YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Nguyễn Gia Thiều

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Nguyễn Gia Thiều dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN GIA THIỀU

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

(Thời gian làm bài: 50 phút)

Đề 1

Câu 1: Đến thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có những phát minh quan trọng, đó là gì?

A. Kỹ thuật luyện đồ kim loại.

B. Đóng tàu, chế tạo súng.

C. Thuốc nhuộm, thuốc in.     

D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.

Câu 2: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong thời kì nào ở Trung Quốc?

A. Nhà Đường.

B. Nhà Tống.  

C. Nhà Minh.  

D. Nhà Thanh.

Câu 3: Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên?

A. Thời Đinh - Tiền Lê.          

B. Thời nhà Lý.

C. Thời nhà Trần.        

D. Thời nhà Hồ.

Câu 4: Hệ tư tưởng phong kiến và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta thời Bắc thuộc?

A. Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

B. Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.

D. Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo.

Câu 5: Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh có thái độ gì?

A. Kiên quyết chống lại các đế quốc xâm lược.

B. Bỏ mặc nhân dân.

C. Thỏa hiệp với các nước đế quốc.

D. Trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Câu 6: Từ cuối thế kỉ XIX, Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành chiến tranh nhằm

A. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường.

B. làm bá chủ thế giới và đứng đầu châu Âu.

C. bành trướng thế lực ở châu Phi.

D. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ thế giới.

Câu 7: Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là

A. xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chính trị.

C. đưa loài người bước vào nền vĕn minh mới - vĕn minh hậu công nghiệp.

D. đưa giai cấp tư sản lên vǜ đài chính trị.

Câu 8: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm nhanh chóng vào NĂM 1867 là

A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang.

B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.

C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ.

D. Vƿnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Câu 9: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định là

A. làm bàn đạp tấn công Kinh thành Huế.

B. hoàn thành chiếm Trung Kì.

C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.

D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện.

Câu 10: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước Giáp Tuất 1874?

A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa.

C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.

D. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 11: Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là

A. do chưa tập hợp được lực lượng đông đảo.

B. chưa phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.

C. khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Pháp quá mạnh nên dễ dàng đàn áp.

Câu 12: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế?

A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời.

B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn.

C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng.

D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp.

Câu 13: Đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là:

A. thế giới chia thành 2 phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

B. hình thành trật tự thế giới đa cực.

C. dự vươn lên mạnh mẽ và đứng đầu thế giới của nền kinh tế Mĩ.

D. thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 14: Với thắng lợi nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới?

A. Cách mạng dân tộc, dân chủ ở Trung Quốc.

B. Cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu.

C. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Nam Phi.

D. Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh.

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi nổ ra sớm nhất ở

A. Bắc Phi.     

B. Tây Phi.     

C. Trung Phi.  

D. Nam Phi.

Câu 19: Nguồn gốc của tình trạng hai cường quốc Liên Xô - Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mĩ can thiệp sâu vào tình hình nội bộ các nước Đông Âu.

B. Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.

C. Mĩ âm mưu làm bá chủ thế giới.

D. Sự cạnh tranh thị trường tiêu thụ hàng hóa giữa hai cường quốc.

Câu 20: Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cho Việt Nam những điều kiện thuận lợi nào trong thời kì công

- nghiệp hóa - hiện đại hóa?

A. Khai thác được nguồn lực trong nước.

B. Xã hội hóa lực lượng sản xuất.

C. Giữ vững bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ.

D. Tăng cường hợp tác quốc tế.

Câu 21: Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều ra sức lược phát triển của mình bằng cách

A. chính trị là trọng điểm.       

B. vĕn hóa là trọng điểm.

C. quân sự là trọng điểm.        

D. kinh tế là trọng điểm.

Câu 22: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. xã hội thuộc địa.    

C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

B. xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.         

D. xã hội phong kiến.

Câu 23: Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam đã đấu tranh hoàn toàn tự giác?

A. Tổ chức Công hội được thành lập (1920).

B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).

C. Phong trào vô sản hóa (NĂM 1928).

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu NĂM 1930).

Câu 24: Hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930) so với Cương lƿnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) là gì?

A. Nặng về đấu tranh giai cấp, động lực của cách mạng là công - nông.

B. Chưa vạch ra đường lối cụ thể của cách mạng Việt Nam.

C. Chưa thấy được vị trí, vai trò của giai cấp công nhân.

D. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của địa chủ phong kiến.

Câu 25: Phong trào đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là

A. chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.

B. chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam KHÓA.

C. phong trào “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”.

D. thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.

Câu 26: Hội nghị nào của Đảng ta dưới đây đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 27: Hạn chế về lực lượng cách mạng nêu ra trong luận cương chính trị tháng 10/1930 được khắc phục trong mặt trận nào?

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 28: Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 là

A. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

B. thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc.

C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.

D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 29: “Đả đảo phong kiến” là hai khẩu hiệu của phong trào cách mạng nào Câu 29: “Đả đảo đế

quốc”, “Đả đảo phong k Việt Nam trong thời kì 1930 – 1945?

A. Phong trào 1936 – 1939.    

B. Phong trào 1930 – 1935.

C. Phong trào 1930 – 1931.    

D. Phong trào 1939 – 1945.

Câu 30: Nhận định nào sau đây nói về thời cơ Tông khởi nghĩa tháng Tám là không đúng?

A. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã chín muồi.

B. Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám là thời cơ ngàn NĂM có một.

C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi.

D. Dân tộc ta đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ để tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 31: Vì sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?

A. Vì quân Trung Hoa Dân quốc đã rút lui.

B. Vì tình thế cách mạng không thể trì hoãn được.

C. Vì quân Pháp đã tấn công ra miền Bắc.

D. Vì Pháp và Trung Hoa Dân quốc đã câu kết với nhau kí Hiệp ước Hoa - Pháp.

Câu 32: Điểm chung trong kế hoạch Rive NĂM 1949, kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi NĂM 1950 và kế hoạch Nava NĂM 1953 là

A. nhanh chóng xóa bỏ cĕn cứ địa Việt Bắc.

B. âm mưu tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam.

C. giành thế chủ động trên chiến trường.

D. đánh vào cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

Câu 33: Hai hệ thống phòng ngự Pháp thiết lập ở Việt Nam NĂM 1950 là

A. hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung du

B. hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và Hành lang Đông - Tây (Hải Phòng - Hà Nội – Hòa Bình - Sơn La).

C. hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và đồng bằng Bắc Bộ.

D. phòng tuyến “boong ke” và “vành đai trắng” xung quanh Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 34: Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm

A. tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

B. tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng ba nước Đông Dương.

C. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố cĕn cứ địa Việt Bắc.

D. giành thắng lợi quyết định về quân sự để tạo điều kiện thuận lợi trong đàm phán ngoại giao.

Câu 35: Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), Mĩ thay Pháp dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm miền Nam nhằm thực hiện âm mưu

A. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. chia cắt Việt Nam, biển miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, cĕn cứ quân sự ở Đông Dương, Đông Nam Á.

C. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, cĕn cứ quân sự ở Đông Dương, Đông Nam Á.

D. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

Câu 36: Sau Hiệp định Pari (1973), Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A. “Chiến tranh đơn phương”.

B. “Chiến tranh đặc biệt”.

C. “Chiến tranh cục bộ”.         

D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 37: Điểm mới trong âm mưu của Mĩ thể hiện ở chiến lược “Chiến tranh lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào.

B. mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia.

C. mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc.

D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Câu 38: Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đó 1954 -

1975 do Đảng Lao động Việt Nam để ra và thực hiện thành công là

A. làm cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam.

B. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng XHCN ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

C. tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam.

D. Cả nước cùng kháng chiến chống Mỹ cứu nước để thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 39: Điền những từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây: “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà là ...”

A. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 40: Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội của

A. công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. xây dựng và phát triển kinh tế.

C. công cuộc đổi mới đất nước.

D. xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-C

4-C

5-C

6-A

7-B

8-D

9-C

10-C

11-C

12-C

13-A

14-B

15-A

16-B

17-C

18-A

19-B

20-D

21-D

22-B

23-B

24-A

25-C

26-C

27-B

28-A

29-C

30-A

31-D

32-D

33-B

34-A

35-B

36-D

37-C

38-B

39-B

40-C

Đề 2

Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

A. Nhà Hạ.     

B. Nhà Hán.

C. Nhà Tần.    

D. Nhà Chu

Câu 2: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc nội chiến ở Mĩ là gì?

A. Mâu thuẫn giữa tư sản ở miền Bắc và chủ nô ở miền Nam

B. Mâu thuẫn giữa kinh tế công thương nghiệp và kinh tế đồn điền.

C. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nộ.

D. Kết quả bầu cử Tổng thống Mĩ NĂM 1860.

Câu 3: Thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến nào được truyền bá vào nước ta?

A. Nho giáo.   

B. Phật giáo.   

C. Đạo giáo.   

D. Ấn Độ giáo.

Câu 4: Vương triều Lê sơ được thành lập sau thắng lợi của sự kiện lịch sử nào?

A. Khởi nghĩa Lam Sơn.

B. Kháng chiến chống Tống.

C. Kháng chiến chống Mông - Nguyên.

D. Kháng chiến chống Thanh.

Câu 5: Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là

A. để lại bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.

B. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

C. nước Nga có điều kiện giúp đỡ ta về vật chất và tinh thần.

D. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.

Câu 6: Để giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Mỹ giải quyết khủng hoảng bằng con đường nào?

A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

B. Thực hiện chính sách ôn hòa.

C. Giữ nguyên trạng thái tự bản chủ nghĩa.

D. Vừa phát xít hóa vừa giữ nguyên tư bản chủ nghĩa.

Câu 7: Tính chất của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga NĂM 1917 là

A. là cuộc cách mạng tư sản kiểu cǜ.

B. là cuộc cách mạng XHCN.

C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. là cuộc cách mạng tư sản điển hình.

Câu 8: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia

A. thuộc địa.

B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.

C. nửa thuộc địa nửa phong kiến.

D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.

Câu 9: Đâu không phải là nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)?

A. triều đình nhường hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.

B. bồi thường cho Pháp 20 triệu quan.

C. triều đình phải mở 3 cửa biển: Ba Lạt, Quảng Yên, Đà Nẵng

D. triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là vùng đất thuộc Pháp.

Câu 10: Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu?

A. Hội Duy tân.          

B. Phong trào Đông du.

C. Phong trào Duy tân.

D. Việt Nam Quang phục hội.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-A

4-A

5-B

6-A

7-B

8-D

9-D

10-C

11-C

12-C

13-D

14-D

15-D

16-B

17-B

18-B

19-B

20-C

21-C

22-C

23-D

24-A

25-D

26-B

27-D

28-D

29-C

30-D

31-D

32-B

33-B

34-A

35-C

36-D

37-B

38-A

39-B

40-A

Đề 3

Câu 1: Phát minh quan trọng nhất giúp cải thiện đời sống của Người tối cổ là gì?

A. Biết chế tác công cụ lao động.        

B. Biết sĕn bắn hái lượm.

C. Biết trồng trọt chĕn nuôi.   

D. Biết cách tạo ra lửa.

Câu 2: Quốc gia cổ Vĕn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền vĕn hóa cổ nào dưới đây?

A. Sa HuǶnh.

B. Đồng Nai.  

C. Ốc Eo.        

D. Đông Sơn.

Câu 3: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?

A. Thể chế dân chủ.

B. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

C. Thể chế quân chủ chuyên chế.

D. Thể chế cộng hòa.

Câu 4: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài?

A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ NĂM 905.

B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ NĂM 907.

C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền NĂM 938.

D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô NĂM 939.

Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc khi

A. phát xít Italia bị sụp đổ.

B. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.

C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật.

D. phát xít Đức bị tiêu diệt.

Câu 6: Chính sách Mĩ đã dùng để khống chế các nước khu vực Mĩ Latinh là

A. “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla”.

B. “Cây gậy” và “Củ cà rốt”.

C. chính sách “Cái gậy lớn”.

D. chính sách “Ngoại giao đồng đôla”.

Câu 7: Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều giải quyết mâu thuẫn về vấn đề gì?

A. Khoa học kỹ thuật. B. Thị trường, thuộc địa.

C. Nhân công. D. Vốn.

Câu 8: Ý nào không đúng khi nhận xét về phong trào Cần vương?

A. Phong trào nổ ra vào cuối thế kỉ XIX và kéo dài đến đầu thế kỉ XX.

B. Phong trào diễn ra với quy mô lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Ki.

C. Phong trào thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

D. Là phong trào yêu nước chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần vương.

Câu 9: Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh theo xu hướng nào?

A. Cải cách.    

B. Ôn hòa.

C. Bạo lực cách mạng.

D. Bao động

Câu 10: Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

A. chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị.

B. có một nền chính trị độc lập.

C. đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, vĕn hóa.

D. có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-D

2-D

3-B

4-C

5-B

6-A

7-B

8-A

9-A

10-D

11-A

12-D

13-B

14-D

15-B

16-C

17-A

18-A

19-B

20-C

21-A

22-D

23-D

24-B

25-B

26-D

27-C

28-A

29-A

30-D

31-C

32-B

33-A

34-D

35-A

36-B

37-D

38-C

39-B

40-B

Đề 4

Câu 1: Điểm giống nhau cơ bản giữa Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng tư sản Pháp thời kì cận đại là gì?

A. Nguyên nhân trực tiếp đều xoay quanh vấn đề tài chính.

B. Xã hội phân chia thành các đẳng cấp.

C. ĐỀu có sự xâm nhập kinh tế TBCN vào nông nghiệp.

D. ĐỀu do quý tộc mới lãnh đạo.

Câu 2: Biểu hiện nào không thuộc giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến phương Đông?

A. Hình thành quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lƿnh canh.

B. Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế (hoặc đại vương).

C. Các vương quốc được thống nhất rộng hơn, chặt chẽ hơn.

D. Sự hình thành các lãnh địa với quyền lực to lớn của lãnh chúa.

Câu 3: Dưới thời khóa Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tư tưởng nào vào nước ta?

A. Nho giáo.   

B. Đạo giáo.   

C. Phật giáo.   

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 4: Sắp xếp thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong các thế kỉ X - XV:

1.  Kháng chiến chống Tổng thời Tiền Lê.

2.  Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần.

3.  Kháng chiến chống Tống thời Lí.

4.  Khởi nghĩa Lam Sơn.

A. 1, 2, 3, 4.    

B. 2, 3, 4, 1.    

C. 1,3, 2, 4.     

D. 3, 2, 4, 1.

Câu 5: Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử nửa sau thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành công nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc lại thất bại?

A. Thế lực phong kiến còn mạnh không muốn cải cách.

B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.

C. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền lực trong tay, là người có tư tưởng dân chủ tiến bộ.

D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.

Câu 6: Cuộc Duy tân Minh Trị tiến hành trên những lƿnh vực

A. chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.

B. chính trị, kinh tế, vĕn hóa, xã hội.

C. kinh tế, vĕn hóa, xã hội, quân sự.

D. kinh tế, vĕn hóa, xã hội, giáo dục.

Câu 7: Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ là

A. Đảng Quốc đại       

B. Đảng Đồng minh hội.  

C. Đảng Dân chủ.  

D. Đảng Cộng sản.

Câu 8: Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patonốt (1884) mà triều đình Huế kí với Pháp đều thể hiện

A. sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.

B. sự bán nước của triều đình Huế.

C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hòa đến đèo Ngang.

D. sự nhu nhược của triều đình Huế giữa lúc đất nước bị giặc ngoại xâm.

Câu 9: Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX đã

A. làm cho sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm.

B. trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược.

C. làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phương Tây.

D. đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các nước tư bản.

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối XIX là

A. triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.

B. thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.

C. kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

D. nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-A

2-D

3-D

4-C

5-C

6-A

7-A

8-A

9-A

10-B

11-A

12-B

13-B

14-B

15-A

16-D

17-C

18-B

19-A

20-B

21-C

22-C

23-B

24-C

25-A

26-D

27-C

28-A

29-D

30-A

31-A

32-A

33-B

34-A

35-A

36-A

37-A

38-B

39-C

40-C

Đề 5

Câu 1: Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của vĕn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là

A. tôn giáo và chữ viết.           

B. vĕn hóa.

C. tôn giáo.     

D. chữ viết.

Câu 2: Thời khóa nào đã đưa Cách mạng tư sản Pháp lên đến đỉnh cao?

A. Thời khóa phải Lập hiến cầm quyền.

B. Thời khóa phái Girôngđanh cầm quyền.

C. Thời khóa phái Giacôbanh cầm quyền.

D. Thời khóa Đốc chính.

Câu 3: Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm NĂM 1785?

A. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba.

B. Chiến thắng Chi Lăng.

C. Chiến thắng Xương Giang.

D. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 4: Hệ tư tưởng tôn giáo nào được du nhập vào nước ta trong các thế kỉ XVI-XVII?

A. Đạo giáo.   

B. Nho giáo.   

C. Phật giáo.   

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 5: Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á

A. hầu hết bị biến thành thuộc địa.

B. phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. bước vào thời kì khủng hoảng toàn diện.

D. bước vào thời kì khủng hoảng.

Câu 6: Tại sao nói thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga NĂM 1917 đã thay đổi cục diện thế giới?

A. Hệ thống TBCN không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.

C. Đưa nước Nga Xô viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.

D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết.

Câu 7: Thực chất của hệ thống Vecxai - Oasinhtơn là

A. xác lập sự áp đặt nộ dịch của các nước thắng trận đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.

B. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.

C. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận đối với các nước bại trận.

D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa.

Câu 8: Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi Pháp với

A. đánh đuổi phong kiến tay sai.

B. cải biến xã hội.

C. giành độc lập dân tộc.

D. giải phóng giai cấp nông dân.

Câu 9: Một trong những chính sách sai lầm của vua quan triều Nguyễn giữa thế kỉ XIX dẫn đến sự rạn nứt khối đoàn kết dân tộc là gì

A. Tăng cường các thứ thuế vô lí, bóc lột kiệt quệ quần chúng nhân dân.

B. Không thực hiện cải cách dân chủ, duy tân đất nước.

C. Thần phục triều Thanh, xa lánh các nước phương Tây.

D. “Cấm đạo” xua đuổi và xử tội giáo sƿ phương Tây.

Câu 10: Đặc điểm nào nổi bật nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây

Nam Kì?

A. Phong trào kết hợp giữa chống Pháp với chống phong kiến tay sai.

B. Phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.

C. Phong trào đã lôi cuốn nhiều vĕn thân, sƿ phu tham gia.

D. Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1-A

2-C

3-D

4-D

5-A

6-A

7-B

8-B

9-D

10-A

11-C

12-A

13-D

14-B

15-B

16-A

17-A

18-C

19-C

20-A

21-C

22-D

23-C

24-D

25-B

26-A

27-A

28-A

29-A

30-D

31-B

32-C

33-B

34-D

35-A

36-A

37-C

38-C

39-B

40-B

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Nguyễn Gia Thiều​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON