YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Trần Văn Giàu

 
NONE

Kì thi THPT Quốc gia sắp tới là một trong những kì thi quan trọng đối với học sinh lớp 12, HOC247 gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Trần Văn Giàu dưới đây, bao gồm các đề thi khác nhau có đáp án, sẽ giúp ôn tập kiến thức hiệu quả. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

TRẦN VĂN GIÀU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tôi không thể thưởng thức được đời sống nếu tôi dùng nhiều thì giờ để lo âu về những gì đã xảy ra hôm qua hoặc sẽ xảy ra ngày mai. Chúng ta lo lắng về tương lai vì chúng ta sợ hãi. Nếu chúng ta sợ hãi hoài thì chúng ta không thể biết giá trị của sự sống và hạnh phúc của hiện tại. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có khuynh hướng cho rằng hạnh phúc chỉ có mặt trong tương lai. Chúng ta luôn luôn mong đợi những điều tốt đẹp hơn, những điều kiện tốt để làm cho ta hạnh phúc. Chúng ta bỏ qua những gì đang xảy ra trước mắt. Chúng ta cố gắng đi tìm những gì làm cho ta cảm thấy vững vàng hơn, an toàn hơn. Nhưng chúng ta cũng thường xuyên lo sợ về những gì tương lai sẽ đem tới. Chúng ta lo mất việc làm, mất của cải, và những người ta thường. Vậy nên chúng ta cứ chờ đợi cái giây phút huyền diệu kia, vào một thời điểm nào đó sau này, khi mà mọi chuyện xảy ra đúng như ý ta mong muốn. Nhưng đời sống chỉ có trong giây phút hiện tại. Bụt dạy: “Chúng ta có thể sống hạnh phúc ngay trong hiện tại, đó là những giây phút duy nhất mà ta có.”

Khi bạn trở về với lúc này và ở đây, bạn sẽ nhận diện được rằng nhiều điều kiện của hạnh phúc đã có mặt. Thực tập chánh niệm là thực tập trở về với hiện tại, lúc này và ở đây, để có thể tiếp xúc sâu sắc với chúng ta, với đời sống. Chúng ta phải tập để có thể làm được chuyện này. Dù cho ta thông minh và hiểu biết ngay, chúng ta cũng cần được huấn luyện mới sống được như thế. Chúng ta phải luyện tập để thấy được rằng các điều kiện của hạnh phúc đã có mặt tại đây rồi.

(Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi, Thích Nhất Hạnh, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2019, tr. 64)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2. Theo tác giả, khi nào con người không thể thưởng thức được đời sống?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Chúng ta có thể sống hạnh phúc ngay trong hiện tại, đó là những giây phút duy nhất mà ta có?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Khi bạn trở về với lúc này và ở đây, bạn sẽ nhận diện được rằng nhiều điều kiện của hạnh phúc đã có mặt không? Tại sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ văn bản đọc hiểu, anhchị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 2. (5,0 điểm)

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tạo tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...

Tràng chỉ vâng. Tràng vàng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niều cháo lõng bỏng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhăn.

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ!

- Chúng mày đợi tu nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bung ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng, Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cảm đầy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cán mà ăn đấy.

Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cảm đắng chát và nghẹn bố trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo Dục, 2009, tr.31)

Phân tích đoạn văn trên; từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhà văn Kim Lân.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, con người không thể thưởng thức đời sống nếu dùng nhiều thì giờ để lo âu về những gì đã xảy ra hôm qua hoặc sẽ xảy ra ngày mai.

Câu 3. Ý nghĩa của câu: Chúng ta có thể sống hạnh phúc ngay trong hiện tại, đó là những giây phút duy nhất mà ta có.

- Thời gian luôn chảy trôi không ngừng, quá khứ là những gì đã qua không thể lấy lại, tương lai là những điều còn ở phía trước không thể nắm bắt chỉ có hiện tại thuộc về chúng ta. Vì thế, con người có thể vui vẻ, thỏa mãn ngay trong cuộc sống hiện tại khi mà bằng lòng với những gì đang có.

Câu 4. Học sinh nêu quan điểm (đồng tình không đồng tình vừa đồng tình vừa không đồng tình) và lí giải

Sau đây là một gợi ý:

- Tôi đồng tình với quan điểm trên

- Bởi vì: Khi trở về với hiện tại, con người sẽ nhận thức được đầy đủ những gì mình có không nuối tiếc quá khứ hay mơ mộng, lo sợ tương lai. Biết đủ biết bằng lòng với những gì đang có chính là điều kiện để có được hạnh phúc.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tồng-phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày

Có thể theo hướng

- Trân trọng cuộc sống mỗi ngày là việc mỗi chúng ta biết trân trong thời gian, sử dụng thời gian hợp lí vào những việc có ích; biết nắm bắt, tận hưởng những phút giây, những khoảnh khắc đẹp đẽ của cuộc sống, biết yêu đời, gạt bỏ những muộn phiền lại phía sau.

- Thời gian một đi không trở lại, cuộc sống luôn đổi thay nếu không trân trọng cuộc sống mỗi ngày, con người sẽ luôn sống trong tâm trạng tiếc nuối vì những gì đã qua, đã bỏ lỡ.

- Trân trọng cuộc sống giúp cho chúng ta nhìn cuộc đời bằng lăng kính, bằng góc nhìn tươi vui khiến ta có động lực để làm mọi việc dễ dàng hơn.

- Nếu trong xã hội, con người ai cũng biết trân trọng cuộc sống, sống tận hưởng mọi khoảnh khắc, chúng ta sẽ có một cuộc

đấu đá.

d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới

me.

Câu 2. Phân tích một đoạn trích của “Vợ nhặt”. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích một đoạn trích của “Vợ nhặt”, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, bảo đảm các yêu cầu sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm và đoạn trích

* Phân tích đoạn văn - Bữa cơm ngày đói thảm hại

+ Mẹt rách

+ Độc một lùm rau chuối thái rối

+ Một đĩa muối

+ Một nồi cháo loãng lõng bõng.

 - Kim Lân miêu tả chân thực, cụ thể bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ để cho người đọc cảm nhận được tình cảnh khốn cùng của gia đình bà trong nạn đói.

- Không khí bữa cơm rất vui vẻ, đầm ấm, mọi người đều ăn rất ngon lành.

+ Cả nhà đều ăn ngon lành

+ Bà cụ Tứ kể toàn chuyện vui, chuyện sung sướng. Chính những câu chuyện ấy như những ngọn gió đông mát lành, như những tia nắng mùa xuân ấm áp để cho mầm xanh hi vọng trong các con bà được cứng cáp vươn lên.

+ Bà khuyên bảo các con làm ăn “Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho mà xem”. Lời lẽ mộc mạc, chân chất nhưng giọng kể thì đầy ắp sinh khí, niềm vui tươi, sự hi vọng vào một tương lai tươi sáng. Người mẹ ấy, | khuyên các con nuôi gà theo tư duy rất “nông dân” nhưng cực kì thiết thực. Tư duy ấy xuất phát từ tư tưởng lạc quan của người nông dân trong bài Mười cái trứng: “Chở than phận khó ai ơi/Còn da lông mọc còn chồi nảy cây.”

+ Tràng vâng rất ngoan ngoãn

+ Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế.

- Chi tiết nồi chè khoán hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của tình mẫu tử thiết tha, cảm động:

+Vốn là người từng trải lại là người cầm tay hòm chìa khóa > bà cụ Tứ hiều con người ta dễ nhận ra cái đói, dễ đối mặt nhau trong bữa ăn.

+ Để kéo dài niềm vui cho các con, bà cụ Tứ đã chuẩn bị một nồi chè khoán rất công phu. Bà gọi nó bằng một cái tên mĩ miều “chè | khoán”; bí mật, hứa hẹn: Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay | lắm cơ, cách chạy: lật đật, lễ mễ: cách rao, mời chào: “Chè khoán. Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.”.

- Thứ thức ăn tầm thường dùng cho gia súc nhưng qua bàn tay, giọng điệu, cử chỉ của bà cụ Tứ đã trở thành món ăn đặc biệt. Bà đã nêm gia vị của tình mẫu tử => bà chính là biểu tượng của tình người tình mẫu tử.

- Chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả.

- Cách ăn của Trang và thị

+ Mặc dù là món cháo cám rất khó ăn, thị vẫn và điềm nhiên àcách ứng xử rất tế nhị, văn hóa.

+ Khi ăn cháo cám họ cố tránh nhìn mặt nhau

- Trong hoàn cảnh đói khát, trước tấm lòng cao đẹp của người mẹ, Tràng và thị đã tinh tế hơn, trưởng thành hơn. Đây là chi tiết rất nhỏ nhưng được Kim Lân miêu tả rất tinh tế. Ranh giới giữa người và vật rất mong manh, nhưng tình yêu thương đã giúp họ có cách ăn, cách ứng xử rất Người.

=> Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le; xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, ông đã miêu tả bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng

Trong đoạn văn, Kim Lân đã miêu tả hoàn cảnh rất thảm hại của bữa cơm đón nàng dâu mới. Mặc dù cái đói khát tối sầm đang bủa vây gia đình bà cụ Tứ, nhưng bà vẫn tìm cho mình lí do, niềm tin để vươn lên trên cái đói, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng. Đoạn văn đã góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của truyện -> tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

* Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân

- Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo để phát hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.

- Với năng lực phân tích tâm lí tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc và lựa chọn những chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả đúng tâm lí của những con người khốn khổ, tội nghiệp trong nạn đói.

Có thể khẳng định chính tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân đã góp phần tạo nên thành công cho “Vợ nhặt” cũng như góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân đạo của nhà văn.

d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Diễn viên hài Steve Martin khuyên các tài năng trẻ: “Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn.” Câu nói thật ý nghĩa. Cuộc sống tu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại. Nếu bạn thực hiện bất cứ công việc nào một cách tuyệt vời, luôn luôn tìm kiếm sự vượt trội, luôn ở vị trí xuất sắc, bạn không thể vuột mất chiến thắng cuối cùng. Nhà văn Jerry Garcia với tác phẩm The Greatful Dead từng nói: “Bạn không chỉ muốn trở thành người giỏi nhất. Bạn còn muốn được thiên hạ công nhận là người duy nhất thực hiện điều đó.”

(Hoặc giỏi hoặc ra rìa, trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,Nxb Trẻ, 2018, tr14)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, cuộc sống ru đãi với những ai?

Câu 3: Anh/ chị, hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn thực hiện bất cứ công việc nào một cách tuyệt vời, luôn luôn tìm kiếm sự vượt trội, luôn ở vị trí xuất sắc, bạn không thể vuột mất chiến thắng cuối cùng.

Câu 4: Anh chị có đồng tình với triết lí "Hoặc giỏi hoặc ra rìa" không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về sự chi phối của đồng tiền trong cuộc sống hiện đại hôm nay.

Câu 2. Cảm nhận vẻ đẹp thi trung hữu hoạ trong đoạn thơ dưới đây:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha luông mưa xa khơi

(Tây Tiến - Quang Dũng)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2. Theo tác giả, cuộc sống ru đãi với những ai tận lực.

Câu 3. Câu nói: Nếu bạn thực hiện bất cứ công việc nào một cách tuyệt vời, luôn luôn tìm kiếm sự vượt trội, luôn ở vị trí xuất sắc, bạn không thể vuột mất chiến thắng cuối cùng có thể hiểu:

+ Khi nỗ lực thực hiện bất cứ công việc nào bằng sự đam mê, sự vượt trội thì kết quả nhận được là vị trí xuất sắc nhất trong những người xuất sắc.

+ Khi là người xuất sắc nhất, cơ hội và thành công luôn đứng về phía chúng ta.

+ Chiến thắng chỉ đến và dành cho những ai biết cố gắng, nỗ lực hết mình. (Thí sinh có cách lí giải khác, hoặc cách diễn đạt khác hợp lí vẫn được điểm tối đa) Thí sinh bày tỏ quan điểm riêng là đồng ý hay không đồng ý và lí giải. Có thể theo hướng:

- Đồng ý với triết lí "Hoặc giỏi hoặc ra rìa". Vì:

+Khi bạn giỏi, bạn có trình độ cao, bạn sẽ được mọi người khâm phục, khen ngợi, cơ hội dễ dàng đến với bạn.

+ Ngược lại, nếu bạn không giỏi, không có trình độ cao, hay tay nghề xuất sắc bạn sẽ hiếm khi hoặc không bao giờ được nhắc tới.

+ Đây là triết lí hay, khuyên con người nên cố gắng phấn đấu để trở thành người giỏi, người có tay nghề, có học vấn được người khác kính trọng, ngưỡng mộ.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết.

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục", chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của han.

Sự đối nhân xử thế rất quan trọng. Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó hạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác.

Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!

(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân trí)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Theo tác gia, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?

Câu 3: Theo anh/ chị vì sao tác giả lại cho rằng: Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì ?

Câu 4: Anh/ chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa từ đoạn trích trên?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống ?

Câu 2: (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra:

Lần thứ nhất “… Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa… Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài; Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015).

Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2. Theo tác gia, trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp nhưng lại thiếu loại sách dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình.

Câu 3. Tác giả cho rằng, biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì vì phải hiểu rõ nhu cầu của bản thân mới đủ sâu sắc để hiểu được nhu cầu của người khác.

Câu 4. Thí sinh chỉ ra thông điệp ý nghĩa và lí giải. Có thể tham khảo:

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc-hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Viết sai hình thức đoạn văn trừ 0,25 điểm.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Con người cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

 Có thể theo hướng sau:

* Giải thích

*Bàn luận :

- Chúng ta cần có suy nghĩ tích cực về thất bại. Coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

- Cần bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại. Rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình.

Câu 2. Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về hai đoạn văn; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận

Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

* Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị…

* Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:

Lần thứ nhất:

Lần thứ hai:

* Nghệ thuật:

* Đánh giá chung

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Từ “hài lòng” thường ngụ ý là thiếu khát vọng và thụ động. Có vẻ như nó mâu thuẫn với trạng thái cần có cho nỗi khao khát hướng đến thành công. Khi bạn muốn hoàn thành mỹ mãn một mục tiêu được giao phó, thì rất có thể bạn sẽ rơi vào trạng thái mong đợi hoặc cảm thấy dở dang - tâm trạng không hài lòng này dồn bạn vào chuỗi hoạt động bất tận. Các giám đốc điều hành không bao giờ hài lòng với mức lợi nhuận sau cùng, những người giao dịch không khi nào thỏa mãn với những hợp đồng đã ký kết, cách làm việc của một nhân viên luôn luôn còn những điểm phải cải thiện, một người vợ hoặc chồng luôn mơ ước nửa còn lại của họ ân cần, chu đáo hơn. Hai tiếng hài lòng dường như là điều chẳng ai màng nghĩ tới. Ngoài mặt, một người thành đạt luôn tỏ ra không hài lòng do bị ung đốt bởi sức nóng của sự bất mãn. Tuy nhiên, điều này trông có vẻ hiển nhiên nhưng không phải lúc nào cũng đúng.

(Làm ít được nhiều, Chin-Ning Chu NXB Dân trí, Hà Nội, 2016, tr.22-23)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, tại sao để tiến xa hơn, bạn cần phải chấp nhận bất kỳ thành quả nào mà bạn đã đạt được?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi bạn làm việc trong tâm trạng hài lòng, mỗi một ngày mới đều mang đến cho bạn một điểm nhìn mới về cách thức tiếp cận những mục tiêu của bản thân?

Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra sau khi đọc đoạn trích là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc.

Câu 2. Cảm nhận vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật “thị” trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017). Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của nhà văn Kim Lân và Nam Cao qua hai nhân vật này.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, đề tiến xa hơn, bạn cần phải chấp nhận bất kỳ thành quả nào mà bạn đã đạt được vì dù bạn đang đứng ở đâu thì đó vẫn là điểm khởi đầu duy nhất của bạn.

Câu 3. Ý nghĩa của câu: Khi bạn làm việc trong tâm trạng hài lòng mỗi một ngày mới đều mang đến cho bạn một điểm nhìn mới về cách thức tiếp cận những mục tiêu của bản thân.

Câu 4. Học sinh nêu bài học ý nghĩa nhất với bản thân và lí giải Sau đây là một gợi ý:

II. LÀM VĂN           

Câu 1.

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

* Bàn luận vấn đề

- Thực trạng di sản văn hóa: Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập:

- Liên hệ bản thân: em đã làm gì để bảo vệ di sản tại quê hương mình

Câu 2.

1. Giới thiệu tác, tác phẩm

2. Phân tích

2.1. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”

a. Giới thiệu chân dung, lai lịch:

b. Vẻ đẹp nhân vật:

* Niềm tin vào tương lai:

- Đưa đến thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chú trọng khắc họa cử chỉ, hành động, ngoại hình để người đọc nhận ra vẻ đẹp của thị.

2.2. Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao

a. Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo

b. Khái quát nhân vật Thị Nở

* Chân dung, lai lịch:

* Vẻ đẹp tâm hồn

2.3 Nhận xét về quan niệm về vẻ đẹp của con người

- Kim Lân và Nam cao đều nhìn nhận con người trên vẻ đẹp về nhân phẩm, về tâm hồn. Đây cũng là chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của hai nhà văn.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Độ tin cậy là sự đánh giá cao nhất về một người, và từ này chứa đựng gần như tất cả sự tin tưởng của chúng ta.

Cho dù đó là tuyển dụng của công ty, hay tình yêu nam nữ cho dù đó là kết bạn hàng ngày, hay giao phó mọi người làm việc nói chung, tôi sẽ tự hỏi trong lòng: Người này có đáng tin cậy không?

Như Buffett từng nói: “Tin cậy là phẩm chất quan trọng hơn trí tuệ”. Trong một xã hội nóng nảy và lo lắng, những người thông minh bước đi nhanh chóng và những người đáng tin cậy bước đi vững vàng. Những người khiến bạn cảm thấy đáng tin cậy và an tâm, chỉ cần gặp chuyện quan trọng, trong đâu bạn nhất định sẽ nghĩ đến người ấy. Với loại người này, bạn sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm.

(Theo Thế giới của người lớn, bạn cần biết 4 sự thật)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, điều gì là sự đánh giá cao nhất về một người ?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu nói: Tin cậy là phẩm chất quan trọng hơn trí tuệ?

Câu 4. Anh chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa từ đoạn trích?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Anh /chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người, nhất là tuổi trẻ? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị.

Câu 2. Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là ở chỗ những tình cảm chính trị được truyền tải bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc.

Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:

- Mình về mình có nhớ ta,

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi.

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục 2010, tr 109)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, sự đánh giá cao nhất về một người là độ tin cậy.

Câu 3. Câu nói Tin cậy là phẩm chất quan trọng hơn trí tuệ có thể hiểu:

Câu 4. (Thí sinh thể nêu thông điệp hợp lí và lí giải)

Gợi ý:

- Hãy trở thành một người đáng tin cậy. Vì đó là cách bạn đem lại cảm giác an toàn yên tâm cho người khác và cho chính mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Có thể trình bày theo định hướng sau:

* Giới thiệu vấn đề.

* Giải thích vấn đề: Tính tự lập

- Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.

=> Tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện đại.

* Phân tích vấn đề

Câu 2.

Học sinh có thể trình bày theo định hướng sau:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào và hình thức nghệ thuật giàu tính dân tộc.

II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm

2. Chứng minh

2.1 Giọng thơ tâm tình ngọt ngào

- Thể thơ lục bát mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm lắng.

- Từ láy: bâng khuâng, bồn chồn.

- Cách ngắt nhịp 2/2/2 tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, mang đến giọng điệu tâm tình, ngọt ngào.

- Cặp đại từ mình – ta trong ca dao,tạo nên kiểu kết cấu đối đáp quen thuộc, như những lời tâm sự thủ thỉ, đầy tình nghĩa.

2.2 Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật

- Thể thơ: Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát truyền thống. Ông đã sử dụng rất nhuần nhuyễn, thuần thục thể thơ này. Không chỉ áp dụng thành thục mà Tố Hữu còn có những biến đổi,sáng tạo sao cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. 

- Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp. Đây là lối kết cấu phổ biến trong ca dao giao duyên của đôi nam nữ.Đây là kết cấu mang đậm tính dân tộc, thể hiện được những tình cảm cảm xúc, điệu tâm hồn của con người Việt Nam.

III. Kết bài:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Trần Văn GiàuĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON