YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Vĩnh Linh

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Vĩnh Linh dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT VĨNH LINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 41. Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

  A. CO2.                                 B. CS2.                              C. CH4.                             D. Na2CO3.

Câu 42. Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc), dung dịch X và 2,0 gam chất rắn. Giá trị của m là:

  A. 18,0.                                  B. 15,0.                             C. 8,5.                               D. 16,0.

Câu 43. Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và

  A. C17H35COONa.                B. C15H31COONa.            C. C17H33COONa.            D. C17H31COONa.

Câu 44. Cho dãy các dung dịch riêng biệt sau: NH2CH2COOH, NH4Cl, Na2CO3, NaCl, C6H5ONa, CH3NH2. Sổ dung dịch có pH >7 là

  A. 2.                                       B. 3.                                  C. 1.                                  D. 4.

Câu 45. Phân tích hợp chất hữu cơ X (C, H, O) người ta thu được kết quả % khối lượng: %C = 40,00% và %H = 6,66%. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 30. Công thức phân tử X là

  A. CH2O.                               B. C3H6O2.                        C. C2H4O2.                       D. C2H4O2.

Câu 46. Thời gian trước đây, theo kinh nghiệm thâm canh lúa nước, sau mỗi mùa vụ, nhà nông thường hay đốt đồng (đốt gốc rạ còn lại trên đồng lúa sau thu hoạch). Theo cách thức canh tác đó, mục đích chính của việc đốt đồng là

  A. cung cấp thêm cho cánh đồng ở mùa vụ sau một lượng đạm dưới dạng N2.

  B. làm sạch phần lúa bị rơi rụng khi thu hoạch để chuẩn bị gieo giống mới.

  C. cung cấp thêm cho cánh đồng ở mùa vụ sau một lượng kali dưới dạng K2CO3.

  D. loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu cho cánh đồng để chuẩn bị mùa vụ mới.

Câu 47. Kim loại nào sau đây chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân?

  A. Ca.                                    B. Fe.                                C. Cu.                               D. Ag.

Câu 48. Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương?

  A. Glucozơ.                           B. Saccarozơ.                    C. Anđehit axetic.             D. Etyl fomat.

Câu 49. Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất rắn?

  A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

  B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

  C. Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.

  D. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.

Câu 50. Chất nào sau đây là chất không điện li?

  A. NH2CH2COOH.               B. CH3COOCH3.              C. C6H5ONa.                    D. H2O.

Câu 51. Kim loại nào sau đây dẻo nhất?

  A. Al.                                     B. Au.                                C. Cu.                               D. Fe.

Câu 52. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  A. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa khử.

  B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

  C. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.

  D. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

Câu 53. Trên nhãn chai cồn y tế ghi “Cồn 70°”. Cách ghi đó có ý nghĩa

  A. Loại cồn nảy sôi ở 70°C.

  B. Cứ 100 ml loại cồn này có 70 mol ancol etylic nguyên chất.

  C. Trong chai cồn đó có 70 ml ancol etylic nguyên chất.

  D. Cứ 100 ml loại cồn này có 70 ml ancol etylic nguyên chất.

Câu 54. Quặng boxit có công thức là?

  A. Fe2O3.nH2O.                     B. Al2O3.2H2O.                C. MgCO3.CaCO3.           D. 3NaF.AlF3.

Câu 55. Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây viết sai:

  A. 2Fe +3Cl2 → 2FeCl3.                                               

  B. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.

  C. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

  D. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn.

Câu 56. “Nước đá khô” được sử dụng để bảo quản thực phẩm, công thức hóa học của nước đá khô là

  A. CO2.                                  B. CO.                               C. H2O.                             D. SO2.

Câu 57. Chất tan được trong nước tạo thành dung dịch kiềm là

  A. MgO.                                B. SO2.                              C. Na2O.                           D. NaCl.

Câu 58. Phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Thành phần chính của bột ngọt là axit glutamic.

  B. Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.

  C. Dung dịch etylamin làm quỳ tím hóa xanh.

  D. Anilin là một bazơ mạnh, làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 59. Trong chất nào sau đây lưu huỳnh có số oxi hóa +4?.

  A. K2S.                                  B. SO3.                              C. Al2(SO4)3.                    D. Na2SO3

Câu 60. Tơ nào sau đây là tơ thiên nhiên?

  A. Tơ nilon-6.                        B. Tơ axetat.                     C. Tơ tằm.                        D. Tơ olon.

Câu 61. Cấu hình electron nguyên tử Na (Z = 11) là

  A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.                                                B. 1s2 2s2 2p6 3s2.

  C. 1s2 2s2 2p6 3s1.                                                            D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.

Câu 62. Cho 6,0 gam metyl fomat tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  A. 6,8.                                    B. 9,8.                               C. 8,2.                               D. 8,4.

Câu 63. Nhiệt phân Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là

  A. Fe2O3.                               B. Fe.                                C. Fe3O4.                          D. FeO.

Câu 64. Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất amin?

  A. CH3CH2NH2.                                                             B. HOOCC3H5(NH2)COOH.      

  C. H2NCH2COOH.                                                         D. CH3COONH4.

Câu 65. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ thu được 5,376 lít khí CO2 (đktc) và 4,14 gam H2O. Giá trị của m là

  A. 5,22.                                  B. 10,44.                           C. 7,02.                             D. 8,64.

Câu 66. Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

  A. Hg.                                    B. Mg.                               C. Ag.                               D. Cu.

Câu 67. Cho 11,2 lít hỗn hợp X gồm axetilen và anđehit axetic (ở đktc) qua dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 112,8 gam kết tủa. Dẫn lượng hỗn hợp X như trên qua dung dịch nước brom dư, khối lượng brom tham gia phản ứng là (giả sử lượng axetilen phản ứng với nước là không đáng kể)

  A. 112 gam.                           B. 26,6 gam.                      C. 90,6 gam.                     D. 64 gam.

Câu 68. Etyl axetat có công thức cấu tạo là

  A. CH3OOCC2H5.                 B. C2H5COOCH3.            C. CH3COOCH3.             D. CH3COOC2H5.

Câu 69. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E gồm 2 este X, Y đơn chức, đồng phân, mạch hở, bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 13,2 gam hỗn hợp 2 muối (Z) và 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol (chỉ hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử). Nung Z ngoài không khí thu 0,075 mol Na2CO3. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y là

  A. CH3COOCH2CH=CH2 và CH2=CHCOOC2H5.

  B. CH2=CHCOOC2H5 và CH3COOCH=CHCH3.

  C. HCOOCH2CH=CHCH3 và CH3COOCH2CH=CH2.

  D. C2H5COOCH2CH=CH2 và CH3CH=CHCOOC2H5.

Câu 70. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 4 hợp chất hữu cơ: axit acrylic, metyl metacrylat, vinyl nxetat và đimetyl oxalat rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa H2SO4 đặc, dư, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 thu được 98,5 gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 7,15.                                  B. 6,00.                             C. 9,00.                             D. 7,20.

Câu 71. Hỗn hợp X gồm Ba, BaO và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 2 : 3. Cho m gam X vào nước thì thu được a lít dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Hấp thụ 8V lít CO2 (đktc) vào a lít dung dịch Y đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 98,5 gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 95,60.                                B. 119,50.                         C. 105,16.                         D. 114,72.

Câu 72. Cho hỗn hợp E chứa bốn chất hữu cơ mạch hở gồm peptit X (cấu tạo từ hai amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH), este Y (CnH2n−12O6) và hai axit không no Z, T (Y, Z, T cùng số mol). Đun nóng 24,64 gam hỗn hợp E với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được glixerol và a gam hỗn hợp rắn M chỉ chứa 4 muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam E cần vừa đủ 1,12 mol O2, thu được 0,96 mol CO2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. 43,80 gam.                        B. 49,50 gam.                    C. 41,90 gam.                   D. 37,76 gam.

Câu 73. Hòa tan hết 15,84 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 1,08 mol NaHSO4 và 0,32 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa có khối lượng 149,16 gam và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ số khối với He bằng 11. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,6 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. 20,0%.                              B. 13,0%.                          C. 12,0%.                          D. 11,0%.

Câu 74. Cho este no, mạch hở, đa chức, có công thức CnHmO6. Quan hệ giữa n với m là

  A. m = 2n.                             B. m = 2n – 2.                   C. m = 2n + 1.                  D. m = 2n – 4.

Câu 75. Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là

  A. 28,50.                                B. 44,40.                           C. 30,50.                           D. 34,68.

Câu 76. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4.

Bước 2: Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch.

Cho các nhận định sau:

(a) Đinh sắt bị phủ một lớp màu xanh lam.

(b) Màu xanh của dung dịch không thay đổi vì đó là màu của ion sunfat.

(c) Màu xanh của dung dịch nhạt dần vì nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần.

(d) Khối lượng dung dịch tăng so với ban đầu.

Số nhận định đúng là:

  A. 1.                                       B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 77. Cho các sơ đồ chuyển hóa theo đúng tỉ lệ mol:

(1) E (C9H12O4) + 2NaOH → X1 + X2 + X3

(2) X1 + 2HCl → Y + 2NaCl

(3) X2 + O2 (men giấm) → Z + H2O

(4) Z + X3 ⇔ T (C5H10O2) + H2O

Biết chất E là este mạch hở. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất E có đồng phân hình học

(b) Trong thành phần nguyên tử của X1, chỉ có các nguyên tử của 3 nguyên tố

(c) Trong phân tử Y, số nguyên tử oxi gấp 2 lần số nguyên tử hiđro

(d) Có hai công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X3

(e) Chất Z có thể được tạo thành từ CH3OH chỉ bằng 1 phản ứng hóa học

Số phát biểu đúng là

  A. 4                                        B. 2.                                  C. 1                                   D. 3

Câu 78. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 64 gam chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20,4. Giá trị của m là

  A. 65,6.                                  B. 72,0.                             C. 70,4.                             D. 66,5.

Câu 79. Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là

  A. 29,25%.                            B. 38,76%.                        C. 40,82%.                        D. 34,01%.

Câu 80. Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe, hỗn hợp Y gồm Al và kim loại R. Biết rằng khối lượng của Al có trong X và Y bằng nhau, tổng khối lượng của Na và Fe trong X gấp hai lần khối lượng của R có trong Y. Hòa tan hoàn toàn lần lượt X, Y bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thì cả 2 trường hợp đều thu được V lít H2 (đktc). Kim loại R là

  A. Ca                                     B. Be                                 C. Zn                                 D. Mg

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT VĨNH LINH- ĐỀ 02

Câu 1. Công thức cấu tạo của metyl acrylat là?

  A. CH3COOCH3.                                                         B. CH3COOCH=CH2.

  C. CH3=CHCOOCH3.                                                 D. HCOOCH3.

Câu 2. Sắt tây là sắt được tráng một lớp mỏng kim loại T để bảo vệ sắt không bị ăn mòn theo phương pháp bảo vệ bề mặt. Kim loại T là

  A. Zn.                                 B. Ni.                                C. Sn.                                D. Cr.

Câu 3. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?

  A. (C17H35COO)3C3H5.                                               B. (C17H35COO)2C2H4.

  C. (CH3COO)3C3H5.                                                   D. (C3H5COO)3C3H5.

Câu 4. Trước đây có rất nhiều vụ tử vong thương tâm xảy ra do sử dụng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong nhà vào mùa đông. Nguyên nhân là do hàm lượng khí độc X trong không khí cao vượt mức cho phép. X là khí nào sau đây?

  A. N2.                                 B. CO2.                             C. CO.                              D. O2.

Câu 5. Phần đầu mỗi que diêm được nhúng, tẩm hỗn hợp của KClO3, Sb2S3 và chất kết dính. Phần quẹt trên vỏ bao diêm chứa hỗn hợp bột ma sát, chất kết dính và chất X (dạng bột, không phát quang trong bóng tối). Chất X là?

  A. Graphits.                        B. Ptrắng.                            C. KCl.                             D. Pđỏ.

Câu 6. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

“Ở dạng mạch hở glucozo và fructozo đều có nhóm cacbonyl, nhưng trong phân tử fructozo nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số …., còn trong phân tử glucozo nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số…. Trong môi trường bazo, fructozo có thể chuyển hóa thành … và …”

  A. 2,1, glucozo, ngược lại. B. 2,2, glucozo, ngược lại.

  C. 1,2, glucozo, ngược lại. D. 1,2, glucozo, mantozo.

Câu 7. Số đồng phân akin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng là?

  A. 1.                                    B. 3.                                  C. 2.                                  D. 4.

Câu 8. Cho các chất sau: CH3NH2; NH3; C6H5NH2 và CH3NHCH3. Chất có lực bazo mạnh nhất là?

  A. CH3NHCH3.                 B. NH3.                             C. C6H5NH2.                    D. CH3NH2.

Câu 9. Etyl clorua (C2H5Cl) có nhiệt độ sôi là 12,3oC. Khi được phun lên chỗ bị thương của cầu thủ (có nhiệt độ khoảng 37 độ C), etyl clorua sôi và bốc hơi ngay lập tức, kéo theo nhiệt mạnh, làm cho da bị đông lạnh cục bộ và tê cứng đi, dây thần kinh cảm giác không truyền được cảm  giác đau lên não bộ và cầu thủ thấy đỡ đau. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất C2H5OH; C2H5Cl và CH3COOH là?

  A. CH3COOH; C2H5Cl; C2H5OH.                               B. C2H5Cl; CH3COOH; C2H5OH.

  C. C2H5Cl; C2H5OH; CH3COOH.                               D. CH3COOH; C2H5OH; C2H5Cl.

Câu 10. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được hai sản phẩm hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tử C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Este E là?

  A. Propyl fomat.                 B. Etyl axetat.                   C. isopropyl fomat.           D. Metyl propionat.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1-C

2-C

3-A

4-C

5-D

6-A

7-C

8-A

9-C

10-B

11-D

12-B

13-B

14-B

15-D

16-C

17-B

18-A

19-B

20-B

21-D

22-C

23-D

24-D

25-D

26-A

27-C

28-C

29-A

30-B

31-A

32-B

33-B

34-B

35-C

36-C

37-C

38-D

39-A

40-A

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT VĨNH LINH- ĐỀ 03

Câu 1. Thép không gỉ (inox) là hợp kim của Fe với nguyên tố nào sau đây?

  A. Cr.                                  B. Sn.                                C. Zn.                                D. C.

Câu 2. Nguyên tố nào sau đây thường có hàm lượng cao ở ven đường quốc lộ?

  A. Al.                                  B. Cu.                                C. As.                                D. Pb.

Câu 3. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tan trong nước?                       

  A. Fe.                                  B. Ag.                               C. Na.                               D. Cu.

Câu 4. Glyxin là tên gọi của chất nào sau đây?

  A. \({{H}_{2}}NC{{H}_{2}}COOH\).                                                            

  B. \(C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}N{{H}_{2}}\).

  C. \({{H}_{2}}NC{{H}_{2}}C{{H}_{2}}COOH\).                                        

  D. \({{H}_{2}}NCH\left( C{{H}_{3}} \right)COOH\).

Câu 5. Thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được?

  A. Axit axetic và ancol etylic.                                      B. Axit axetic và anđehit axetic.

  C. Axit axetic và anhiđrit axetic.                                 D. Axit axetic và ancol vinylic.

Câu 6. Công thức nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ giữa \(\left( {{H}^{+}} \right)\) và độ pH trong dung dịch?

  A. \(\left( {{H}^{+}} \right)=-\lg \left( pH \right)\). 

  B. \(pH=\lg \left( {{H}^{+}} \right)\).      

  C. \(\left( {{H}^{+}} \right)={{10}^{-pH}}\).                          

  D. \(\left( {{H}^{+}} \right)={{10}^{pH}}\).

Câu 7. Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?

  A. \(C{{H}_{2}}=C=C{{H}_{2}}\).               

  B. \(C{{H}_{3}}-CH=C=C{{H}_{2}}\).

  C. \(C{{H}_{2}}=CH-C{{H}_{2}}-CH=C{{H}_{2}}\).             

  D. \(C{{H}_{2}}=CH-CH=C{{H}_{2}}\).

Câu 8. Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức nào sau đây?

  A. ancol.                             B. anđehit.                         C. xeton.                           D. amin.

Câu 9. Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng cách nào dưới đây?

  A. Điện phân nóng chảy \(AlC{{l}_{3}}\).                B. Điện phân dung dịch \(AlC{{l}_{3}}\).

  C. Cho kim loại Na vào dung dịch \(AlC{{l}_{3}}\). D. Điện phân nóng chảy \(A{{l}_{2}}{{O}_{3}}\).

Câu 10. Cho các hợp kim: Fe - Cu; Fe - C; Zn - Fe; Mg - Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là?

  A. 3.                                    B. 2.                                  C. 4.                                  D. 1.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1-A

2-D

3-C

4-A

5-B

6-C

7-D

8-A

9-D

10-B

11-D

12-A

13-A

14-D

15-C

16-B

17-D

18-B

19-C

20-D

21-D

22-B

23-A

24-B

25-D

26-D

27-C

28-C

29-D

30-C

31-C

32-D

33-A

34-C

35-C

36-A

37-B

38-C

39-D

40-D

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT VĨNH LINH- ĐỀ 04

Câu 1. Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?

  A. KHSO4.                         B. Ba(OH)2.                      C. NaOH.                         D. NH3.

Câu 2. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn hóa học?

  A. Cu.                                 B. Zn.                                C. Fe.                                D. Cr.

Câu 3. Thuốc nổ đen chứa cacbon, lưu huỳnh và kali nitrat. Công thức hóa học của kali nitrat là

  A. KNO2.                           B. KNO3.                          C. KCl.                             D. KHCO3.

Câu 4. Axit béo X có 3 liên kết \(\pi \) trong phân tử, X là?

  A. Axit stearic.                   B. Axit oleic.                     C. Axit panmitic.              D. Axit linoleic.

Câu 5. Chất nào sau đây là chất điện ly mạnh?

  A. CH3COOH.                   B. Mg(OH)2.                     C. BaSO4.                         D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 6. Cho các dung dịch sau: C6H5NH(anilin), \(N{{H}_{2}}\text{-}C{{H}_{2}}\text{-}COOH\),\(HOOC\text{-}{{(C{{H}_{2}})}_{2}}\text{-}CH(N{{H}_{2}})\text{-}COOH\), C2H5NH2, \(N{{H}_{2}}\text{-}{{(C{{H}_{2}})}_{4}}\text{-}CH(N{{H}_{2}})\text{-}COOH\). Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

  A. 4.                                    B. 5.                                  C. 2.                                  D. 3.

Câu 7. Cho dung dịch NaHSO4 dư vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X

  A. NaOH.                           B. BaCl2.                           C. NaHCO3.                     D. NaAlO2.

Câu 8. X là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn, tạo được loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh khi nhào bột với nước; thường dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương. Công thức hóa học của X

  A. CaSO4.                          B. CaSO4.2H2O.               C. CaSO4.H2O.                D. CaO.

Câu 9. Cao su Buna - N có tính chống dầu khá cao, được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien với

  A. N2.                               

  B. \({{C}_{6}}{{H}_{5}}\text{-}CH=C{{H}_{2}}\).        

  C. \(C{{H}_{2}}=CH\text{-}CN\).                                

  D.\(C{{H}_{2}}=CH\text{-}COO\text{-C}{{\text{H}}_{3}}\)

Câu 10. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit tương ứng?

  A. Na.                                 B. Al.                                C. Cr.                                D. Fe.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

1-D

2-C

3-B

4-D

5-C

6-D

7-B

8-C

9-C

10-B

11-A

12-C

13-B

14-A

15-A

16-C

17-D

18-D

19-C

20-C

21-C

22-A

23-C

24-D

25-B

26-D

27-C

28-A

29-D

30-B

31-B

32-D

33-C

34-C

35-C

36-C

37-A

38-D

39-D

40-D

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT VĨNH LINH- ĐỀ 05

Câu 1. Khi cho Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa H2SO4 loãng thu được sản phẩm gồm

  A. Fe2(SO4)3 và H2.                                                     B. FeSO4 và H2.              

  C. Fe2(SO4)3 và SO2.                                                  D. Fe2(SO4)3, H2O và SO2.

Câu 2. Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và một kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là

  A. Cu.                                 B. Ag.                               C. Fe.                                D. Mg.

Câu 3. Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

  A. 4.                                    B. 3.                                  C. 2.                                  D. 1.

Câu 4. Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, thu được một khí X duy nhất. Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?

  A. X là khí oxi.                                                             B. X là khí clo.                 

C. X là khí hiđro.                                                           D. Quá trình điện phân có sử dụng màng ngăn xốp.

Câu 5. Khi cho Na dư vào 3 cốc đựng mỗi dung dịch: Fe2(SO4)3, FeCl2 và AlCl3 thì đều có hiện tượng xảy ra ở cả 3 cốc là

  A. có kết tủa.                      B. có khí thoát ra.              C. có kết tủa rồi tan.         D. không hiện tượng.

Câu 6. Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây?

  A. NaCl                              B. FeCl3.                           C. H2SO4.                         D. Cu(NO3)2.

Câu 7. Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây?

  A. glyxin, alanin, lysin.                                                B. glyxin, valin, axit glutamic        

C. alanin, axit glutamic, valin.                                       D. glyxin, lysin, axit glutamic.

Câu 8. Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH và NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

  A. 7.                                    B. 6.                                  C. 5.                                  D. 4.

Câu 9. Cho các polime sau: sợi bông (1), tơ tằm (2), sợi đay (3), tơ enang (4), tơ visco (5), tơ axetat (6), nilon-6,6 (7). Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là?

  A. (1), (2) (3), (5) (6).         B. (5), (6), (7).                   C. (1), (2), (5), (7).            D. (l),(3),(5),(6).

Câu 10. Cho các chất: Ba; K2O; Ba(OH)2; NaHCO3; BaCO3; Ba(HCO3)2; BaCl2. Số chất tác dụng được với dung dịch NaHSO4 vừa tạo ra chất khí và chất kết tủa là

  A. 3.                                    B. 4.                                  C. 5.                                  D. 2.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1-B

2-B

3-C

4-C

5-B

6-D

7-D

8-B

9-D

10-A

11-C

12-A

13-D

14-B

15-D

16-D

17-D

18-D

19-A

20-A

21-D

22-A

23-A

24-A

25-A

26-D

27-B

28-D

29-B

30-C

31-C

32-C

33-B

34-B

35-D

36-C

37-D

38-B

39-A

40-A

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Vĩnh Linh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON