YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Gia Tự

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Nguyễn Gia Tự, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN GIA TỰ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3;                      

(2) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3;

(3) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2;                     

(4) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2;

(5) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch nhôm sunfat;           

(6) Cho Al tác dụng với Cu(OH)2.

Số thí nghiệm tạo kết tủa Al(OH)3

A. 5.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(a) Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất còn Cr là kim loại cứng nhất;

(b) Phản ứng hóa học giữa Hg và S xảy ra ngay ở điều kiện thường;

(c) Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển từ cực âm đến cực dương;

(d) Kim loại Cu chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của nó.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                    B. 2.                               C. 4.                               D. 1.

Câu 3: Cho dung dịch chứa FeCl2, CrCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là

A.  Fe2O3, Cr2O3.               B.  chỉ có Fe2O3.            C.  FeO, Cr2O3.             D. chỉ có Cr2O3.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?

A. Không khí chứa 78%N2; 18%O2; 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl.

B. Không khí chứa 78%N2; 20%O2; 2% hỗn hợp CH4, bụi và CO2.

C. Không khí chứa 78%N2; 16%O2; 3% hỗn hợp CO2, 1%CO, 1%SO2.

D. Không khí chứa 78%N2; 21%O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.

Câu 5: Cho dãy các kim loại: Cu, Zn, Ni, Ba, Mg, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là

A. 6.                                    B. 4.                               C. 5.                               D. 3.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Một tấm tôn che mái nhà.

B. Gang và thép để trong không khí ẩm.

C. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép.

D. Những thiết bị bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với hơi nước.

Câu 7: Mức năng lượng cao nhất trong cấu hình electron của ion kim loại R3+ là 3d3. Vị trí của nguyên tố R trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A. Chu kì 4, nhóm VIB.                                           B. Chu kì 4, nhóm IVB.

C. Chu kì 4, nhóm VIIIB.                                        D. Chu kì 4, nhóm VB.

Câu 8: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?

A. Mg(HCO3)2, CaCl2.                                             B. CaSO4, MgCl2.

C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.                                    D. Ca(HCO3)2, MgCl2.

Câu 9: Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ, người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) có bao nhiêu nhóm hiđroxyl?

A. 5.                                    B. 3.                               C. 2.                               D. 4.

Câu 10: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. C2H5OH.                       B. HCOOH.                  C. CH3COOH.              D. CH3COOCH3.

Câu 11: Metylamin là tên gọi của chất nào dưới đây?

A. CH3CH2NH2.                B. CH3NH2.                  C. CH3OH.                    D. CH3Cl.

Câu 12: Phát biểu đúng là

A. Lưu huỳnh và photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc CrO3.

B. CrO là oxit lưỡng tính.

C. Cr (Z=24) có cấu hình electron là (Ar)3d44s2.

D. Trong môi trường axit, Cr+3 bị Cl2 oxi hóa đến Cr+6.

Câu 13: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim ZnCu vào dung dịch HCl có đặc điểm giống nhau là:

A. Ở cực dương đều tạo ra khí.

B.  Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá \(C{{l}^{-}}\).

C. Catot đều là cực dương.

D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

Câu 14: Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng

A. dung dịch NaOH và nước.                                   B. dung dịch amoniac và nước.

C. dung dịch NaCl và nước.                                     D. dung dịch HCl và nước.

Câu 15: Cho các chất : rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2

A. 4.                                    B. 2.                               C. 1.                               D. 3.

Câu 16: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hiđro ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Vậy kim loại M là

A. Ag                                  B.  Fe.                            C. Al.                             D. Cu.

Câu 17: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A.  Fe3+.                              B. Fe2+.                          C. Cu2+.                         D. Al3+.

Câu 18: Trong các chất sau, chất nào phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. FeS.                               B. Cu.                            C. CuS.                          D. S.

Câu 19: Có các chất lỏng X, Y, Z, T, E trong số các chất: benzen, ancol etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ, nước? Biết kết quả của những thí nghiệm như sau:

Chất lỏng

Tác dụng với Na

Tác dụng với Na2CO3

Tác dụng với AgNO3/NH3

Đốt cháy trong không khí

X

Khí bay ra

Không phản ứng

Không tạo kết tủa trắng bạc

Cháy dễ dàng

Y

Khí bay ra

Không phản ứng

Tạo kết tủa trắng bạc

Không cháy

Z

Khí bay ra

Không phản ứng

Không tạo kết tủa trắng bạc

Không cháy

T

Khí bay ra

Khí bay ra

Không tạo kết tủa trắng bạc

Có cháy

E

Không phản ứng

Không phản ứng

Không tạo kết tủa trắng bạc

Cháy dễ

Các chất lỏng X, Y, Z, T, E lần lượt là

A. Dung dịch glucozơ, nước, ancol etylic, axit axetic, benzen.

B. Benzen, dung dịch glucozơ, nước, ancol etylic, axit axetic.

C. Ancol etylic, dung dịch glucozơ, nước, axit axetic, benzen.

D. Axit axetic, ancol etylic, nước, dung dịch glucozơ, benzen.

Câu 20: Phản ứng đặc trưng của este là

A. phản ứng trùng hợp.      

B. phản ứng cộng.

C. phản ứng este hóa.    

D. phản ứng xà phòng hóa.

Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội;

(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng;

(c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2;

(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2;

(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng;

(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 3.                                    B. 2.                               C. 5.                               D. 4.

Câu 22: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 1.                                    B. 4.                               C. 2.                               D. 3.

Câu 23: Quá trình tổng hợp poli(metyl metacrylat) có hiệu suất phản ứng este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. Để tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là

A. 6 kg và 40 kg.               

B. 215 kg và 80 kg.      

C. 171 và 82 kg.           

D. 175 kg và 80 kg.

Câu 24: X là hỗn hợp khí gồm SO2 và CO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí X qua bình đựng 1 lít dung dịch KOH 1,5a M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là

A. m = 129a.                       B. m = 203a.                  C. m = 184a.                  D. m = 193,5a.

Câu 25: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là

A. axit stearit và axit linoleic.   

B. axit panmitic và axit oleic.

C. axit panmitic và axit linoleic.         

D. axit stearit và axit oleic.

Câu 26: Có hai amin bậc một: X là đồng đẳng của anilin và Y là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam X thu được 336 cm3 N2 (đktc); đốt cháy hoàn toàn Y cho hỗn hợp khí và hơi trong đó tỉ lệ \({{V}_{C{{O}_{2}}}}:{{V}_{{{H}_{2}}O}}=2:3\). Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là

A. C2H5C6H5NH2  và CH3(CH2)2NH2.                    

B. CH3C6H4NH2  và CH3CH2 NHCH3.

C. CH3C6H4NH2  và CH3(CH2)2NH2.                     

D. CH3C6H4NH2  và CH3(CH2)3NH2.

Câu 27: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. Từ chất X thực hiện chuyển hoá sau:

\(X \to COY \to HOC{H_2}C{H_2}OHZ \to YT{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} ({C_6}{H_{10}}{O_4})\)

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chất Z tác dụng được với kim loại Na và dung dịch NaOH đun nóng.

B. Chất T tác dụng với NaOH (dư) trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2.

C. Chất Y và Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

D. Chất X và Y đều tan vô hạn trong nước.

Câu 28: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là

A. 12 gam.                          B. 14 gam.                     C. 8 gam.                       D. 16,0 gam.

Câu 29: Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam một peptit X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 4,5 gam glyxin;  gam 3,56 alanin và 2,34 gam valin. Thủy phân không hoàn toàn X thu được tripeptit Ala – Val – Gly và đi peptit Gly – Ala, không thu được đi peptit Ala – Gly. Công thức cấu tạo của X là

A. Gly – Ala – Val – Gly – Gly – Ala        

B. Gly – Ala – Gly – Val – Gly – Ala.

C. Gly – Ala – Val – Gly – Ala – Gly.       

D. Ala – Val – Gly – Ala – Ala – Gly.

Câu 30: Khi cho 534,6 gam xenlulozơ phản ứng với HNO3 đặc thu được 755,1 gam hỗn hợp A gồm hai sản phẩm hữu cơ trong đó có một chất là xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc nổ. Tách xenlulozơ trinitrat cho vào bình kín chân không dung tích không đổi 2 lít rồi cho nổ (sản phẩm chỉ gồm các chất khí CO, CO2, H2, N2). Sau đó đo thấy nhiệt độ bình là 300oC. Hỏi áp suất bình (atm) gần với giá trị nào sau đây nhất?

A. 155.                                B. 186.                           C. 200.                           D. 150.

Câu 31: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của là :

A. 0,4.                                 B. 0,6.                            C. 0,65.                          D. 0,7.

Câu 32: Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là

A. 13,7 gam.                       B. 11,6 gam.                  C. 10,6 gam.                  D. 12,7 gam.

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 6,94 gam hỗn hợp FexOy và Al trong 100 ml dung dịch H2SO4 1,8M, thu được 0,672 lít H2 (đktc). Biết lượng axit đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết để phản ứng (giả sử không có phản ứng khử Fe3+ thành Fe2+). Công thức của FexOy

A. Fe3O4.                            B. FeO.                          C. Fe2O3.                       D. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 34: Hợp chất hữu cơ X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. X là

A. HCOOCH3.                          

B. CH3COOCH=CH2.

C. CH3COOCH=CH-CH3.  

D. HCOOCH=CH2.

Câu 35: Khi thủy phân hoàn toàn một este E đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Nếu cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 18,4 gam muối. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa. Công thức phân tử của este là

A. HCOOC6H4CH3.           B. CH3COOC6H5.         C. HCOOCH=CH2.      D. HCOOC6H5.

Câu 36: Điện phân dung dịch chứa x mol NaCl và y mol CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bị điện phân ở 2 điện cực thì ngừng. Thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí ở catot ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Quan hệ giữa x và y là

A. x = 6y.                           B. x = 1,5y.                    C. y = 1,5x.                    D. x = 3y.

Câu 37: Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào cốc chứa 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không màu, hóa nâu trong không khí và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm dung dịch H2SO4 2M, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hoà tan hết kim loại cần 33,33 ml. Khối lượng kim loại Fe trong hỗn hợp là

A. 8,4 gam.                         B. 5,6 gam.                    C. 1,4 gam.                    D. 2,8 gam.

Câu 38: X là este no, 2 chức; Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng 570 ml dung dịch NaOH 0,5M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa 3 muối có khối lượng m gam và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị m là

A. 28,14.                             B. 19,63.                        C. 27,09.                        D. 27,24.

Câu 39: Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z, T bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1; 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3  đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30.                                  B. 31.                             C. 28.                             D. 26.

Câu 40: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 15.                                  B. 25.                             C. 30.                             D. 20.

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN GIA TỰ - ĐỀ 02

Câu 1: Sản phẩm thủy phân của chất nào sau đây chắc chắn có thể tham gia phản ứng tráng gương?

A. HCOOCH3.                   B. C3H7COOC2H5.        C. C2H5COOCH3.         D. CH3COOC4H7.

Câu 2: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O

Tỉ lệ a : b là

A. 2 : 9.                               B. 1 : 2.                          C. 1 : 3.                          D. 2 : 3.

Câu 3: Kim loại  có thể vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3

A. Ni.                                  B. Mg.                            C.  Cu.                           D. Fe.

Câu 4: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng?

A. Na                                  B. Cu.                            C. Mg.                            D. Fe.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

Câu 6: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở trạng thái lỏng (nguyên chất hoặc dung dịch nước): X, Y, Z, T và Q

                                

X

Y

Z

T

Q

Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ

không có

kết tủa  

không có

kết tủa

không có

kết tủa

không có

kết tủa

¯Ag

Dung dịch NaOH

không xảy ra phản ứng

không xảy ra phản ứng

không xảy ra phản ứng

có xảy ra phản ứng

không xảy ra phản ứng

KMnO4/H2O

mất màu ở điều kiện thường

không xảy ra phản ứng

mất màu khi đun nóng

không mất màu ở điều kiện thường

mất màu ở điều kiện thường

Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là

A. Isopren, metyl acrylat, p-xilen, axit fomic, fructozơ.

B. Vinylaxetylen, fructozơ, o-xilen, metylacrylat, anđehit fomic.

C. 3- metylbut-1-in, hexametylenđiamin, m-xilen, phenol, metanal.

D. Pent-2-en, benzen, toluen, axit axetic, axetanđehit.

Câu 7: Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là

A. Natri hiđroxit.               

B. natri clorua.              

C. phenol phtalein.        

D. Quì tím.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không chính xác?

A. Thủy phân hoàn toàn polisaccarit sinh ra nhiều monosaccarit.

B. Tinh bột, saccarozơ và glucozơ lần lượt là poli, đi, và monosaccarit.

C. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai loại monosaccarit.

D. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được.

Câu 9: Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Cr2O3.                            B. Al2(SO4)3.                 C. Al(OH)3.                   D. Al2O3.

Câu 10: Chọn nhận xét sai:

A. Trong 4 kim loại: Fe, Ag, Au, Al. Độ dẫn điện của Al là kém nhất.

B. Trong quá trình ăn mòn điện hóa kim loại, luôn có dòng điện xuất hiện.

C. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.

D. Hỗn hợp rắn X gồm KNO3 và Cu (1:1) hòa tan trong dung dịch HCl dư.

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN GIA TỰ - ĐỀ 03

Câu 1: Khi vật bằng gang, thép (hợp kim của FeC) bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây đúng?

A. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá.

B. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.

C. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử.

D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.

Câu 2: Phương trình nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?

A. 2Al   +  Cr2O3 → Al2O3  + 2Cr.      

B. Al2O3  + 2KOH 2KAlO2  + H2O.

C. 3CO  +  Fe2O3  →  2Fe  +  3CO2.       

D. H2  + CuO  Cu + H2O.

Câu 3: Thí nghiệm nào sau đây tạo ra kết tủa sau khi kết thúc phản ứng?

A. Đun nóng nước có tính cứng vĩnh cửu.

B. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

C. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch AlCl3.

D. Cho Al vào dung dịch NaOH dư.

Câu 4: Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào dưới đây?

A. Ag.                                 B. Al.                             C. Fe.                             D. Zn.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau: Cho Fe vào dung dịch HCl; Đốt dây sắt trong khí clo; cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng; cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư; cho Fe vào dung dịch KHSO4. Số thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) là

A. 5.                                    B. 4.                               C. 2.                               D. 3.

Câu 6: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch natri aluminat đến dư thì

A. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa NaHCO3.

B. không có phản ứng xảy ra.

C. tạo kết tủa Al(OH)3, sau đó kết tủa bị hòa tan lại.

D. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa Na2CO3.

Câu 7: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với H2SO4 loãng ở nhiệt độ thường?

A. Ag.                                 B. Al.                             C. Zn.                             D. Fe.

Câu 8: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A.  Đá vôi (CaCO3).                   

B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).

C. Vôi sống (CaO).                      

D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).

Câu 9: Saccarozơ thuộc loại

A. đa chức.                         B. đisaccarit.                  C. monosaccarit.            D. polosaccarit.

Câu 10: Thực hiện một số thí nghiệm với 4 muối, thu được kết quả như sau:

 

X

Y

Z

T

Dung dịch Ba(OH)2

tạo kết tủa

tạo kết tủa

 không tạo kết tủa

tạo kết tủa

Dung dịch

CaCl2

tạo kết tủa

không tạo kết tủa

không tạo kết tủa

tạo kết tủa

Dung dịch

HCl dư

giải phóng khí

giải phóng khí

tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan hết

tạo kết tủa

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. AgNO3, NaHCO3, NaAlO2, Na2CO3.                 

B. Na2CO3, NaHCO3, NaAlO2, AgNO3.

C. NaHCO3, Na2CO3, NaAlO2, AgNO3.                 

D. Na2CO3, AgNO3, NaAlO2, NaHCO3.

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN GIA TỰ - ĐỀ 04

Câu 1: Công thức của triolein là

A. (CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COO)3C3H5.    

B. (CH3(CH2)7CH=CH(CH2)5COO)3C3H5.

C. (CH3(CH2)16COO)3C3H5.                

D. (CH3(CH2)14COO)3C3H5.

Câu 2: Cho dãy biến hóa sau:

\(R\xrightarrow{(1)}RC{{l}_{2}}\xrightarrow{(2)}R{{(OH)}_{2}}\xrightarrow{(3)}R{{(OH)}_{3}}\xrightarrow{(4)}NaR{{O}_{2}}\)

R có thể là kim loại nào sau đây?

A. Fe hoặc Cr.                    B. Cr.                             C. Al.                             D. Fe.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu.

B. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.

C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống thấm nước.

D. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.

Câu 4: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

A. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.       

B. Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu.

C. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2.     

D. Cu + H2SO4 CuSO4 + H2.

Câu 5: Đun nóng chất H2N–CH2–CONH–CH(CH3) –CONH–CH2–COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:

A. H2N–CH2–COOH; H2N–CH2–CH2–COOH.

B. \({{H}_{3}}{{N}^{+}}-C{{H}_{2}}-C\text{OO}HC{{l}^{-}};\,\,{{H}_{3}}{{N}^{+}}-C{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C\text{OO}HC{{l}^{-}}\)

C. \({{H}_{3}}{{N}^{+}}-C{{H}_{2}}-C\text{OO}HC{{l}^{-}};\,\,{{H}_{3}}{{N}^{+}}-CH(C{{H}_{3}})-C\text{OO}HC{{l}^{-}}\)

D. H2N–CH2–COOH; H2N–CH(CH3) –COOH.

Câu 6: Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol là: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2, (4) NH3. Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH giảm dần là

A. (3) > (4) > (1) > (2).                                             B. (3) > (4) > (2) > (1).

C.  (2) > (1) > (3) > (4).                                            D. (4) > (3) > (1) > (2).

Câu 7: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng dung dịch với dung môi nước:

 

X

Y

Z

T

Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ

Không có kết tủa

Ag↓

Không có kết tủa

Ag↓

Cu(OH)2, lắc nhẹ

Cu(OH)2 không tan

Dung dịch xanh lam

Dung dịch xanh lam

Dung dịch xanh lam

Nước brom

Mất màu nước brom và có kết tủa trắng xuất hiện

Mất màu nước brom

Không mất màu nước brom

Không mất màu nước brom

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Phenol, axit fomic, saccarozơ, glucozơ. 

B. Anilin, glucozơ, glixerol, frutozơ.

C. Anilin, glucozơ, etanol, axit acrylic.      

D. Phenol, glucozơ, glixerol, axit axetic.

Câu 8: Cho các gluxit (cacbohiđrat): saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là

A. 1.                                    B. 3.                               C. 2.                               D. 4.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?

A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.   

B. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.

C. MgCl2 + 2AgNO3  Mg(NO3)2 + 2AgCl.   

D. 2KMnO4 →  K2MnO4 + MnO2 + O2.

Câu 10: Trong hỗn hợp X gồm Fe2O3; ZnO; Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư thu được lượng kết tủa gồm

A. Fe(OH)2; Cu(OH)2; Zn(OH)2.          

B. Fe(OH)3; Zn(OH)2.

C. Fe(OH)2; Cu(OH)2.                    

D. Fe(OH)3.

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN GIA TỰ - ĐỀ 05

Câu 1: Cho các kim loại: Ag, Al, Cu, Ca, Fe, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là

A. 5.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 2: Các chất khí X, Y, Z, R, T lần lượt được tạo ra từ các quá trình phản ứng sau:

(1) Thuốc tím tác dụng với dung dịch axit clohiđric đặc.

(2) Sắt sunfua tác dụng với dung dịch axit clohiđric.

(3) Nhiệt phân kali clorat, xúc tác mangan đioxit.

(4) Nhiệt phân quặng đolomit.

(5) Đốt quặng pirit sắt.

Số chất khí tác dụng được với dung dịch KOH là

A. 4.                                    B. 3.                               C. 5.                               D. 2.

Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4.                                

B. MgSO4 và Fe2(SO4)3.

C. MgSO4 và FeSO4.              

D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.

Câu 4: Bột kim loại X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra. X có thể là kim loại nào?

A. Mg.                                B. Ag.                            C. Fe.                             D. Cu.

Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với Fe(NO3)2 là:

A. AgNO3, Br2, NH3, HCl.                                       B. KI, Br2, NH3, Zn.

C. AgNO3, NaOH, Cu, FeCl3.                                  D. NaOH, Mg, KCl, H2SO4.

Câu 6: Cho phản ứng của oxi với Na. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình.

B. Na cháy trong oxi khi nung nóng.

C. Đưa ngay mẫu Na rắn vào bình phản ứng.

D. Lớp nước để bảo vệ đáy bình thủy tinh.

Câu 7: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

 (X): 1s22s22p6   

(Y): 1s22s22p63s2               

(Z): 1s22s22p3       

 (T): 1s22s22p63s23p3

Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Z và T là phi kim.                                                 B. X là khí hiếm, Z là kim loại.

C.  Chỉ có T là phi kim.                                            D. Y và Z đều là kim loại.

Câu 8: Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+; Ca2+ và \(HC{{O}_{3}}^{-}\), thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm

A. MgO và CaO.               

B. MgCO3 và CaO.      

C. MgO và CaCO3.      

D. MgCO3 và CaCO3.

Câu 9: Glucozơ không có tính chất nào sau đây?

A. Tham gia phản ứng thủy phân.                            B. Tính chất của ancol đa chức.

C. Lên men tạo ancol etylic.                                     D. Tính chất của nhóm anđehit.

Câu 10: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, E, F

 

X

Y

Z

E

F

Dung dịch NaHCO3

Không sủi bọt khí

Không sủi bọt khí

Sủi bọt khí

Không sủi bọt khí

Không sủi bọt khí

Dung dịch AgNO3/NH3 đun nhẹ

Không có kết tủa

Ag\(\downarrow \)

Ag\(\downarrow \)

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Cu(OH)2 lắc nhẹ

Cu(OH)2 không tan

Dung dịch xanh lam

Dung dịch xanh lam

Dung dịch xanh lam

Cu(OH)2 không tan

Nước brom

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Không có kết tủa

có kết tủa

Các chất X, Y, Z, E, F lần lượt là

A. etyl axetic, fructozơ, axit formic, ancol etylic, phenol.

B. etyl format, glucozơ, axit formic, glixerol, anilin.

C. etyl axetat, glucozơ, axit fomic, glixerol, phenol.

D. etyl axetat, glucozơ, axit axetic, etylen glicol, anilin.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Gia Tự. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON