HOC247 xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Văn Tố để giúp các bạn học sinh tiện theo dõi hơn. HOC247 mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TỐ |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 50 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 6,4 gam.
B. 3,4 gam.
C. 4,4 gam.
D. 5,6 gam.
Câu 2: Cho vào bình cầu 200 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 100 ml dung dịch H2SO4 20% quan sát hiện tượng (1); lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng trong bình cầu (2). Kết quả hai lần quan sát (1) và (2) lần lượt là:
A. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng đồng nhất.
B. Chất lỏng đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp.
C. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng tách thành hai lớp.
D. Sủi bọt khí, chất lỏng tách thành 2 lớp.
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là
A. 2,70 gam.
B. 2,16 gam.
C. 3,24 gam.
D. 3,42 gam.
Câu 4: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 5: Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào H2O dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Na.
B. K.
C. Li.
D. Rb.
Câu 6: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. vàng nhạt.
B. trắng xanh.
C. xanh lam.
D. nâu đỏ.
Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra ở điều kiện thường:
A. Cho Na vào H2O.
B. Cho Al vào dung dịch NaOH loãng.
C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D. Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3
Câu 8: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm: Al2O3, ZnO, Fe2O3, CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm:
A. Al2O3, ZnO, Fe, Cu.
B. Al, Zn, Fe, Cu.
C. Al2O3, ZnO, Fe2O3, Cu.
D. Al2O3, Zn, Fe, Cu.
Câu 9: Cho 5,9 gam propylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng muối thu được là
A. 8,15 gam.
B. 8,10 gam.
C. 9,65 gam.
D. 9,55 gam.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ nào sau đây thì sản phẩm thu được khác với các chất còn lại?
A. Cao su thiên nhiên.
B. Protein.
C. Tinh bột.
D. Chất béo.
Câu 11: Mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá, trước khi nấu nên:
A. rửa cá bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) để sát trùng.
B. rửa cá bằng giấm ăn.
C. ngâm cá thật lâu với nước để các amin tan đi.
D. rửa cá bằng dung dịch xôđa, Na2CO3.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng thu được 12,24 gam muối. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 9,6.
C. 7,2.
D. 8,4.
Câu 13: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những tấm kim loại nào dưới đây?
A. Sn.
B. Zn.
C. Ni.
D. Pb.
Câu 14: Chất không có phản ứng thủy phân là
A. glucozơ.
B. Gly-Ala.
C. etyl axetat.
D. saccarozơ.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
B. Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,...
C. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
D. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
Câu 16: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Xenlulozơ.
B. Tinh bột.
C. Saccarozơ.
D. Glucozơ.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện dung dịch màu vàng.
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
Câu 18: Kim loại crom và sắt khi tác dụng hoàn toàn với chất nào sau đây đều tạo ra sản phẩm mà crom và sắt đều có hóa trị (III)?
A. dung dịch HCl (không có không khí).
B. dung dịch Cu(NO3)2.
C. Cl2.
D. S.
Câu 19: Cách nào sau đây không sử dụng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. Dùng dung dịch Na2CO3.
B. Dùng phương pháp trao đổi ion.
C. Dùng dung dịch Na3PO4.
D. Đun sôi nước.
Câu 20: Loại tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nitron.
B. Tơ capron.
C. Tơ visco.
D. Tơ tằm.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
1, C 2, C 3, D 4, A |
5, B 6, D 7, C 8, D |
9, D 10, B 11, B 12, B |
13, B 14, A 15, A 16, D |
17, A 18, C 19, D 20, C |
21, A 22, A 23, B 24, B |
25, D 26, A 27, A 28, C |
29, D 30, A 31, B 32, D |
33, B 34, B 35, A 36, C |
37, A 38, D 39, C 40, C |
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TỐ - ĐỀ 02
Câu 41. Chất nào sau đây là chất điện ly yếu:
A. NaOH B. KOH C. HF D. HCl
Câu 42. Số nguyên tử Cacbon trong phân tử Gly:
A. 2 B. 6 C. 5 D. 3
Câu 43. Kim loại kiềm là những kim loại thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn:
A. IA B. IIA C. IIIA D. VIIA
Câu 44. Cacbon đioxit có công thức phân tử là:
A. SO2 B. NO2 C. CO D. CO2
Câu 45. Tiến hành trùng hợp etilen thu được polime X.Tên gọi của X là
A. Polietilen B. Polipropilen C. Polietin D. Polietan
Câu 46. Cho kim loại Ca tác dụng với H2SO4 loãng thu được khí H2 và chất nào sau đây
A. CaCl2 B. CaSO4 C. Ca(HCO3)2 D. Ca(NO3)2
Câu 47. Axit stearic là một axit béo có trong mỡ động vật .Công thức của axit stearic là
A. C3H5(OH)3. B. CH3COOH. C. C15H31COOH. D. C17H35COOH.
Câu 48. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện ?
A. Fe. B. K. C. Ba. D. Al.
Câu 49. Số oxi hóa của sắt trong hợp chất Fe(NO3)3 là
A. +1. B. +2. C. +3. D. +6.
Câu 50. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2 ?
A. C2H4. B. CH3COOCH3. C. CH3CH2OH. D. CH4.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TỐ - ĐỀ 03
Câu 41. Trong các chất sau chất nào là chất điện li yếu
A. HI. B. CH3OH. C. H2S. D. HNO3.
Câu 42. Amino axit có 6 nguyên tử cacbon là trong phân tử là
A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin.
Câu 43. Trong phòng thí nghiệm, kim loại K được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?
A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Giấm ăn. D. Ancol etylic.
Câu 44. Khí X không màu, không mùi, sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, gây nên hiệu ứng nhà kính tăng cường. Khí X là:
A. H2S. B. CO. C. Cl2. D. CO2.
Câu 45. Polime dùng để chế tạo vỏ dây điện có tên viết tắt PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:
A. CH2=C(Cl)H.
B. CH2=CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 46. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối nào sau đây?
A. FeCl2. B. FeCl3. C. FeS. D. Mg(OH)2.
Câu 47. Axit stearic là một axit béo có trong mỡ động vật và dầu thực vật. Công thức của axit stearic là
A. C15H33COOH. B. C17H33COOH. C. C17H35COOH. D. C17H31 COOH.
Câu 48. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng?
A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Fe.
Câu 49. Số oxi hóa của sắt trong hợp chất Fe(NO3)3 là
A. +1. B. +2. C. +3. D. +6.
Câu 50. Chất nào sau đây tác dụng với kim loại K sinh ra khí H2?
A. C4H9-OH.
B. CH3COO-C2H5.
C. C6H5-CH3.
D. CH4.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TỐ - ĐỀ 04
Câu 1: Este X khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 muối là natri phenolat và natri propionat. X có công thức là
A. C6H5OOCCH3.
B. C6H5COOCH2CH3.
C. CH3COOC6H5.
D. CH3CH2COOC6H5.
Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu da cam sang màu vàng.
B. không màu sang màu da cam.
C. không màu sang màu vàng.
D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 3: Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là
A. K3PO4. B. KBr. C. KI. D. KCl.
Câu 4: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. Oxi hóa các cation kim loại.
B. Oxi hóa các kim loại.
C. Khử các cation kim loại.
D. Khử các kim loại.
Câu 5: Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Công thức cấu tạo của X, Y là:
A. X là CH3-COOH3N-CH3 và Y là CH2=CH-COONH4.
B. X là H2N-CH2-COOCH3 và Y là CH2=CH-COONH4.
C. X là H2N-CH2-COOCH3 và Y là CH3-CH2COONH4.
D. X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4.
Câu 6: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, etyl fomat, metylamin. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 7: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q
|
X |
Y |
Z |
T |
Q |
Quỳ tím |
không đổi màu |
không đổi màu |
không đổi màu |
không đổi màu |
không đổi màu |
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ |
không có kết tủa |
Ag |
không có kết tủa |
không có kết tủa |
Ag |
Cu(OH)2, lắc nhẹ |
Cu(OH)2 không tan |
dung dịch xanh lam |
dung dịch xanh lam |
Cu(OH)2 không tan |
Cu(OH)2 không tan |
Nước brom |
Kết tủa trắng |
không có kết tủa |
không có kết tủa |
không có kết tủa |
không có kết tủa |
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit.
B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic.
C. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.
D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.
Câu 8: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 9: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
B. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.
D. 4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2.
Câu 10: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là
A. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.
B. Fe2O3.
C. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO.
D. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TỐ - ĐỀ 05
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Một tấm tôn che mái nhà.
B. Gang và thép để trong không khí ẩm.
C. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép.
D. Những thiết bị bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với hơi nước.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất còn Cr là kim loại cứng nhất;
(b) Phản ứng hóa học giữa Hg và S xảy ra ngay ở điều kiện thường;
(c) Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển từ cực âm đến cực dương;
(d) Kim loại Cu chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của nó.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 3: Cho dung dịch chứa FeCl2, CrCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là
A. Fe2O3, Cr2O3.
B. chỉ có Fe2O3.
C. FeO, Cr2O3.
D. chỉ có Cr2O3.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?
A. Không khí chứa 78%N2; 18%O2; 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl.
B. Không khí chứa 78%N2; 20%O2; 2% hỗn hợp CH4, bụi và CO2.
C. Không khí chứa 78%N2; 16%O2; 3% hỗn hợp CO2, 1%CO, 1%SO2.
D. Không khí chứa 78%N2; 21%O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Câu 5: Cho dãy các kim loại: Cu, Zn, Ni, Ba, Mg, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3;
(2) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3;
(3) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2;
(4) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2;
(5) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch nhôm sunfat;
(6) Cho Al tác dụng với Cu(OH)2.
Số thí nghiệm tạo kết tủa Al(OH)3 là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 7: Mức năng lượng cao nhất trong cấu hình electron của ion kim loại R3+ là 3d3. Vị trí của nguyên tố R trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VIB.
B. Chu kì 4, nhóm IVB.
C. Chu kì 4, nhóm VIIIB.
D. Chu kì 4, nhóm VB.
Câu 8: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?
A. Mg(HCO3)2, CaCl2.
B. CaSO4, MgCl2.
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
D. Ca(HCO3)2, MgCl2.
Câu 9: Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ, người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) có bao nhiêu nhóm hiđroxyl?
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 10: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. C2H5OH.
B. HCOOH.
C. CH3COOH.
D. CH3COOCH3.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Văn Tố. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập
Thi Online:
Chúc các em học tốt!