Dưới đây là nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Văn Linh giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho các kì thi sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.
Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. Đề số 1
Câu 1: Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để
A. tuyên truyền văn hoá đồi truỵ
B. kinh doanh trục lợi.
C. hoạt động trái pháp luật.
D. lợi dụng niềm tin của nhân dân
Câu 2: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau; giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là
A. bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền và nghĩa vụ.
B. bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền và lợi ích.
C. bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.
D. bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.
Câu 3: Quy định nào sau đây thể hiện Nhà nước tạo điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo cho công dân thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí?
A. Nhà nước quy định về mức thưởng và học bổng cho những thí sinh đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hàng năm.
B. Nhà nước quy định mọi công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện của Nhà nước.
C. Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, liệt sĩ trong thi tuyển Đại học, Cao đẳng.
D. Nhà nước quy định mọi công dân đều có quyền được học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
Câu 4: Tuấn nghiện game, thiếu nợ quán game 2 triệu không có tiền trả, sau nhiều lần đòi Tuấn không được, chủ quán đã bắt và nhốt Tuấn vào phòng trống và đánh đập. Hành vi của chủ quán Game vi phạm quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, quyền tự do ngôn luận
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Quyền bình đẳng của công dân và quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 5: Tôn giáo nào sau đây do người Việt Nam sáng lập ra?
A. Cao đài và hoà hảo. B. Phật giáo và cao đài.
C. Phật giáo và hoà hảo. D. Phật giáo và thờ cúng tổ tiên.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây bất kì ai cũng có quyền được bắt ?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Phạm tội quả tang hoặc có lệnh truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 7: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nhiệm vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào
A. Tình hình thực tế của mỗi người. B. Quy định của Nhà nước.
C. Những người xung quanh. D. Khả năng, hoàn cảnh của mỗi người.
Câu 8: Thực hiện pháp luật là quá trình có mục đích, làm cho những qui định của pháp luật đi vào
A. thực tiễn, trở thành những hành vi không hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
B. thực tiễn, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
C. cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
D. cuộc sống, trở thành những hành vi không hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Câu 9: Vụ án Trương Năm Cam có nhiều cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cán bộ cao cấp trong cơ quan Đảng, Nhà nước Việt Nam có hành vi bảo kê, tiếp tay cho Năm Cam và đồng bọn như: Bùi Quốc Huy, Phạm Sỹ Chiến, Trần Mai Hạnh....là các cán bộ cấp cao của bộ công an. Bộ chính trị, ban bí thư đã chỉ đạo, Đảng uỷ công an, ban cán sự các cấp, các ngành nhanh chóng xử lí nghiêm túc, triệt để những cán bộ , đảng viên sai phạm. Điều này đúng với nội dung nào sau đây?
A. Mọi người dân lao động, không phân biệt ngành nghề khi vi phạm pháp luật thì bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân không phân biệt địa vị, tôn giáo, thành phần kinh tế, độ tuổi khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
D. Công dân dù ở địa vị nào, độ tuổi nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng trong bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân?
A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân nào vi phạm qui định của các cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật
D. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
Câu 11: Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân tạo cơ sở để vợ chồng
A. củng cố tình yêu, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
B. đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ.
C. củng cố tình yêu, đảm bảo bình đẳng về quyền lợi gữa vợ và chồng.
D. củng cố tình yêu, đảm bảo sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
Câu 12: Những trường hợp sau, trường hợp nào được ra lệnh bắt khẩn cấp?
A. Bắt người đang có lệnh truy nã.
B. Ông A tham nhũng của Nhà nước số tiền hơn 9.000.000 tỉ đồng, các cơ quan điều tra có đủ căn cứ để bắt tạm giam, tiếp tục điều tra.
C. Người vừa phạm tội có người chính mắt trông thấy.
D. Người phạm tội quả tang.
Câu 13: Là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy, là nội dung của khái niệm nào?
A. Khái niệm tín ngưỡng B. Khái niệm mê tín.
C. Khái niệm tôn giáo D. Khái niệm lễ nghi tôn giáo.
Câu 14: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm o khoản 3 điều 6- nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016). Quy định trên thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính thống nhất của pháp luật. B. Tính quyền lực và bắt buộc chung của pháp luật.
C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. D. Tính xã hội của pháp luật.
Câu 15: "Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật" là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại chương và điều nào sau đây hiến pháp 2013?
A. Điều 20, chương 2. B. Điều 16, chương 2. C. Điều 53, chương 2. D. Điều 6, chương 2.
Câu 16: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh
A. hình thức tổ chức kinh doanh, đến thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
B. lựa chọn các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đến thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. lựa chọn nơi đăng kí kinh doanh, đến thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
D. lựa chọn mặt hàng kinh doanh, đến thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
Câu 17: Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm: bình đẳng về tiêu chuẩn độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác. Nội dung trên thể hiện công dân
A. bình đẳng về dân tộc. B. bình đẳng về tôn giáo.
C. bình đẳng trong lao động. D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 18: Bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt
A. đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, trình độ phát triển kinh tế.
B. đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, vùng miền.
C. đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, tiếng nói, chữ viết.
D. đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc màu da.
Câu 19: Việc mua bán, đổi, cho vay, mượn và những giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản chung, có gía trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản đầu tư cho kinh doanh phải bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng. Nội dung này thể hiện:
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.
C. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân.
D. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh tế.
Câu 20: Chị Minh muốn đi học thạc sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chồng chị không đồng ý, anh cho rằng phụ nữ không cần phải học cao chỉ cần chăm chút cho gia đình tốt là được. Suy nghĩ của chồng chị Minh vi phạm quyền nào sau đây?
A. Bình đẳng nam nữ
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.
C. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.
D. Bình đẳng lao động nam và nữ.
Câu 21: Công dân bình đẳng trước pháp luật là công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí. B. quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
C. quyền và nghĩa vụ pháp lí. D. công dân nam và nữ.
Câu 22: Anh Thành vừa tốt nghiệp đại học, anh có kế hoạch mở công ty riêng tại Hà Nội. Để công ty đi vào hoạt động mang tính pháp lí anh Thành cần phải làm việc gì?
A. Chuẩn bị mặt bằng B. Chuẩn bị vốn.
C. Chuẩn bị nhân sự. D. Đăng kí kinh doanh.
Câu 23: Trong trường hợp bắt người khẩn cấp, người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho
A. Toà án cấp trên bằng văn bản để xét phê chuẩn.
B. Toà án bằng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn.
C. Uỷ ban nhân dân bằng văn bản để xét phê chuẩn.
D. Viện kiểm sát bằng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn
Câu 24: Hiến pháp đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
A. 9 tháng 5 năm 1946
B. 9 tháng 12 năm 1946
C. 9 tháng 11 năm 1946
D. 6 tháng 1 năm 1946
Câu 25: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là:
A. Hợp đồng kinh tế.
B. Hợp đồng lao động.
C. Hợp đồng dân sự.
D. Hợp đồng thuê mướn.
Câu 26: Bạn Hoà là người dân tộc Dao, kì thi THPT quốc gia vừa qua bạn không đủ điểm xét vào trường Đại học bạn mong muốn. Bạn đã đăng kí học tại trường Đại học dân tộc dự bị. Năm nay bạn không phải dự thi THPT Quốc gia nhưng bạn vẫn được xét vào học các trường theo nguyện vọng. Trường hợp bạn Hoà thể hiện điều gì trong pháp luật Việt Nam?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc trong giáo dục.
B. Bất bình đẳng giữa các thí sinh.
C. Bình đẳng của công dân
D. Thiên vị người dân tộc thiểu số.
Câu 27: Ai có quyền được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Toà án, viện kiểm sát.
B. Mọi công dân.
C. Không ai có quyền
D. Cơ quan điều tra
Câu 28: Bình và Tâm là 2 bạn học cùng lớp, khi 2 người nảy sinh mâu thuẫn, Tâm đã tung tin xấu bịa đặt về Bình trên Facebook. Anh chị lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp qui định của pháp luật?
A. Chia sẻ thông tin đó cho người khác. B. Coi như không biết gì.
C. Khuyên Tâm nên gỡ bài viết đó xuống. D. Khuyên Bình nói xấu lại Tâm.
Câu 29: Tôn giáo nào sau đây được hoạt động theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam?
A. Đạo 19 Hùng vương B. Đạo Bàlamôn C. Đạo do thái. D. Đạo Hồi.
Câu 30: Hiện nay có một số khách đi tham quan tại các chùa chiền ở nước ta. Họ có hành vi ăn cắp cổ vật và đập phá cảnh quan nhà chùa. Hành vi của họ là vi phạm pháp luật nào sau đây?
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 |
C |
11 |
D |
21 |
B |
31 |
A |
2 |
D |
12 |
C |
22 |
D |
32 |
B |
3 |
C |
13 |
C |
23 |
D |
33 |
D |
4 |
B |
14 |
B |
24 |
C |
34 |
A |
5 |
A |
15 |
B |
25 |
B |
35 |
D |
6 |
B |
16 |
A |
26 |
A |
36 |
A |
7 |
D |
17 |
D |
27 |
C |
37 |
B |
8 |
C |
18 |
D |
28 |
C |
38 |
C |
9 |
C |
19 |
A |
29 |
D |
39 |
D |
10 |
A |
20 |
B |
30 |
C |
40 |
A |
2. Đề số 2
Câu 1. Quyền ứng cử của công dân được hiểu là:
A. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
B. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội
C. Công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
D. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở một nơi.
Câu 2. Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
B. Giai cấp chiếm đa số trong xã hội
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
Câu 3. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh nhiên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự… là hình thức:
A. Thi hành pháp luật
B. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp
C. Không làm những điều pháp luật cấm
D. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lí
Câu 4. Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người:
A. Bắt người đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật
B. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma túy
C. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
D. Bắt giam người khi người này có người thân vi phạm pháp luật
Câu 5. Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào sau đây?
A. Quan hệ hôn nhân – gia đình
B. Quan hệ kinh tế
C. Quan hệ về tình yêu nam – nữ
D. Quan hệ lao động
Câu 6. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ:
A. Được UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.
B. Hai người chung sống với nhau
C. Được tòa án nhân dân ra quyết định.
D. Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận.
Câu 7. Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào?
A. Kinh tế xã hội chủ nghĩa
B. Chế độ công hữu về TLSX
C. Kinh tế nhiều thành phần
D. Chế độ tư hữu về TLSX
Câu 8. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XIX. B. Thế kỉ XX. C. Thế kỉ XXI. D. Thế kỉ XVIII.
Câu 9. Tìm câu phát biểu sai:
A. Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
B. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
C. Các tôn giáo được nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.
D. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo được nhà nước đảm bảo.
Câu 10. Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là:
A. Bắt đầu có thu nhập
B. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh
C. Có vị trí đứng trong xã hội
D. Có việc làm ổn định
Câu 11. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là bao nhiêu?
A. 22/5/1993 B. 22/5/1994 C. 24/5/2994 D. 26/5/1993
Câu 12. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa
B. Hiện đại hóa
C. Cơ khí hóa\
D. Thương mại hóa
Câu 13. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
A. Trách nhiệm hình sự
B. Trách nhiệm kỷ luật
C. Trách nhiệm dân sự
D. Trách nhiệm hành chính
Câu 14. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là theo tôn giáo?
A. Thờ cúng tổ tiên
B. Thờ cúng ông Táo
C. Thờ cúng các anh hùng liệt sĩ
D. Thờ cúng đức chúa trời
Câu 15. Quá trình ứng dụng và trang trí những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế - xã hội là quá trình nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa
B. Hiện đại hóa
C. Cơ khí hóa
D. Thương mại hóa
Câu 16. Yếu tố nào dẫn đến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác?
A. Phương thức sản xuất
B. Lực lượng sản xuất
C. Quan hệ sản xuất
D. Công cụ lao động
Câu 17. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai?
A. Người thừa hành trong xã hội
B. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
Câu 18. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?
A. Tác động
B. Lao động
C. Sản xuất vật chất
D. Khai thác tài nguyên
Câu 19. Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. Đối tượng lao động
B. Công cụ lao động
C. Sản phẩm tự nhiên
D. Tư liệu sản xuất
Câu 20. Quyền bầu cử của công dân được hiểu là:
A. Mọi người đều có quyền bầu cử
B. Công dân không phân biệt chủng tộc, nam nữ thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật
C. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự có quyền bầu cử
D. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử
Câu 21. “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình”. Điều này thể hiện:
A. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
C. Quyền bình đẳng trong lao động
D. Quyền bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ
Câu 22. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là bao nhiêu?
A. 23/5/1993 B. 21/5/1993 C. 22/5/2995 D. 23/5/1994
Câu 23. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
A. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động
B. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất
C. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động
D. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động
Câu 24. Thế nào là vi phạm hình sự?
A. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội
B. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội
C. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội
D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội
Câu 25. Lực lượng quyết định dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là lực lượng nào sau đây?
A. Phương thức sản xuất
B. Lực lượng sản xuất
C. Quan hệ sản xuất
D. Công cụ lao động
Câu 26. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là gì? A. Pháp luật có tính chất bắt buộc chung
B. Pháp luật có tính quyền lực
C. Pháp luật có tính quy phạm
D. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung
Câu 27. Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), được xem là:
A. Vi phạm pháp luật vì chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lí B. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình
C. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định D. Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại
Câu 28. Sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng nào?
A. Từ thấp đến cao
B. Từ cao đến thấp
C. Thay đổi về trình độ phát triển
D. Thay đổi về mặt xã hội
Câu 29. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:
A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
B. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
C. Lỗi của chủ thể
D. Là hành vi trái pháp luật
Câu 30. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2 diễn ra vào thời gian nào?
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1.D |
2.C |
3.A |
4.C |
5.C |
6.A |
7.B |
8.D |
9.C |
10.B |
11.A |
12.A |
13.A |
14.D |
15.B |
16.A |
17.B |
18.C |
19.A |
20.B |
21.A |
22.B |
23.D |
24.D |
25.B |
26.D |
27.A |
28.B |
29.B |
30.A |
31.D |
32.D |
33.A |
34.C |
35.D |
36.A |
37.B |
38.A |
39.A |
40.A |
3. Đề số 3
Câu 1. Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là
A. Cơ sở tồn tại của xã hội C. Giúp con người có việc làm
B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Câu 2. Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định
A. Mọi hoạt động của xã hội C. Thu nhập của người lao động
B. Số lượng hàng hóa trong xã hội D. Việc làm của người lao động
Câu 3. Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây là quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất
B. Công cụ sản xuất
C. Hệ thống bình chứa của sản xuất
D. Cơ sở vật chất
Câu 4. Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động C. Tư liệu lao động B. Sức lao động D. Máy móc hiện đại
A. Sức lao động, đối tượng lao động và lao động
B. Con người, lao động và máy móc
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động
Câu 6. Yếu tố nào dưới đây là 1 trong những đối tượng lao động của ngành công nghiệp khai thác?
A. Máy cày B. Than C. Sân bay D. Nhà xưởng
Câu 7. “Con trâu đi trước cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động C. Sức lao động
B. Tư liệu lao động D. Nguyên liệu lao động
Câu 8. Đâu là đối tượng lao động trong ngành xây dựng?
A. Xi măng C. Cái bay
B. Thợ xây D. Giàn giáo
Câu 9. Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là
A. Lao động C. Sức lao động B. Người lao động D. Làm việc
Câu 10. Hệ thống những việc làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là:
A. Người lao động C. Tư liệu sản xuất
B. Tư liệu lao động D. Nguyên liệu
Câu 11. Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật C. Thực hiện pháp luật B. Xây dựng pháp luật D. Phổ biến pháp luật
Câu 12. Mục đích của việc ban hành pháp luật là điều chỉnh cách xử sự của công dân theo quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của chủ thể nào dưới đây?
A. Tổ chức C. Nhà nước B. Cộng đồng D. Xã hội
Câu 13. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 14. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?
A. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 15. Việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 16. Dấu hiệu nào sau đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện
B. Hành vi do người có năng lực pháp lí thực hiện
C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của nhà nước
D. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Câu 17. Dấu hiệu nào sau đây là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi do người có năng lực pháp lí thực hiện
B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện
C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện
D. Hành vi do người từ trên 16 tuổi đến 18 tuổi thực hiện
Câu 18. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm:
A. Thể hiện được nhiệm vụ chiến lược về phát triển của đất nước
B. Cơ sở mở đường để tăng trưởng kinh tế đất nước hiện nay
C. Đảm bảo sự ổn định và phát triển về văn hóa – xã hội
D. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Câu 19. Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là gì?
A. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh
B. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh
C. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh
D. Kinh tế việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội
Câu 20. Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền gì?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1.A 2.A 3.B 4.B 5.D 6.B 7.B8.A 9.C 10.B
11.C 12.D13.A 14.A 15.C 16.C 17.A 18.D 19.C 20.B
21.A 22.C23.A 24.A 25.A26.D27.A28.C29.A30.A
31.A 32.A33.C 34.D 35.A 36.B 37.A 38.A 39.D 40.C
4. Đề số 4
Câu 1. Phương pháp quản lí xã hội một cách hiệu quả nhất là quản lí bằng
A. Đạo đức B. Giáo dục C. Pháp luật D. Kế hoạch
Câu 2. Sự phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp xã hội trong pháp luật là
sự thể hiện bản chất nào sau đây của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp của pháp luật C. Bản chất của giai cấp tư sản
B. Bản chất xã hội của pháp luật D. Bản chất của giai cấp nông dân
Câu 3. Công an A mở cửa hàng kinh doanh là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 4. Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật ủa mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Trách nhiệm pháp luật C. Trách nhiệm hành chính B. Trách nhiệm hình sự D. Trách nhiệm dân sự
Câu 5. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật C. Tuân thủ pháp luật B. Vi phạm pháp luật D. Trách nhiệm pháp lí
A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
C. Nam 22 tuổi trở lên, nữ 20 tuổi trở lên
D. Nam 19 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên
Câu 7. A đã sử dụng tài sản riêng của B (B là vợ A) để mua ô tô mà không cần sự đồng ý của B là vi phạm nội dung quyền nào dưới đây?
A. Bình đẳng hôn nhân và gia đình
B. Bình đẳng trong kinh doanh
C. Bình đẳng trong lao động
D. Bình đẳng trong kinh tế
Câu 8. Một trong các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là
A. Dân chủ, công bằng, văn minh C. Trách nhiệm, kỉ luật
B. Tiến bộ, hiệu quả D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng
Câu 9. Theo quy định của Bộ Luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ
A. 18 tuổi B. 15 tuổi C. 14 tuổi D. 16 tuổi
Câu 10. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Thể hiện nội dung nào của
bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Bình đẳng về giáo dục C. Bình đẳng về phong tục
B. Bình đẳng về văn hóa D. Bình đẳng về truyền thống
Câu 11. Hình thức tín ngưỡng có tổ chức giáo lí, nghi lễ thể hiện sự sung bái được hiểu là?
A. Tôn giáo B. Dân tộc C. Tà giáo D. Tín ngưỡng
Câu 12. Đánh người gây thương tích là hành vi xâm hại đến
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Câu 13. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm
A. An toàn và bí mật
B. An toàn và bảo mật
C. Tuyệt đối an toàn
D. Tuyệt đối bảo mật
Gây hại cho lợi ích cộng đồng
Gây hại cho tài sản nhà nươc
Gây hại cho tài sản của người khác
Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Câu 15. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch
Dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi
Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra
Quyền ngôn luận
Quyền tín ngưỡng, tôn giáo
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Câu 17. Nội dung của các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
Tính quy phạm phổ biến
Tính quyền lực và bắt buộc chung
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Tính xác định về mặt nội dung
Câu 18. Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để nhà nước
A. Bảo vệ công dân C. Quản lí công dân
B. Bảo vệ lợi ích của mình D. Quản lí xã hội
Câu 19. Mua hàng mà không thanh toán tiền đúng cam kết là hành vi vi phạm
A. Dân sự B. Hình sự C. Hành chính D. Kỉ luật
Câu 20. Trường hợp nào sau đây là vi phạm pháp luật?
A. Thường xuyên đi làm muộn C. Vượt đèn đỏ
B. Sản xuất hàng hóa D. Làm lây nhiễm HIV cho người khác
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1.C |
2.B |
3.A |
4.A |
5.B |
6.A |
7.A |
8.D |
9.B |
10.B |
11.A |
12.B |
13.A |
14.A |
15.A |
16.C |
17.C |
18.D |
19.A |
20.A |
21.B |
22.A |
23.B |
24.D |
25.C |
26.B |
27.A |
28.C |
29.A |
30.C |
31.B |
32.B |
33.C |
34.B |
35.C |
36.C |
37.C |
38.C |
39.A |
40.C |
5. Đề số 5
Câu 1. Buộc các chủ thể vi phạm phải chấm dứt hành vi trái pháp luật đồng thời giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật là mục đích của nội dung nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật C. Thực hiện pháp luật
B. Vi phạm pháp luật D. Trách nhiệm pháp lí
Câu 2. Nền văn hóa tiên tiến của nước ta thể hiện tinh thần nào dưới đây?
A. Yêu nước và tiến bộ C. Ý thức cộng đồng
B. Khoan dung và nhân nghĩa D. Tinh tế trong ứng xử
Câu 3. Trong quá trình sản xuất thì yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng nhất?
A. Đối tượng lao động C. Tư liệu lao động B. Sức lao động D. Công cụ lao động
Câu 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định nước ta hiện nay có
A. Ba thành phần kinh tế C. Sáu thành phần kinh tế B. Năm thành phần kinh tế D. Bốn thành phần kinh tế
Câu 5. Những nơi như: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là
A. Cơ sở truyền bá tôn giáo C. Cơ sở văn hóa B. Cơ sở đào tạo tôn giáo D. Cơ sở tôn giáo
Câu 6. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội gọi là
A. Tăng trưởng kinh tế C. Tiến bộ xã hội B. Công bằng xã hội D. Phát triển kinh tế
Câu 7. Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số vào học trong các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. Dân vận C. Xã hội
B. Hợp tác D. Giáo dục
Câu 8. Một trong những phương hướng để phát triển giáo dục và đào tạo là
A. Nâng cao dân chí của nhân dân C. Mở rộng quy mô giáo dục
B. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước D. Đào tạo nhân lực cho đất nước
Câu 9. Giá trị của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác được gọi là A. Tỉ giá giao dịch B. Tỉ giá hối đoái C. Tỉ giá trao đổi D. Tỉ giá quy đổi
Câu 10. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động của công dân được thể hiện thông qua nội
dung nào dưới đây?
A. Sử dụng lao động C. Lựa chọn việc làm, nghề nghiệp
B. Kí hợp đồng lao động D. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh
Câu 11. Công dân các dân tộc được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận góp các vấn đề chung của cả nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây?
A. Văn hóa B. Xã hội C. Chính trị D. Quản lí
Câu 12. Giải đáp kịp thời những vấn đề do lí luận và thực tiễn cuộc sống đặt ra là nội dung nói
về nhiệm vụ của
A. Khoa học và công nghệ C. Giáo dục và đào tạo
B. Kinh tế - chính trị D. Văn hóa, xã hội
Câu 13. Chủ thể vi phạm hình sự là
A. Xã hội B. Cá nhân C. Cơ quan D. Tổ chức
Câu 14. Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với hiến pháp. Yêu cầu này nhằm tạo nên tính chất gì của hệ thống pháp luật?
A. Sự nhân văn B. Sự thích hợp C. Sự kế thừa D. Sự thống nhất
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không thể hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền được thông tin C. Quyền tự do báo chí
B. Quyền được tự do ngôn luận D. Quyền bình đẳng nam nữ
Câu 16. Pháp luật mang bản chất xã hội và bản chất
A. Dân tộc B. Nhân văn C. Nhân dân D. Giai cấp
Câu 17. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng
trong quan hệ
A. Hộ tịch B. Tài sản C. Nhân dân D. Thân nhân
Câu 18. Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của nước ta?
A. Kinh tế tập thể C. Kinh tế tư bản nhà nước B. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế tư nhân
Câu 19. Công dân thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật bình đẳng về
A. Trách nhiệm pháp lí C. Quyền và lợi ích
B. Quyền và nghĩa vụ D. Trách nhiệm công dân
Câu 20. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của
A. Giai cấp nông dân C. Nhân dân lao động
B. Giai cấp công nhân D. Tầng lớp trí thức
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1.D |
2.A |
3.B |
4.D |
5.D |
6.D |
7.C |
8.B |
9.B |
10.C |
11.C |
12.A |
13.B |
14.D |
15.D |
16.D |
17.C |
18.B |
19.A |
20.C |
21.D |
22.A |
23.A |
24.B |
25.C |
26.A |
27.C |
28.D |
29.B |
30.A |
31.D |
32.A |
33.A |
34.B |
35.D |
36.D |
37.A |
38.C |
39.C |
40.B |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Văn Linh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Chi Lăng
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT An Lương
Chúc các em học tập tốt!