HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Nguyễn Thái Học, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 50 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: Thực hiện một số thí nghiệm với 4 chất hữu cơ, thu được kết quả như sau:
|
X |
Y |
Z |
T |
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ |
Tạo kết tủa trắng bạc |
Không tạo kết tủa trắng bạc |
Tạo kết tủa trắng bạc |
Không tạo kết tủa trắng bạc |
Dung dịch NaOH |
Có xảy ra phản ứng |
Không xảy ra phản ứng |
Không xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Dung dịch HCl |
Có xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Không xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. glucozơ, tinh bột, metyl fomat, glyxin.
B. etyl fomat, xenlulozơ, glucozơ, Ala-Gly.
C. metyl fomat, tinh bột, fructozơ, anilin.
D. fructozơ, xenlulozơ, glucozơ, alanin.
Câu 2: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. nâu đỏ. B. vàng nhạt. C. xanh lam. D. trắng xanh.
Câu 3: Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch?
A. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.
B. Năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều.
C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện.
D. Điện hạt nhân, năng lượng thuỷ triều.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơn so với Cu?
A. 2Fe3+ + Cu 2Fe2+ + Cu2+.
B. Fe2+ + Cu Cu2+ + Fe.
C. Fe +Cu2+ Fe2+ + Cu.
D. Cu2+ + 2Fe2+ 2Fe3+ + Cu.
Câu 5: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Xút. B. Xô đa. C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn.
Câu 6: Trong các chất: triolein, saccarozơ, tinh bột, anbumin, glucozơ, glyxin, alanin, fructozơ. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 7: Tỉ khối hơi của một este đơn chức X so với khí cacbonic là 2. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2. B. C4H8O2. C. C3H6O2. D. C4H6O2.
Câu 8: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.
Câu 9: Cho dung dịch chứa FeCl2, CrCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là
A. chỉ có Fe2O3. B. FeO, Cr2O3. C. Fe2O3, Cr2O3. D. chỉ có Cr2O3.
Câu 10: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4;
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (1) và (4). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (2) và (3).
Câu 11: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X. X không màu, không mùi, rất độc; X có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. X là khí nào sau đây?
A. NH3. B. H2. C. CO. D. CO2.
Câu 12: Trong các kim loại Na; Ca; K; Al; Fe; Cu và Zn, số kim loại tan tốt vào dung dịch KOH là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 13: Crom có số hiệu nguyên tử Z=24. Cấu hình electron nào sau đây không đúng?
A. Cr: [Ar]3d44s2.
B. Cr2+: [Ar]3d4.
C. Cr: [Ar]3d54s1.
D. Cr3+: [Ar]3d3.
Câu 14: Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Fe2O3.
B. FeCl3 trong H2O.
C. NaOH trong H2O.
D. MgO.
Câu 15: Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị ăn mòn điện hóa học?
A. Fe-C.
B. Zn-Fe.
C. Ni-Fe.
D. Cu-Fe.
Câu 16: Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với
A. Mg(OH)2. B. NaCl. C. Cu(OH)2. D. KCl.
Câu 17: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là
A. khử các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.
B. thay thế các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng bằng các ion khác.
C. oxi hoá các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.
D. làm giảm nồng độ các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.
Câu 18: Chất nào dưới đây khi tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành tơ nilon – 6?
A. C6H5NH2.
B. H2N[CH2]5COOH.
C. H2N[CH2]6COOH.
D. C6H5OH.
Câu 19: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Nhôm. B. vonfram. C. Vàng. D. Thuỷ ngân.
Câu 20: Phát biểu đúng là
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Phản ứng thủy phân este (tạo bởi axit cacboxylic và ancol) trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
D. Glucozơ bị khử hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phèn chua có công thức phân tử K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.
C. Hợp kim Cu-Ni dùng chế tạo chân vịt tàu biển.
D. Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Câu 22: Cho hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm
A. Cu; MgCl2. B. CuCl2; MgCl2. C. Cu. D. Mg; CuCl2.
Câu 23: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 14,85 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và axit nitric với hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 67% (d = 1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu lít?
A. 2,39 lít. B. 1,49 lít. C. 10,31 lít. D. 7,91 lít.
Câu 24: Xà phòng hóa hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp etyl fomat và metyl axetat (tỉ lệ mol 1 : 1) trong dung dịch KOH lấy dư. Sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m bằng
A. 20,23. B. 14,96. C. 15,35. D. 18,20.
Câu 25: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 2,52 gam. B. 3,36 gam. C. 1,44 gam. D. 1,68 gam.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 15,66 gam nước. Xà phòng hóa m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là
A. 2,760 gam. B. 1,242 gam. C. 1,380 gam. D. 2,484 gam.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam gồm ba amin đồng đẳng bằng một lượng không khí (vừa đủ), thu được 17,6 gam CO2; 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc) (biết không khí có 20% oxi và 80% nitơ về thể tích). Giá trị m là
A. 9,5. B. 11,0. C. 9,0. D. 9,2.
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào lượng H2SO4 đặc nóng, dư (TN1), thu được khí X. Hấp thụ X bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch KMnO4 0,05M (TN2). Giá trị của V là
A. 172. B. 188. C. 228. D. 280.
Câu 29: Cho 2,6 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 4,425 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong là:
A. C2H5NH2 và C3H7NH2. B. C2H3NH2 và C3H5NH2.
C. CH3NH2 và C2H5NH2. D. C2H5NH2 và (CH3)2NH2.
Câu 30: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M để kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X?
A. 1 lít. B. 1,25 lít. C. 1,5 lít. D. 2 lít.
Câu 31: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X không phản ứng với Na, thỏa mãn sơ đồ chuyển hóa sau, Este có mùi chuối chín.
Tên của X là
A. pentanal. B. 2,2 - đimetylpropanal.
C. 2 - metylbutanal. D. 3 - metylbutanal.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm K và Al. Cho m gam X tác dụng với H2O dư (TN1) thu được 0,4 mol H2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư (TN2), thu được 0,475 mol H2. Xác định giá trị của m?
A. 15,55. B. 14,55. C. 15,45. D. 14,45.
Câu 33: Hấp thụ hết 1,6V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của V là
A. 7,84. B. 5,60. C. 6,72. D. 8,40.
Câu 34: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 10,8 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H3COOC2H5.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOC2H3.
D. C2H5COOC2H5.
Câu 35: X là chất hữu cơ có công thức C7H6O3. Biết X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 3. B. 9. C. 4. D. 6.
Câu 36: Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,9. B. 5,6. C. 3,2. D. 6,4.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X tạo thành từ amino axit no mạch hở (chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 trong phân tử) thu được y mol CO2, z mol H2O và t mol N2. Biết y – z = x. Hỏi khi thủy phân hoàn toàn x mol X (có khối lượng m gam) bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?
A. (m + 200x) gam.
B. (m + 145,5x) gam.
C. (m + 91x) gam.
D. (m + 146x) gam.
Câu 38: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với
A. 97,5. B. 85,0. C. 80,0. D. 67,5.
Câu 39: Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 153,84. B. 149,84. C. 134,80. D. 143,20.
Câu 40: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là
A. 66,67%. B. 33,33%. C. 50,00%. D. 20,00%.
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC - ĐỀ 02
Câu 1: Khí X được điều chế bằng cách cho axit phản ứng với kim loại hoặc muối và được thu vào ống nghiệm theo cách sau:
Khí X được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?
A. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
B. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
Câu 2: Trong các phản ứng hóa học, vai trò của các kim loại và ion kim loại là
A. Kim loại là chất oxi hóa, ion kim loại là chất khử.
B. Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất khử hoặc chất oxi hóa.
C. Kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hóa.
D. Đều là tính khử.
Câu 3: Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào dung dịch hoá chất nào dưới đây?
A. Một dây Cu sạch.
B. Dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch H2SO4 loãng.
D. Một đinh Fe sạch.
Câu 4: Các hợp chất của crom có tính chất lưỡng tính là
A. Cr2O3 và Cr(OH)3.
B. Cr2O3 và CrO3.
C. CrO3 và Cr(OH)3.
D. CrO3 và K2Cr2O7.
Câu 5: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 6. B. 4. C. 9. D. 3.
Câu 6: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. Ngâm chúng trong dầu hoả.
B. Ngâm chúng vào nước.
C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất.
D. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.
Câu 7: Khi thủy phân tripeptit: H2N-CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
sẽ tạo ra các a - amino axit nào?
A. H2NCH2CH(CH3)COOH, H2NCH2COOH.
B. H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)CH2COOH, H2NCH2COOH.
D. H2NCH(CH3)COOH, H2NCH(NH2)COOH.
Câu 8: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là
A. Chất béo. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.
Câu 9: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Al.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC - ĐỀ 03
Câu 1: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Gắn đồng với kim loại sắt.
B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.
C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra?
A. Cho dung dịch HCl vào CaCO3.
B. Đổ dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
C. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HNO3.
D. Cho Na kim loại vào nước.
Câu 3: Kim loại nào sau đây khi cho vào dung dịch CuSO4 bị hòa tan hết và phản ứng tạo thành kết tủa gồm 2 chất
A. Zn. B. Fe. C. Na. D. Ba.
Câu 4: Chất làm đục nước vôi trong và gây hiệu ứng nhà kính là
A. CO2. B. SO2. C. NH3. D. CH4.
Câu 5: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl loãng?
A. NaAlO2. B. Cr2O3. C. CrCl3. D. Fe(NO3)2.
Câu 6: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:
A. sau một thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.
B. ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần đến hết và thu được dung dịch trong suốt.
C. không xuất hiện kết tủa.
D. xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 7: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns2. B. ns2np2. C. ns2np1. D. ns1.
Câu 9: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
A. xanh tím. B. vàng. C. hồng. D. nâu đỏ.
Câu 10: Thực hiện một số thí nghiệm với 4 chất hữu cơ, thu được kết quả như sau:
|
X |
Y |
Z |
T |
Dung dịch HCl |
Có xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Dung dịch NaOH |
Không xảy ra phản ứng |
Không xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Dung dịch Br2 |
Nước brom không bị nhạt màu |
Nước brom bị nhạt màu và xuất hiện kết tủa trắng |
Nước brom không bị nhạt màu |
Nước brom bị nhạt màu, không xuất hiện kết tủa trắng |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. metyl amin, anilin, xelulozơ, triolein.
B. etyl amin, alanin, glyxin, triolein.
C. metyl amin, anilin, glyxin, triolein.
D. etyl amin, anilin, alanin, tripanmitin.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC - ĐỀ 04
Câu 1: Cho phương trình hóa học phản ứng oxi hóa hợp chất Fe(II) bằng oxi không khí:
\(4Fe{(OH)_2} + 2{H_2}O + {O_2} \to 4Fe{(OH)_3}\)
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
B. Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C. Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
D. Fe(OH)2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá.
Câu 2: Cho các chất: NH4HCO3, NaOH, AgNO3, Cu, FeO, CaCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 3: Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các chất sau?
A. CH3COOCH3.
B. CH3CH2OH.
C. CH2(NH2)COOH.
D. CH3CH2NH2.
Câu 4: Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện:
A. Mg; Fe; Cu. B. Al; Na; Ba. C. Ca; Ni; Zn. D. Fe; Cr; Cu.
Câu 5: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh hơn C2H5NH2?
A. CH3NHCH3. B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. NH3.
Câu 6: Các hợp chất hữu cơ X, Y, Z, T có một số đặc điểm sau:
|
X |
Y |
Z |
T |
Phản ứng với NaOH |
có xảy ra phản ứng |
không xảy ra phản ứng |
có xảy ra phản ứng |
không xảy ra phản ứng |
Trạng thái |
chất lỏng |
chất khí |
chất lỏng |
chất khí |
Mùi |
thơm |
khai |
thơm |
khai |
Cấu tạo mạch C |
mạch không nhánh |
mạch có nhánh |
mạch có nhánh |
mạch không nhánh |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. etyl propionat, trimetylamin, isoamyl axetat, n-propylamin.
B. etyl butirat, trimetyl amin, isoamyl axetat, etylamin.
C. etyl propionat, isopropylamin, isoamyl axetat, metylamin.
D. etyl butirat, đimetylamin, etyl propionat, etylamin.
Câu 7: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Saccarozơ. B. Glixerol. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ.
Câu 8: Cặp chất có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:
A. KHSO4 + dung dịch BaCl2.
B. Br2 + dung dịch FeCl2.
C. Al(OH)3 + dung dịch H2SO4 đặc nguội.
D. Fe2O3 + dung dịch HNO3 đặc, nóng.
Câu 9: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, MgO, CuO.
B. Fe3O4, SnO, BaO.
C. FeO, CuO, Cr2O3.
D. PbO, K2O, SnO.
Câu 10: Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh loãng xương?
A. Sắt. B. Photpho. C. Canxi. D. Kẽm.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC - ĐỀ 05
Câu 1: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
(1) CH3CH2COOCH3;
(2) CH3OOCCH3;
(3) HCOOC2H5;
(4) CH3COC2H5.
Chất không thuộc loại este là
A. (2). B. (1). C. (4). D. (3).
Câu 2: Cho phương trình hóa học của hai phản ứng sau:
FeO + CO → Fe + CO2
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất
A. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
B. chỉ có tính oxi hóa.
C. chỉ có tính bazơ.
D. chỉ có tính khử.
Câu 3: Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ
A. 5%. B. 9%. C. 1%. D. 0,9%.
Câu 4: Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 dư, thứ tự các kim loại tác dụng với muối là:
A. Mg, Zn, Fe. B. Mg, Fe, Zn. C. Fe, Zn, Mg. D. Zn, Mg, Fe.
Câu 5: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit.
B. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit.
Câu 6: Cho dãy gồm các chất: metyl metacrylat; triolein; saccarozơ; xenlulozơ; glyxylalanin; tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 7: Thực hiện một số thí nghiệm với 4 chất hữu cơ, thu được kết quả như sau:
|
X |
Y |
Z |
T |
Cu(OH)2 |
Có xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Không xảy ra phản ứng |
Dung dịch AgNO3/NH3 |
Tạo kết tủa trắng bạc |
Không xảy ra phản ứng |
Không xảy ra phản ứng |
Không xảy ra phản ứng |
Dung dịch NaOH |
Không xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Không xảy ra phản ứng |
Có xảy ra phản ứng |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. fructozơ, Ala-Gly-Val, saccarozơ, anilin.
B. fructozơ, Ala-Gly-Val, tinh bột, anilin.
C. glucozơ, Gly-Ala-Val, xelulozơ, alanin.
D. glucozơ, Gly-Ala-Val, saccarozơ, alanin.
Câu 8: Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ thì thu được sản phẩm là
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Câu 9: Dãy gồm các chất không tác dụng với dung dịch NaOH là
A. Al, NaHCO3, Al(OH)3.
B. Al2O3, Na2CO3, AlCl3.
C. Al, FeCl2, FeCl3.
D. NaAlO2, Na2CO3, NaCl.
Câu 10: Có 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; KHSO4 và KHCO3; BaCl2 và CuSO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra các chất tan trong nước là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Thái Học. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập
Thi Online:
Chúc các em học tốt!