Để chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới, các em học sinh lớp 12 cần ôn tập kiến thức cơ bản kết hợp luyện đề thi thử. Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Long Trường dưới đây sẽ giúp các em tiếp cận các dạng đề đồng thời bổ sung kiến thức cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt!
TRƯỜNG THPT LONG TRƯỜNG |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021-2022 Thời gian làm bài: 120 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trên sóng xanh những đàn ngựa biển
lướt dưới mặt trời dưới trăng sao
ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt
như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào
Không bay lên trời vẫn ngang dọc như chim
lưới cá đầy mồ hôi tuôn lấp lánh
tàu vỏ sắt ý chí màu thép lạnh
thuộc Hoàng Sa, Trường Sa từng tấc đảo nổi chìm
Chỉ nguyện cầu sóng lặng biển êm
chỉ ao ước cá đầy khoang mỗi sớm
chỉ xin được suốt đời bám biển
như một người đánh cá ngay lành
Như một ngư dân Việt rất thường dân
yêu biển mình cũng là yêu Tổ quốc
thương cha ông xưa thuyền nan đơn độc
vẫn lên đường trực chỉ Hoàng Sa
Những dây thừng chiếu bó nẹp tre
mang một lời thề nóng bỏng
dẫu thân xác này dạt trôi theo sóng
chỉ khát mong ngày trở lại quê nhà
Lớp cháu con của Hải đội Hoàng Sa
đi đánh cá hôm nay tàu vỏ thép
kĩ thuật cao mà trái tim nồng nhiệt
vẫn trái tim yêu nước khôn cùng (…)
(“Những ngư dân yêu nước rất thường dân” – Thanh Thảo)
Câu 1. (0,5điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, ngư dân Việt Nam mong ước những gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ sau:
Trên sóng xanh những đàn ngựa biển
lướt dưới mặt trời dưới trăng sao
ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt
như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào
Câu 4. (1,0 điểm) Hãy rút ra một thông điệp mà anh/chị cho là ý nghĩa nhất qua đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu biển đảo của thế hệ trẻ hôm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2020)
Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ.
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Thể thơ: tự do
Câu 2. Trong đoạn trích, ngư dân mong ước được: trời êm biển lặng, cá đầy khoang, mong được vươn mình ra khơi ngày đêm bám biển như những người đánh cá bình thường nhất.
Câu 3. Biện pháp tu từ: ẩn dụ hoặc so sánh (ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt/ như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào)
Ẩn dụ: ngựa biển là tàu đánh cá được làm bằng sắt thép
So sánh: ngựa biển như ngựa thiêng Thánh Gióng.
- Tác dụng:
+ Tăng khả năng gợi hình gợi cảm và sức gợi cho ý thơ, làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động hấp dẫn hơn.
+ Khắc họa được hình ảnh của những con tàu đánh cá hôm nay như những con ngựa chiến băng băng ra khơi thật oai phong lẫm liệt để đánh bắt thật nhiều tôm cá, bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Câu 4: HS có thể rút ra nhiều thông điệp có ý nghĩa, miễn là lý giải lý do hợp lý, thuyết phục (Ví dụ: Tình yêu quê hương biển đảo; Khát vọng bám biển; Ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo; Tự hào về đất nước, con người Việt Nam…)
II. LÀM VĂN
Câu 1. Gợi ý
* Giải thích:
– Biển đảo là chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, không thế lực thù địch nào có thể xâm chiếm được.
– Tình yêu biển đảo: là tình cảm yêu quý và ý thức bảo vệ, xây dựng biển đảo. Đấy là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người đối với Tổ quốc
* Bàn luận:
Trọng tâm bàn về biểu hiện của tình yêu biển đảo
- Tình yêu biển đảo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc…
- Bao thế hệ đã chiến đấu, hi sinh quên mình để bảo vệ biển đảo, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc.
- Những người lính đảo hôm nay đang ngày đêm canh gác biển trời; họ thường xuyên phải đối đầu với những gian nan, thử thách để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên cho đất nước.
- Những ngư dân vẫn ngày đêm bám biển, dù cho có nhiều mối hiểm nguy nhưng họ vẫn kiên cường và lao động đến cùng.
+ Cần có hành động thiết thực trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
- Phê phán những người có thái độ thờ ơ, không quan tâm biển đảo và những hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến chủ quyền biển đảo.
* Bài học nhận thức và hành động.
+ Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc.
+ Cần có hành động thiết thực trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
Câu 2. Gợi ý
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và đoạn thơ
* Trong đoạn thơ: Con đường hành quân gian khổ và thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ
- Hai câu thơ đầu: Khái quát về nỗi nhớ
- Sáu câu thơ tiếp: Thiên nhiên Tây Bắc
+ Khí hậu khắc nghiệt
+ Địa hình hiểm trở
- Hai câu thơ 7-8: sự gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến
- Hai câu thơ 9-10: Thử thách thác ngàn, thú dữ
- Hai câu thơ cuối: Kỉ niệm đẹp, ấm tình quân dân.
* Nghệ thuật
- Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.
- Ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ chỉ địa danh, từ hình tượng, từ Hán Việt cùng nhiều thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, điệp,…
- Hình ảnh đặc sắc, đậm chất nhạc, chất họa.
* Nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến:
+ Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối…Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu…
+ Nghĩa là nhà thơ dùng màu sắc, đường nét, âm thanh làm phương tiện diễn đạt tình cảm của mình.
– Tây Tiến của QD có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc và họa: Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội
– Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh xoa dịu cả khổ thơ. Câu thơ sử dụng toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
– Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt, những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, khó đọc kết hợp với những thanh bằng làm nhịp thơ trầm xuống tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ:
Cánh buồm trôi như một sự vô tình
Trên dòng sông, chiếc sà-lan chìm một nửa
Giàn mướp trước nhà đã đổ
Hoa mướp vàng vô tư
Ngọn rau sam trên gạch vẫn chua
Cây mào gà nhởn nhơ trước gió...
Và chúng tôi đi trên gạch vỡ
Không khóc than như chẳng đau thương
Chúng tôi hiểu sâu xa về sự vật quanh mình.
Cánh buồm trôi cho dòng sông sống lại
Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy
Rau sam chua cho đất biết đất đang còn...
Người chết sẽ chẳng bằng lòng nếu chúng tôi quá đau thương
Chúng tôi sống thay cho người đã chết.
(Những sự vật còn sống, Xuân Quỳnh, Không bao giờ là cuối)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Theo bài thơ, thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào khi đi trên gạch vỡ?
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh chị hiểu gì về sự tồn tại của những sự vật quanh mình?
Cánh buồm trôi cho dòng sông sống lại
Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy
Rau sam chua cho đất biết đất đang còn...
Câu 4: Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh chị?
Người chết sẽ chẳng bằng lòng nếu chúng tôi quá đau thương
Chúng tôi sống thay cho người đã chết.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven song ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hưu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng các tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
Cảm nhận đoạn văn trên; từ đó, anh/ chị hãy nhận xét nghệ thuật sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn trích.
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2. Thái độ của nhân vật trữ tình khi đi trên gạch vỡ: không khóc than như thế chẳng đau thương.
Câu 3. Sự tồn tại của cánh buồm, hoa mướp vàng, rau sam chua rất có ý nghĩa đối với dòng sông, dàn mướp đồ, đất vùi dưới gạch vỡ. Nó khẳng định sự sống không thể huỷ diệt mà vẫn tiếp diễn, tái sinh.
Câu 4.
- Nội dung hai câu thơ vừa là tâm nguyện, mong ước của người đã khuất vừa là lời hứa của những người còn sống.
- Ý nghĩa đối với bản thân: Là lời nhắc nhở, động viên, khích lệ: không mãi chìm đắm trong đau thương mà hãy mạnh mẽ sống để thực hiện khát vọng còn dang dở của những người đã khuất.
II. LÀM VĂN
Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước
c. Triển khai vấn đề nghị luận
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn văn; nhận xét nghệ thuật sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Tuân trong đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm "Người lái đò Sông Đà" và đoạn trích
* Cảm nhận đoạn văn:
* Nhận xét nghệ thuật sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Tuân trong đoạn trích.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước. Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực.
(Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu?
Câu 2. Văn bản nói về vấn đề gì?
Câu 3. Theo anh/chị cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người?
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2019)
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1.
Thao tác lập luận chủ yếu: thao tác lập luận phân tích/thao tác phân tích/phân tích.
Câu 2.
- Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 và việc cam kết thực hiện tự do luân chuyển lao động trong khối.
- Đây vừa là cơ hội lớn, cũng vừa là thách thức lớn cho lực lượng lao động Việt Nam.
Câu 3.
- Cơ hội đối với lực lượng lao động Việt Nam: Có cơ hội tự do lao động ở nhiều nước trong khu vực.
- Thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam: Trong quá trình hội nhập, đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ; học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân- hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề đời sống con người: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người.
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người. Có thể triển khai theo hướng sau:
* Giới thiệu, giải thích vấn đề:
- Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
- Mất cân bằng hệ sinh thái là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, làm gia tăng, giảm, thậm chí tuyệt chủng của các thành phần trong hệ.
- Việc con người gây ra làm hệ sinh thái mất cân bằng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
* Bàn luận: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người (phần thân đoạn ít nhất phải có một dẫn chứng phù hợp)
- Hậu quả:
* Rút ra bài học nhận thức vài hành động
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Câu 2.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận khổ thơ thứ 5 của bài thơ “Sóng”- Xuân Quỳnh
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
2. Cảm nhận đoạn thơ
3. Nhận xét, đáng giá khái quát:
- Nghệ thuật:
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm…
Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2.
“Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.”
Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (Nghị luận xã hội)
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Câu 2. (Nghị luận văn học)
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: "Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình."
Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
Câu 2.
Xác định biện pháp tu từ: biện pháp nói quá/cường điệu/thậm xưng.
Hiệu quả nghệ thuật: nắng vỡ đầu ra làm tăng sức gợi hình, gây ấn tượng về cái nắng gay gắt.
Câu 3.
Nội dung chính của văn bản: Những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời và những cơ hội, thuận lợi đến với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 4.
Bài học mà người con rút ra: Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích.
II. LÀM VĂN
Câu 1. (Nghị luận xã hội)
* Giải thích:
- Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
* Phân tích, chứng minh
* Bình luận, mở rộng
* Bài học nhận thức và hành động
Câu 2. (Nghị luận văn học)
* Vài nét về tác giả, tác phẩm
* Giải thích ý kiến:
- Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh đẹp, dàng, mềm mại, kín đáo...)
- Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm.
=> Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Phân tích vẻ đẹp sông Hương:
- Vẻ đẹp nữ tính:
- Rất mực đa tình:
* Đánh giá:
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Ơi cơn mưa quê hương
Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa như làng xóm quê hương
Như những con người biết mấy yêu thương.
(Lê Anh Xuân)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 2. Những hình ảnh nào thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả? Nêu nội dung chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 4 dòng thơ cuối của văn bản trên. (0,25 điểm)
Câu 4. Anh (chị) hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau: “Ơi cơn mưa quê hương - Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé”. Trả lời trong khoảng 5- 7 dòng. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (Nghị luận xã hội)
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về cách ứng xử của con người với chính mình.
Câu 2. (Nghị luận văn học)
Qua bài thơ "Sóng", Xuân Quỳnh "đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay" (Hà Minh Đức)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận trên?
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự/ biểu cảm.
Câu 2.
- Những hình ảnh thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của nhà thơ: tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,, tre, làng xóm, những con người nơi quê hương tác giả.
- Nội dung của đoạn thơ: nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
Câu3.
Hai biện pháp tu từ ở 4 dòng thơ cuối là điệp ngữ, so sánh.
Câu 4.
Cách hiểu 2 câu thơ: cơn mưa quê hương đã gắn bó với nhà thơ, đó là lời ru ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn cho nhà thơ từ thuở ấu thơ.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
II. LÀM VĂN
Câu 1. (Nghị luận xã hội)
* Giải thích:
+ Cách ứng xử với chính mình: Là thái độ, suy nghĩ, đánh giá về chính bản thân mình.
* Bình luận:
Câu 2. (Nghị luận văn học)
* Giới thiệu chung:
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Bài thơ "Sóng" được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó XQ mới 25 tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
- Trích dẫn ý kiến.
* Giải thích ý kiến:* Cảm nhận về bài thơ:
* Nghệ thuật:
* Đánh giá:
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Long Trường. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Võ Nguyên Giáp
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lê Văn Hưu
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.