Dưới đây là tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Giá Rai được HOC247 biên soạn và tổng hợp với cấu trúc đề và đáp án chi tiết, nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả và có kế hoạch ôn tập hợp lí. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới!
TRƯỜNG THPT GIÁ RAI |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài: 120 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tôi hát bài ca ngợi ca cây lúa
Và người trồng lúa cho quê hương
Quê hương ơi có gì đẹp hơn thế
Đồng lúa hẹn hò những mùa gặt
Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt
Ngày mai bắt đầu từ hôm nay
Được mùa thóc lúa chớ phụ ngô khoai
Ăn quả ngọt ngon nhớ người vun trồng
Bàn tay quê hương vỗ về yêu thương
Bàn tay chiến đấu, bàn tay kiến thiết
Sắp xếp giang sơn
Những bàn tay anh dũng kiên cường
Mở đường đi tới chân trời tươi sáng
Như tình yêu trao cho tình yêu
Trong gian khổ hạnh phúc tới rồi
Đường lớn đã mở đi tới tương lai
Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay
Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay
Đường lớn đã mở đi tới tương lai
Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay
Ngày mai
Đang bắt đầu từ ngày hôm nay
(Trích Hát về cây lúa hôm nay, Hoàng Vân)
Trả lởi các câu hỏi sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Theo đoạn trích, con người “được mùa thóc lúa”, “ăn quả ngọt ngon” cần phải làm gì?
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/ chị hiểu gì về vai trò của con người đối với quê hương đất nước?
Bàn tay chiến đấu, bàn tay kiến thiết
Sắp xếp giang sơn
Những bàn tay anh dũng kiên cường
Mở đường đi tới chân trời tươi sáng
Câu 4. Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì đối với anh /chị?
Đường lớn đã mở đi tới tương lai
Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang đi tới tương lai của tuổi trẻ.
Câu 2. (5,0 điểm)
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)
Phân tích tâm trạng và hành động cuả nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài được thể hiện trong đoạn trích.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Thể thơ: tự do
Câu 2. Theo đoạn trích, được mùa thóc lúa chớ phụ ngô khoai; ăn quả ngọt ngon nhớ người vun trồng.
Câu 3. Có thể hiểu vai trò của con người như sau:
- Con người có đôi bàn tay cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước; đôi bàn tay lao động để kiến thiết, xây dựng đất nước. Họ là những con người anh dũng, kiên cường trong chiến đấu và lao động.
- Con người làm chủ đất nước, sắp xếp lại giang sơn. Họ là chủ nhân của đất nước trong tương lai, bằng sự cống hiến họ mở ra một tương lai tươi sáng cho tổ quốc.
Câu 4.
- Hai dòng thơ khẳng định một con đường rộng lớn, tươi sáng đang mở ra. Hành trình đi tới tương lai đầy lạc quan. Mọi việc làm hôm nay góp phần xây đắp tương lai, Hiện tại là nền tảng của tương lai.
- Có ý nghĩa: truyền niềm lạc quan, tin yêu vào tương lai và khích lệ cổ vũ động viên con người bằng những việc làm có ý nghĩa tốt đẹp cống hiến cho đất nước trong hiện tại, ra sức học tập tu dưỡng phấn đấu dể xây đắp tương lai.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng nội dung nghị luận: sự cần thiết của phải chuẩn bị những hành trang đi đến tương lai của tuổi trẻ
c. Triển khai nội dung nghị luận thành các ý cụ thể
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng:
- Tương lai là những gì có thể, sẽ diễn ra. Hành trang là những gì con ngừời cần mang theo trong hành trình đến với tương lai.
- Sự cần thiết của việc chuẩn bị những hành trang đi đến tương lai.
+ Ngày mai có nền tảng từ hôm nay, nên những việc làm hôm nay là sự chuẩn bị cần thiết để không bị động trước tương lai và đảm bảo có một tương lai tốt đẹp, phát triển đi lên cho mỗi người và cho đất nước.
+ Tuổi trẻ một tương lai dài rộng ở phía trước nên: cần có một tâm thế sống lạc quan, tin yêu vào tương lai, có trách nhiệm với tương lai của mình và đất nước.
+ Phải ra sức học tập, rèn luyện để có kiến thức, kĩ năng, sức khỏe. Tu dưỡng đạo đức, nhân cách. Cần lập kế hoạch cho tương lai và phấn đấu thực hiện, tìm kiếm con đường đi tới tương lai phù hợp nhất.
Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Câu 2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau về nội dung:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài (0,25 điểm), tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhân vật Mị và vị trí của đoạn trích (0,25 điểm)
- Tô Hoài là nhà văn có sở trường ở đề tài viết về miền núi, am hiểu phong tục tập quán, văn hóa. Nghệ thuật kể chuyện sinh động, miêu tả thiên nhiên giàu chất thơ.
- Truyên ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Truyện Tây Bắc, 1953) là kết quả sau chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952, kết tinh tình yêu thương và sự hiểu biết của Tô Hoài về mảnh đất và con người vùng cao. Truyện ngắn phản ánh số phận bất hạnh của con người vùng cao dưới ách thống trị của lang đạo miền núi và hành trình hồi sinh của họ.
- Là sợi dây kết nối các số phận bất hạnh trong một mối đồng cảm chia sẻ. Từ nước mắt A Phủ Mị nhớ lại nước mắt của mình đêm mùa xuân năm trước, đồng cảm với nỗi dau của A Phủ. Mị nhớ lại câu chuyện về người đàn bà ngày trước. Nước mắt kết nối người còn sống và người đã chết dù họ không biết mặt nhau.
+ Mị không còn thờ ơ, vô cảm, tình thương người dấy lên trong lòng Mị. Lần đầu tiên hai tiếng A Phủ phảng phất trong suy nghĩ của Mị nhẹ nhàng như hơi thở của tình thương.
+ Nghĩ đến tình cảnh cùng đường cả A Phủ: cơ chừng chỉ đêm mai thì người kia phải chết, ý nghĩ về cái chết của A Phủ ám ảnh Mị. Nhận ra sự vô lí, bất công mà A Phủ phải chịu.
+ Nhận thức rõ bản chất độc ác của giai cấp thống trị (chúng nó thật độc ác), trỗi dậy lòng căm thù.
- Sau khi cứu người Mị lại thương mình ( Mị hốt hoảng; rồi Mị nghẹn lại)
- Mị đứng lặng trong bóng tối: Im lặng chỉ là bề ngoài. Bên trong là sự giằng xé, đấu tranh về tinh thần giữa đi và ở; con người cam chịu và con người khao khát sống; phần ánh sáng và bóng tối; lòng ham sống và nỗi sợ con ma nhà thống lí.
- Rồi Mị cũng vụt chạy ra: Sự chiến thắng của ánh sáng, lòng ham sống, sức sống tiềm tàng. Mị đã tự cắt sợi dây trói vô hình ràng buộc Mị với con ma nhà thống lí. Hành động này là đỉnh cao của sức sống tiềm tàng.
--> Nhân vật Mị trong đoạn văn là người con gái vùng cao có số phận bất hạnh nhưng có sức sống mãnh liệt.
- Chi tiết nghệ thuật độc đáo: dòng nước mắt trở thành tác nhân làm thay đổi sự băng giá, lạnh lùng của Mị.
- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo: đứng trước cái chết của A Phủ, mối đe dọa sự sống của bản thân để lòng ham sống trỗi dậy, sức sống tiềm tàng chuyển thành hành động đấu tranh đòi quyền sống.
- Nghệ thuật trần thuật: điểm nhìn trần thuật: ở ngôi thứ ba. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt. Kết hợp điểm nhìn bên ngoài để quan sát nhân vật với điểm nhìn bên trong, nhập giọng kể vào dòng độc thoại nội tâm nhân vật. Miêu tả tâm lí nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách. Mạch truyện là mạch tâm lí. Kết hợp miêu tả tâm lí và hành động. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, lời văn tinh tế, giàu hình ảnh, cảm xúc, ngôn ngữ độc thoại chân thật, truyền cảm.
- Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích:
+ Tố cáo chế độ chúa đất phong kiến ở vùng cao đã dùng thần quyền và cường quyền để đè nén, áp bực những con người yếu thế như Mị và A Phủ.
+ Thẩu hiểu đồng cảm với số phận, cảnh ngộ, của người vùng cao. Những chàng trai cô gái vùng cao như Mị và A Phủ xứng đáng là những con người được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị đọa đầy cho đến chết.
+ Khẳng định người vùng cao tuy bị đàn áp bởi cường quyền và thần quyền nhưng vẫn nhân hậu, giàu tình yêu thương và khát khao tự do. Niềm tin vào sức sống tiềm tàng mãnh liệt, tin vào lòng khát khao tự do sẽ tạo ra sức mạnh chiến thắng hoàn cảnh.
+ Hé mở một con đường giải thoát và hướng đến tương lai cho những số phận bị đọa đày như Mị và A Phủ. Đó là những con người đau khổ phải yêu thương, đoàn kết, dựa vào nhau, tự đứng lên giải thoát cho mình. Tuy nhiên cuộc đấu tranh của Mị và A Phủ trong đoạn trích còn mang tính tự phát
---> Tô Hoài xứng đáng là nhà văn của mảnh đất và con người vùng cao.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nam Bộ
Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng…
Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
Bến nước Mê Kông tôm cá ngập thuyền
Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả
Mê Kông quặn đẻ…
Chín nhánh sông vàng
Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi và bãi lầy thành đồng lúa
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu
Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp, Cà Mau
Những mặt đất
Cha ông ta nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.
(Trích Cửu Long Giang ta ơi)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích thể hiện sự giàu có về sản vật của vùng đất Nam Bộ.
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/ chị hiểu gì về vùng đất và con người Nam Bộ?
Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi và bãi lầy thành đồng lúa
...
Những mặt đất
Cha ông ta nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.
Câu 4. Anh/chị nhận xét về tình cảm của tác giả đối với vùng đất Nam Bộ được thể hiện trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về giá trị của sự cần cù, chịu khó trong lao động.
Câu 2. (5,0 điểm)
Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.
Chắc chắn họ không trông thấy tôi. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy
nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà.
Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.
Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12)
Cảm nhận của anh/chị về pát hieenjcuar nghệ sĩ Phùng trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Thể thơ: tự do
Câu 2. Học sinh có thể nêu ra 02 trong các hình ảnh: tôm cá ngập thuyền, sầu riêng thơm dậy đất, dừa trĩu quả,...
Câu 3. Nội dung câu thơ:
Vùng đất và con người Nam Bộ: chịu khó trong lao động; có truyền thống giữ gìn đất tổ, quê cha từ đời này sang đời khác.
Câu 4. Học sinh thể hiện suy nghĩ cá nhân, có những lí giải thuyết phục, hợp lí (phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc). Sau đây là gợi ý:
- Sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người và vùng đất Nam Bộ;
- Niềm tự hào của tác giả về con người và vùng đất Nam Bộ.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Giá trị của sự cần cù, chịu khó trong lao động.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng: nạn bạo hành trong gia đình hàng chài và cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát: tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, đoạn trích và vấn đề nghị luận.
* Cảm nhận về đoạn văn
* Cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn: Cuộc sống vốn phức tạp, bản chất và hiện tượng không phải bao giờ cũng là một, thậm chí mâu thuẫn đối lập. Nghệ thuật thường đẹp bởi được quan sát từ xa trong khi hiện thực cuộc đời bao giờ cũng rất gần và thường là hiện thực khắc nghiệt, phũ phàng... Chúng ta đừng bao giờ đơn giản, một chiều, phiến diện khi nhìn nhận cuộc sống và con người...
* Đánh giá
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Trong giờ lên lớp thầy giáo đề nghị các em học sinh tham gia một trò chơi vô cùng đặc biệt. Nghe đến việc được chơi trò chơi, các em nhỏ tỏ ra vô cùng hào hứng liền đồng thanh trả lời đồng ý. Theo đó, thầy bắt đầu gợi ý trò chơi, rằng nếu hôm nay ở trường, các em gặp bao nhiêu người, bao nhiêu việc đáng ghét thì về nhà hãy bỏ chừng đó củ khoai tây vào túi và ngày mai mang nó đến trường.
Ngày hôm sau, các em học sinh quả nhiên đều mang theo khoai tây đã được để sẵn trong túi từ hôm trước, có người hai củ, có người bỏ năm củ. Khi tất cả đám học trò bắt đầu chờ đợi xem tiếp theo sẽ có chuyện gì xảy ra, thầy giáo tiếp tục chia sẻ luật chơi “Đề nghị mọi người trong cả ngày hôm đó dù có đi đâu cũng phải đem túi khoai tây theo và việc này cần duy trì trong vòng một tuần”.
Ban đầu, các bạn nhỏ đều vui vẻ mang theo túi khoai bên mình thậm chí còn mở túi của nhau ra xem một cách thích thú. Thế nhưng từng ngày trôi qua, số khoai tây để trong túi bắt đầu thối và bốc mùi khó chịu. Những chiếc túi trở thành gánh nặng và đám trẻ không muốn tiếp tục trò chơi nữa. Thế nhưng phải đợi hết một tuần, thầy giáo mới tuyên bố kết thúc trò chơi. Các bạn nhỏ mừng ra mặt khi được vứt túi khoai tây đi.
Thầy giáo hỏi: “Các em có thích trò chơi này không? Mang theo túi khoai tây trong nhiều ngày như vậy, các em có cảm nghĩ gì?”. Các bạn nhỏ bắt đầu nhao nhao oán thán. Nghe xong câu trả lời, thầy giáo mới chậm rãi nói: “Những củ khoai tây kia giống như nỗi hận thù trong lòng mỗi người vậy. Khi chúng ta đặt hận thù trong lòng càng lâu, nó càng hình thành nên gánh nặng trong tâm trí ta. Những cảm xúc không đẹp sẽ tỏa sự khó chịu, chỉ khiến tâm trạng con người trở nên tồi tệ hơn.”
Quả thật, trút bỏ hận thù, học cách khoan dung mới thực sự là yêu bản thân mình. Chúng ta thử nghĩ mà xem, khi liệt kê những kẻ đáng ghét vào danh sách đen chẳng phải chính lúc đó ta cũng tự động lưu giữ cho họ một vị trí “củ khoai tây thối” trong lòng mình. Chỉ có xé vụn danh sách đó và triệt để rời xa sự giày vò, tổn thương thì ổ khóa trái tim mới được giải phóng triệt để để đón nhận niềm vui.
(Chinh phục hạnh phúc – 90 ngày làm chủ cảm xúc, Tuệ An, NXB Hồng Đức, 2021, Tr. 182,183)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, hậu quả của việc đặt hận thù trong lòng càng lâu là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh “củ khoai tây thối” trong văn bản có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: trút bỏ hận thù, học cách khoan dung mới thực sự là yêu bản thân mình không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh thẫm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về tính trữ tình trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Các phương thức biểu: nghị luận, tự sự.
Câu 2. Các phương thức biểu: nghị luận, tự sự.
Câu 3. Ý nghĩa của hình ảnh “củ khoai tây thối”:
Câu 4. Học sinh nêu quan điểm của bản thân (đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình) và lí giải hợp lý
Sau đây là một gợi ý:
- Tôi đồng tình với quan điểm trên
II. LÀM VĂN
Câu 1.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù trong cuộc sống.
Có thể theo hướng:
- Hận thù là trạng thái cảm giác tiêu cực như giận dữ, thù hằn và mong muốn phá hủy những gì người ta ghét
Câu 2.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
* Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm và đoạn trích.
- HS tự làm.
* Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích
- Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử
- Sông Hương trong mối quan hệ với thi ca
+ Nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương và mỗi thi nhân đều tìm cho mình một cảm hứng mới mẻ, độc đáo về dòng sông. Điều đó không chỉ xuất phát từ cảm nhận chủ quan của thi sĩ mà còn vì những vẻ đẹp phong phú, biến ảo của dòng sông.
+ Người con gái – sông Hương ấy khơi gợi những cảm hứng khác nhau cho các nhà thơ
- Câu hỏi về cội nguồn tên gọi của dòng sông
- Nghệ thuật
* Nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1. Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?
Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3. Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu 4. Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rài rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành."
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng - SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1.
- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.
Câu 2.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát:
+ Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là…
Câu 3.
Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:
Câu 4.
Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Lưu ý: Đây chỉ là một đoạn văn ngắn, không đòi hỏi quá khắt khe về bố cục, về hệ thống “ý”. Có thể dựa vào/ phỏng theo mạch cảm xúc/ suy nghĩ của tác giả văn bản (trong phần Đọc hiểu) để triển khai mạch viết riêng của mình (như gợi ý ở trên). Thí sinh có thể hoàn thành đoạn văn theo kiểu lần lượt trả lời (ngắn) các câu hỏi: Tại sao phải có trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc? Trách nhiệm cụ thể của thế hệ trẻ hôm nay là gì? Thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì, sẽ phải làm gì để thể hiện tinh thần trách nhiệm đó?
Câu 2.
Để làm được bài văn này, các em có thể bám sát các gợi ý chính sau đây:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn đoạn thơ
- Khái quát về tác phẩm có thể nêu ra: hoàn cảnh sáng tác, nội dung bài thơ, vị trí đoạn thơ, nội dung chủ yếu của đoạn thơ
- Phần nội dung phân tích chính có thể bám theo 3 ý chính sau:
+ Bức chân dung tự họa độc đáo, lạ thường của người lính Tây Tiến với những chi tiết tả thực sống động.
+ Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến giữa chiến tranh ác liệt
+ Lí tưởng sống cao đẹp, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)
Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?
Câu 4. Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.
Câu 5. Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Brian Tracy: "Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận mà không lãng quên".
Câu 2. (5,0 điểm)
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặ trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đời nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt qua quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực [...].
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Văn bản sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả để khắc họa một cách chân thực và làm nổi bật gia cảnh nhà mẹ Lê.
Câu 2. Nội dung văn bản: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê.
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con].
Câu 4. Biện pháp tu từ so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết”.
Câu 5. Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
* Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề
⟹ Câu nói đã khẳng định ý nghĩa của sự cho đi và nhận lại trong cuộc sống.
* Bàn luận vấn đề
- Ý nghĩa:
- Dẫn chứng
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
Câu 2.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hình tượng sông Đà; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về hình tượng Sông Đà và cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Hình tượng Sông Đà trong đoạn trích
- Cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà;
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
- Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, hình tượng Sông Đà trong đoạn trích và cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà
* Cảm nhận về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích:
* Cái tôi Nguyễn Tuân:
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Giá Rai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Võ Nguyên Giáp
- Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lê Văn Hưu
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.