Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Phùng Khắc Khoan dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm thử đề thi theo cấu trúc của đề THPT Quốc gia để chuẩn bị cho kì thi sắp tới thật tốt. Chúc các em sẽ có một kì thi thật tốt nhé!
TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài: 120 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Tại một công trường làm đường Tây Bắc, 1966.
Tôi nhìn ra cái tàu lặn nghiến đá mặt đường mới, nhìn ra những kíp thợ xây dựng mở đường, nhìn ra một tổ ong của anh chị em làm đường vừa mang được ong chúa về. Cửa sổ buồng tôi viết, lúc nào cũng nhộn nhịp cánh tay người và những cánh ong quen dần với tổ mới. Ong bay trên trang sổ tay tôi. Ông tua tròn trên trang giấy chữ nhật trắng, như là tàu bay đảo nhiều vòng chờ lệnh hạ cánh xuống. Buồng bên có người bị ong đốt. Bởi vì người đó hoảng hốt vừa giết ong một cách không cần thiết, và ngửi thấy mùi máu, bọn ong cùng tổ liền xông tới đốt. Rồi ong cũng lăn ra chết, tinh hồn xuất theo luôn với nọc đốt. Con ong bé cũng như con voi to, vốn tính lành nhưng khiêu khích chúng thì chúng đánh lại ngay, dẫu rằng có phải lấy bổn mạng ra mà trả lời. Anh cán bộ địa chất liền cho tôi mượn một số tạp chí khoa học có mấy trang về nuôi ong. Giờ tôi mới biết rằng đó là một thế giới đầy sinh thú. Đời sống con ong để lại cho người đọc nó một bài học về kiên nhẫn, về cần lao, về tích lũy, chế tạo và sáng tạo. Người ta đã đánh dấu con ong, theo dõi nó, và thấy rằng cái giọt mật làm ra đó, là kết quả của 2.700.000 chuyến (bay) đi, đi từ tổ nó đến khắp các nơi có hoa quanh vùng. Và trong một nửa lít mật ong đóng chai, phân chất ra được 5 vạn thứ hoa. Tính ra thành bước chân người thì tổng cộng đường bay của con ong đó là 8.000.000 cây số.
Giữa rừng Tây Bắc đầy hoa, đầy bướm, đầy ong, cái tôi thấy say say trong chính mình là dầu không được một chuyến đi bằng một đời ong, mình cũng là một con sinh vật đang mang một thứ mật gì. Sự tích lũy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống. Đối hoa xuân lắng ong mật mà thêm ngẫm tới đàn bướm tốt mã chấp chới bay, lộng lẫy những sắc phấn của sảo ngữ ồn ào. Bướm phù phiếm cũng bay vào hoa, nhưng cặp cánh hào nhoáng cũng chẳng để lại gì. Từ ngày có lịch sử tiến hóa của loài người, chưa ai dám nói đến một bướm.”
(Trích Tờ hoa - Nguyễn Tuân)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Giữa rừng Tây Bắc đầy hoa, đầy bướm, đầy ong, cái tôi thấy say say trong chính mình là dầu không được một chuyến đi bằng một đời ong, mình cũng là một con sinh vật đang nung một thứ mật gì.
Câu 2. Theo tác giả, đời sống con ong để lại cho người đọc nó một bài học về điều gì?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu nói: Sự tích lũy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống.
Câu 4. Bài học có ý nghĩa nhất với anh chị rút ra từ đoạn trích là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa của sự sáng tạo trong công việc đối với mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chi biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bè bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là năng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr.6)
Cảm nhận của anh chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chiều sâu hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: cái tôi thấy say say trong chính mình là dầu không được một chuyến đi bằng một đời ong, mình cũng là một con sinh vật đang nung một thứ mật gì.
Câu 2. Theo tác giả, đời sống con ong để lại cho người đọc nó một bài học về kiến nhẫn, về cần lao, về tích lũy, chế tạo và sáng tạo.
Câu 3.
- Câu nói: Sự tích lũy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống có thể hiểu: Sự tích lũy nhiều lên ở mỗi người cũng cần đóng góp vào sự sống chung để mang lại những giá trị tốt đẹp, tử tế. - Đây là một lời khuyên hữu ích về biểu hiện của lối sống đẹp.
Câu 4.
(Thí sinh có lí giải khác miễn sao hợp lí) (Thí sinh rút ra bài học phù hợp và lí giải.) Gợi ý: - Bài học có ý nghĩa rút ra từ đoạn trích: Hãy sống kiên nhẫn, cần lao, tích lũy, và sáng tạo như một con ong để sự sống trở nên vẹn tròn hơn.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của sự sáng tạo trong công việc đối với mỗi người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự sáng tạo trong công việc đối với mỗi người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự sáng tạo trong công việc đối với mỗi người. Có thể theo hướng:
- Sự sáng tạo giúp gây ấn tượng mạnh với mọi người.
- Sự sáng tạo giúp mỗi người yêu thích công việc hiện tại, tiếp cận công việc năng động và nhiệt tình hơn. - Sự sáng tạo góp phần khuyến khích cá nhân phát triển bằng cách cải thiện kỹ năng, nâng cao khả năng giải quyết công việc.
- Sự sáng tạo giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện kỹ năng trong công việc, tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến. Ngược lại, nên phê phán những người làm việc thiếu sáng tạo, thiếu tư duy, thiếu sự linh hoạt, trì trệ...
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận: có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chiều sâu hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét chiều sâu hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" và nhân vật Mị trong đoạn trích.
* Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích
- Đoạn văn miêu tả nhân vật Mị với kiếp con dâu gạt nợ ở nhà thổng lí Pá Tra. Bề ngoài là con dâu vì Mị là vợ A Sử, nhưng bên trong Mị chỉ là một thứ gán nợ, bắt nợ để bù đắp cho khoản tiền mà bố mẹ Mị đã vay của nhà thống lí Pá Tra nhưng chưa trả được. Điều đau đớn trong thân phận Mị là ở chỗ: Nếu chỉ là con dâu gạt nợ thay cho bố mẹ thì Mị hoàn toàn có thể hi vọng vào một ngày nào đó sẽ được giải thoát sau khi món nợ đã được thanh toán (bằng tiến, bằng vật chất hay công cụ lao động). Nhưng Mị lại là con dâu bị cướp về và công trình ma nhà thống lí. Linh hồn của Mị đã bị con ma ấy cai quản. Đến hết đời, dù món nợ đã được tra, Mị cũng sẽ không bao giờ được giải thoát, được trở về với cuộc sống tự do. Đây là đời làm dâu gạt nợ của Mị ở nhà thông lí Pá Tra là - một quãng đời thê thảm, tủi cực, sống mà như đã chết của Mị.
- Mị dường như bị tê liệt cả lòng yêu đời, yêu sống lẫn tinh thần phản kháng. Trước đó, khi mới làm dâu, Mị còn nghĩ đến cái chết, Mị có ý định ăn lá ngón tự tử để chấm dứt cảnh sống bi kịch của mình. Giờ đây, sau mấy năm làm dâu gạt nợ, đến cái chết Mị cũng chẳng còn nghĩ đến nữa: Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Mị ở lâu trong cái khổ nên quen khổ rồi, không còn ý niệm về sự khổ. Bây giờ dường như trong Mị chỉ có một ý niệm duy nhất - ý niệm về thân "trâu, ngựa" của mình: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đối ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cải tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.
- Mị chỉ là một công cụ lao động: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bè bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành soi.
- Thân phận của Mị không bằng con trâu, con ngựa trong nhà: Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
- Mị âm thầm như một cái bóng: Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
- Mị như một tù nhân chốn địa ngục trần gian, đã mất trị giác về cuộc sống. Căn buồng Mị ở không phải là căn buồng hạnh phúc mà giống như một gian ngục thất giam cầm một tù nhân đã mất đi ý niệm về thời gian sống, mất cảm giác về cuộc sống và thân phận của mình: Ở cái buồng Mị năm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.
- Đánh giá:
+ Đoạn văn miêu tả thành công cuộc đời làm dâu gạt nợ của Mị ở nhà thống lí Pá Tra, một quãng đời tủi cực, sống mà như đã chết.
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ý nghĩ và hành động, sử dụng chuỗi hình ảnh so sánh tăng cấp từ so sánh ngang bằng (Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa, như con rùa lùi lũi) đến so sánh hơn (Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đếm nó còn được đứng gãi chân, đúng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày...) mang lại hiệu quả cao trong khắc họa chân dung nhân vật nghệ thuật lựa chọn chi tiết đặc sắc (căn buông Mị với cái lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trong ta cũng chỉ thấy trắng trắng, không biết là sương hay là năng... ) mang lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật Mị với cuộc sống như ngục tù tăm tối, quấn quanh, bế tắc.
-> Tất cả góp phần thể hiện thành công tư tưởng, chủ đề tác phẩm
* Nhận xét chiều sâu hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài.
- Thông qua cuộc đời làm dâu gạt nợ của Mị ở nhà thống lí Pá Tra, nhà vẫn gián tiếp tô cáo sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi. Tô Hoài nói lên một sự thật xót xa: Dưới ách thống trị của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục, người dân lao động miền núi Tây Bắc bị trà đạp một cách tàn nhẫn về tinh thần đến mức tê liệt cảm giác về sự sống, mất dần ý niệm về cuộc đời, từ những con người có lòng ham sống mãnh liệt trở thành những người sống mà như đã chết, tẻ nhạt và vô thức như những đồ vật trong nhà. Đây là một sự hủy diệt ý thức sống về con người thật đáng sợ.
- Tiềm ẩn đằng sau trang văn của Tô Hoài là sự chia sẻ, đồng cảm, xót thương của nhà văn đối với những kiếp người đau khổ, là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ hướng về những thế lực trà đạp lên quyền sống con người.
-> Chiều sâu hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật "vị nhân sinh" độc đáo và có phần quyết liệt của ông: Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không thể tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Điểm chung lớn nhất của những người này (cha mẹ có tâm lí narcissistic - ái ki) là họ coi đưa trẻ như một sự nối dài của bản thân (extension of the self), họ sở hữu nó như cái tay hay đôi mắt, chứ không như một cá nhân có cảm xúc và nhu cầu riêng. Không những họ không nhìn vào nhu cầu và mong muốn của con hay cháu mình, họ coi nó như một phương tiện để thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của mình. Ông của Hòa phải nhìn thấy tấm bằng đại học của cháu mình, nếu không ông sẽ
chết không yên, dù Hòa đã được bác sĩ chuẩn đoán trầm cảm. Ông bà của Hải Như phải thấy em đi du | học nếu không họ sẽ coi đời mình thất bại. Hương, lúc mười tuổi, bị trầm cảm vì sức ép học piano khổng lồ, nhưng vẫn phải tiếp tục cho tới khi cô giáo dạy đàn bắt nghỉ. Chị của cô bị bố mẹ cho là độc ác vì vẫn độc thân. MH phải tiếp tục giữ job thơm dù nó khiến cô phải trồng thuốc trầm cảm liên miên. Dù ghét Ngoại thương, Yến vẫn phải quay lại học, kể cả khi cô đã trở thành người hoang tưởng...Trang không được phép yêu con gái vì điều đó không phù hợp với định nghĩa đứa con của mẹ cô. Trong tất cả các trường hợp này, nhu cầu của bố mẹ được đặt cao hơn nhu cầu của đứa con. Nhu cầu của trẻ nếu có được nêu lên, cảm xúc của nó nếu có được thể hiện, sẽ bị gạt đi, bỏ qua hoặc tệ hơn, bị coi là một sự phiền hà hay sự tấn công vào người chăm nó.
(Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2020, tr. 306-307)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, điểm chung lớn nhất của những cha mẹ có tâm lí narcissistic - ái kỉ là gì
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng?
Ông của Hòa phải nhìn thấy tấm bằng đại học của cháu mình, nếu không ông sẽ chết không yên, dù Hòa đã được bác sĩ chuẩn đoán trầm cảm. Ông bà của Hải Như phải thấy em đi du học nếu không họ sẽ coi đời mình thất bại. Hương, lúc mười tuổi, bị trầm cảm vì sức ép học piano khổng lồ, nhưng vẫn phải tiếp tục cho tới khi cô giáo dạy đàn bắt nghi. Chị của cô bị bố mẹ cho là độc ác vì vẫn độc thân. MH phải tiếp tục giữ job thơm dù nó khiến cô phải uống thuốc trầm cảm liên miên. Dù ghét Ngoại thương, Yến vẫn phải quay lại học, kể cả khi cô đã trở thành người hoang tưởng... Trang không được phép yêu con gái vì điều đó không phù hợp với định nghĩa đứa con của mẹ cô.
Câu 4. Anh chị hãy rút ra thông điệp ý nghiã từ đoạn trích?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm anh/chị về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích làm nổi bật hình tượng con Sông Đà qua sự cảm nhận của Nguyễn Tuân trong đoạn trích tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” (theo SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2014).
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2. Theo đoạn trích, điểm chung lớn nhất của những cha mẹ có tâm lí narcissistic - ái ki là:
Câu 3.
- Biện pháp tu từ: Liệt kê.
Câu 4. (Thí sinh có lí giải khác miễn sao hợp lí) (Thí sinh rút ra thông điệp và lí giải phù hợp.)
Gợi ý: - Thông điệp: Hãy biết yêu thương đúng cách bởi điều đó giúp cho cuộc sống và tình yêu thương trở nên có ý nghĩa hơn.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
* Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề
* Phân tích
- Việc lựa chọn nghề trong tương lai là điều vô cùng quan trọng bởi:
- Nên lựa chọn nghề như thế nào?
* Bàn luận, mở rộng
- Trong xã hội hiện nay, các bạn sinh viên hay thậm chí nhiều người đi làm cảm thấy mình lựa chọn sai ngành nghề.
- Hiện nay, tại các trường THPT, việc hướng nghiệp cho học sinh cũng chưa được chú trọng. Vấn đề này, cần có sự chung tay không chỉ của giáo dục mà còn toàn thể xã hội.
* Liên hệ bản thân
- Em sẽ chọn ngành nghề như thế nào trong tương lai?
Câu 2.
I. Giới thiệu chung
II. Phân tích
1. Con sông hung bạo:
a) Sự hung bạo thể hiện ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành:
b) Sự hung bạo thể hiện ở ghềnh đá “quãng mặt ghềnh Hát Loóng”
- Nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ thuê: dữ dằn, tàn bạo.
- Điệp từ, điệp cấu trúc (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió) cùng với việc sử dụng liên tiếp các thanh trắc đã tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của sóng, gió và đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn, tạo nên mối đe dọa thực sự đối với người lái đò nào “quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
c) Sự hung bạo thể hiện ở những “cái hút nước” chết người:
d) Sự hung bạo thể hiện ở chiến trường sông Đà
* Dấu hiệu đầu tiên là âm thanh tiếng nước thác:Âm thanh phong phú: lúc thì nghe như là oán trách, lúc như van xin, khi thì khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo, đặc biệt có lúc rống lên gầm thét những âm thanh cuồng nộ, ghê sợ để trấn áp con người.
* Các trùng vi thạch trận:
2. Con sông trữ tình:
3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng:
- Tác phẩm cũng cho thấy sự tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. Vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào đã giúp nhà văn tạo nên những trang viết hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao.
- Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ.
III. Đánh giá chung
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Trong thế giới này, những người càng giàu trí tuệ sẽ càng ít nói, và càng hiểu được sức mạnh của sự trầm tĩnh. Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên gặp phải những trở ngại, hay sẽ trải qua rất nhiều thất bại. Có người than thở rằng mình không gặp thời. Có người oán trách những người thân quen không tích cực giúp đỡ mình. Nhưng những người có trí tuệ thì thường sẽ lựa chọn trầm tĩnh trong những thời khắc như vậy. Họ sẽ để bản thân yên tĩnh một chút, lặng lẽ tư duy và kiểm điểm bản thân, tránh tiếp tục phạm sai lầm tương tự. Khi chưa hoàn toàn hiểu rõ được tình huống mà đã mồm năm miệng mười, nói năng tùy tiện thì chỉ bộc lộ sự ngốc nghếch và nông cạn của bản thân mà thôi.Đặc biệt là khi đối diện với đối thủ cạnh tranh, bạn càng nói nhiều thì ẩn họa cũng sẽ càng nhiều, khi đó bạn hẳn cũng sẽ vô tình tiết lộ điểm yếu của bản thân cho họ, lúc này coi như thất bại đã nắm chắc trong tay:
Trầm tĩnh còn là bảo bối giúp hóa giải mâu thuẫn. Khi chúng ta tranh luận với người khác, hoặc khi sự cãi vã giữa đôi bên ngày càng kịch liệt, tốt nhất là chúng ta hãy lựa chọn im lặng. Một mặt có thể bình ổn cảm xúc của bản thân, tránh để mọi việc vuột khỏi tầm kiểm soát. Mặt khác sự trầm tĩnh có thể giúp chúng ta nhìn nhận bản thân một cách khách quan hơn, suy xét quan điểm của mình bấy lâu nay phải chăng có vấn đề, cũng có thể nghiêm túc đánh giá quan điểm của đối phương. Trải qua một khoảng lặng, có lẽ sự tranh luận và mâu thuẫn trước đó sẽ không còn nữa.
Trầm tĩnh là một sự rèn luyện, một sự lĩnh ngộ, là một sự khoan dung và vượt lên cuộc sống.
(Theo Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ, Canh Thiên, NXB Thế giới, 2021, tr 215 216, 217)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, trầm tĩnh là gì?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói Trầm tĩnh còn là bảo bối giúp hóa giải mâu thuẫn?
Câu 4. Anh chị có đồng ý với ý kiến cho rằng: Trầm tĩnh là một sự rèn luyện, một sự lĩnh ngộ, là một sự khoan dung và vượt lên cuộc sống không ? Vì sao ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc đời.
Câu 2. (5,0 điểm)
[…] Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả, Trấn tĩnh còn là bảo bối giúp hóa giải mâu thuẫn; Trầm tĩnh là một sự rèn luyện, một sự lĩnh ngộ, là một sự khoan dung và vượt lên cuộc sống.
Câu 3.
- Đây là một một kĩ năng hữu ích con người cần rèn luyện mới có.
Câu 4. Thí sinh có lí giải khác miễn sao hợp lí (Thí sinh bày tỏ quan điểm đồng ý không đồng ý và lí giải phù hợp.)
Gợi ý:
- Em đồng ý với ý kiến cho rằng: Trầm tĩnh là một sự rèn luyện, một sự lĩnh ngộ, là một sự khoan dung và vượt lên cuộc sống.
- Vì:
II. LÀM VĂN
Câu 1.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc đời.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nhưng phải nêu được ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng, có thể theo hướng sau:
- Những cống hiến thầm lặng mang lại niềm vui
- Khẳng định giá trị và ý nghĩa sự sống của mỗi con người;
Câu 2.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình tượng sông Hương trong đoạn trích; cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của tác giả.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích
* Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trích
*Nghệ thuật
- Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; lối hành văn hướng nội, mê đắm, tài hoa; nghệ thuật so sánh, nhân hoá tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị...
* Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Đôi giày thể thao của hãng Starbury trông cũng giống như các đôi giày thể thao của hãng Nike và Reebok. Chúng được đội bóng rổ N, Y Knicks mang trong sân thi đấu. Và chúng được thiết kế có độ bền cao, giống như các đôi giày của nhiều hãng cạnh tranh. Vậy điều gì khiến giày của Starbury trở nên đặc biệt? Sự thật chúng có giá chỉ 14,98 đôla một đối. Các công ty thành công biết rõ điểm khác biệt của họ - hoặc gọi là lợi thế cạnh tranh - và đưa ra nhiều nguyên tắc để tập trung vào điểm khác biệt ấy cho đến khi cả thế giới biết đến yếu tố khiến họ trở nên đặc biệt. Xe hơi Tesla cũng giống như bao xe thể thao khác. Nhưng điều khác biệt là nó tăng tốc từ 0 đến 100km/h chỉ trong bốn giấy, dùng năng lượng điện, và đi xa tới 100.000 dặm chỉ bằng bình ắc-quy. Những điểm nổi bật đáng ngưỡng mộ.
Vậy hãy can đảm để khác biệt. Hãy dũng cảm trong ngành nghề của mình để sáng tạo những giá trị mà chưa ai tạo ra trước đây. Hãy sáng tạo đầy ấn tượng, luôn cố gắng giỏi hơn và ước mơ to lớn hơn. Và biết rõ điều gì khiến bạn khác biệt với mọi người. Bởi vì nếu không biết điều gì khiến công việc của mình trở nên đặc biệt, làm sao bạn có thể cho người khác biệt được?
(Điều gì khiến bạn khác biệt?, trích Đời ngăn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Nxb Trẻ, 2018, tr 70)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, các công ty thành công biết rõ điều gì để tạo ra lợi thế cạnh tranh?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào là "sự khác biệt"?
Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến "Hãy dũng cảm trong ngành nghề của mình để sáng tạo những giá trị mà chưa ai tạo ra trước đây" không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc sống là chính mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
… Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai)
Anh/Chị hãy cảm nhận cảnh ngộ và vẻ đẹp của người lao động nghèo trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2. Theo đoạn trích. Các công ty thành công biết rõ điểm khác biệt của họ để tạo ra lợi thế cạnh tranh
Câu 3.
- "Sự khác biệt" là thuật ngữ được dùng để chỉ sự khác nhau.
-> Đây là thuật ngữ không chỉ dùng để chỉ sự khác nhau trong ngôn ngữ, màu da, tôn giáo mà còn dùng để chỉ sự khác nhau trong tính cách nhận thức, ước mơ, cá tính ở mỗi con người. (Thí sinh có cách lí giải khác miễn sao hợp lí)
Câu 4. (Thí sinh bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải hợp lí)
- Em đồng tình với ý kiến "Hãy dũng cảm trong ngành nghề của mình để sáng tạo những giá trị mà chưa ai tạo ra trước đây". Vì:
II. LÀM VĂN
Câu 1. Viết đoạn văn về sự cần thiết của việc sống là chính mình
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của việc sống là chính mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai nhưng phải lí giải được vấn đề, có thể theo hướng sau:
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo:
Câu 2. Cảm nhận cảnh ngộ và vẻ đẹp của người lao động nghèo trong đoạn trích; nhận xét cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảnh ngộ và vẻ đẹp của người lao động nghèo; nhận xét cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích
* Cảm nhận cảnh ngộ và vẻ đẹp của người lao động
- Cảnh ngộ của người lao động trong nạn đói:
- Vẻ đẹp của người lao động trong nạn đói:
* Nhận xét cách nhìn con người của Kim Lân
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Đúng giờ là một đức tính vô cùng tốt đẹp. Những người biết trân trọng thời gian thì không chỉ chú ý để không lãng phí thời gian của mình, mà cũng chú ý để không lãng phí thời gian của người khác. Quản lí tốt thời gian của bản thân sẽ giúp chúng ta có thể ứng phó một cách nhẹ nhàng, thành thơi cho dù phải làm bất cứ điều gì đi nữa. Một người biết tôn trọng giờ giấc tất sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác.
Khi trở thành một người biết tôn trọng giờ giấc, chúng ta không chỉ nhận được sự tôn trọng từ người khác, mà còn để lại ấn tượng sâu sắc trong họ. Chúng ta phải ghi nhớ rằng trong các hoạt động như gặp mặt, hội đàm, họp mặt...đều phải đến đúng giờ. Tham gia tiệc chiêu đãi, yến tiệc cũng phải đến đúng hẹn hoặc có thể đến chậm tối đa 2 - 3 phút. Đối với những buổi tiệc long trọng hay mang tính chính thức thì tuyệt đối không được đến muộn. Khi tham gia hội nghị hoặc tham dự buổi văn nghệ thì nên đến trước giờ tổ chức. Nhất định phải dự trù một khoảng thời gian tương đối lớn cho bản thân, bởi có quá nhiều điều ngoài ý muốn có thể xuất hiện, ví dụ như xe đến muộn, đợi thang máy lâu.
Dù thế nào cũng nhất định phải chuẩn bị đầy đủ thời gian.
Chẳng phải mọi người thường có câu cửa miệng "Thời gian chính là tiền bạc", "Thời gian chính là tính mệnh" hay sao ? Nếu đã biết thời gian trân quý như thế thì việc đúng thời gian lại càng quan trọng hơn.
(Theo Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ, Cảnh Thiên NXB Thế giới 2021, tr. 138, 139)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, khi trở thành một người biết tôn trọng giờ giấc, chúng ta sẽ nhận được gì?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu nói: Quản lý tốt thời gian của bản thân sẽ giúp chúng ta có thể ứng phó một cách nhẹ nhàng, thảnh thơi cho dù phải làm bất cứ điều gì đi nữa.
Câu 4. Nội dung đoạn trích gợi cho anh chị suy nghĩ gì về thời gian?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Anh, chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những hậu quả của việc: Chúng ta quá ít nghĩ đến việc tổ chức một cuộc sống tinh thần.
Câu 2. (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến – Quang Dũng – Ngữ Văn 12, Tập một)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đình núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc – Tố Hữu – Ngữ Văn 12, Tập một)
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2. Theo đoạn trích, khi trở thành một người biết tôn trọng giờ giấc, chúng ta sẽ | nhận được sự tôn trọng từ người khác và để lại ấn tượng sâu sắc trong họ.
Câu 3.
- Câu nói khuyên mọi người cần chú ý quản lý tốt thời gian của bản thân.
(Thí sinh có thể lí giải khác miễn sao hợp lí)
Câu 4. (Thí sinh bày tỏ suy nghĩ cá nhân miễn sao hợp lí)
Gợi ý:
- Thời gian rất trân quý vì nó trôi qua không thể lấy lại.
- Hãy sử dụng thời gian đúng cách để tạo ra những giá trị tốt đẹp.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề: Tinh thần là những gì thuộc về ý nghĩa, tình cảm,… thuộc về nội tâm của con người. Như vậy cuộc sống tinh thần có thể hiểu là những hoạt động để duy trì yếu tố tinh thần của con người.
* Khái quát thực trạng: Một thực trạng vô cùng đáng buồn hiện nay đó là con người ngày càng chạy theo những nhu cầu, mong muốn vô tận về vật chất mà bỏ quên việc phải xây dựng đời sống tinh thần.
* Nêu hậu quả:
* Giải pháp:
Câu 2:
1. Giới thiệu khái quát về hai tác giả, tác phẩm, đoạn trích:
2. Phân tích:
a. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
* Nội dung:
* Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn được tác giả sử dụng một cách tinh tế khiến hình ảnh thiên nhiên và con người miền Tây hiện lên độc đáo…
b. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu:
* Nội dung:
* Nghệ thuật:
c. So sánh hai đoạn thơ:
- Sự tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, Tây Bắc và tình cảm gắn bó của tác giả đối với con người và miền đất xa xôi của Tổ quốc.
- Sự khác biệt:
- Lí giải:
3. Đánh giá chung:
- Với hồn thơ đậm đà tính dân tộc, lãng mạn, hào hoa, phóng khoáng, Tố Hữu và Quang Dũng đã làm nổi bật nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng về quê hương cách mạng và đơn vị cũ.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Phùng Khắc Khoan. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Võ Nguyên Giáp
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lê Văn Hưu
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.