eLib xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 12 năm 2020-2021 Trường THPT Gia Định. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em so sánh đối chiếu với bài làm của mình, giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt!
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3-COOC6H5. B. CH2=CH-COOCH3.
C. CH3-COOCH=CH2. D. CH3-COOC2H5.
Câu 2. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 3. Khi cho dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu
A. xanh tím. B. đỏ gạch.
C. không chuyển màu. D. vàng.
Câu 4. Chất nào sau đây được dùng làm thuốc súng không khói?
A. tơ visco. B. xenlulozơ trinitrat.
C. tơ axetat. D. xenlulozơ.
Câu 5. Số đồng phân cấu tạo amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 6. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?
A. H2NCH2COOH. B. CH3COOC2H5. C. C2H5NH2. D. HCOONH4.
Câu 7. Công thức phân tử của glyxin (axit aminoaxetic) là
A. C3H7O2N. B. C2H5O2N. C. C2H7O2N. D. C4H9O2N.
Câu 8. Số gốc α-amino axit trong phân tử tripeptit mạch hở là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9. Chất nào sau đây không tham gia vào phản ứng màu biure?
A. Ala-Val-Gly-Val. B. Gly-Ala-Ala. C. Val-Gly-Ala. D. Gly-Ala.
Câu 10. Tơ visco thuộc loại polime
A. bán tổng hợp. B. thiên nhiên. C. tổng hợp. D. trùng hợp.
Câu 11. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2 =CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH3COOCH=CH2. D. C6H5CH=CH2.
Câu 12. Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do
A. chúng có chứa nitơ trong phân tử.
B. số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác.
C. chúng được tạo từ amino axit có tính chất lưỡng tính.
D. liên kết -CO-NH- (liên kết amit) phản ứng được với cả axit và kiềm.
Câu 13. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau ?
A. glucozơ và fructozơ. B. etylamin và đimetylamin.
C. axit propionic và metyl fomat. D. alanin và amoni acrylat.
Câu 14. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Cấu tạo của X là
A. Gly-Lys-Val-Ala-Glu. B. Gly-Val-Lys-Ala-Glu.
C. Gly-Lys-Val-Glu-Ala. D. Lys-Gly-Val-Ala-Glu
Câu 15. Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM).
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 4,48 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 4,05 gam H2O. Công thức phân tử của X là: (cho H = 1, O = 16)
A. C3H7N B. C3H9N C. C4H9N D. C2H7N
Câu 2: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 3: Chọn phát biểu đúng:
A. Tính oxi hóa giảm dần: Ag+ > Cu2+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+
B. Tính khử giảm dần: K > Mg > Zn > Ni > Fe > Hg
C. Tính oxi hóa giảm dần: Ag+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+
D. Tính khử giảm dần: Mg > Fe2+ > Sn > Cu > Fe3+ > Ag
Câu 4: Poli(vinyl clorua) có công thức là:
A. (-CH2-CHCl-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH2-CHBr-)n. D. (-CH2-CHF-)n.
Câu 5: Trong các loại tơ dưới đây, tơ nào là tơ nhân tạo:
A. Tơ visco. B. Tơ nitron. C. Nilon -6,6. D. Tơ tằm.
Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
Câu 7: Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó, thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu. Giải thích nào sau đây không đúng với thí nghiệm trên?
A. Ở cực dương xảy ra phản ứng khử: .
B. Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2.
C. Ở cực âm xảy ra phản ứng oxi hoá: .
D. Zn bị ăn mòn điện hóa và sinh ra dòng điện.
Câu 8: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat. B. propyl axetat. C. metyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 9: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là:
A. C15H31COOH và glixerol. B. C15H31COONa và etanol.
C. C17H35COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: ( 4 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a, CH3COOC2H5 + NaOH →
b, Lên men Glucozơ enzim→
c, CH3 NH2 + HCl →
d, H2NCH2COOH + KOH →
e, nCH2 = CH2 xt, to, P cao
f, Fe + Cl2 →
h, Fe3O4 + Al →
k, AgNO3 + Cu →
Câu 2: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết dung dịch các chất đựng trong các lọ riêng biệt sau: Glucozơ, Saccarozo, Glyxin
Câu 3: (1 điểm) Cho 6g một kim loại có hóa trị không đổi tác dụng với HCl dư, thu được 6,11 lít khí H2 (ở 25℃ và 1 atm). Hãy xác định tên của kim loại đã dùng.
Câu 4: (1 điểm) (X) là một α-aminoaxit có mạch cacbon không phân nhánh. Cho 0,02 mol (X) tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch HCl 0,125M, sau phản ứng cô cạn thu được 3,67 gam muối. Mặt khác, trung hòa 1,47 gam (X) bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được 1,91 gam muối. Xác định công thức phân tử của X.
Câu 5: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn một amin, no đơn chức, mạch hở ta thu được 6,72 lít CO2 ở đktc và 8,1 gam hơi H2O. Xác định CTPT của amin
Câu 6: (1 điểm) Cho 4,32 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A ; 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí B có khối lượng 0,92 gam gồm 2 khí không màu có một khí hóa nâu trong không khí và còn lại 2,04 gam chất rắn không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được m gam muối khan. Xác định giá trị của m.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 12 năm 2020-2021 Trường THPT Gia Định, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao!