. Đồng trùng hợp là quá trình có giải phóng các phân tử nhỏ.

D. Thực hiện phản ứng trùng hợp các amino axit thu được tơ nhân tạo.

Câu 11: Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, amilopectin. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. PE, PVC, polibutađien có mạch phân tử thẳng; amilopectin có mạch phân tử phân nhánh.

B. Các polime trên đều có cấu trúc dạng mạch thẳng.

C. Các polime trên đều có cấu trúc dạng mạch phân nhánh.

D. Các polime trên đều có cấu trúc dạng mạch không gian.

Câu 12: Cho các polime sau: bông (1); tơ tằm (2); len (3); tơ visco (4); tơ enang (5); tơ axetat (6); tơ nilon (7); tơ capron (8). Những tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:

A. (1), (3), (7).                      B. (2), (4), (8).                 C. (3), (5), (7).                 D. (1), (4), (6).

Câu 13: Có thể điều chế PE bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?

A. CH2 = CH2.                                                            B. CH2 - = CH-- – CH3--.

C. CH2-CH= CH – Cl.                                                    D. CH-2- = CH – OCO – CH-3.

Câu 14: Có thể điều chế PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?

A. CH3 – CH = CH2.                                                  B. CH2 = CH – Cl.

C. CH3 – CH2 – Cl.                                                    D. CH2 = CH – CH2 – Cl.

Câu 15: Poli (vinyl ancol) là polime được điều chế qua hai giai đoạn từ monome

A. CH2 = CH – COOCH3.                                         B. CH2 = CH – COOH.

C. CH2 = CH – COOC2H5.                                       D. CH2 = CH – OCOCH3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

A

B

D

A

B

B

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

A

B

D

B

A

B

C

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

C

B

C

B

B

C

B

B

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit X chứa 1 nhóm  NH2 và 1 nhóm  COOH thu được 6,72 lít CO2, 1,12 lít N2 và 4,5 gam H2O. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:

 A. 17,4                                B. 15,2                              C. 8,7                                D. 9,4

Câu 2. Chất X (chứa C, H, O, N) có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là 40,45%; 7,86%; 35,96%. X tác dụng với NaOH và với HCl, X có nguồn gốc từ thiên nhiên và Mx < 100. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

 A. CH3CH(NH2)COOH.                                              B. H2NCH2CH2COOH.

 C. H2NCH2COOH.                                                      D. H2NCH2CH(NH2) COOH.

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn a mol một aminoaxit X được 2a mol CO2, 2,5a mol nước và 0,5a mol N2. X có CTPT là: 

 A. C2H5NO4                        B. C2H5N2O2                     C. C2H5NO2                      D. C4H10N2O2

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 22,25 gam alanin, sản phẩm thu được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư.

Khối lượng kết tủa tạo thành tối đa là:

 A. 75gam                            B. 7,5 gam                         C. 25 gam                         D. 50 gam

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít N2 (đều đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi cho X tác dụng với NaOH thu được sản phẩm có muối H2NCH2COONa. CTCT thu gọn của X là:

 A. H2NCH2CH2COOH                                                B. H2NCH2COOC3H7

 C. H2NCH2COOC2H5                                                  D. H2NCH2COOCH3

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam một chất hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít khí N2 (ở đktc). Tỉ khối hơi của X so với Hiđro là 44,5. Công thức phân tử của X là:

 A. C3H5O2N                        B. C3H7O2N.                     C. C2H5O2N2                    D. C3H9ON2

Câu 7. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp A gồm 2 amino axit no là đổng đẳng kế tiếp có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thì thu được 0,25 mol CO2. CTPT của 2 aminoaxit là

 A. C2H5NO2, C3H7NO2                                                B. C2H5NO2, C4H9NO2

 C. C2H5NO2, C5H11NO2                                               D. C3H7NO2, C4H9NO2

Câu 8. Aminoaxit X có công thức CxHyO2N. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng dung dịch NaOH đặc thấy khối lượng bình tăng thêm 25,7 gam. Số công thức cấu tạo của X là:

 A. 3                                     B. 4                                   C. 5                                   D. 6

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol α-aminoaxit A no có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thì thu được 0,4 mol CO2. Công thức cấu tạo của A là:

 A. H2NCH2COOH                                                       B. H2NCH(CH3)COOH

 C. H2NCH2CH2CH2COOH                                         D. H2NCH2CH2COOH

Câu 10. Đốt cháy 9 gam hỗn hợp A gồm 2 aminoaxit no là đồng đẳng kế tiếp có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thì thu được 7,84 lít CO2 (đktc) (biết tỉ khối hơi của A so với H2 = 45). CTPT của 2 aminoaxit là

 A. C2H5NO2, C3H7NO2                                                B. C2H5NO2, C4H9NO2

 C. C2H5NO2, C5H11NO2                                               D. C3H7NO2, C4H9NO2

Câu 11. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm − NH2 và một nhóm −COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 45 g                                B. 60 g                              C. 120 g                            D. 30 g

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hợp chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 50,4 lít không khí. Sau phản ứng cho toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 41,664 lít. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, không khí gồm 20% O2 và 80% N2 theo thể tích. CTPTcủa X là:

 A. C2H5O2N                        B. C3H7O2N                      C. C4H9O2N                      D. C4H7O2N

Câu 13. Hỗ hợp X gồm 2 aminoaxit no (chỉ có nhóm chức −COOH và −NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

 A. 20 gam                           B. 13 gam                          C. 10 gam                         D. 15 gam

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)X và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl.

Giá trị của a là

 A. 0,06 mol                         B. 0,04 mol                       C. 0,1 mol                         D. 0,05 mol

Câu 15. Xác định thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hết 29,5 gam hỗn hợp X gồm CH3CH(NH2)COOH và CH3COOCH(NH2)CH3. Biết sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch NaOH thì khối lượng bình đựng tăng 70,9 gam.

 A. 44,24 lít                          B. 42,75 lít                        C. 28,25 lít                        D. 31,92

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1C

2A

3C

4A

5D

6B

7A

8C

9A

10C

11C

12B

13B

14A

15D

16A

17B

18D

19B

20A

21A

22A

23A

24D

25C

26B

27B

28C

29B

30C

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT An Mỹ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON