Nhằm mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 12 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Duy Thì với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.
Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 50 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết rằng:
X + NaOH → Y + CH4O
Y + HCl (dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là:
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
B. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
Câu 2: Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó?
A. Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+.
B. Cr(OH)2 vừa tan trong dung dịch KOH, vừa tan trong dung dịch HCl.
C. Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch KOH vào.
D. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Câu 3: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Fe, Al2O3, Mg. B. Mg, K, Na. C. Mg, Al2O3, Al. D. Zn, Al2O3, Al.
Câu 4: Cho một miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi ta thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau?
A. Na2SO4. B. CuSO4. C. ZnSO4. D. MgSO4.
Câu 5: Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là
A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C3H5COOH. D. HCOOH.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê,…. Xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ xenlulaza.
(b) Dung dịch của glyxin và anilin trong H2O đều không làm đổi màu quì tím.
(c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 7: Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau:
|
X |
Y |
Z |
T |
Nước brom |
không xuất hiện kết tủa |
xuất hiện kết tủa trắng |
không xuất hiện kết tủa |
không xuất hiện kết tủa |
Quỳ tím |
hóa xanh |
không đổi màu |
không đổi màu |
hóa đỏ |
Chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Glyxin, Anilin, Axit glutamic, Metylamin.
B. Anilin, Glyxin, Metylamin, Axit glutamic.
C. Metylamin, Anilin, Glyxin, Axit glutamic.
D. Axit glutamic, Metylamin, Anilin, Glyxin.
Câu 8: sánh tính chất của fructozơ, saccarozơ, glucozơ, xenlulozơ
(1) cả 4 chất đều dễ tan trong nước do có nhiều nhóm OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại fructozơ, glucozơ, saccarozơ đều có thể phản ứng tráng gương.
(3) Cả 4 chất đều có thể phản ứng với Na vì có nhiều nhóm OH.
(4) Khi đốt cháy cả 4 chất trên thì đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
So sánh sai là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra hai muối.
B. Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
C. Phèn chua có công thức hóa học là (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. Thành phần chính của quặng xiđerit là FeCO3.
Câu 10: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau :
(a) Fe3O4 và Cu (1:1)
(b) Na và Zn (2:1)
(c) Zn và Cu (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)
(e) FeCl2 và Cu (2:1)
(g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(1) Khí gây ra mưa axit là SO2 và NO2.
(2) Khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là CO2 và CH4.
(3) Senduxen, mocphin... là các chất gây nghiện.
(4) Đốt là than đá dễ sinh ra khí CO là chất khí rất độc.
(5) Metanol có thể dùng để uống như etanol.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 12: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. Cu(OH)2 → CuO + H2O.
B. 2KNO3 → 2KNO2 + O2.
C. NaHCO3 → NaOH + CO2.
D. CaCO3 → CaO + CO2.
Câu 13: Chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch FeCl2?
A. AgNO3. B. HCl. C. H2SO4 (loãng). D. CuCl2.
Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y → Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là
A. NaAlO2 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và Al2O3.
C. Al(OH)3 và NaAlO2. D. Al2O3 và Al(OH)3.
Câu 15: Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là không đúng?
A. NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.
B. Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống.
C. Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su.
D. Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện.
Câu 16: Các chất trong dãy nào sau đây đều có tính lưỡng tính?
A. ClH3N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3, H2N-CH2-CH2ONa.
B. H2N-CH2-COONa, ClH3N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOH.
C. CH3-COOCH3, H2N-CH2-COOCH3, ClNH3CH2-CH2NH3Cl.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COONH4, CH3-COONH3CH3.
Câu 17: Dung dịch NaOH loãng tác dụng được với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây?
A. NO, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch NH4Cl, dung dịch HCl.
B. Al2O3, CO2, dung dịch NaHCO3, dung dịch ZnCl2, NO2.
C. CO, H2S, Cl2, dung dịch AlCl3, C6H5OH.
D. Dung dịch NaAlO2, Zn, S, dung dịch NaHSO4.
Câu 18: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-(CH2)6-COOH.
B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-(CH2)6-COOH.
C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-(CH2)5-COOH.
D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-(CH2)5-COOH.
Câu 19: Cho dãy các kim loại: Be, Na, Fe, Ca. Số kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 20: Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm rối loạn chức năng sinh lí. Nhóm chất nào sau đây là ma túy (cấm dùng)?
A. Penixilin, ampixilin, erythromixin.
B. Thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain.
C. Thuốc phiện, penixilin, moocphin.
D. Seduxen, cần sa, ampixilin, cocain.
Câu 21: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CrO3. B. Al2O3. C. FeO. D. Na2O.
Câu 22: Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất nào?
A. tính dẻo. B. dẫn điện. C. dẫn nhiệt. D. tính khử.
Câu 23: Ancol etylic (d = 0,8 gam/ml) được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình 80%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men tinh bột vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 1M thì thu được 320 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch thu được thấy xuất hiện thêm kết tủa. Thể tích ancol etylic 46o thu được là
A. 0,75 lít. B. 0,40 lít. C. 0,60 lít. D. 0,48 lít.
Câu 24: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với
A. 97,5. B. 80,0. C. 85,0. D. 67,5.
Câu 25: Trộn lẫn 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M với 150 ml dung dịch NaOH 0,6M, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 6,24. B. 7,02. C. 3,9. D. 2,34.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 10 ml một este X cần 45 ml O2 thu được thể tích CO2 và hơi H2O có tỉ lệ tương ứng là 4 : 3. Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng P2O5 dư thấy thể tích giảm 30 ml. Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức của X là:
A. C4H6O2. B. C4H6O4. C. C4H8O2. D. C8H6O4.
Câu 27: Chia hỗn hợp X gồm glyxin và một số axit cacboxylic thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2O, N2 và 10,6 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 20,54 gam so với ban đầu. Phần hai tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi như N2 không bị nước hấp thụ. Thành phần phần trăm khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là
A. 24,00%. B. 22,97%. C. 25,73%. D. 25,30%.
Câu 28: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 thì thu được 19,7 gam kết tủa (TN1). Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH thì thu được 39,4 gam kết tủa (TN2). Biết lượng CO2 tan trong nước không đáng kể. Giá trị của V và a tương ứng là
A. 5,6 và 0,2. B. 6,72 và 0,1. C. 8,96 và 0,3. D. 6,72 và 0,2.
Câu 29: Thủy phân 60,6 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thì thu được m gam Gly-Gly-Gly; 13,2 gam Gly-Gly và 37,5 gam glyxin. Giá trị của m là
A. 18,9. B. 19,8. C. 9,9. D. 37,8.
Câu 30: Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng cho phản ứng xảy ra một thời gian, làm lạnh được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 2,352 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y được a gam muối khan. Xác định giá trị của a?
A. 18,325. B. 27,965. C. 16,605. D. 28,326.
Câu 31: Axit xitric (X) có công thức phân tử là C6H8O7 là một axit hữu cơ thuộc loại yếu. Nó thường có mặt trong nhiều loại trái cây thuộc họ cam quýt và rau quả nhưng trong trái chanh thì hàm lượng của nó nhiều nhất. Theo ước tính axit xitric chiếm khoảng 8% khối lượng khô của trái chanh.
Cho sơ đồ phản ứng sau: \(X\xrightarrow((1)){NaHC{{O}_{3}}}{{C}_{6}}{{H}_{5}}{{O}_{7}}N{{a}_{3}}\xrightarrow((2)){Na\,\,d\ddot{o}}{{C}_{6}}{{H}_{4}}{{O}_{7}}N{{a}_{4}}\)
Biết rằng X có cấu trúc đối xứng. Khi cho X tác dụng với CH3OH (H2SO4 đặc, to) thì thu được tối đa bao nhiêu chất chứa chức este?
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 32: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg và 0,2 mol Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO4 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 18,4 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,4.
Câu 33: Cho 19,45 gam hỗn hợp X gồm Na và Ba vào 75 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc), dung dịch A và m gam kết tủa. m có giá trị là
A. 35. B. 64,125. C. 52,425. D. 11,7.
Câu 34: Cho X là este của glixerol với axit cacboxylic đơn chức, mạch hở. Đun nóng 7,9 gam X với dung dịch NaOH tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,6 gam hỗn hợp muối. Tính số gam glixerol thu được?
A. 2,3 gam. B. 3,45 gam. C. 4,5 gam. D. 6,9 gam.
Câu 35: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85. B. 46. C. 68. D. 45.
Câu 36: Để oxi hóa hoàn toàn 0,02 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH thì lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,03 mol và 0,08 mol. B. 0,06 mol và 0,16 mol.
C. 0,03 mol và 0,16 mol. D. 0,06 mol và 0,08 mol.
Câu 37: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X là
A. 55,92%. B. 35,37%. C. 30,95%. D. 53,06%.
Câu 38: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng
A. 12. B. 6. C. 10. D. 8.
Câu 39: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch chứa hai chất tan NaNO3 và 1,08 mol HCl. Sau khi kết thức phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2, có tỉ khối so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là:
A. 23,96%. B. 27,96%. C. 31,95%. D. 19,97%.
Câu 40: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3, thu được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị sau:
Tổng giá trị (x + y) bằng
A. 136,2. B. 162,3. C. 132,6. D. 163,2.
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ - ĐỀ 02
Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch NaOH;
(b) Cho kim loại Na vào nước;
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2;
(d) Cho NH4Cl vào dung dịch NaOH;
(e) Cho bột Zn vào dung dịch HNO3;
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 2: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (chứa 2 muối) và chất rắn Y (chứa 2 kim loại). Hai muối trong X là:
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C. Mg(NO3)2và AgNO3.
D. AgNO3 và Fe(NO3)2.
Câu 3: Dãy kim loại nào sau đây khi cho mỗi kim loại vào dung dịch FeCl3 dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn không thu được chất rắn?
A. Ag; Al; K; Ca. B. Ba; K; Na; Ag. C. Na; Ca; Al; Mg. D. Cu; Fe; Zn; Al.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một số chất vô cơ và hữu cơ như C; P; S; C2H5OH bốc cháy khí gặp CrO3.
B. Trong môi trường axit, Zn có thể khử được Cr3+ thành Cr.
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu da cam.
D. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 làm dung dịch chuyển từ da cam sang vàng.
Câu 5: Số amin chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 6: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện.
B. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.
C. Cấu hình electron (Ne)3s23p1.
D. Trong hợp chất, số oxi hóa của Al là +3.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
B. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
C. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
D. Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
Câu 8: Trong công nghiệp, người ta thường dùng chất nào trong số các chất sau để thủy phân lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích?
A. Anđehit fomic. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. xenlulozơ.
Câu 9: Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axit tạo ra ion Fe3+, còn Fe3+ tác dụng với I- tạo ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất và ion Fe3+, I2 và MnO4- theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa:
A. I2< MnO4- < Fe3+.
B. Fe3+ < I2 < MnO4-.
C. MnO4- < Fe3+ < I2.
D. I2 < Fe3+ < MnO4-.
Câu 10: Thí nghiệm hóa học không sinh ra chất khí là
A. Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4.
B. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.
C. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.
D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ - ĐỀ 03
Câu 1: Công thức tổng quát của este sinh bởi axit đơn chức no, mạch hở và ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol benzylic là
A. CnH2n-8O2 \((n\ge 7).\)
B. CnH2n-4 O2.
C. CnH2n-8O2 \((n\ge 8).\)
D. CnH2n-6O2.
Câu 2: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các
A. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, AgNO3.
C. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)3, AgNO3.
Câu 3: Để nhận biết các dung dịch muối (đựng riêng biệt trong các ống nghiệm): Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NH4NO3, MgCl2 có thể dùng dung dịch
A. AgNO3. B. BaCl2. C. Ba(OH)2. D. NaOH.
Câu 4: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm: Al2O3, ZnO, Fe2O3, CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y gồm:
A. Al, Zn, Fe, Cu.
B. Al2O3, ZnO, Fe2O3, Cu.
C. Al2O3, ZnO, Fe, Cu.
D. Al2O3, Zn, Fe, Cu.
Câu 5: Cho các chất : đimetylamin (1), metylamin (2), amoniac (3), anilin (4), p-metylanilin (5), p-nitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6). B. (3), (2), (1), (4), (5), (6).
C. (6), (4), (5), (3), (2), (1). D. (6), (5), (4), (3), (2), (1).
Câu 6: Người ta hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là
A. nicotin. B. becberin. C. axit nicotinic. D. moocphin.
Câu 7: Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân saccarozơ với xúc tác axit thu được cùng một loại monosaccarit.
(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.
(4) Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.
(5) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
(6) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.
(7) Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số nhận xét đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 8: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5OH. D. CH3CHO.
Câu 9: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CrO3. B. CaO. C. MgO. D. Na2O.
Câu 10: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Dẫn khí CO dư qua bột MgO nung nóng;
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư;
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4;
(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2;
(g) Đốt Ag2S trong không khí.
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ - ĐỀ 04
Câu 1: Tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột mà vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu, dung dịch cần dùng là
A. Dung dịch FeCl3.
B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Dung dịch AgNO3 dư.
D. Dung dịch HNO3 đặc nguội.
Câu 2: Tiến hành đun nóng các phản ứng sau đây:
(1) CH3COOC2H5 + NaOH →
(2) HCOOCH=CH2 + NaOH →
(3) C6H5COOCH3 + NaOH →
(4) HCOOC6H5 + NaOH →
(5) CH3OCOCH=CH2 +NaOH →
(6) C6H5COOCH=CH2 + NaOH →
Trong số các phản ứng đó, có bao nhiêu phản ứng mà sản phẩm thu được chứa ancol?
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hai gluxit X và Y đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O. Hai gluxit đó là
A. Xenlulozơ và glucozơ.
B. Tinh bột và glucozơ.
C. Saccarozơ và fructozơ
D. Tinh bột và saccarozơ.
Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3;
(2) Trộn lẫn dung dịch AgNO3 với dung dịch Fe(NO3)2;
(3) Nung đỏ dây thép rồi cho vào bình chứa khí Cl2;
(4) Trộn lẫn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl;
(5) Cho Fe3O4 và dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm sinh ra muối sắt(II) là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 5: Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí
A. Fe(NO3)2. B. NaNO3. B. AgNO3. B. Fe(NO3)3.
Câu 6: Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl?
A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Cả Cr và Al.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
B. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.
C. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
D. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
Câu 8: Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 9: Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch: HCl; HF; Na3PO4; Fe(NO3)2; FeCl2. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, số trường hợp có tạo kết tủa là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 10: Phương trình điện phân nào sau đây viết sai?
A. \(2AlC{{l}_{3}}\xrightarrow(criolit){\tilde{n}pdd}2Al+3C{{l}_{2}}\uparrow .\)
B. \(2NaCl+2{{H}_{2}}O\xrightarrow(co\grave{u}\,\,mang\,\,nga\hat{e}n){\tilde{n}pdd}2NaOH+C{{l}_{2}}\uparrow +{{H}_{2}}\uparrow .\)
C. \(2CuS{{O}_{4}}+2{{H}_{2}}O\xrightarrow({}){\tilde{n}pdd}2Cu\downarrow +{{O}_{2}}\uparrow +2{{H}_{2}}S{{O}_{4}}.\)
D. \(2HCl\xrightarrow({}){\tilde{n}pdd}{{H}_{2}}+C{{l}_{2}}.\)
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ - ĐỀ 05
Câu 1: Cho các chất sau: Al; Fe; Fe3O4; Fe2O3; Cr; Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl thì số chất chỉ cho sản phẩm muối clorua có dạng MCl3 là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(a) Nhiệt phân AgNO3.
(b) Nung FeS2 trong không khí.
(c) Nhiệt phân KNO3.
(d) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH (dư).
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(h) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là :
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(1) K2CrO4 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.
(2) Kim loại Al và Cr đều tan trong dung dịch kiềm đặc.
(3) Kim loại Cr có độ cứng cao nhất trong tất cả các kim loại
(4) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
(5) Ở trạng thái cơ bản, kim loại crom có 6 electron độc thân.
(6) CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,…
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
(d) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 5: Số đipeptit được tạo nên từ glyxin và axit glutamic (HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH) là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 6: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là
A. FeO, MgO, CuO.
B. PbO, K2O, SnO.
C. FeO, CuO, Cr2O3.
D. Fe3O4, SnO, BaO.
Câu 7: Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là
A. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp electron chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.
B. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.
C. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
D. Do amin tan nhiều trong H2O.
Câu 8: Glucozơ và fructozơ đều
A. có nhóm –CH=O trong phân tử.
B. có phản ứng tráng bạc.
C. thuộc loại đisaccarit.
D. có công thức phân tử C6H10O5.
Câu 9: Dùng lượng dư dung dịch chứa chất nào sau đây khi tác dụng với Fe thì thu được muối sắt(III)?
A. CuSO4.
B. FeCl3. C. AgNO3.
D. HCl.
Câu 10: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Duy Thì. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập
Thi Online:
Chúc các em học tốt!