YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Quế Sơn

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 Trường THPT Quế Sơn có đáp án đầy đủ được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Các đề thi trong tài liệu bao gồm cả những câu hỏi cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 12 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. Oxit nào sau đây là không phải oxit axit?

  A. P2O5.                             B. CrO3                             C. CO2                              D. Cr2O3.

Câu 2. Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây?

  A. Ngâm trong giấm.                                                    B. Ngâm trong etanol.     

  C. Ngâm trong nước,                                                   D. Ngâm trong dầu hỏa.

Câu 3. Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là:

  A. \({{\left( {{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{12}}}{{\text{O}}_{\text{6}}} \right)}_{\text{n}}}\text{,}{{\left( {{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{7}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\left( \text{OH} \right)}_{\text{3}}} \right)}_{\text{n}}}\) 

 B. \({{\left( {{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{10}}}{{\text{O}}_{5}} \right)}_{\text{n}}}\text{,}{{\left( {{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{7}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\left( \text{OH} \right)}_{\text{3}}} \right)}_{\text{n}}}\)                 

  C. \({{\left( {{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{7}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\left( \text{OH} \right)}_{\text{3}}} \right)}_{\text{n}}},{{\left( {{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{10}}{{\text{O}}_{5}} \right)}_{\text{n}}}\)    

   D. \({{\left( {{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{10}}}{{\text{O}}_{5}} \right)}_{\text{n}}}\text{,}{{\left( {{\text{C}}_{\text{6}}}{{\text{H}}_{\text{7}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\left( \text{OH} \right)}_{2}} \right)}_{\text{n}}}\)

Câu 4. Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

  A. Amilopectin.                  B. Polietilen.                     C. Amilozơ.                      D. Poli(vinyl clorua).

Câu 5. X là một hợp chất hữu cơ có khả năng làm quỳ tím chuyển xanh và có công thức cấu tạo: \({{\text{H}}_{2}}N-{{\left( C{{H}_{2}} \right)}_{4}}-CH\left( N{{H}_{2}} \right)-COOH\). Tên gọi của X là?

  A. glyxin.                            B. alanin.                           C. axit glutamic.               D. lysin.

Câu 6. Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?

  A. \({{\left( {{C}_{6}}{{H}_{5}} \right)}_{2}}NH\).                                     

  B. \({{C}_{6}}{{H}_{5}}C{{H}_{2}}N{{H}_{2}}\). 

  C. \({{C}_{6}}{{H}_{5}}N{{H}_{2}}\).

  D. \(N{{H}_{3}}\).

Câu 7. Trong công nghiệp, có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất bẻo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng

  A. tách nước.                      B. hiđro hóa.                     C. đề hiđro hóa.                D. xà phòng hóa.

Câu 8. Propyl axetat có công thức là?

  A. CH3COOC2H5.                                                       B. CH3COOCH3.             

  C. CH3COOCH2CH2CH3.                                           D. CH3COOCH(CH3)2.

Câu 9. Người ta thường dùng cát làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

  A. Dung dịch HCl.                                                       B. Dung dịch HF.            

  C. Dung dịch NaOH loãng.                                          D. Dung dịch H2SO4.

Câu 10. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí H2. Mặt khác, oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiệt độ cao. X là kim loại nào?

  A. Fe.                                  B. Al.                                C. Mg.                               D. Cu.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và NaH2PO4.

  B. Amophot là hỗn hợp gồm NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.                                  

  C. Thành phần của supephotphat đơn chỉ chứa Ca(H2PO4)2.                              

  D. Thành phần chính của phân đạm ure là NH4NO3.

Câu 12. Cho các chất: stiren, benzen, propilen, axetilen. Số chất làm mất màu nước brom ở nhiệt đồ thường là?

  A. 1.                                    B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 13. Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là

  A. Nước brom, Na, dung dịch NaOH.                        

  B. Nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.            

  C. Dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, Na.                

  D. Nước brom, ancol metylic, dung dịch NaOH.

Câu 14. Nếu quy định nồng độ tối đa cho phép của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l. Hãy cho biết nguồn nước nào dưới đây bị ô nhiễm nặng bởi Pb2+?

  A. 0,02 mg Pb2+ trong 0,5 lít nước.                              B. 0,03 mg Pb2+ trong 0,75 lít nước.          

  C. 0,2 mg Pb2+ trong 1,5 lít nước.                                D. 0,3 mg Pb2+ trong 6 lít nước.

Câu 15. Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là (cho biết số Avogađro \(=6,{{02.10}^{23}}\)):

  A. \(1,{{08.10}^{-3}}\).  

  B. \(6501,{{6.10}^{17}}\).                                      

  C. \(1,{{3.10}^{-3}}\).

  D. \({{7224.10}^{17}}\).

Câu 16. Một \(\alpha \)-aminoaxit X no chỉ chứa 1 nhóm \(-N{{H}_{2}}\) và 1 nhóm \(-COOH\). Cho 17,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là:

  A. axit aminoaxetic.                                                  

  B. axit \(\alpha \)-aminoglutaric.     

  C. axit \(\alpha \)-aminobutiric.         

 D. axit \(\alpha \)-aminopropionic.

Câu 17. Hòa tan hoàn toàn m1 gam FeSO4.7H2O vào m2 gam dung dịch FeSO4 10,16% để thu được dung dịch FeSO4 25%. Tỉ lệ \(\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{2}}}\) là

  A. 1 : 2.                               B. 1 : 3.                             C. 2 : 1.                             D. 3 : 1.

Câu 18. Hiđro hóa hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm 3 ankađien thu được 20,8g hỗn hợp ankan. Hãy cho biết 20 gam hỗn hợp X làm mất màu vừa hết bao nhiêu gam dung dịch Br2 32%?

  A. 150 gam.                        B. 100 gam.                       C. 200 gam.                      D. 250 gam.

Câu 19. Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là:

  A. 4,48 lít.                          B. 5,04 lít.                         C. 3,36 lít.                         D. 6,72 lít.

Câu 20. Thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là:

  A. tripeptit.                         B. tetrapeptit.                    C. pentapeptit.                  D. đipeptit.

Câu 21. Thủy phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Xác định công thức của hai loại axit béo trên.

  A. C15H31COOH và C17H35COOH.                             B. C17H33COOH và C17H35COOH.

  C. C17H31COOH và C17H33COOH.                             D. C17H33COOH và C15H31COOH.

Câu 22. Este X mạch hở được tạo ra từ axit no A và etylen glicol. Biết rằng a gam X ở thể hơi chiếm thể tích bằng thể tích của 6,4 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất; Mặt khác, a gam X phản ứng hết với xút tạo ra 32,8 gam muối. Nếu cho 200 gam A phản ứng với 50 gam etylen glicol ta thu được 87,6 gam este. Tên của X và hiệu suất phản ứng tạo X là:

  A. (CH3COO)2C2H4; 74,4%.                                       B. (HCOO)2C2H4; 74,4%.

  C. (CH3COO)2C2H4; 36,3%.                                       D. (HCOO)2C2H4; 36,6%.

Câu 23. Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là:

  A. 2,016 lít.                        B. 0,672 lít.                       C. 1,344 lít.                       D. 1,008 lít.

Câu 24. Thủy phân hoàn toàn 6,84 gam saccarozơ rồi chia sản phẩm thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch nước brom dư, thì có y gam brom tham gia phản ứng. Giá trị x và y lần lượt là:

  A. 2,16 và 1,6.                    B. 2,16 và 3,2.                   C. 4,32 và 1,6.                  D. 4,32 và 3,2.

Câu 25. Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400 ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gm chất rắn khan, giá trị của m là:

  A. 61,9 gam.                       B. 28,8 gam.                      C. 31,8 gam.                     D. 55,2 gam.

Câu 26. Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng hợp mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O; 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  A. 14,0 gam.                       B. 16,8 gam.                      C. 11,2 gam.                     D. 10,0 gam.

Câu 27. Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi CO2 biến thiên trong khoảng từ 0,005 mol đến 0,024 mol?

  A. 0,985 gam đến 3,94 gam.                                        B. 0 gam đến 0,985 gam. 

  C. 0 gam đến 3,94 gam.                                               D. 0,985 gam đến 3,152 gam.

Câu 28. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Đốt dây sắt trong bình chứa khí Cl2.

(b) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Fe và S (trong khí trơ).

(c) Cho bột Cu (dư) vào dung dịch FeCl3.

(d) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.

(e) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 (dư).

Sau các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) là

  A. 2.                                    B. 3.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 29. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất lỏng Y từ dung dịch X

Trong thí nghiệm trên, xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây?

  A. \({{C}_{2}}{{H}_{4}}+{{H}_{2}}O\xrightarrow{{}}{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH\) (xúc tác: H2SO4 loãng, nhiệt độ).                  

  B. \({{C}_{6}}{{H}_{5}}N{{H}_{2}}+HCl\xrightarrow{{}}{{C}_{6}}{{H}_{5}}N{{H}_{3}}Cl\). 

  C. \({{C}_{2}}{{H}_{5}}OH\xrightarrow{{}}{{C}_{2}}{{H}_{4}}+{{H}_{2}}O\)(xúc tác: H2SO4 đặc, nhiệt độ).                                                                       

  D. \(C{H_3}COOH + C{H_3}C{H_2}OH \to C{H_3}COO{C_2}{H_5} + {H_2}O\)(xúc tác: H2SO4 đặc, nhiệt độ).

Câu 30. Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:

(1) \(Ca{{(OH)}_{2}}+KHC{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}CaC{{O}_{3}}+X+{{H}_{2}}O\).

(2) \(Ba{{(HC{{O}_{3}})}_{2}}+2NaOH\xrightarrow{{}}BaC{{O}_{3}}+Y+2{{H}_{2}}O\).

Phát biểu nào sau đây về X và Y là đúng?

  A. Đều tác dụng được với dung dịch HCl tạo ra khí CO2.

  B. Đều tác dụng được với dung dịch Mg(NO3)2 tạo ra kết tủa.                               

  C. Đều hòa tan được kim loại Al.                               

  D. Đều không tác dụng được với dung dịch BaCl2.

Câu 31. Tiến hành thí nghiệm với bốn dung dịch muối X, Y, Z và T chứa trong các lọ riêng biệt, kết quả được ghi nhận ở bảng sau:

 

X

Y

Z

T

Dung dịch Ba(OH)2

Xuất hiện kết tủa

Xuất hiện kết tủa

Xuất hiện kết tủa, có bọt khí thoát ra

Xuất hiện kết tủa, có bọt khí thoát ra

Dung dịch H2SO4 loãng

Xuất hiện kết tủa, có bọt khí thoát ra

Có bọt khí thoát ra

Không xảy ra phản ứng hóa học

Có bọt khí thoát ra

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

  A. KHCO3, Ca(HSO4)2, (NH4)2SO4, Fe(NO3)2.         

  B. Ca(HSO4)2, BaCl2, NaHCO3, Na2CO3.

  C. Ca(HCO3)2, Fe(NO3)2, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3.   

  D. Na2CO3, Ba(HCO3)2, Ca(HSO4)2, (NH4)2SO4.

Câu 32. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

\(C{{H}_{4}}{{N}_{2}}O\xrightarrow{+{{H}_{2}}O}X\xrightarrow{+NaOH}Y\xrightarrow{+{{O}_{2}},xt}Z\xrightarrow{+{{O}_{2}}}T\xrightarrow{+{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O}E.\)

Biết X, Y, Z, T, E đều là hợp chất của nitơ, Z là khí không màu, nặng hơn không khí. Phát biểu nào sau đây sai?

  A. Chất X vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH.        

  B. Dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh.               

  C. Chất E có tính oxi hóa mạnh.                                 

  D. Chất Z tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 muối.

Câu 33. Cho các phát biểu sau:

(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.

(3) Amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1.

(4) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren.

(5) Anilin có tính bazơ nên dung dịch anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh.

(6) Trong công nghiệp, chất béo được dùng để sản xuất glixerol và xà phòng.

(7) Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic trong H2SO4 đặc thu được sản phẩm có mùi chuối chín.

Số phát biểu luôn đúng là

  A. 3.                                    B. 5.                                  C. 2.                                  D. 4.

Câu 34. Có 3 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:

Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.

Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO.

Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?

  A. V2 = 2V1.                       B. 2V2 = V1.                     C. V2 = 3V1.                     D. V2 = V1.

Câu 35. Từ chất X (C10H10O4, chỉ có một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) \(X+3NaOH\xrightarrow{{{t}^{{}^\circ }}}Y+Z+T+{{H}_{2}}O\).

(b) \(2Y+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\xrightarrow{{}}2E+N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}\).

(c) \(2E + {C_2}{H_4}{\left( {OH} \right)_2} \to F + 2{H_2}O\)

Biết MY < MZ < MT < 148, Y và Z là muối của axit cacboxylic. Phát biểu nào sau đây sai?

  A. Chất X có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn.               

  B. Phân tử chất F có 6 nguyên tử H.                           

  C. Đun Z với vôi tôi xút, thu được chất khí nhẹ hơn không khí.                          

  D. Chất T tác dụng được với kim loại Na.

Câu 36. Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước). Gọi V là tổng thể tích khí (đktc) thoát ra ở cả hai điện cực. Quá trình điện phân được mô tả theo đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là:

  A. 2 : 5.                               B. 1 : 3.                             C. 3 : 8.                             D. 1 : 2.

Câu 37. Dẫn 4,48 lít CO (đktc) đi qua m gam hỗn hợp oxit nung nóng gồm MgO, Al2O3, Fe2O3 và CuO. Sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 20,4. Cho X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl (loãng), thu được dung dịch Z chỉ chứa (2m – 4,36) gam muối và thoát ra 1,792 lít (đktc) khí H2. Cho Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được (5m + 9,08) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. 34.                                  B. 35.                                C. 36.                                D. 37.

Câu 38. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở, có đồng phân hình học), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T với hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 139,7 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 600 ml dung dịch KOH 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 200 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa vừa đủ lượng KOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,35 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. 117.                                B. 111.                              C. 119.                              D. 118.

Câu 39. Hòa tan hoàn toàn 43,56 gam hỗn hợp X gồm Mg, CuO, Fe3O4 và FeCO3 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 22,04% về khối lượng) vào 960 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O, NO và CO2, có tỉ khối so với H2 là 18,5. Cho Y phản ứng tối đa với 1,77 lít dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 48 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của CuO trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  A. 24.                                  B. 26.                                C. 30.                                D. 28.

Câu 40. Cho 2 peptit X, Y (MX < MY) và este Z (X, Y, Z đều mạch hở; X, Y đều được tạo từ Gly và Ala; Z có không quá 3 liên kết \(\pi \) trong phân tử và được tạo từ phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol). Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được hiệu số mol CO2 và H2O là 0,06 mol. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 42,34 gam hỗn hợp E gồm X (x mol), Y (y mol), Z (z mol) trong dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,86 gam ancol T và 72,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

  A. 31,27%.                         B. 29,95%.                        C. 32,59%.                        D. 28,63%.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1 – D

2 – D

3 – B

4 – A

5 – D

6 – A 

7 – B

8 – C

9 – B

10 – A

11 – B

12 – C

13 – A

14 – C

15 – D

16 – D

17 – A 

18 – C

19 – B

20 – C

21 – B

22 – A

23 – D

24 – C

25 – A

26 – A

27 – A

28 – B 

29 – D

30 – B

31 – C

32 – D

33 – D

34 – C

35 – A

36 – B

37 – C

38 – D

39 –D

40 – A

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN- ĐỀ 02

Câu 1. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

  A. Na.                                 B. Ba.                                C. Al.                                D. Fe.

Câu 2. Tinh bột trong gạo nếp có thành phần chính là?

  A. amilozơ.                         B. amilopectin.                  C. glixerol.                        D. alanin.

Câu 3. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây có thể được sản xuất từ quặng hematit?

  A. Nhôm.                            B. Sắt.                               C. Magie.                          D. Đồng.

Câu 4. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly - Ala - Gly và Gly - Ala là

  A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.                            B. Dung dịch NaCl.

  C. Dung dịch HCl.                                                       D. Dung dịch NaOH.

Câu 5. Hợp chất nào sau đây trong công thức cấu tạo có 9 liên kết xích ma (s) và 2 liên kết pi (p)?

  A. Stiren.                            B. Penta-1,3-đien.             C. Buta-1,3-đien.              D. Vinyl axetilen.

Câu 6. Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

  A. HCOOC2H5.                  B. C2H5COOC2H5.           C. C2H5COOCH3.            D. CH3COOCH3.

Câu 7. Thực hiện phản ứng nào sau đây để thu được bơ nhân tạo từ dầu thực vật?

  A. Hiđro hoá axit béo.                                                  B. Đehiđro hoá chất béo lỏng.

  C. Hiđro hoá chất béo lỏng.                                         D. Xà phòng hoá chất béo lỏng.

Câu 8. Axit e-aminocaproic được dùng để điều chế nilon-6. Công thức của axit e-amino- caproic là

  A. H2N-(CH2)6-COOH.                                               B. H2N-(CH2)4-COOH.

  C. H2N-(CH2)3-COOH.                                               D. H2N-(CH2)5-COOH.

Câu 9. Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X

  A. 5.                                    B. 3.                                  C. 4.                                  D. 1.

Câu 10. Đun nóng hỗn hợp gồm glyxin, phenylalanin, tyrosin, valin, alanin tạo ra pentapeptit có chứa các gốc amino axit khác nhau. Số lượng pentapeptit có thể tạo ra là

  A. 50.                                  B. 120.                              C. 60.                                D. 15.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1-B

2-B

3-B

4-A

5-C

6-B

7-C

8-D

9-D

10-B

11-A

12-B

13-D

14-D

15-D

16-A

17-B

18-A

19-A

20-A

21-C

22-B

23-B

24-D

25-D

26-C

27-B

28-C

29-D

30-B

31-A

32-B

33-A

34-C

35-C

36-A

37-D

38-D

39-A

40-C

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN- ĐỀ 03

Câu 1. Khi thuỷ phân đến cùng protein thu được

  A. \(\beta \)- amino axit.   

  B. Axit.                          

  C. Amin.                         

  D. \(\alpha \)- amino axit.

Câu 2. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

  A. poli(ure-fomanđehit).  

  B. teflon.                          

  C. poli(etylen-terephtalat). 

  D. poli(phenol-fomanđehit).

Câu 3. Khi thuỷ phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được

  A. axit oleic.                       B. axit panmitic.                C. glixerol.                        D. axit stearic.

Câu 4. Nếu bỏ qua sự phân li của nước, số loại ion trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu?

  A. 2.                                    B. 3.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 5. Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Val-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit mạch hở chứa Gly?

  A. 1.                                    B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 6. Tơ lapsan thuộc loại

  A. tơ axetat.                        B. tơ visco.                        C. tơ polieste.                    D. tơ poliamit.

Câu 7. Để đo nồng độ cồn (C2H5OH) trong máu, cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích có chứa

  A. crom trioxit                    B. đicrom trioxit               C. crom oxit                      D. đicrom oxit

Câu 8. Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện? (Biết phản ứng đã xảy ra trong điều kiện thích hợp)

  A. \(Zn+CuS{{O}_{4}}\to Cu+ZnS{{O}_{4}}\)    

  B. \({{H}_{2}}+CuO\to Cu+{{H}_{2}}O\)

  C. \(CuC{{l}_{2}}\to Cu+C{{l}_{2}}\)                   

  D. \(2CuS{{O}_{4}}+2{{H}_{2}}O\to 2Cu+2{{H}_{2}}S{{O}_{4}}+{{O}_{2}}\)

Câu 9. Trong dung dịch, ion CO32- có thể cùng tồn tại với dãy các ion nào sau đây?

  A. NH4+, Na+, K+.            

  B. Cu2+, Mg2+, Al3+.         

  C. Fe2+, Zn2+, Al3+.           

  D. Fe3+, \(HSO_{4}^{-}\).

Câu 10. Khi nói về CO2, khẳng định nào sau đây không đúng?

  A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.                                   

  B. Chất chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính.                       

  C. Chất không độc nhưng không duy trì sự sống.        

  D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1-D

2-B

3-C

4-C

5-C

6-C

7-A

8-A

9-A

10-D

11-C

12-A

13-D

14-D

15-B

16-A

17-A

18-C

19-D

20-D

21-C

22-B

23-A

24-A

25-A

26-D

27-A

28-B

29-A

30-C

31-B

32-B

33-A

34-D

35-B

36-A

37-C

38-D

39-C

40-B

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN- ĐỀ 04

Câu 1. Muối nào sau đây không phải là muối axit?

  A. Na2HPO4                       B. NaHSO4                       C. NaH2PO4                     D. Na2HPO3

Câu 2. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng gọi là phản ứng

  A. xà phòng hóa.                B. hiđro hóa.                     C. tráng bạc.                      D. hiđrat hoá.

Câu 3. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

  A. Dung dịch alanin.          B. Dung dịch glyxin.         C. Dung dịch lysin.           D. Dung dịch valin.

Câu 4. Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và

  A. C17H33COONa              B. C17H35COONa             C. C15H31COONa             D. C17H31COONa

Câu 5. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

  A. Ala-Gly.                         B. Ala-Gly-Gly.                C. Ala-Ala-Gly-Gly.         D. Gly-Ala-Gly.

Câu 6. Đun nóng este CH2=CHOOCCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

  A. . CH2=CHCOONa và CH3OH                                B. CH3COONa và CH2=CHOH

  C. CH3COONa và CH3CHO                                       D. C2H5COONa và CH3OH

Câu 7. Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monome hợp thành được gọi là

  A. Sự peptit hoá                 B. Sự trùng hợp                C. Sự tổng hợp                 D. Sự trùng ngưng

Câu 8. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

  A. Dẫn nhiệt                       B. Cứng                            C. Dẫn điện                       D. Ánh kim

Câu 9. Hợp chất nào sau đây có màu đỏ thẫm?

  A. Cr2O3                             B. Cr(OH)3                       C. CrO3                             D. K2CrO4

Câu 10. Chọn một phương án đúng để điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống của các câu sau đây: Tương tự xenlulozơ, tinh bột không có phản ứng………………………(1)….., có phản ứng……………….(2)…….. trong dung dịch axit thành………………..(3)….. .

  A. (1) khử, (2) oxi hóa, (3) saccarozơ                        

  B. (1) thủy phần, (2) tráng bạc, (3) fructozơ

  C. (1) tráng bạc, (2) thủy phân, (3) glucozơ             

   D. (1) oxi hóa, (2) este hóa, (3) mantozơ

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

1-D

2-A

3-C

4-B

5-A

6-C

7-B

8-B

9-C

10-C

11-B

12-D

13-B

14-A

15-A

16-D

17-C

18-C

19-C

20-D

21-A

22-C

23-C

24-C

25-D

26-C

27-C

28-B

29-C

30-B

31-D

32-B

33-A

34-C

35-C

36-D

37-D

38-C

39-C

40-B

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN- ĐỀ 05

Câu 1. Công thức cấu tạo của metyl acrylat là?

  A. CH3COOCH3.                                                         B. CH3COOCH=CH2.

  C. CH3=CHCOOCH3.                                                 D. HCOOCH3.

Câu 2. Sắt tây là sắt được tráng một lớp mỏng kim loại T để bảo vệ sắt không bị ăn mòn theo phương pháp bảo vệ bề mặt. Kim loại T là

  A. Zn.                                 B. Ni.                                C. Sn.                                D. Cr.

Câu 3. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?

  A. (C17H35COO)3C3H5.                                               B. (C17H35COO)2C2H4.

  C. (CH3COO)3C3H5.                                                   D. (C3H5COO)3C3H5.

Câu 4. Trước đây có rất nhiều vụ tử vong thương tâm xảy ra do sử dụng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong nhà vào mùa đông. Nguyên nhân là do hàm lượng khí độc X trong không khí cao vượt mức cho phép. X là khí nào sau đây?

  A. N2.                                 B. CO2.                             C. CO.                              D. O2.

Câu 5. Phần đầu mỗi que diêm được nhúng, tẩm hỗn hợp của KClO3, Sb2S3 và chất kết dính. Phần quẹt trên vỏ bao diêm chứa hỗn hợp bột ma sát, chất kết dính và chất X (dạng bột, không phát quang trong bóng tối). Chất X là?

  A. Graphits.                        B. Ptrắng.                            C. KCl.                             D. Pđỏ.

Câu 6. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

“Ở dạng mạch hở glucozo và fructozo đều có nhóm cacbonyl, nhưng trong phân tử fructozo nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số …., còn trong phân tử glucozo nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số…. Trong môi trường bazo, fructozo có thể chuyển hóa thành … và …”

  A. 2,1, glucozo, ngược lại. B. 2,2, glucozo, ngược lại.

  C. 1,2, glucozo, ngược lại. D. 1,2, glucozo, mantozo.

Câu 7. Số đồng phân akin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng là?

  A. 1.                                    B. 3.                                  C. 2.                                  D. 4.

Câu 8. Cho các chất sau: CH3NH2; NH3; C6H5NH2 và CH3NHCH3. Chất có lực bazo mạnh nhất là?

  A. CH3NHCH3.                 B. NH3.                             C. C6H5NH2.                    D. CH3NH2.

Câu 9. Etyl clorua (C2H5Cl) có nhiệt độ sôi là 12,3oC. Khi được phun lên chỗ bị thương của cầu thủ (có nhiệt độ khoảng 37 độ C), etyl clorua sôi và bốc hơi ngay lập tức, kéo theo nhiệt mạnh, làm cho da bị đông lạnh cục bộ và tê cứng đi, dây thần kinh cảm giác không truyền được cảm  giác đau lên não bộ và cầu thủ thấy đỡ đau. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất C2H5OH; C2H5Cl và CH3COOH là?

  A. CH3COOH; C2H5Cl; C2H5OH.                               B. C2H5Cl; CH3COOH; C2H5OH.

  C. C2H5Cl; C2H5OH; CH3COOH.                               D. CH3COOH; C2H5OH; C2H5Cl.

Câu 10. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được hai sản phẩm hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tử C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Este E là?

  A. Propyl fomat.                 B. Etyl axetat.                   C. isopropyl fomat.           D. Metyl propionat.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1-C

2-C

3-A

4-C

5-D

6-A

7-C

8-A

9-C

10-B

11-D

12-B

13-B

14-B

15-D

16-C

17-B

18-A

19-B

20-B

21-D

22-C

23-D

24-D

25-D

26-A

27-C

28-C

29-A

30-B

31-A

32-B

33-B

34-B

35-C

36-C

37-C

38-D

39-A

40-A

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Quế Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON