YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Bính

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Bính với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BÍNH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2

A. 2,2,4-trimetylpentan    

B. 2,2,4,4-tetrametylbutan

C. 2,4,4,4-tetrametylbutan

D. 2,4,4-trimetylpentan.

Câu 2: Công thức tổng quát dãy đồng đẵng của benzen là

A. CnH2n+2 (n≥1).           

B. CnH 2n­-6(n≥4).     

C. CnH2n(n≥6).      

D. CnH 2n­-6(n≥6).

Câu 3: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na, NaCl, CuO.            

B. Na, CuO, HCl.   

C. NaOH, Na, CaCO3.      

D. NaOH, Cu, NaCl.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

Câu 5. Hợp chất CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOCH3 có tên gọi là

A.Metyl oleat.      

B. Metyl panmitat.      

C. Metyl stearat.      

D. Metyl acrylat.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. 

B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 7: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Mantozơ.         

B. Fructozơ.   

C. Saccarozơ.

D. Glucozơ. 

Câu 8: Phát biểu SAI là

A. đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

B. anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.

C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

D. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

Câu 9: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của

A. etylen glicol và hexametylenđiamin. 

B. axit ađipic và glixerol

C. axit ađipic và etylen glicol.               

D. axit ađipic và hexametylenđiamin.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được.

Câu 12: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                       

B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.       

D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.

B. Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh.

C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.

D. Nhôm là kim loại có tính khử yếu hơn crom.

Câu 14: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

A. FeCO3.      

B. Fe2O3.        

C. Fe3O4.        

D. FeS2.

Câu 15: Để phân biệt hai khí CO2 và SO2 có thể chỉ cần dùng

A.Dung dịch HCl.                  

B. nước brom.      

C. dung dịch nước vôi.          

D.dung dịch H2SO4

Câu 16: Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những Nguồn năng lượng sạch là

A. (1), (2), (4).           

B. (1), (2), (3).           

C. (1), (3), (4).           

D. (2), (3), (4).

Câu 17: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH(dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3(dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là          

A. 4.

B. 1.

C. 3.        

D. 2.

Câu 18: Tên gọi của anken (sản phẩm chính) thu được khi đun nóng ancol có công thức (CH3)2CHCH(OH)CH3 với dung dịch H2SO4 đặc ở tOc≥ 170Oc 

A. 3-metylbut-2-en.   

B. 2-metylbut-1-en.

C. 2-metylbut-2-en.   

D. 3-metylbut-1-en.

Câu 19: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X không phản ứng với Na, thoả mãn sơ đồ chuyển hoá sau: \(X\xrightarrow{+{{H}_{2}},Ni,{{t}^{o}}}Y\xrightarrow{+C{{H}_{3}}COOH,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}\)Este có mùi chuối chín

Tên của X là

A. 2,2-đimetylpropanal.      

B. 2-metylbutanal.     

C. pentanal.   

D. 3-metylbutanal.

Câu 20: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 5.          

B. 6.           

C. 4.           

D. 3.

Câu 21: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là

A. H2N-CH2-COOH,  H2N-CH2-CH2-COOH.

B. H3N+-CH2-COOHCl\(^{-}\),  H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.

C. \(\overset{-}{\mathop{Cl}}\,{{H}_{3}}\overset{+}{\mathop{N}}\,-C{{H}_{2}}-COOH;\overset{-}{\mathop{Cl}}\,{{H}_{3}}\overset{+}{\mathop{N}}\,-CH(C{{H}_{3}})-COOH.\)                               

D. H3N-CH2-COOH,  H2N-CH(CH3)-COOH.

Câu 22: Cho các chất: vinyl clorua (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là

A. (1), (2) và (3).   

B. (1), (2) và (5).    

C. (1), (3) và (5).   

D. (3), (4) và (5).

Câu 23: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì

A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion $C{{l}^{-}}$.

B. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion $C{{l}^{-}}$.

C. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion $C{{l}^{-}}$.

D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion $C{{l}^{-}}$.

Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al vào dung dịch HCl.            

(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.

(c) Cho Na vào H2O.                         

(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 1.               

B. 2.               

C. 4.               

D. 3.

Câu 25: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là

A. HCl, NaOH, Na2CO3.                   

B. Ca(OH)2, Na3PO4, Na2CO3.

C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.   

D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y→ Al.

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?  

A. NaAlO2 và Al(OH)3.              

B. Al(OH)3 và NaAlO2.

C. Al2O3 và Al(OH)3.            

D. Al(OH)3 và Al2O3.

Câu 27: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:

(a) Fe3O4 và Cu (1:1);                  

(b) Zn và Cu (1:1);

(c) FeCl2 và Cu (2:1);                  

(d) FeCl3 và Cu (2:1).

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 1.           

B. 2.            

C. 4.            

D. 3.

Câu 28: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X  lần lượt là    

A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)3 .  

B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 .

C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3.    

D. Cu(NO3)2; AgNO3.

Câu 29: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là  

A. 14,9 gam.             

B. 11,9 gam.                   

C. 86,2 gam.            

D. 119 gam.

Câu 30: Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HO-C6H4-COOCH3

B. CH3-C6H3(OH)2.

C. HO-CH2C6H4-OH. 

D. HO-C6H4-COOH.

Câu 31: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí. Giá trị của m là

A. 40,60.        

B. 22,60.          

C. 34,30.        

D. 34,51.

Câu 32: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng 1 aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0.1mol Y thu được sản phẩm gồm CO2 ,H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47.8gam. Số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0.3mol X là

A:2.8mol.       

B:2.025mol.       

C:3.375mol.      

D:1.875mol

Câu 33: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): 

(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O                   

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O                

(d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O

Phân tử khối của X5 là   

A. 174.             

B. 216.            

C. 202.            

D. 198.

Câu 34: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là

A. 5,60.          

B. 11,20.          

C. 22,40.        

D. 4,48.

Câu 35: Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là  

A. 3 : 4.             

B. 3 : 2.          

C. 4 : 3.        

D. 7 : 4.

Câu 36: Nhúng một thanh kim loại M hóa trị II nặng m gam vào dung dịch Fe(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại giảm 6 % so với ban đầu. Nếu nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch AgNO3 thì khối lượng thanh kim loại tăng 25 % so với ban đầu. Biết độ giảm số mol của Fe(NO3)2 gấp đôi độ giảm số mol của AgNO3 và kim loại kết tủa bám hết lên thanh kim loại M. Kim loại M là   

A. Pb.  

B. Ni.   

C. Cd.

D. Zn.

Câu 37: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là?

A. 3,94 gam              

B. 7,88 gam.               

C. 11,28 gam              

D. 9,85 gam

Câu 38.Hỗn hợp H gồm X, Y (MX< MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam H với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch D và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch D thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong H là

A.54,66%.    

B. 45,55%.     

C. 36,44%.     

D. 30,37%.

Câu 39: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m+11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là

A. 55,24%.      

B. 54,54%.      

C. 45,98%.      

D. 64,59%.

Câu 40: Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N5+ đều là NO. Giá trị của m là

A. 12,8.          

B. 6,4.

C. 9,6.           

D. 3,2.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

01. A; 02. B; 03. D; 04. C; 05. B; 06. B; 07. A; 08. A; 09. B; 10. C

11. C; 12. C; 13. A; 14. C; 15. D; 16. B; 17. C; 18. C; 19. B; 20. C

21. D; 22. B; 23. B; 24. D; 25. C; 26. C; 27. A; 28. D 29. C; 30. C

31. B; 32. C; 33. A; 34. A; 35. B; 36. A; 37. C; 38. B; 39. A; 40. C.

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT NGUYỄN BÍNH- ĐỀ 02

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quỳ tím?

A. Axit axetic.                  B. Lysin.                          C. Metylamin.                 D. Alanin.

Câu 2: Chất nào sau đây không có liên kết ba trong phân tử?

A. Axetilen.                      B. Propin.                        C. Vinyl axetylen.           D. Etilen.

Câu 3: Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh

A. tinh bột.                       B. fructozơ.                     C. saccarozơ.                   D. glucozơ.

Câu 4: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố

A. cacbon.                        B. photpho.                     C. kali.                             D. nitơ.

Câu 5: Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng Fe trong X.

A. 62,38%.                       B. 46,15%.                      C. 53,85%.                      D. 57,62%.

Câu 6: Phân tử polime nào sau đây chứa nguyên tố C, H và O?

A. Poli(vinyl clorua).                                                B. Poliacrilonitrin.

C. Poli(metyl metacrylat).                                        D. Polietilen.

Câu 7: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl acrylat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm

A. 1 muối và 2 ancol.      

B. 2 muối và 2 ancol.     

C. 1 muối và 1 ancol.     

D. 2 muối và 1 ancol.

Câu 8: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua được ?

A. Au.                               B. Ag.                              C. Cu.                              D. Al.

Câu 9: Cho chất béo có công thức thu gọn sau: (CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COO)3C3H5. Tên gọi đúng của chất béo đó là:

A. Tristearin.                     B. Tripanmitin.                C. Trilinolein.                  D. Triolein.

Câu 10: Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất khí X. Chất X là

A. CO2.                            B. NO2.                           C. SO2.                            D. CO.

Câu 11: Dung dịch NaHCO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?

A. HCl.                             B. BaCl2.                         C. KOH.                         D. Ca(OH)2.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1D

2D

3A

4B

5C

6C

7B

8A

9D

10A

11B

12B

13B

14C

15A

16A

17C

18A

19B

20A

21D

22A

23C

24C

25A

26C

27B

28D

29B

30D

31B

32C

33D

34B

35C

36C

37D

38B

39C

40A

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT NGUYỄN BÍNH- ĐỀ 03

Câu 1: Tên thay thế của an kan  2,2,4-trimetylpentan ứng với công thức cấu tạo là

A. (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2.                                   

B. (CH3)2CH-CH2-CH(CH3)2.

C. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3.  

D. (CH3)3C-CH2- CH2-CH3.

Câu 2: Công thức phân tử của STIREN là

A. C8H8.           

B. C6H6.               

C.C8H10.                

D.C8H16.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai?

A. Axetanđehit phản ứng được với nước brom.

B. dung dịch axetanđehit, không làm mất màu dung dịch kali pemanganat.

C. Axeton không phản ứng được với nước brom.

D. Anđehit fomic tác dụng với H2O tạo thành sản phẩm không bền.

Câu 4: Hợp chất X  có công thức cấu tạo: CH3OCOCH2CH3. Tên goại của x là

A. Etyl axetat.         

B. metyl propionat.         

C. Metyl axetat .        

D. propyl axetat.      

Câu 5: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A.C6H5-COO-CH3.              

B.CH3-COO-CH2-C6H5.

C.CH3-COO-C6H5.              

D.C6H5-CH2-COO-CH3.

Câu 6: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là  

A. saccarozơ .     

B. mantozơ.          

C. xenlulozơ.        

D. glucozơ .

Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?

A. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.

B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.

C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.

D. Thực hiện phản ứng tráng bạc.

Câu 8: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A. glyxin.              

B. metylamin.                            

C. axit axetic.                 

D. alanin.

Câu 9: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. Trùng hợp metyl metacrylat.

B. Trùng hợp vinyl xianua.

C. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.

D. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

01.A; 02. B; 03. A; 04. A; 05. C; 06. A; 07. D; 08. C; 09. A; 10. C

11. B; 12. B; 13. C; 14. C; 15. A; 16. B; 17. B; 18. D; 19. B; 20. C

21. D; 22. B; 23. A; 24. B; 25. C; 26. C; 27. D; 28. D; 29. C; 30. D

31. C; 32. A; 33. B; 34. C; 35. B; 36. A; 37. B; 38. C; 39. A; 40. C.

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT NGUYỄN BÍNH- ĐỀ 04

Câu 1:  Các tập hợp ion nào sau đây có thể cùng tồn đồng thời trong cùng một dung dịch:        

A.  Na+ , Ca2+ , Fe2+, NO3- , Cl- .                                    

B.  Na+, Cu2+, Cl-, OH-, NO3- .               

C.  Na+, Al3+, CO32-, HCO3-, OH-.                              

 D. Mg2+, OH-, Zn2+, NO3-.

Câu 2: Cho các phát biểu về phản ứng este hoá: (1) hoàn toàn, (2) thuận nghịch, (3) toả nhiệt mạnh, (4) nhanh, (5) chậm. Phát biểu đúng ?

A. (1), (4).                            

B. (2), (5).                       

C. (1), (3), (4).                 

D. (1), (3).

Câu 3. Vinyl axetat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo:                                                             

A. CH2=CHCOOCH3.           

B. C2H5COOCH=CH2.

C. HCOOC2H5.      

D. CH3COOCH=CH2.

Câu 4:  Chất không tham gia phản ứng thủy phân là 

A. saccarozơ.             

B. xenlulozơ.              

C. fructozơ.                

D. tinh bột.

Câu 5: Glucozơ không có phản ứng với chất nào sau đây ? 

A. (CH3CO)2O.                     

B. H2O.                                  

C. Cu(OH)2.              

D. Dd AgNO3 trong NH3.

Câu 6: Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit ?

A. HOOC CH(NH2)CH2COOH.           

B. CH3CONH2.

C. CH3CH(NH2)COOH.            

D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH.

Câu 7:  Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây:

A.  Metyl metacrylat .                

B . Stiren.                 

C . Vinyl clorua.                  

D . Propilen.

Câu 8: Cho các kim loại sau: Al, Ag, Cu, Zn, Ni. Số kim loại đẩy được Fe ra khỏi muối Fe(III) là

A. 2

B. 3     

C. 4    

D. 5

Câu 9: Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca ?

A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.          

B. Điện phân CaCl2 nóng chảy .

C. Dùng  Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2 .                      

D. Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao.

Câu 10: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?

A. Ag+.                                   

B. Cu+ .                      

C. Na+ .                                  

D. K+ .

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

01. B; 02. C; 03. D; 04. C; 05. A; 06. C; 07. C; 08. A; 09. C; 10. B

11. D; 12. C; 13. B; 14. A; 15. B; 16. C; 17. C; 18. B; 19. D; 20. B

21. C; 22. A; 23. D; 24. D; 25. D; 26. B; 27. A; 28. C 29. A; 30. A

31. B; 32. C; 33. C; 34. B; 35. B; 36. C; 37. C; 38. A; 39. A; 40. D.

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT NGUYỄN BÍNH- ĐỀ 05

Câu 1: Vì sao dung dịch của các axit, bazơ và muối dẫn điện?

A. Do axit, bazơ và muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.

B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.

C. Do có sự di chuyển của các eletron tạo thành dòng electron.

D. Do phân tử của chúng dẫn được điện.

Câu 2:Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.                                  

B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.                  

D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.

Câu 3: Hiện tượng gì xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch thuốc tím ?

A.Dung dịch KMnO4 bị mất màu.                 

B.Có kết tủa trắng.     

C.Có sủi bọt khí.                                            

D.Không có hiện tượng gì.

Câu 4. CTTQ củaeste no, đơn chức là      

A. CnH2nO2.   

B. CnH2n–1O2.   

C. CnH2n+1COOH. 

D. CnH2nCOOH.

Câu 5. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có CTCT :

A. HCOOC3H7.                 

B. C3H7COOCH3.                  

C. C2H5COOCH3.

D. C2H5COOH.

Câu 6: Cho biết chất nào sau  đây thuộc monosacarit?         

A. Glucozơ.  

B.  Saccarozơ.          

C. tinh bột.                 

D. Xenlulozơ.

Câu 7: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hòa tan Cu(OH)2.              

B. trùng ngưng.                      

C. tráng gương.                      

D. thủy phân.

Câu 8: Amin nào dưới đây là amin bậc 2?

A. (CH3)2N-CH2-CH3.  

B. CH3-CH(NH2)-CH3.    

C. CH3-NH-CH3.         

D. CH3­-CH2NH2.

Câu  9: Polivinyl clorua có công thức là

A. (-CH2-CHCl-)n.     

B. (-CH2-CH2-)n.       

C. (-CH2-CHBr-)n.     

D. (-CH2-CHF-)n.

Câu 10: Những kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là

A. Al, Fe, Ca, Cu, Ag .     

B. Mg, Zn, Pb, Ni, Hg .    

C. Fe, Cu, Ag, Au, Sn.          

D. Na, K, Ca, Al, Li.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

01. D; 02. A; 03. C; 04. C; 05. B; 06. C; 07. A; 08. D; 09. B; 10. C

11. C; 12. B; 13. A; 14. D; 15. A; 16. A; 17. C; 18. D; 19. C; 20. B

21. D; 22. D; 23. A; 24. D; 25. D; 26. B; 27. B; 28. D; 29. A; 30. A

31. D; 32. C; 33. B; 34. A; 35. D; 36. D; 37. A; 38. C; 39. A; 40. C.

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Bính. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON