YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Duy Thì

Tải về
 
NONE

Với cấu trúc gồm các đề và đáp án chi tiết, tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Duy Thì dưới đây sẽ giúp các em lớp 12 dễ dàng đối chiếu kết quả và ôn tập hiệu quả. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN DUY THÌ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021-2022

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Cỏ vốn thấp

thấp nhất các loài cây

nên chân thường dẫm đạp

Rồi tới ngày chân tự hỏi

cỏ là gì khi nhìn đỉnh núi

nơi chân chưa từng và có thể

chẳng bao giờ chạm tới

cỏ đã xanh ngạo nghễ ngàn đời

Và chân nhớ tới những cuộc tiễn đưa

người thân, sơ, bạn bè, và cả những sơ sài về đất

theo cách thông thường hay trang trọng nhất

cỏ lại lặng lẽ xanh đắp ấm những kiếp người

(Trích Cỏ - Hữu Việt)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, “cỏ” có những đặc điểm gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về lẽ sống của con người qua hình ảnh “cỏ” trong đoạn trích?

Câu 4. Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện qua đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời khuyên: Con người phải biết sống bao dung.

Câu 2 (5.0 điểm)

Gần sáng trời trở gió đột ngột, từng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm, và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên cao như những ngọn núi tuyết trắng.

Trong phá, các thứ tầu thuyền đều tìm vào bờ để trú, duy ở giữa phá chẳng hiểu vì sao vẫn còn thấy một chiếc thuyền vó bè đang đậu.

Gió rú ào ào chung quanh chiếc xe Reo vừa mới ở trên rừng xuống, chưa giỡ gỗ xuống hết. Cái ông lão đã ngoài sáu mươi mà vẫn còn theo đuổi nghề sơn tràng đang ngồi bên bếp lửa giữa trời, vẫn đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng ra ngoài mặt phá, nơi có chiếc thuyền.

Cái bếp lửa cũng bị gió ném tung ra khắp bãi cát, những tàn lửa đỏ rực bay quẩn lên chung quanh chỗ tôi và ông lão ngồi. Tôi xem lại xoong cơm đã sống nhăn hộ ông lão, đoạn gào lên:

- Chiều gió này không khéo bão cấp 11 rồi?

- Ừ, ừ... ! - Ông lão lẩm bẩm, vẫn không rời mắt khỏi chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá.

Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông...

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa,  Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12)

Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về thông điệp cuộc sống và nghệ thuật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Thể thơ: Tự do

Câu 2. Trong đoạn trích, “cỏ” có những đặc điểm: thấp nhất các loài cây, xanh ngạo nghễ, lặng lẽ xanh.

Câu 3. Học sinh bày tỏ ý kiến cá nhân sao cho hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo:

Lẽ sống của con người qua hình ảnh “cỏ” trong đoạn trích: âm thầm, bao dung, nghị lực, sẻ chia với mọi người...

Câu 4. Thái độ của tác giả:

- Tôn trọng, ca ngợi lối sống cao đẹp.

- Nhắc nhở, khuyên bảo mỗi người cần chọn lẽ sống cho riêng mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời khuyên:

Con người phải biết sống bao dung.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Con người phải biết sống bao dung.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ lời khuyên Con người phải biết sống bao dung... Có thể triển khai theo hướng:

- Sống bao dung là sống bằng tình yêu thương, sự sẻ chia, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

- Đó là lối sống đẹp, biết dung hòa, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, thúc đẩy xã hội phát triển.

- Bao dung nhưng cần tỉnh táo, không bao che cho những sai lầm, khuyết điểm.

- Bao dung nhưng phải dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, sự công bằng.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về thông điệp cuộc sống và nghệ thuật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn trích, nhận xét về thông điệp cuộc sống và nghệ thuật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

* Nội dung đoạn trích

- Khung cảnh biển trong một đêm trở gió, nỗi lo lắng của ông lão về chiếc thuyền đơn độc ngoài xa, những trăn trở của Phùng về cuộc sống vất vả, hiểm nguy của người dân vùng biển.

- Tấm ảnh trong bộ lịch của năm:

+ Với mọi người: đó là một tác phẩm nghệ thuật đích thực, kết tinh tâm huyết, tài năng của nghệ sĩ Phùng; được trưởng phòng ưng ý, công chúng đón nhận.

+ Với nghệ sĩ Phùng: là niềm trăn trở, sự chất vấn, tự vấn chính mình khi bức ảnh ấy còn xa rời cuộc sống. Ảnh thì đẹp nhưng thực tế cuộc đời còn biết bao cơ cực, vất vả.

* Nghệ thuật: xây dựng nhân vật nhận thức, ngôn ngữ giàu chất triết lí, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

* Thông điệp nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm:

- Cuộc sống còn lắm nhọc nhằn, ngang trái, cần có sự cảm thông, thấu hiểu, cần có giải pháp hữu hiệu để giảm bớt đói nghèo.

- Nghệ thuật đích thực là nghệ thuật sinh ra từ cuộc đời, gắn liền với cuộc đời. Người nghệ sĩ cần trung thực, dũng cảm để phản ánh chân thật về cuộc sống.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”

(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)

Câu 1. Chủ đề đoạn thơ trên là gì?

Câu 2. Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ

Câu 3. Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2đ): Nêu suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc.

Câu 2. (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Chủ đề đoạn thơ: Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và nỗi đau khi quê hương yêu
dấu bị giày xéo

Câu 2. Biện pháp tu từ:

- Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”: gợi nỗi đau máu thịt. Mỗi con người là một phần của Tổ quốc, coi Tổ quốc là máu thịt của mình. Đất nước bị giàu xéo thì con người cũng xót xa như chính bản thân mình phải chịu đau đớn.

Câu 3. Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành, xúc động mà không bị gò bó, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Dàn ý Nghị luận xã hội về trách nhiệm của công dân đối với Tổ Quốc

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của công dân đối tổ quốc.

2. Thân bài

a. Giải thích

b. Phân tích

c. Liên hệ bản thân

d. Phản đề

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của công dân đối tổ quốc và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2.

Dàn ý Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc và đoạn thơ bức tranh tứ bình.

2. Thân bài

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Hai câu thơ đầu người ra đi khẳng định mình luôn nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Mùa đông: “hoa chuối đỏ tươi” tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng làm cho bức tranh mùa đông của Việt Bắc thêm hài hòa màu sắc.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Mùa xuân: “mơ nở trắng rừng” mùa xuân Việt Bắc đặc trăng là màu trắng tinh khiết của của rừng hoa mơ, giữa khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con người cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo chuốt từng sợi giang để đan nón.

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình

Mùa hạ: “ve kêu rừng phách đổ vàng” tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp.

Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Mùa thu: “rừng thu trăng rọi hòa bình” ánh trăng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo gợi cảm giác thanh mát, hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm.

→ Hình ảnh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người tạo nên bức tranh Việt Bắc vô cùng xinh đẹp khiến người ta nhớ mãi.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Câu 1. Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

Câu 3. Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?

Câu 4. Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

"Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa.”

Trong tư cách của người thanh niên tuổi 18, anh/chị có đồng tình với nhận định về giới trẻ như trên? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

(Ngữ văn 12, Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016)

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

Câu 2.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát:

+ Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là…

Câu 3.

Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.

Câu 4.

Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết đoạn nghị luận xã hội, có dung lượng khoảng 200 chữ, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc

b. Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo các nội dung chính sau:

*Giải thích ý kiến:

- Bản năng của gà rừng: bản năng sống độc lập; con chim trong lồng: cuộc sống thụ động, không làm chủ cuộc đời mình.

- Câu nói nhận định thực trạng con người đang đánh mất bản năng sống độc lập, rơi vào cuộc sống thụ động, lệ thuộc, không làm chủ cuộc đời mình.

*Bàn luận:

*Bài học và liên hệ bản thân:

- Nhận định trên hướng cho chúng ta có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống: sống là không thụ động, phụ thuộc mà phải chủ động, tích cực.

- Luôn tin tưởng vào bản thân, tích cực, dám nghĩ, dám làm.

- Trang bị kiến thức, kĩ năng cho bản thân để có khả năng tự lập; ngay từ bây giờ tránh lối sống thụ động, ỷ lại vào người khác.

Câu 2.

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng để viết một bài văn nghị luận văn học.

- Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? thí sinh có thể trình bày những biểu hiện  cái tôi của nhà văn theo những cách khác nhau  nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số ý cần đạt:

1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

2. Cái tôi là gì?

3. Đặc điểm của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông

4. Đánh giá

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

Câu 3. Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.

Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

II. LÀM VĂN (7,0 đểm)

Câu 1. 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

Câu 2.

“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”

(Trích “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân)

Cảm nhận của anh/chị về nét tính cách dữ dội và hung bạo của con sông Đà được thể hiện qua đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về chất tài hoa uyên bác trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1. Thể thơ tự do.

Câu 2. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

Câu 3. Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.

II. LÀM VĂN

Câu 1. (2,0 điểm)

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

c. Triển khai vấn đề nghị luận

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

Câu 2. (5,0 điểm):

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Cảm nhận về nét tính cách dữ dội và hung bạo của con sông Đà.

- Nhận xét về chất tài hoa uyên bác trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

3. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm

b. Cảm nhận về tính cách dữ dội và hung bạo của con sông Đà:

c. Nhận xét về chất tài hoa uyên bác trong tùy bút của Nguyễn Tuân

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên

trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm... Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"

(Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)

Câu 1. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết phong cách ngôn ngữ ấy?

Câu 2. Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy.

Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4. Thử đặt nhan đề cho đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm).

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc sống là chính mình.

Câu 2. (5,0 điểm)

… Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem…

Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng bát đã hết nhẵn.

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cám mà ăn đấy…

Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chat và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đây không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục, 2014, tr.31)

Anh/Chị hãy cảm nhận cảnh ngộ và vẻ đẹp của người lao động nghèo trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

- Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Dựạ vào các đăc trưng nhận biết phong cách ngôn ngữ ấy: tính hình tượng [hình tượng tiếng đàn], tính truyền cảm, tính cá thể.

Câu 2.

- Đoạn văn này gợi nhớ đến tiếng đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều, Lor- ca trong Đàn ghi ta của Lor- ca.

- Nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy : Tiếng đàn gắn với nỗi đau thân phận.

Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn: So sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.

Câu 4. Đặt nhan đề cho đoạn trích: Cung bậc tiếng đàn, Tiếng đàn đáy...

II. LÀM VĂN 

Câu 1. 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của việc sống là chính mình.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai nhưng phải lí giải được vấn đề, có thể theo hướng sau:

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có dẫn chứng, cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2.

Cảm nhận cảnh ngộ và vẻ đẹp của người lao động nghèo trong đoạn trích; nhận xét cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảnh ngộ và vẻ đẹp của người lao động nghèo; nhận xét cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

c1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích

c2. Cảm nhận cảnh ngộ và vẻ đẹp của người lao động

c3. Nhận xét cách nhìn con người của Kim Lân

- Cách nhìn con người sâu sắc và mới mẻ: Không chỉ nhìn ra tình cảnh thê thảm của người lao động trong nạn đói mà còn phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tình người, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc; tin tưởng vào khả năng thay đổi cuộc đời của họ.

- Ý nghĩa: Đó là cách nhìn nhân văn, góp phần quan trọng làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm; khẳng định tài năng và phong cách của Kim Lân trong nền văn học dân tộc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Nguyễn Duy Thì​. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON