YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Tân Túc

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Tân Túc dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em củng cố kiến thức và luyện đề chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới. Chúc các em đạt được điểm cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

TÂN TÚC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021-2022

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Trong giờ lên lớp thầy giáo đề nghị các em học sinh tham gia một trò chơi vô cùng đặc biệt. Nghe đến việc được chơi trò chơi, các em nhỏ tỏ ra vô cùng hào hứng liền đồng thanh trả lời đồng ý. Theo đó, thầy bắt đầu gợi ý trò chơi, rằng nếu hôm nay ở trường, các em gặp bao nhiêu người, bao nhiêu việc đáng ghét thì về nhà hãy bỏ chừng đó củ khoai tây vào túi và ngày mai mang nó đến trường.

Ngày hôm sau, các em học sinh quả nhiên đều mang theo khoai tây đã được để sẵn trong túi từ hôm trước, có người hai củ, có người bỏ năm củ. Khi tất cả đám học trò bắt đầu chờ đợi xem tiếp theo sẽ có chuyện gì xảy ra, thầy giáo tiếp tục chia sẻ luật chơi “Đề nghị mọi người trong cả ngày hôm đó dù có đi đâu cũng phải đem túi khoai tây theo và việc này cần duy trì trong vòng một tuần”.

Ban đầu, các bạn nhỏ đều vui vẻ mang theo túi khoai bên mình thậm chí còn mở túi của nhau ra xem một cách thích thú. Thế nhưng từng ngày trôi qua, số khoai tây để trong túi bắt đầu thối và bốc mùi khó chịu. Những chiếc túi trở thành gánh nặng và đám trẻ không muốn tiếp tục trò chơi nữa. Thế nhưng phải đợi hết một tuần, thầy giáo mới tuyên bố kết thúc trò chơi. Các bạn nhỏ mừng ra mặt khi được vứt túi khoai tây đi.

Thầy giáo hỏi: “Các em có thích trò chơi này không? Mang theo túi khoai tây trong nhiều ngày như vậy, các em có cảm nghĩ gì?”. Các bạn nhỏ bắt đầu nhao nhao oán thán. Nghe xong câu trả lời, thầy giáo mới chậm rãi nói: “Những củ khoai tây kia giống như nỗi hận thù trong lòng mỗi người vậy. Khi chúng ta đặt hận thù trong lòng càng lâu, nó càng hình thành nên gánh nặng trong tâm trí ta. Những cảm xúc không đẹp sẽ tỏa sự khó chịu, chỉ khiến tâm trạng con người trở nen tồi tệ hơn.”

Quả thật, trút bỏ hận thù, học cách khoan dung mới thực sự là yêu bản thân mình. Chúng ta thử nghĩ mà xem, khi liệt kê những kẻ đáng ghét vào danh sách đen chẳng phải chính lúc đó ta cũng tự động lưu giữ cho họ một vị trí “củ khoai tây thối” trong lòng mình. Chỉ có xé vụn danh sách đó và triệt để rời xa sự giày vò, tổn thương thì ổ khóa trái tim mới được giải phóng triệt để để đón nhận niềm vui.

(Chinh phục hạnh phúc – 90 ngày làm chủ cảm xúc, Tuệ An, NXB Hồng Đức, 2021,  Tr. 182,183)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, hậu quả của việc đặt hận thù trong lòng càng lâu là gì?

Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh “củ khoai tây thối” trong văn bản có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: trút bỏ hận thù, học cách khoan dung mới thực sự là yêu bản thân mình không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Các phương thức biểu: nghị luận, tự sự

Câu 2. Theo lời thầy giáo, hậu quả của việc đặt hận thù trong lòng càng lâu là nó càng hình thành nên gánh nặng trong tâm trí ta. Những cảm xúc không đẹp sẽ tỏa sự khó chịu, chỉ khiến tâm trạng con người trở nên tồi tệ hơn.

Câu 3. Ý nghĩa của hình ảnh “củ khoai tây thối”:

- Ý nghĩa cụ thể: gắn với trò chơi của thầy giáo, mỗi củ khoai tây là một người, một việc mà các ban học sinh căm ghét và các bạn luôn mang theo những củ khoai tây trong suốt một tuần trong túi nilon nên chúng đã thối rữa.

- Ý nghĩa biểu tượng: lòng hận thù trong lòng mỗi người giống như một gánh nặng luôn đeo bám làm cho con người luôn cảm thấy bức xúc, khó chịu

Câu 4. Học sinh nêu quan điểm của bản thân (đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình) và lí giải hợp lí

Sau đây là một gợi ý:

- Tôi đồng tình với quan điểm trên

- Bởi vì: Khi trút bỏ hận thù, học cách khoan dung, chúng ta sẽ được sống trong trạng thái nhẹ nhàng, vui vẻ, không oán hận, bức xúc. Đó chính là cách để bản thân được sống một cách thoải mái nhất, hạnh phúc nhất, là biểu hiện của việc yêu chính bản thân. Ngược lại, không trút bỏ được hận thù, bản thân con người luôn phải sống với những oán hận, toan tính, âm mưu khiến cho cuộc sống trở nên nặng nề, ngột ngạt như thể tra tấn chính mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn về sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.

Có thể theo hướng:

- Hận thù là trạng thái cảm giác tiêu cực như giận dữ, thù hằn và mong muốn phá hủy những gì người ta ghét

- Khi trong lòng mang nỗi hận thù, con người thường bị đẩy đến trạng thái cảm xúc cao, dữ dội, như bị thiêu đốt cả tâm can. Nó làm cho con người trở nên mù quáng, thậm chí trở thành một người khác, luôn dày vò, luôn nghi kị, luôn toan tính.

-  Hận thù là căn nguyên của mọi bất hạnh trên thế gian. Vì hận thù, thế giới mới có chiến tranh. Vì hận thù, người tốt có thể sẽ trở thành kẻ xấu. Vì hận thù, lòng người không còn thanh thản, bình yên

- Hận thù sẽ dẫn đến những hành động trả thù. Hậu quả của sự trả thù sẽ kéo dài theo thòi gian, oán thù sẽ càng thêm chồng chất. …

- Bài học: cần xóa bỏ hận thù, xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở tình yêu thương, sự thấu cảm.

d. Chính tả, ngữ pháp

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. Cảm nhận hình tượng sông Hương trong một đoạn trích của “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.  Từ đó nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Cảm nhận hình tượng sông Hương trong một đoạn trích của “Ai đã đặt tên cho dòng sông”; nhận xét về nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm  và  đoạn trích.

* Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích

- Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử

+ Hình ảnh so sánh: Sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Tác giả coi sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang” – sông Hương đã mang trong mình nó những âm vang hào hùng, bi tráng của dòng thời gian lịch sử với cả những chiến công và những đau thương. Sông Hương còn được coi là dòng sông “của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” – nghệ thuật ẩn dụ đã làm hiện lên vai trò của một chứng nhân lịch sử, cách miêu tả tinh tế lại gợi ra những sắc thái khác nhau cùng tồn tại trong một dòng sông, vì sử thi còn được gọi là anh hùng ca, là thể loại gắn với những chiến công, gợi đến chiến tranh; nhưng “màu cỏ lá xanh biếc” lại là sắc màu mang chất trữ tình của cuộc sống, của tình yêu và sự bình yên. Sông Hương vì thế vừa sử thi, vừa trữ tình, vừa là thiên anh hùng ca hào tráng, vừa là khúc tình ca tươi mát, dịu dàng

Nhân hóa: Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở vè với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước.Dòng sông trở thành hình ảnh biểu tượng cho con người xứ Huế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Khi độc lâp, tự do của đất nước bị xâm phạm, họ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh còn khi đất nước bình yên, họ lại trở về với cuộc sống bình thường, trở về bản tính tự nhiên muôn thủa.

- Sông Hương trong mối quan hệ với thi ca:

+ Nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương và  mỗi thi nhân đều tìm cho mình một cảm hứng mới mẻ, độc đáo về dòng sông. Điều đó không chỉ xuất phát từ cảm nhận chủ quan của thi sĩ mà còn vì những vẻ đẹp phong phú, biến ảo của dòng sông.

+ Người con gái – sông Hương ấy khơi gợi những cảm hứng khác nhau cho các nhà thơ:

- Câu hỏi về cội nguồn tên gọi của dòng sông

+ Đối tượng hỏi: đất, trời.

+  Nội dung hỏi: ai đã đặt tên cho dòng sông? > câu hỏi dường như không thể có một lời đáp cụ thể

+ Mục đích:

 Không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thong thường mà là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương.

Gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa của bản thân.

-> Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung của cộng đồng, Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “ đã đặt tên cho dòng sông”

- Nghệ thuật

+ Ngôn ngữ: phong phú, giàu hình ảnh, gợi cảm.

+ Hình ảnh: so sánh độc đáo bằng liên tưởng lãng mạn, đậm chất trữ tình.

+ Thủ pháp: nhân hóa > Sông Hương được cảm nhận như một sinh thể sống động (là người con gái dịu dáng đằm thắm với tất cả các cung bậc cảm xúc) > thuận lợi để đan cài những suy tưởng về văn hóa, lịch sử, về truyền thống con người và đất nước Việt Nam.

* Nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường

- “Trữ tình” là nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng riêng của con người, nghệ sĩ trước cuộc sống.

“Tính trữ tình” biểu hiện ở tâm trạng, cảm nhận của riêng tác giả trước hiện thực

khách quan.

- Tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

+ Cái “tôi” mê đắm, tài hoa: không miêu tả sông Hương như một dòng chảy thông thường mà đặt sông Hương trong dòng chảy văn hóa, lịch sử của Huế, mỗi lần sông Hương uốn mình chuyển dòng là một lần sông Hương mang vẻ đẹp riêng.

+ Cái “tôi” lịch lãm, uyên bác: khám phá những đặc điểm độc đáo của sông Hương trên phương diện lịch sử, thơ ca.

+ Niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, thiết tha, sâu lắng.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:      

Thấu hiểu giống như cây cầu, ở hai đầu cầu chính là con đường; nếu không có cầu thì không thể đi từ đường bên này sang đường bên kia được. Cảm thông giống như cây dù, người đứng bên dưới luôn có cảm giác được che chở. Nếu vắng đi những điều đó, thế giới này sẽ trở nên vô cùng lạnh lẽo.

Thấu hiểu giúp ta bước khỏi vùng u tối, đến với một quang cảnh mới, giống như đi qua cây cầu sẽ đến với con đường lớn, những phiền não u ám cũng tự hóa thành bướm bay đi.

Tục ngữ nói: “Lùi một bước thì trời cao biển rộng”. Khoan dung người khác cũng là một cách đối xử tốt với bản thân, vì tha thứ cho người thì nụ cười sẽ ở lại với mình.

Con người, dù tốt đẹp thế nào cũng không thể thập toàn thập mỹ; tình cảm, dù toàn vẹn đến đâu cũng không thể không có tì vết. Nếu mở lòng bao dung đón nhận, sẽ cảm thấy thế giới này thật ra không đến nỗi tệ như bạn nghĩ.

Trong hành trình kỳ diệu của cuộc sống, có thể gặp nhau đã là một nhân duyên. Chúng ta nên trân trọng, đừng để sự giận dữ cuốn trôi bao ân tình tốt đẹp, để lại những hối tiếc muộn màng.

Bởi vì chúng ta đều có những muộn phiền, bất bình và nhiều việc không được như ý, nên đôi khi cảm thấy cả đất trời tăm tối, bất giác cảm khái: Nhân tình sao mỏng manh như giấy lụa?! Thật ra mặt trời luôn ấm áp, ánh ban mai vẫn sáng tươi mọi ngày, là có có lúc chúng ta đứng trong bóng râm mà thôi.

Bao dung người khác hoàn toàn không phải yếu đuối, mà thể hiện tấm lòng độ lượng, là một lựa chọn thông minh.

Chúng ta hãy cùng xây dựng cây cầu thấu hiểu, cùng bật lên cây dù cảm thông, cùng chia sẻ những gì tươi đẹp nhất của cuộc sống, để thế giới luôn tràn ngập ánh sáng ấm áp của mặt trời.

(Thả trôi phiền muộn, Suối Thông, NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2019, tr22)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, tại sao đôi khi cảm thấy cả đất trời tăm tối, bất giác cảm khái: Nhân tình sao mỏng manh như giấy lụa?

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Cảm thông giống như cây dù, người đứng bên dưới luôn có cảm giác được che chở?

Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của lòng khoan dung trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.

(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.111)

Cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ  của người ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, đôi khi cảm thấy cả đất trời tăm tối, bất giác cảm khái: Nhân tình sao mỏng manh như giấy lụa vì chúng ta đều có những muộn phiền, bất bình và nhiều việc không được như ý.

Câu 3. Ý kiến Cảm thông giống như cây dù, người đứng bên dưới luôn có cảm giác được che chở có thể hiểu:

Câu 4. Học sinh nêu thông điệp ý nghĩa với bản thân và lí giải hợp lí. Sau đây là một gợi ý

- Thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân: Khoan dung người khác cũng là một cách đối xử tốt với bản thân.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn về sự cần thiết của lòng khoan dung trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận sự cần thiết của lòng khoan dung trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của lòng khoan dung trong cuộc sống.

Có thể theo hướng:

-  Khoan dung là rộng lượng, tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của người khác.

- Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.

- Trong cuộc sống, con người không thể tránh khỏi những sai lầm, khoan dung sẽ làm cho cuộc sống mỗi người trở nên tốt đẹp hơn đồng thời góp phần duy trì, phát triển những mối quan hệ.

- Người có lòng khoan dung sẽ luôn sống vui vẻ, thoải mái và nhận được tình yêu thương, sự tôn trọng, tin tưởng của mọi người.

- Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người…

Câu 2. Phân tích đoạn thơ trong “Việt Bắc”. Từ đó nhận xét về cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn thơ.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Phân tích đoạn trích; nhận xét về cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn thơ

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm và đoạn trích.

* Cảm nhận đoạn thơ

- Hai câu đầu: lời khẳng định tình cảm của người ra đi

- Hai câu tiếp gợi tả chân thực đời sống kháng chiến

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Thương áo cũ như là thương ký ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

 

Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn

Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim

Áo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.

 

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng

Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.

 

Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

Để càng thương lấy mẹ của ta

Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua...

      (Áo cũ, Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, hình ảnh chiếc áo cũ được tác giả miêu tả như thế nào?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu sau:

Thương áo cũ như là thương ký ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của những điều bình thường giản dị trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trong tuyên bố với thế giới rằng:

Nước việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữa vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.41)

Anh/ Chị hãy phân tích đoạn văn trên. Từ đó nhận xét về giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập. 

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 2. Trong văn bản, hình ảnh chiếc áo cũ được tác giả miêu tả

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Câu 3. Biện pháp tu từ so sánh: thương áo cũ – thương kỉ niệm

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ

+ Khẳng định giá trị của tấm áo, là vật chứa đựng biết bao kí ức, bao kỉ niệm gắn mà tác giả rất yêu thương, trân trọng.

+ Thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho mẹ, cho những gì từng gắn bó.

Câu 4. Học sinh nêu thông điệp ý nghĩa với bản thân và lí giải hợp lí. Sau đây là một gợi ý

- Thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân tôi sau khi đọc văn bản:

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn về sức mạnh của việc lan tỏa yêu thương

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.  

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống       

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống

Có thể theo hướng:

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Phân tích đoạn trích; nhận xét về giá trị lịch sử của văn bản.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:    

*Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm và đoạn trích

*Cảm nhận về đoạn trích

- Trước hết, Hồ Chủ Tịch khẳng định rõ vị thế “chúng tôi, đại diện cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” cho thấy những lời tuyên bố là ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của mọi người dân Việt Nam. Đồng thời, Người cũng xác định rõ đối tượng hướng đến của những lời tuyên bố này chính là nhân dân thế giới.

- Nội dung tuyên ngôn:

+ Khẳng định quyền hưởng tự do, độc lập của Việt Nam

=> Lời tuyên bố cho thấy độc lập, tự do của ngày hôm nay chính là thành quả đấu tranh đoàn kết, kiên trì, lâu dài của toàn đảng, toàn dân ta.

- Tuyên bố khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội. Tại sao lại có được thành công to như vậy? Liên minh quân đội Mỹ - Anh trước khi tấn công đã có một sự chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng. Họ diễn tập rất nhiều lần, không chỉ diễn tập bình thường mà tập dượt cả phương hướng, địa điểm, thời gian, tất cả những việc cần làm khi tấn công. Cuối cùng, khi tấn công thực sự, thắng lợi như đã nằm gọn trong lòng bàn tay, thời gian tấn công chỉ lệch mấy giây so với kế hoạch. Đó chính là sức mạnh của sự chuẩn bị.

Người xưa đã dạy, biết lo xa sẽ tránh được tai họa. Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất. Một người có sự chuẩn bị càng kĩ lưỡng thì khả năng thành công càng cao. Chúng ta đều thuộc lòng câu ngạn ngữ: “Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ” hay “một phút huy hoàng trên sân khấu, mười năm khổ luyện trong cánh gà”. Đó chính là triết lí sâu xa về sự chuẩn bị.

Michael Jordan “không trung” là tuyển thủ vĩ đại nhất mọi thời đại trong lịch sử bóng rổ Mỹ, được tôn xưng là vua bóng rổ. Anh có đủ mọi tố chất và điều kiện của một ông vua bóng rổ, anh tham gia bất kì trận đấu nào thì tỉ lệ chiến thắng đều rất cao. Nhưng trước mỗi trận đấu, dù quan trọng hay thông thường, anh đều luyện tập kĩ càng. Anh tập ném bóng, tập các động tác cơ bản. Anh luôn là người luyện tập vất vả nhất trong đội bóng, cũng là người có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

 (Trích Giáo dục thành công theo kiểu Harvard, Tập 2, Vương Nghệ Lộ)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đặt nhan đề cho đoạn trích.

Câu 2.  Theo tác giả, vì sao trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội và Michael Jordan được tôn xưng là vua bóng rổ?

Câu 3. Ghi lại những câu ngạn ngữ và nêu mục đích của việc trích dẫn. Chỉ ra ít nhất hai điểm giống nhau giữa các câu ngạn ngữ đó.

Câu 4. Đoạn trích đã gửi đến người đọc thông điệp gì? Anh/chị hãy đề ra khoảng 02 việc cần làm đối với mỗi học sinh sẽ tham dự kỳ thi THPTQG sắp tới để thực hiện thông điệp đó.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm). Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được trích từ phần Đọc hiểu: Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất.

Câu 2. (5,0 điểm)

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách xây dựng hình tượng Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

-------------HẾT-------------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Gợi ý đặt nhan đề cho đoạn trích: Chuẩn bị kĩ lưỡng, Sức mạnh của sự chuẩn bị hoặc Chuẩn bị tốt trước khi hành động...

Câu 2. Theo tác giả, trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội và Michael Jordan được tôn xưng là vua bóng rổ vì đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo.

Câu 3. Những câu ngạn ngữ: Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ; Một phút huy hoàng trên sân khấu, mười năm khổ luyện trong cánh gà.

- Mục đích của việc trích dẫn là: khẳng định hơn nữa tính đúng đắn của vấn đề, tăng tính thuyết phục cho đoạn trích…

- Điểm giống giữa các câu ngạn ngữ này là: Đề cao việc chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo trước khi hành động. Vẻ đẹp cân xứng, việc sử dụng những số từ giàu ý nghĩa ...

Câu 4. Thông điệp đoạn trích gửi đến người đọc là về sự cần thiết của việc chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi hành động: Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất hoặc Hãy chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi hành động…

- Hai việc cần làm đối với mỗi học sinh sẽ tham dự kỳ thi THPTQG sắp tới để thực hiện thông điệp đó là: Miệt mài học tập để có được sự chuẩn bị chu đáo nhất về kiến thức; Trang bị những kĩ năng mềm, lắng nghe bản thân và tìm hiều kĩ ngành nghề sẽ lựa chọn…

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn:  Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất.

c. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm)

Giải thích

Bốn dòng thơ tiếp theo là vẻ đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt

Đánh giá nội dung, nghệ thuật 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau:

(1)"...Không nhất thiết bạn phải tăng người khác những món quà đắt tiền hay quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn, một bình hoa hải trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở,..Cũng có thể, những gì bạn làm cho người khác, tưởng chừng như đơn giản, lại chính là biểu hiện của 1 ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng: mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe buýt hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật,...

(2) Chẳng có hành động nào trong số những hành động trên là tầm thường, nhỏ nhặt! Chính vì chúng quá đỗi bình thường nên chúng ta ít khi chịu để ý đến. Bạn cứ thử thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả tác động của chúng lên cuộc sống của bạn và của người khác kì diệu đến nhường nào. “Hạnh phúc như là nước hoa, ban không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình” (Bernard Shaw)”.

(Trích “Hạnh phúc không khó tìm” - M.J.Ryan)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Tìm trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc.

Cân 3. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình”.

Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả:Không nhất thiết bạn phải tăng người khác những món quà đắt tiền hay quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác”.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

  (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính:  Nghị luận.

 Câu 2. Những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc:

- Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến bất ngờ cho một người bạn.

- Một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình.

- Một nụ cười thân thiện dành cho đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở.

Câu 3.

- BPTT: so sánh (so sánh hạnh phúc và nước hoa).

- Tác dụng: Giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm.  Đồng thời giúp người đọc hình dung rõ hơn về hạnh phúc. Hạnh phúc vốn mông lung trở nên rõ ràng hơn, nó như một thứ hương thơm ngọt ngào, dễ dàng lan tỏa, bám lấy tâm hồn mỗi người. Khi bạn làm cho người khác hạnh phúc thì bạn cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc như thế. Vì vậy, đừng ngần ngại lan tỏa yêu thương và hạnh phúc.

Câu 4.

- Em đồng ý quan điểm của tác giả:Không nhất thiết bạn phải tăng người khác những món quà đắt tiền hay quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác”.

Bởi vì mỗi người có cảm nhận về hạnh phúc khác nhau. Và hạnh phúc là một thứ cảm giác khi được yêu thương, quan tâm, thân thiết... chứ không phải cảm giác về sự đủ đầy vật chất. Thế nên khi ta thực sự quan tâm, yêu thương một ai, thì dù là những hành động nhỏ bé, món quà đơn giản cũng khiến họ cảm thấy hạnh phúc. Bởi chính tiểu tiết mới tạo nên niềm vui lớn lao.

II – LÀM VĂN

Câu 1. (2,0 điểm). Viết đoạn văn về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.

Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm

1. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.

2. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm)

a. Mở đoạn: Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết.

b. Thân đoạn

- Giải thích: Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại.

- Ý nghĩa của sự sẻ chia:

+  Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo.

+ Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm): Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến; nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng

- Cảm nhận đoạn trích

- Đánh giá nội dung, nghệ thuật 

- Nhận xét cảm hững lãng mạn

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Tân Túc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON