YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Văn Bảo

Tải về
 
NONE

Nhằm hỗ trợ các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp đến, Hoc247 giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Văn Bảo được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại các kiến thức cần một cách hiệu quả nhất, từ đó chinh phục điểm số thật cao cho môn Hóa lớp 12.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A.5.                                       

B. 4.                                  

C. 1.      

D. 3.

Câu 2: Tỉ lệ thể tích của hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng metan và thể tích oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon đó là 1 : 6,5.  Hiđrocacbon đó là:

A. Butan                    

B. Pentan                   

C. Etan                 

D. Propan

Câu 3: A là đồng đẳng của benzen có công thức nguyên là: (C3H4)n. Công thức phân tử của A là:

A. C3H4.                     

B. C6H8.                     

C. C9H12.     

D. C12H16.

Câu 4:Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COOH.         

B. HO-C2H4-CHO.    

C. CH3COOCH3.           

D. HCOOC2H5.

Câu5:Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. phenol.                  

B. glixerol.                 

C. ancol đơn chức.      

D. este đơn chức.

Câu 6: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. 

B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.           

D. kim loại Na.

Câu 7: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

A. C2H5OH.               

B. CH3COOH.           

C. HCOOH.            

D. CH3CHO.

Câu 8: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?

A. C6H5NH2.             

B. (C6H5)2NH

C. p-CH3-C6H4-NH2.

D. C6H5-CH2-NH2

Câu 9: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.  

B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.         

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Câu 10: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. R2O3.                     

B. RO2.                      

C. R2O.                      

D. RO.

Câu 11: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2

A. 1.                           

B. 2.                           

C. 3.                           

D. 4.

Câu 12: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là

A. Be, Na, Ca.

B. Na, Ba, K.      

C. Na, Fe, K.        

D. Na, Cr, K.

Câu 13: Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây?

A. NaOH.                  

B.  HNO3.                 

C. HCl.                      

D. NaCl.

Câu 14: Cấu hình electron của ion Cr3+ là:

A. [Ar]3d5.                 

B. [Ar]3d4.                 

C. [Ar]3d3.                 

D. [Ar]3d2.

Câu 15: Chỉ dùng thêm thước thử nào sau đây có thể nhận biết được 3 lọ mât nhãn chứa các dung dịch H2SO4, BaCl2, Na2SO4?

A. Quỳ tím                       

B. Dung dịch AgNO3                  

C. Bột đồng                     

D. Dung dịch Ba(NO3)2

Câu 16: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+,Pb2+, Fe3+... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây ?

A. Ca(OH)2.               

B. NaCl.                     

C. HCl.                      

D. KOH.

Câu 17. Etilen lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi nước. Loại bỏ tạp chất bằng cách sau:

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư.

B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch natri clorua dư,

C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình chứa dung dịch NaOH dư và bình chứa dung dịch H2SO4 đặc.

D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình chứa dung dịch brom dư và bình chứa dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi đun C2H5Br với dung dịch KOH chỉ thu được etilen.

B. Đun ancol etylic ở 1400C (xúc tác H2SO4đặc) thu được đimetyl ete.

C. Dung dịch phenol làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.

D. Dãy các chất: C2H5Cl, C2H5Br, C2H5I có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải

Câu 19: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử  C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là 

A. 2.                           

B. 5.                           

C. 4.                                       

D. 3.

Câu 20: Cho các phát biểu sau

(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ.

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.

(c) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng α vòng 5 hoặc 6 cạnh.

(d) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).

(e) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ.

(g) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β–glucozơ và α–fructozơ.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                           

B. 3.                           

C. 4.                                       

D. 5.

Câu21: Câu nào sau đây không đúng:

A. Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn.

B. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím đặc trưng.

C. Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.

D. Hợp chất NH2 - CH - CH -CONH-CH2COOH thuộc loại đipeptit

Câu 22: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là   

A. 2.                           

B. 5.                           

C. 4.                     

D. 3.

Câu 23: Trong số các loại tơ sau:     

(1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n         

(2) [-NH-(CH2)5-CO-]n             

(3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n .

Tơ tổng hợp là

A. (1), (2).                  

B. (1), (2), (3).

C. (3).                         

D. (2).

Câu 24: Cho 6 dung dịch riêng biệt: AgNO3, HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3 có lẫn H2SO4, HCl có lẫn CuSO4, Fe(NO3)3 có lẫn AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2                            

B. 5                           

C. 3                          

D. 4

Câu 25: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Mg                         

B. Al                          

C. Zn                          

D. Fe

Câu 26: Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. 2KNO→ 2KNO2 + O2.                    

B. 2NaHCO3→ Na2O + H­2O +  CO2.

C. NH4Cl → NH3 + HCl.                        

D. NH4NO2→ N2 + 2H2O.

Câu 27: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và HCl.                                        

B. Na2CO3 và Na3PO4.          

C. Na2CO3 và Ca(OH)2.                                

D. NaCl và Ca(OH)2.

Câu 28: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa - khử: Fe3 + / Fe2 + đứng trước cặp: Ag+ / Ag ):

A. Fe(NO3)2, AgNO3.                       

B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.         

C. Fe(NO3)2,AgNO3,Fe(NO3)3.                    

D.Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 29: Nung 4g hỗn hợp X gồm CuO và FeO với cacbon dư trong điều kiện không có không khí và phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít (đkc) hổn hợp khí Y gồm CO và CO2 và chất rắn Z. Dẫn Y qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 0,5g kết tủa. Khối lượng của Z là:

A. 3,12g.                    

B. 3,21g.                 

C. 3g.                             

D. 3,6g.

u 30: Cho hỗn hợpX gồm hai axit cacboxylic no,mạch không phân nhánh.Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lítkhíCO2(ởđktc).Nếutrunghòa0,3molXthìcầndùng500mldungdịch NaOH1M.Haiaxitđólà:

A. HCOOH, HOOC-COOH.            

B.HCOOH,HOOC-CH2-COOH.

C.HCOOH,C2H5COOH.                              

D.HCOOH,CH3COOH.

Câu 31: Cho 4,48 gam hỗn hợp etyl axetat và phenyl axetat (có tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng hết với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là :

A. 5,6                         

B. 4,88           

C. 3,28                                   

D. 6,4

Câu 32: Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H12N2O3. Khi cho 12,4 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,48 lít (ở đktc) khí Y làm xanh giấy quì tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là

A. 16,2 gam.              

B. 14,6 gam.               

C. 17,2 gam.                          

D. 13,4 gam

Câu 33: Từ 4 tấn C2H4  có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)   

A. 2,55          

B. 2,8             

C. 2,52                       

D.3,6

Câu 34: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)(điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là

A. KNO3, HNOvà Cu(NO3)2.                   

B. KNO3, KCl và KOH.

C. KNOvà Cu(NO3)2.                               

D. KNOvà KOH.

Câu 35: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2(đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 2M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là :

A. 15,6                       

B. 19,5           

C. 27,3                       

D. 16,9

Câu 36: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2x mol HCl. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là 5,6 gam (biết NO là sản phẩm khử duy nhất NO3-). Thể tích khí thu được sau phản ứng là

A. 0,672 lít                 

B. 2,24 lít                   

C. 1,12 lít                               

D. 1,344 lít

Câu 37: Cho 1,92 gam đồng vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời KNO­3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra V ml một chất khí có tỉ khối hơi so với H2 là 15 . V có giá trị là

A. 358,4.                    

B. 448 .                      

C. 672.                       

D. 224.

Câu 38:X là este no, đơn chức, Y là este đơn chức, không no chứa một nối đôi C = C (X, Y đều mạch hở). Đốt chát 10,56 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 10,08 lít O2 (đktc) thu được 6,48 gam nước. Mặt khác, đun nóng 10,56 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp muối chứa a gam muối A b gam muối B (MA< MB). Biết A, B là các muối của các axit cacboxylic. Tỉ lệ : bgần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 0,9                         

B. 1,2                         

C. 1,0                                     

D. 1,5

Câu 39:X gồm hai α – aminoaxxit no, hở (chứa một nhóm -NH2, một nhóm –COOH) là YZ (Biết MZ = 1,56MY). Cho a gam X tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Phân tử khối của Z là :

A. 117                        

B. 139                        

C. 147                

D. 123

Câu 40:Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hoà tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư, thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện chuẩn) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 16,68) gam muối khan. Giá trị của m là :

A. 16,0 gam.              

B. 12,0 gam.               

C. 8,0 gam.     

D. 4 gam.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

01. C; 02. B; 03. B; 04. D; 05. C; 06. D; 07. A; 08. A; 09. B; 10. B

11. C; 12. A; 13. A; 14. B; 15. B; 16. C; 17. A; 18. D; 19. C; 20. A

21. D; 22. A; 23. A; 24. A; 25. A; 26. A; 27. B; 28. B 29. A; 30. A

31. B; 32. C; 33. D; 34. A; 35. B; 36. A; 37. D; 38. A; 39. D; 40. C.

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢO- ĐỀ 02

Câu 1: Hidroxit nào sau đây không phải là hidroxit lưỡng tính?

A. Zn(OH)2.               

B. Ba(OH)2.               

C. Al(OH)3.               

D. Pb(OH)2­.

Câu 2:Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A.3.                                                       

B. 5.                                                  

C. 4 .                                                     

D. 6.

Câu 3. Nung 27,4 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 và Na2CO3 tới khối lượng không đổi thu được 21,2 gam chất rắn. Số mol mối muối trong X

A. 0,1 mol NaHCO3 và 0,2 mol Na2CO3.

B. 0,1 mol NaHCO3 và 0,1 mol Na2CO3.

C. 0,2 mol NaHCO3 và 0,1 mol Na2CO3.

D. 0,2 mol NaHCO3 và 0,2 mol Na2CO3.

Câu 4. Công thức tổng quát của hidrocacbon X có dạng (CnH2n+1)m. Vậy X thuộc dãy đồng đẳng

A. ankan.                    

B. anken.                    

C. ankin.                    

D. aren.

Câu 5. Isopren có thể cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra số sản phẩm tối đa (không kể đồng phân hình học) là

A. 2.                           

B. 3.                           

C. 5.                           

D. 6.

Câu 6.Phát biểu nào sau đây sai khi nói về toluen ?

A. Là một hiđrocacbon thơm.                       

B. Có mùi thơm nhẹ.

C. Là đồng phân của benzen.                        

D. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

Câu 7. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức đồng đẳng cần V lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 0,616 lít CO2 (đktc) và 0,675 gam H2O. Giá trị của V là

A. 2,184 lít.                

B. 1,736 lít.                

C. 1,176 lít.                

D. 1,376 lít.

Câu 8: Trung hòa hoàn toàn 10,6 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và axit fomic cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp ban đầu?

A. HCOOH: 6,4 gam và CH3COOH: 4,2 gam.         

B. HCOOH: 4,6 gam và CH3COOH: 6,0 gam.

C. HCOOH: 6 gam và CH3COOH: 4,6 gam             

D. HCOOH: 4 gam và CH3COOH: 6,6 gam

Câu 9.Phản ứng thủy phâneste trong môi trường kiềm, khi đun nóng gọi là

A. xà phòng hóa.              

B. hiđrat hóa.                   

C. crackinh.                      

D. sự lên men.

Câu 10.Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là

A.C15H31COONa và etanol.                                       

B.C17H35COOH và glixerol.

C.C15H31COONa và glixerol.                                    

D.C17H35COONa và glixerol.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

01. B; 02. C; 03. C; 04. B; 05. A; 06. B; 07. A; 08. A; 09. D; 10. D

11. B; 12. B; 13. A; 14. D; 15. C; 16. A; 17. A; 18. D; 19. C; 20. A

21. D; 22. A; 23. A; 24. D; 25. D; 26. C; 27. B; 28. B 29. B; 30. A

31. B; 32. B; 33. A; 34. C; 35. A; 36. A; 37. A; 38. C; 39. B; 40. B.

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢO- ĐỀ 03

Câu 1.Phát biểu đúng khi nói về sự đện li?

A. Là sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch.

B. Là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

C. Là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

D. Là quá trình oxi hóa khử.

Câu 2. Cho thí nghiệm như hình vẽ:

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là

A. nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.

B. nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.

C. nước phun vào bình và không có màu.

D. nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.

Câu 3. Nung 19,0 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 và Na2CO3 tới khối lượng không đổi thu được 15,9 gam chất rắn. Số mol mối muối trong X

A. 0,1 mol NaHCO3 và 0,2 mol Na2CO3.

B. 0,1 mol NaHCO3 và 0,1 mol Na2CO3.

C. 0,2 mol NaHCO3 và 0,1 mol Na2CO3.

D. 0,2 mol NaHCO3 và 0,2 mol Na2CO3.

Câu 4. Từ chất nào sau đây có thể điều chế isobutan qua phản ứng hidro hóa có xúc tác?

A. but-1-en.                

B. but-2-en.                

C. but-2-in                 

D. 2-metylpropen.      

Câu 5. Hợp chất nào sau đây chỉ cho đúng một sản phẩm cộng duy nhất với HBr?

A. CH3CH=CHCH2CH3.                              

B. CH3CH=C(CH3)2.

C. CH3CH=CHCH3.                                     

D. (CH3)2C=CHCH(CH3)2.

Câu 6. Benzen không tan trong nước vì lí do nào sau đây?

A. Bezen là chất hữu cơ, nước là chất vô cơ nên không tan vào nhau.

B. Bezen có khối lượng riêng bé hơn nước.

C. Phân tử benzen là phân tử phân cực.

D. Phân tử benzen là phân tử không phân cực, nước là dung môi có cực.

Câu 7. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức đồng đẳng cần V lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 0,616 lít CO2 (đktc) và 0,675 gam H2O. Giá trị của V là

A. 0,812 lít.                

B. 0,924 lít.                

C. 0,728 lít.                

D. 0,4816 lít.

Câu 8:Chohỗnhợpgồm 0,1molHCHOvà0,1molHCOOHtácdụngvớilượng dưAgNO3 trongdungdịchNH3, đunnóng.Saukhicácphản ứngxảyrahoàntoàn,khốilượngAgtạo thành là bao nhiêu?

A. 64,8 gam.                    

B. 21,6 gam.                     

C. 43,2 gam.                    

D. 32,4 gam.

Câu 9. Este etyl fomat có công thức là

A. CH3COOCH3.            

B. HCOOC2H5.               

C. HCOOCH=CH2.        

D. HCOOCH3.

Câu 10.Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A.phenol.                         

B.glixerol.                        

C.ancol đơn chức.            

D.este đơn chức.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

01. D; 02. B; 03. B; 04. A; 05. B; 06. A; 07. C; 08. A; 09. D; 10. C

11. B; 12. D; 13. D; 14. B; 15. B; 16. D; 17. D; 18. C; 19. B; 20. C

21. C; 22. D; 23. D; 24. A; 25. B; 26. A; 27. D; 28. D; 29. B; 30. C

 31. C; 32. B; 33. A; 34. A; 35. C; 36. A; 37. C; 38. B; 39. C; 40. A.

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢO- ĐỀ 04

Câu 41. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất? 

  A. Fe.                                        B. Os.                                   C. Ag.                                  D. Cr.

Câu 42. Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được khí H2 và muối? 

  A. Na                                        B. Al.                                   C. K.                                    D. Fe.

Câu 43. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch CuSO4 tạo thành Cu? 

  A. Zn.                                       B. Na.                                   C. Ba.                                   D. Ag.

Câu 44. Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn thu được có chứa kim loại nào sau đây? 

  A. Cu, Fe, Mg.                          B. Cu.                                   C. Cu, Fe.                             D. Mg, Fe.

Câu 45. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch? 

  A. Fe.                                        B. Ca.                                   C. Ag.                                  D. Na

Câu 46. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl không sinh ra khí? 

  A. MgO.                                   B. Fe.                                   C. CaCO3.                            D. Ba.

Câu 47. Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm với khí clo là 

  A. Al2O3                                   B. AlCl3.                              C. Al(OH)3.                         D. AlBr3

Câu 48. Công thức của hiđroxit kim loại kiềm thổ là 

  A. ROH.                                   B. R(OH)3.                           C. RO                                   D. R(OH)2

Câu 49. Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây tan tốt trong nước? 

  A. AlCl3.                                   B. Al2O3.                              C. Al(OH)3.                         D. BaSO4.

Câu 50. Công thức của sắt (II) sunfit là 

  A. FeS.                                     B. FeSO3.                             C. FeSO4.                             D. FeS2.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

41-D

42-B

43-A

44-C

45-A

46-A

47-B

48-D

49-A

50-B

51-D

52-C

53-B

54-A

55-B

56-B

57-D

58-D

59-A

60-B

61-D

62-C

63-D

64-B

65-C

66-D

67-C

68-C

69-B

70-A

71-C

72-C

73-A

74-C

75-A

76-C

77-B

78-C

79-C

80-B

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢO- ĐỀ 05

Câu 1. Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?

  A.CH3COOH.                        

  B. C6H12O6(glucozo).         

  C. NaOH.                               

  D. HCl.

Câu 2.Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

  A. Saccarozo.                         

  B.Amilozo.                          

  C. Glucozo.                            

  D.Xenlulozo.

Câu 3. Số nhóm chức este có trong mỗi phân tử chất béo là

  A. 1.                                          B. 4.                                     C. 2.                                  D. 3.

Câu 4. Dung dịch amin nào sau đây không đổi màu quỳ tím sang xanh?

  A. Benzylamin.                       

  B. Metylamin.                     

  C. Anilin.                                

  D. Đimetylamin.

Câu 5. Trùng hợp chất nào sau đây thu được poli (vinyl clorua)?

  A. CH2=CHCl.                       

  B. CH2=CH-CH2Cl.           

  C. ClCH-CHCl.                     

  D. Cl2C=CCl2.

Câu 6. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

  A. tính axit.                             

  B. tính oxi hóa.                   

  C. tính khử.                            

  D. tính bazo.

Câu 7. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

  A. Zn.                          B. Cu.                          C. Ca.                          D. Ag.

Câu 8. Tên gọi của CH3CH2COOCH3

  A. metyl propionat.                 

 B. propyl axetat.                 

  C. etyl axetat.                         

  D. metyl axetat.

Câu 9. Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

  A. Fructozơ.                            

  B. Saccarozơ.                      

  C. Mantozơ.                           

  D. Glucozơ.

Câu 10. Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?

  A. Butan.                                  B. Etan.                                C. Metan.D. Propan.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

01. B; 02. C; 03. C; 04. A; 05. D; 06. C; 07. B; 08. B; 09. A; 10. C

11. A; 12. B; 13. C; 14. C; 15. D; 16. C; 17. C; 18. C; 19. D; 20. A

21. C; 22. B; 23. C; 24. B; 25. B; 26. C; 27. C; 28. C 29. A; 30. B

31. D; 32. B; 33. B; 34. A; 35. B; 36. D; 37. A; 38. D; 39. D; 40. C.

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Văn Bảo. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON