YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Quang Diệu

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 Trường THPT Trần Quang Diệu, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?

  A. \(4N{{H}_{3}}+5{{O}_{2}}\xrightarrow{xt,t{}^\circ }4NO+6{{H}_{2}}O\)         

  B. \(N{{H}_{3}}+HCl\to N{{H}_{4}}Cl\)

  C. \(2N{{H}_{3}}+3C{{l}_{2}}\to 6HCl+{{N}_{2}}\)                                 

  D. \(4N{{H}_{3}}+3{{O}_{2}}\xrightarrow{t{}^\circ }2{{N}_{2}}+6{{H}_{2}}O\)

Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được sản phẩm gồm

  A. K, NO2 và O2                B. KNO2 và O2                 C. K2O và NO2                 D. KNO2 và NO2

Câu 3. Trong các chất sau, chất nào khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương:

  A. HCOOC2H5                                                          

  B. CH2=CHCOOCH3.     

  C. CH3COOC(CH3)=CH2.

  D. CH3COOCH2CH=CH2

Câu 4. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ?

  A. CH3COOH.                   B. H2NCH2COOH.          C. CH3CHO.                    D. CH3NH2.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  A. Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α - amino axit.

  B. Peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn và có thể bị thủy phân không hoàn toàn.

  C. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

  D. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

Câu 6. Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

  A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.                               

  B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.

  C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.           

 D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.

Câu 7. Trong các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon - 6,6. Số tơ tổng hợp là:

  A. 3                                     B. 5                                   C. 4                                   D. 2

Câu 8. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:

  A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.

  B. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.                                        

  C. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

  D. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

Câu 9. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

  A. 5.                                    B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 10. Trong các phản ứng hóa học cacbon

  A. chỉ thể hiện tính khử.                                              

  B. chỉ thể hiện tính oxi hóa.

  C. vừa khử vừa oxi hóa.                                             

  D. không thể hiện tính khử và oxi hóa.

Câu 11. Cacbon phản ứng với dãy chất nào sau đây:

  A. Na2O, NaOH và HCl.                                             B. H2, HNO3 và ZnO.

  C. Ba(OH)2, Na2CO3 và CaCO3                                 D. NH4Cl, KOH và AgNO3.

Câu 12. Khi cho 0,1 mol but-1-in tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam kết tủa, giá trị của m là

  A. 12 gam.                          B. 13,3 gam.                      C. 16,1 gam.                     D. 48 gam.

Câu 13. Cho các tính chất sau:

(1) Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.                    

(2) Tác dụng với dung dịch NaOH.

(3) Tác dụng với dung dịch HCl đặc nguội.                 

(4) Tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng.

(5) Tác dụng với Cl2 ở nhiệt độ thường.                      

(6) Tác dụng với O2 nung nóng.

Trong các tính chất này, Al và Cr có chung:

  A. 1 tính chất                      B. 2 tính chất                    C. 4 tính chất                    D. 3 tính chất.

Câu 14. Cho sơ đồ phản ứng:

\(CH\equiv CH\xrightarrow{+HCN}X;\) \)X\xrightarrow{trung\,hop}\) polime Y

\(X+C{{H}_{2}}=CH-CH=C{{H}_{2}}\xrightarrow{t{}^\circ ,xt,p}\) polime Z

Polime Y và polime Z lần lượt là

  A. Tơ capron và cao su buna.                                       B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren.

  C. Tơ olon và cao su buna-N.                                      D. Tơ nitron và cao su buna-S.

Câu 15. Có các chất sau: phenol, axit axetic, glixeryl triaxetat, phenylamoni clorua và ancol etylic. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là

  A. 5.                                    B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 16. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

(b) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch KOH.

(c) Cho dung dịch chứa 1 mol AlCl3 vào dung dịch chứa 2 mol Ba(OH)2.

(d) Cho Cu vào dung dịch FeCl3

(e) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.

Số thí nghiệm thu được hai muối là

  A. 4                                     B. 1                                   C. 2                                   D. 3

Câu 17. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na(Al(OH)4)).

(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na(Al(OH)4)).

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

  A. 6.                                    B. 3.                                  C. 5.                                  D. 4.

Câu 18. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z và T với thuốc thử được ghi lại ở bảng sau:

 

X

Y

Z

T

Dung dịch HCl

có phản ứng

không phản ứng

có phản ứng

có phản ứng

Dung dịch NaOH

có phản ứng

không phản ứng

không phản ứng

có phản ứng

Dung dịch AgNO3/NH3

không phản ứng

có phản ứng

không phản ứng

không phản ứng

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là:

  A. mononatri glutamat, glucozơ, etylamin, metyl acrylat.

  B. benzyl axetat, glucozơ, alanin, triolein.

  C. lysin, frutozơ, triolein, metyl acrylat.

  D. metyl fomat, fructozơ, glyxin, tristearin.

Câu 19. Trong công nghiệp polietilen (PE) được điều chế từ metan theo sơ đồ:

\(C{{H}_{4}}\xrightarrow{{{H}_{2}}=80%}{{C}_{2}}{{H}_{2}}\xrightarrow{{{H}_{2}}=80%}{{C}_{2}}{{H}_{4}}\xrightarrow{{{H}_{2}}=80%}PE\)

Để tổng hợp 5,376 kg PE theo sơ đồ trên cần V m3 khí thiên nhiên (đktc, chứa 75% metan theo thể tích). Giá trị của V là

  A. 11,2.                               B. 22,4.                             C. 28,0.                             D. 16,8.

Câu 20. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

  A. 2,25 gam.                       B. 1,80 gam.                      C. 1,82 gam.                     D. 1,44 gam.

Câu 21. Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH =13. Giá trị của x và m lần lượt là

  A. x = 0,015; m = 2,33.                                                B. x = 0,150; m = 2,33.

  C. x = 0,200; m = 3,23.                                                D. x = 0,020; m = 3,23.  

Câu 22. Tiến hành crackinh 10 lít khí butan, sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí X gồm etan, metan, eten, propilen, butan (các khí đo cùng điều kiện). Hiệu suất của quá trình crackinh là

  A. 60%.                              B. 70%.                             C. 80%.                             D. 90%.

Câu 23. Trung hoà 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là:

  A. axit acrylic.                    B. axit propanoic.             C. axit etanoic.                  D. axit metacrylic.

Câu 24. Hỗn hợp Z gồm hai este mạch hở X, Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (ở đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức cấu tạo của este X và giá trị m tương ứng là

  A. (HCOO)2C2H4 và 6,6.                                             B. HCOOC2H5 và 9,5

  C. HCOOCH3 và 6,7.                                                   D. CH3COOCH3 và 6,7.

Câu 25. Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là

  A. 36,6 gam                        B. 38,92 gam                     C. 38,61 gam                    D. 35,4 gam

Câu 26. Khi thủy phân hoàn toàn 65,1 gam một peptit X (mạch hở) thu được 53,4 gam alanin và 22,5 gam glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 19,53 gam X rồi dẫn sản phẩm vào Ca(OH)2 dư thu m gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 69.                                  B. 75.                                C. 72.                                D. 78.

Câu 27. X là một α-aminoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 1,35 mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là:

  A. 22,50 gam.                     B. 13,35 gam.                    C. 26,70 gam.                   D. 11,25 gam.

Câu 28. Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là

  A. nicotin.                           B. aspirin.                          C. cafein.                          D. moocphin

Câu 29: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước như hình vẽ bên. Phản ứng nào sau đây không áp dụng được cách thu khí này

  A. \(NaC{{l}_{\left( r \right)}}+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}_{\left( dac \right)}\xrightarrow{t{}^\circ }HC{{l}_{\left( k \right)}}+NaHS{{O}_{4}}\).

  B. \(2KCl{{O}_{3}}\xrightarrow{Mn{{O}_{2}},t{}^\circ }2KCl+3{{O}_{2}}_{\left( k \right)}\).

 C.\(C{{H}_{3}}COON{{a}_{\left( r \right)}}+NaO{{H}_{\left( r \right)}}\xrightarrow{CaO,t{}^\circ }C{{H}_{4}}_{\left( k \right)}+N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}\).

  D. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2(k) .

Câu 30. Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  A. 32,65.                             B. 31,57.                           C. 32,11.                           D. 10,80.

Câu 31. Nung 1,92 gam hỗn hợp X gồm Fe và S trong bình kín không có không khí, sau một thời gian được chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch Z và V lít khí thoát ra (đktc). Cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 5,825 gam kết tủa. Giá trị của V là

  A. 3,136 lít.                        B. 4,704 lít.                       C. 1,568 lít.                       D. 1,344 lít.

Câu 32. Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2(ở đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn khan. Giá trị V là

  A. 1,12.                               B. 4,48.                             C. 2,24.                             D. 3,36.

Câu 33. Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được dung dịch X và có khí SO2. Nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch X là (coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng):

  A. 0,105M.                         B. 0,035M.                        C. 0,0525M.                      D. 0,21M.

Câu 34. Hỗn hợp X gồm các aminoaxit no, mạch hở (trong phân tử chỉ có nhóm chức -COOH và -NH2) có tỉ lệ mol nO : nN = 2:1. Để tác dụng vừa đủ với 35,85 gam hỗn hợp X cần 300 ml dung dịch HCl 1,5M. Đốt cháy hoàn toàn 11,95 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 9,24 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa, Giá trị của m là:

  A. 25,00.                             B. 33,00.                           C. 20,00.                           D. 35,00.

Câu 35. Cho hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở, trong đó có một este đơn chức và ba este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy 11,88 gam X cần 14,784 lít O2 (đktc), thu được 25,08 gam CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol đơn chức Z. Cho Z vào bình Na dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình Na tăng 5,85 gam. Trộn Y với CaO rồi nung trong điều kiện không có không khí, thu được 2,016 lít (đktc) một hiđrocacbon duy nhất. Công thức phân tử của các este là

  A. C5H8O2 và C8H12O4.                                               B. C4H8O2 và C6H10O4.

  C. C3H6O2 và C5H6O4.                                                D. C5H8O2 và C8H14O4.

Câu 36. Hòa tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch X và lắc nhẹ đến các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa (m gam) theo thể tích H2SO4 (V ml) như sau:

Giá trị của a là:

  A. 5,4.                                 B. 4,05.                             C. 8,1.                               D. 6,75.

Câu 37. Hỗn hợp X gồm một số hợp chất hữu cơ bền, mỗi chất chỉ chứa 2 nhóm chức trong 3 nhóm chức ancol, anđehit, axit, ngoài ra không có nhóm chức nào khác và khi đốt cháy V lít mỗi chất đều thu được 2V lít CO2. Chia 31,44 gam hỗn hợp X thành ba phần bằng nhau:

- Cho phần một tác dụng với một lượng dung dịch NaHCO3 vừa đủ thu được 2,24 lít CO2 (đktc).

- Cho phần hai tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 2,128 lít H2 (đktc).

- Cho phần ba tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag.

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  A. 25,92.                             B. 21,60.                           C. 23,76.                           D. 24,84.

Câu 38. Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức, Y và Z là hai ancol không no, đơn chức (MY > MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp E gồm Y và T thu được 9,072 lít CO2 (đktc) và 5,13 gam H2O. Mặt khác, cho 0,09 mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan F và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn F thu được CO2; H2O và 0,06 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y có trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. 12.                                  B. 89.                                C. 39.                                D. 65.

Câu 39. Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và kim loại M (có hóa trị không đổi), trong X số mol oxi bằng 0,6 lần số mol M. Hòa tan 15,52 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 0,82 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 61 gam hỗn hợp muối và 0,448 lít NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X gần nhất với:

  A. 45,0%.                           B. 50,0%.                          C. 40,0%.                          D. 55,0%.

Câu 40: Cho 9,6 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí. Thêm 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X, thu được dung dịch Y, kết tủa và 1,12 lít khí Z (đktc). Lọc bỏ kết tủa, cô cạn Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 67,55 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  A. 5,8.                                 B. 6,8.                               C. 4,4.                               D. 7,6.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1-B

2-B

3-A

4-B

5-C

6-C

7-A

8-D

9-B

10-C

11-B

12-C

13-D

14-C

15-D

16-A

17-B

18-A

19-B

20-A

21-B

22-C

23-A

24-C

25-B

26-C

27-B

28-A

29-A

30-A

31-B

32- A

33-C

34-D

35-A

36-C

37-C

38-A

39-B

40-D

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU- ĐỀ 02

Câu 1. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?

  A. \({{(N{{H}_{4}})}_{2}}S{{O}_{4}}\)              

  B. \(CaC{{O}_{3}}\)     

  C. \(N{{H}_{4}}N{{O}_{2}}\)         

  D. \(N{{H}_{4}}HC{{O}_{3}}\)

Câu 2. Etyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là

  A. \(HCOO{{C}_{2}}{{H}_{5}}\)                         

  B. \(C{{H}_{3}}COOC{{H}_{3}}\)     

  C. \(C{{H}_{3}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}}\)             

  D. \(HCOOC{{H}_{3}}\)

Câu 3. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

  A. Polietilen.                                                               

  B. Nilon-6,6                     

  C. Poli(metyl metacrylat).

  D. Poli(vinylclorua).

Câu 4. Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chúng trong

  A. nước.                                                                       B. dung dịch HCl.            

  C. dầu hỏa.                                                                   D. dung dịch NaOH.

Câu 5. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được glixerol?

  A. Metyl axetat.                 B. Glucozơ.                       C. Saccarozơ.                    D. Triolein.

Câu 6. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

  A. Saccarozơ.                     B. Glucozơ.                       C. Amilozơ.                      D. Xenlulozơ.

Câu 7. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng lớn nhất lần lượt là:

  A. Ag và W.                       B. Cu và Cr.                      C. Al và Cu.                      D. Ag và Cr..

Câu 8. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

  A. Thạch cao nung \((CaS{{O}_{4}}.{{H}_{2}}O)\)                                       

  B. Thạch cao sống \((CaS{{O}_{4}}.2{{H}_{2}}O)\)                             

  C. Đá vôi \((CaC{{O}_{3}})\).           

  D. Vôi sống \((CaO)\).

Câu 9. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

  A. \(C{{O}_{2}}\).         

  B. \({{N}_{2}}\).           

  C. \({{H}_{2}}\).           

  D. \({{O}_{2}}\).

Câu 10. Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?

  A. \({{O}_{3}}\).            

  B. \(S{{O}_{2}}\).         

  C. \(C{{H}_{4}}\).        

  D. \(N{{H}_{3}}\).

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1-D

2-C

3-B

4-C

5-D

6-B

7-D

8-A

9-A

10-B

11-C

12-D

13-A

14-A

15-B

16-B

17-D

18-C

19-C

20-B

21-D

22-A

23-D

24-D

25-B

26-A

27-B

28-B

29-A

30-C

31-C

32-B

33-B

34-A

35-B

36-C

37-D

38-B

39-D

40-B

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU- ĐỀ 03

Câu 1. Este vinyl axetat có công thức là

  A. CH3COOCH=CH2.                                                 B. CH3COOCH3.

  C. CH2=CHCOOCH3.                                                 D. HCOOCH3.

Câu 2. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

  A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.             B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.

  C. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.                          D. H2N-CH2CONH-CH2CH2COOH.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.

  B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

  C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

  D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

  B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

  C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

  D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 5. Cho các vật liệu polime sau: bông, tơ tằm, thủy tinh hữu cơ, nhựa PVC, tơ axetat, tơ visco, xenlulozơ và len. Số lượng polime thiên nhiên là

  A. 3.                                    B. 6.                                  C. 5.                                  D. 4.

Câu 6. Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần nguyên tố giống nhau là:

  A. Amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat).

  B. Tơ capron và teflon.

  C. Polistiren, amilozơ, amilopectin, tơ capron, poli(metyl metacrylat).

  D. Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat).

Câu 7. Cho các kim loại: Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự:

  A. Ag, Cu, Au, Al, Fe.                                                 B. Ag, Cu, Fe, Al, Au.

  C. Au, Ag, Cu, Fe, Al.                                                 D. Al, Fe, Cu, Ag, Au.

Câu 8. Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch

  A. H2SO4 (loãng).               B. NaOH.                          C. KOH.                           D. H2SO4 (đặc, nguội).

Câu 9. Phản ứng nào sau đây không đúng?

  A. \(4Cr+3{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2C{{r}_{2}}{{O}_{3}}.\)      

  B. \(2Cr+3C{{l}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2CrC{{l}_{3}}.\)

  C. \(2Cr+6HCl\xrightarrow{{}}2CrC{{l}_{3}}+3{{H}_{2}}.\)                     

  D. \(2Cr+3S\xrightarrow{{{t}^{o}}}C{{r}_{2}}{{S}_{3}}.\)

Câu 10. Chất rắn X màu lục thẫm, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và Br2 được dung dịch màu vàng, cho dung dịch H2SO4 vào lại thu được dung dịch màu da cam. Chất rắn X là:

  A. Cr2O3                             B. CrO.                             C. Cr2O.                            D. Cr.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1-A

2-B

3-A

4-C

5-D

6-D

7-A

8-D

9-C

10-A

11-C

12-B

13-B

14-B

15-D

16-D

17-C

18-B

19-D

20-C

21-B

22-B

23-C

24-B

25-C

26-B

27-D

28-D

29-C

30-A

31-B

32-C

33-A

34-C

35-B

36-B

37-C

38-B

39-C

40-A

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU- ĐỀ 04

Câu 1. Dung dịch A có \(\left( {{H}^{+}} \right)={{10}^{-3}}M\) sẽ có môi trường

  A. Trung tính.                     B. Axit.                             C. Bazơ.                            D. Không xác định.

Câu 2. Cho dãy các chất sau: \(NaOH,\text{ }HN{{O}_{3}},\text{ }Ba{{\left( OH \right)}_{2}},\text{ }HCl{{O}_{4}},\text{ }C{{H}_{3}}COOH,\text{ }N{{H}_{3}}\). Số axit, bazơ lần lượt là

  A. 3 và 3.                            B. 5 và 2.                           C. 4 và 3.                          D. 3 và 4.

Câu 3. Khí \({{N}_{2}}\) khá trơ ở nhiệt độ thường là do

  A. N có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử \({{N}_{2}}\) không phân cực.

  B. Nguyên tử N có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.

  C. Trong phân tử \({{N}_{2}}\), mỗi nguyên tử còn 1 cặp electron chưa liên kết.

  D. Trong phân tử \({{N}_{2}}\) chứa liên kết ba rất bền.

Câu 4. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào \(N{{H}_{3}}\) không thể hiện tính khử?

  A. \(4N{{H}_{3}}+5{{O}_{2}}\to 4NO+6{{H}_{2}}O\).

  B. \(N{{H}_{3}}+HCl\to N{{H}_{4}}Cl\).

  C. \(8N{{H}_{3}}+3C{{l}_{2}}\to 6N{{H}_{4}}Cl+{{N}_{2}}\).

  D. \(2N{{H}_{3}}+3CuO\to 3Cu+3{{H}_{2}}O+{{N}_{2}}\).

Câu 5. Nung nóng m gam bột sắt ngoài không khí, sau phản ứng thu được 36 gam hỗn hợp X gồm \(Fe,\text{ }FeO,\text{ }F{{e}_{2}}{{O}_{3}}\) và \(F{{e}_{3}}{{O}_{4}}\). Hòa tan hết X trong dung dịch \(HN{{O}_{3}}\) loãng thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và \(N{{O}_{2}}\) có tỉ khối so với \({{H}_{2}}\) là 19. Giá trị m là

  A. 16.                                  B. 32.                                C. 28.                                D. 20.

Câu 6. Cacbon vô định hình và than chì là hai dạng thù hình của nhau vì

  A. Có tính chất vật lí tương tự nhau.                            B. Đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

  C. Có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau.                     D. Chúng có tính chất hoá học không giống nhau.

Câu 7. Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm \(C{{O}_{2}}\), CO, \({{H}_{2}}\); tỉ khối hơi của X so với \({{H}_{2}}\) là 7,8. Cho toàn bộ V lít hợp khí X ở trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp \(CuO\), \(F{{e}_{2}}{{O}_{3}}\) nung nóng, thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít \({{H}_{2}}\) bay ra (đktc). Giá trị của V là 

  A. 10,08.                             B. 11,20.                           C. 13,44.                           D. 8,96.

Câu 8. Ankan Y phản ứng với clo tạo ra 2 dẫn xuất monoclo có tỉ khối hơi so với \({{H}_{2}}\) bằng 39,25.

Tên của Y là                        

  A. Butan.                            B. Propan.                         C. iso-butan.                     D. 2-metylbutan.

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể tích \({{O}_{2}}\), còn lại là \({{N}_{2}}\)) được khí \(C{{O}_{2}}\), \({{H}_{2}}O\) và \({{N}_{2}}\). Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch \(Ba{{\left( OH \right)}_{2}}\) dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). Biết \({{d}_{X/{{O}_{2}}}}<2\). Công thức phân tử của X là

  A. \({{C}_{2}}{{H}_{7}}N\).                                  

  B. \({{C}_{2}}{{H}_{8}}N\).     

  C. \({{C}_{2}}{{H}_{7}}{{N}_{2}}\).                        

  D. \({{C}_{2}}{{H}_{4}}{{N}_{2}}\).

Câu 10. Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm \(N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}\) và \(NaHC{{O}_{3}}\) cho đến khối lượng không đổi còn lại 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là

  A. 63% và 37%.                 B. 84% và 16%.                C. 42% và 58%.                D. 21% và 79%.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

1-B

2-A

3-D

4-B

5-C

6-B

7-B

8-B

9-A

10-B

11-C

12-B

13-C

14-D

15-A

16-A

17-B

18-A

19-D

20-C

21-D

22-C

23-B

24-C

25-D

26-C

27-B

28-D

29-A

30-C

31-C

32-C

33-A

34-A

35-C

36-A

37-C

38-A

39-C

40-B

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU- ĐỀ 05

Câu 1. Tên gọi của hợp chất có công thứcc cấu tạo \(C{{H}_{2}}=C(C{{H}_{3}})CH=C{{H}_{2}}\) là

  A. \(buta-1,3-\mathsf{}ien\)                                       

  B. isopren                        

  C. đivinyl         

  D. isopenten

Câu 2. Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm −OH?

  A. Ancol etylic                 

  B. Glixerol                      

  C. \(\Pr opan-1,2-\mathsf{}iol\)     

  D. Ancol benzylic

Câu 3. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là

  A. Cs                                  B. Os                                 C. Ca                                 D. Li

Câu 4. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

  A. Poli (etilen terephtalat)                                          

  B. Tơ visco

  C. Poli (metyl metacrilat)                                           

  D. Poli (hexametilen ađipamit)

Câu 5. Khi bị nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây tạo sản phẩm là kim loại?

  A. AgNO3                          B. Fe(NO3)2                      C. KNO3                           D. Cu(NO3)2

Câu 6. Dung dịch NaHCO3 không tác dụng với dung dịch

  A. NaHSO4                        B. NaOH                           C. Na2SO4                        D. HCl

Câu 7. Kim loại nào dưới đây không tan trong nước ở điều kiện thường?

  A. K                                    B. Al                                 C. Na                                D. Ca

Câu 8. Thủy phân hoàn toàn xenlulozo trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây?

  A. Glucozơ                         B. Saccarozơ                     C. Amilozơ                       D. Fructozơ

Câu 9. Chất nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch HCl thu được hai muối?

  A. Fe3O4                             B. Fe                                 C. Fe2O3                           D. FeO

Câu 10. Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?

  A. NaAlO2 và HCl                                                       B. AgNO3 và NaCl

  C. NaHSO4 và NaHCO3                                              D. CuSO4 và AlCl3

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1-B

2-B

3-D

4-C

5-A

6-C

7-B

8-A

9-A

10-D

11-B

12-C

13-B

14-C

15-D

16-A

17-B

18-A

19-B

20-C

21-A

22-D

23-C

24-D

25-D

26-A

27-D

28-C

29-A

30-C

31-D

32-D

33-B

34-B

35-B

36-D

37-A

38-C

39-A

40-D

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Quang Diệu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON