YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hải Lăng

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT QG sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 Trường THPT Hải Lăng được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề.

Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. X là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn, tạo được loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh khi nhào bột với nước; thường dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương. Công thức hóa học của X

  A. CaSO4.                          B. CaSO4.2H2O.               C. CaSO4.H2O.                D. CaO.

Câu 2. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn hóa học?

  A. Cu.                                 B. Zn.                                C. Fe.                                D. Cr.

Câu 3. Thuốc nổ đen chứa cacbon, lưu huỳnh và kali nitrat. Công thức hóa học của kali nitrat là

  A. KNO2.                           B. KNO3.                          C. KCl.                             D. KHCO3.

Câu 4. Axit béo X có 3 liên kết \(\pi \) trong phân tử, X là?

  A. Axit stearic.                   B. Axit oleic.                     C. Axit panmitic.              D. Axit linoleic.

Câu 5. Chất nào sau đây là chất điện ly mạnh?

  A. CH3COOH.                   B. Mg(OH)2.                     C. BaSO4.                         D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 6. Cho các dung dịch sau: C6H5NH2 (anilin), \(N{{H}_{2}}\text{-}C{{H}_{2}}\text{-}COOH\), \(HOOC\text{-}{{(C{{H}_{2}})}_{2}}\text{-}CH(N{{H}_{2}})\text{-}COOH\), C2H5NH2, \(N{{H}_{2}}\text{-}{{(C{{H}_{2}})}_{4}}\text{-}CH(N{{H}_{2}})\text{-}COOH\). Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

  A. 4.                                    B. 5.                                  C. 2.                                  D. 3.

Câu 7. Cho dung dịch NaHSO4 dư vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X

  A. NaOH.                           B. BaCl2.                           C. NaHCO3.                     D. NaAlO2.

Câu 8. Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?

  A. KHSO4.                         B. Ba(OH)2.                      C. NaOH.                         D. NH3.

Câu 9. Cao su Buna - N có tính chống dầu khá cao, được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien với

  A. N2.                               

  B. \({{C}_{6}}{{H}_{5}}\text{-}CH=C{{H}_{2}}\).        

  C. \(C{{H}_{2}}=CH\text{-}CN\).                                

  D. \(C{{H}_{2}}=CH\text{-}COO\text{-C}{{\text{H}}_{3}}\)

Câu 10. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit tương ứng?

  A. Na.                                 B. Al.                                C. Cr.                                D. Fe.

Câu 11. Cho các chất: xenlulozơ, amilozơ, saccarozơ, amilopectin. Số chất chỉ được tạo nên từ các mắt xích \(\alpha \)-glucozơ là

  A. 2.                                    B. 1.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 12. Trong số hợp chất của crom, chất nào sau đây là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước (ở điều kiện thường)?

  A. CrO3.                             B. Cr(OH)3.                      C. Cr2O3.                          D. Na2CrO4.

Câu 13. Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

  A. 4,48.                               B. 5,60.                             C. 10,08.                           D. 1,12.

Câu 14. Cho V ml dung dịch HCl 1M vào 300ml dung dịch NaAlO2 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,85 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

  A. 375.                                B. 225.                              C. 250.                              D. 300.

Câu 15. Cho các chất sau: anilin, phenylamoni clorua, alanin, lysin, metyl butirat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng (ở điều kiện thích hợp) là

  A. 4.                                    B. 3.                                  C. 5.                                  D. 2.

Câu 16. Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  A. 21,60.                             B. 2,16.                             C. 4,32.                             D. 43,20.

Câu 17. Cho 0,1 mol \({{H}_{2}}N\text{-}C{{H}_{2}}\text{-}COOH\) tác dụng với 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch m gam muối. Giá trị của m là

  A. 23,50.                             B. 34,35.                           C. 20,05.                           D. 27,25.

Câu 18. Cho các phát biểu sau:

(1) Thành phần chính của tinh bột là amilozơ.

(2) Các gốc \(\alpha \)-glucozơ trong mạch Amilopectin liên kết với nhau bởi liên kết 1,4-glicozit và 1,6-glicozit.

(3) Tinh bột và xenlulozơ đều là polime có cấu trúc không phân nhánh.

(4). Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong dung dịch H2SO4 khi đun nóng và tan trong nước svayde.

(5) Xenlulozơ được dùng để điều chế thuốc súng không khói, sản xuất tơ visco và tơ axetat.

(6) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào nhúm bông sẽ thấy nhúm bông chuyển thành màu xanh.

(7) Các hợp chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều chứa nhóm -OH trong phân tử.

Số phát biểu không đúng là

  A. 3.                                    B. 5.                                  C. 6.                                  D. 4.

Câu 19. Dãy các ion nào sau đây đồng thời tồn tại trong một dung dịch?

  A. Ba2+, Cl-, \(CO_{3}^{2\text{-}}\), \(NH_{4}^{+}\).   

  B. K+, OH-, Cl-, \(HCO_{3}^{\text{-}}\).

  C. Na+, Ba2+, \(NO_{3}^{\text{-}}\), \(HCO_{3}^{\text{-}}\).   

  D. Fe2+, Cl-, \(NO_{3}^{\text{-}}\), H+.

Câu 20. Cho vào một ống nghiệm khoảng 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào 1 ml dung dịch H2SO4 20% và đun nhẹ (hoặc đun cách thủy). Sau một thời gian, kết quả thu đựơc là

  A. xuất hiện kết tủa trắng và có khí thoát ra.

  B. chất lỏng trong ống nghiệm tạo hỗn hợp đồng nhất.

  C. chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

  D. chất lỏng trong ống nghiệm tách thành ba lớp.

Câu 21. Cho các phương pháp sau:

(a) Gắn kim loại kẽm vào kim loại sắt.   

(b) Gắn kim loại đồng vào kim loại sắt.

(c) Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.       

(d) Tráng thiếc lên bề mặt sắt.

Số phương pháp điện hóa được sử dụng để bảo vệ kim loại sắt không bị ăn mòn là

  A. 3.                                    B. 2.                                  C. 1.                                  D. 4.

Câu 22. Cho các chất rắn sau: CrO3, Cr, Cr2O3, Cr(OH)3, K2Cr2O7, K2CrO4. Số chất tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH loãng, dư là

  A. 4.                                    B. 3.                                  C. 6.                                  D. 5.

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam triglixerit X (mạch hở) cần dùng 1,55 mol O2 thu được 1,10 mol CO2 và 1,02 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được m2 gam muối. Giá trị của m2

  A. 30,78.                             B. 24,66.                           C. 28,02.                           D. 27,42.

Câu 24. Cho các loại tơ sau: tơ enang, tơ visco, tơ axetat, tơ nilon-6, tơ olon, tơ lapsan, tơ tằm, tơ nilon-6,6. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ tổng hợp là

  A. 7.                                    B. 4.                                  C. 6.                                  D. 5.

Câu 25. Hấp thụ hoàn toàn 0,5 mol CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2 và 0,3 mol NaOH, thu được m gam kết tủa và dung dịch X chứa các muối. Cho từ từ dung dịch chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M vào dung dịch X thấy thoát ra 3,36 lít CO2 (đktc) đồng thời thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, thu được 29,02 gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 59,10.                             B. 49,25.                           C. 43,34.                           D. 39,40.

Câu 26. Este X hai chức, phân tử có chứa vòng benzen. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng (phản ứng vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 3,2 gam metanol và 25 gam hỗn hợp Y gồm hai muối khan. Số công thức cấu tạo của X

  A. 3.                                    B. 5.                                  C. 2.                                  D. 4.

Câu 27. Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol)

\((1)\,\,\,X+2NaOH\to {{X}_{1}}+{{X}_{2}}+{{H}_{2}}O\)

\((2)\,\,\,{{X}_{1}}+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to {{X}_{3}}+N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}\)

\((3)\,\,\,n{{X}_{2}}+nY\to t\hat{o}\,\,lapsan\,\,+2n{{H}_{2}}O\)

\((4)\,\,\,n{{X}_{3}}+nZ\to t\hat{o}\,\,nilon\text{-}6,6+2n{{H}_{2}}O\)

Công thức phân tử của X

  A. C10H18O4.                      B. C10H16O5.                     C. C8H14O5.                      D. C8H14O4.

Câu 28. Cho các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch chứa Ba(OH)2.

(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa phèn chua.

(3) Sục khí NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3.

(4) Cho từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch chứa NaAlO2.

(5) Sục khí HCl dư vào dung dịch chứa AgNO3.

(6) Cho từ từ đến dư dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch KOH và khuấy đều.

Số thí nghiệm có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan hết là

  A. 2.                                    B. 4.                                  C. 3.                                  D. 5.

Câu 29. Cho phát biểu sau:

(1) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước…có công thức là KAl(SO4)2.24H2O.

(2) Dùng Ca(OH)2 với lượng dư để làm mất tính cứng tạm thời của nước.

(3) Khi nghiền clanhke, người ta trộn thêm 5-10% thạch cao để điều chỉnh tốc độ đông cứng của xi măng.

(4) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,…).

(5) Xesi được dùng làm tế bào quang điện.

Số phát biểu đúng là

  A. 5.                                    B. 2.                                  C. 4.                                  D. 3.

Câu 30. Hỗn hợp X gồm axetilen và etan có tỉ lệ mol tương ứng \(1:2\) qua ống đựng xúc tác thích hợp, nung nóng ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với hidro là \(\frac{129}{13}\). Nếu cho 0,65 mol Y qua dung dịch brom dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là

  A. 0,35.                               B. 0,50.                             C. 0,65.                             D. 0,40.

Câu 31. Cho a gam hỗn hợp X gồm BaO và Al2O3 vào nước, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch H2SO4 vào Y, khối lượng kết tủa (m, gam) theo số mol H2SO4 được biểu diễn theo đồ thị sau. Giá trị của a là

  A. 40,8.                               B. 56,1.

  C. 66,3.                               D. 51,0.

Câu 32. Cho các phát biểu sau:

(1) Tơ nilon-6,6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

(2) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin, trimetylamin là các chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.

(3) Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm cho \(\alpha \)-glucozơ.

(4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit trong phân tử.

(5) Metyl metacrylat, glycozơ, triolein đều tham gia phản ứng với nước brom.

Số phát biểu đúng là

  A. 4.                                    B. 1.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 33. Điện phân dung dịch chứa 14,28 gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 4A (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X (có \(pH<7\)) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí thoát ra ở cả hai điện cực, có tỉ khối so với He là 6,2. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là

  A. 5790.                              B. 6755.                            C. 7720.                            D. 8685.

Câu 34. Đun nóng 29,84 gam hỗn hợp E chứa X (C4H14O3N2) và Y (C5H14O4N2) với 500ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm 2 amin là đồng đẳng kế tiếp nhau có tỉ khối so với hiđro là 17,6 và hỗn hợp rắn T. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong T

  A. 48,21%.                         B. 39,26%.                        C. 41,46%.                        D. 44,54%.

Câu 35. Hòa tan hoàn toàn 21,24 gam hỗn hợp gồm muối hiđrocacbonat (X) và muối cacbonat (Y) vào nước thu được 200 ml dung dịch Z. Cho từ từ 200 ml dung dịch KHSO4 0,3M và HCl 0,45M vào 200 ml dung dịch X, thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch T. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào T, thu được 49,44 gam kết tủa. Biết X là muối của kim loại kiềm. Nhận định nào sau đây là sai?

  A. (X) là muối natri hiđrocacbonat chiếm 59,32% về khối lượng hỗn hợp.

  B. (X) và (Y) đều có tính lưỡng tính.

  C. (Y) là muối kali cacbonat chiếm 57,63% về khối lượng hỗn hợp.

  D. (X) và (Y) đều bị phân hủy bởi nhiệt.

Câu 36. Bộ dụng cụ kết tinh (được mô tả như hình vẽ dưới) dùng để

  A. tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.

  B. tách hai chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau.

  C. tách hai chất rắn có độ tan khác nhau.

  D. tách chất lỏng và chất rắn.

Câu 37. Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; Al2(SO4)3 1M; AlCl3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:

TN1: Trộn V ml (1) với V ml (2) và 3V ml dung dịch NaOH 1M thu được a mol kết tủa.

TN2: Trộn V ml (1) với V ml (3) và 3V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 5a mol kết tủa.

TN3: Trộn V ml (2) với V ml (3) và 4V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được b mol kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. So sánh nào sau đây đúng?

  A. \(b=6a\).                         B. \(b=a\).                          C. \(b=3a\).                        D. \(b=4a\).

Câu 38. X, Y, Z là este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và \({{M}_{X}}<{{M}_{Y}}<{{M}_{Z}}\)). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol T duy nhất và hỗn hợp F chứa 2 muối AB có tỉ lệ mol tương ứng \(7:3({{M}_{A}}<{{M}_{B}})\). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,0 gam; đồng thời thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 9,9 gam H2O. Phần trăm khối lượng nguyên tố H trong Y

  A. 5,08%.                           B. 6,07%.                          C. 8,05%.                          D. 6,85%.

Câu 39. Hòa tan hết 30,56 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch chứa HCl và 0,24 mol HNO3, thấy thoát ra hỗn hợp khí X gồm CO2, No và 0,08 mol N2O; đồng thời thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 22,60 gam so với dung dịch ban đầu. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 9,95. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 239,66 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp ban đầu là

  A. 32,04%.                         B. 39,27%.                        C. 38,62%.                        D. 37,96%.

Câu 40. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.

Phát biểu nào sau đây sai?

  A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp.

  B. Có thể thay tristearin trong thí nghiệm trên bằng dầu dừa với lượng phù hợp.

  C. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng có thể hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.

  D. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1-C

2-C

3-B

4-D

5-C

6-D

7-B

8-D

9-C

10-B

11-A

12-C

13-B

14-A

15-A

16-C

17-D

18-D

19-C

20-C

21-C

22-A

23-C

24-D

25-B

26-D

27-C

28-A

29-D

30-B

31-B

32-D

33-C

34-C

35-C

36-C

37-A

38-D

39-D

40-D

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG - ĐỀ 02

Câu 1. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử?

  A. Na, Mg, Cu, Ag.           B. Mg, Fe, Ag, Cu.           C. Cu, Fe, Zn, Na.            D. Ag, Fe, Cu, Al.

Câu 2. Mô tả ứng dụng của Mg nào dưới đây không đúng?

  A. Dùng chế tạo hợp kim nhẹ cho công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.

  B. Dùng chế tạo dây dẫn điện.

  C. Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ.

  D. Dùng để tạo chất chiếu sáng.

Câu 3. Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi dãy khí

  A. Cl2, CH4, SO2.               B. CO, CO2, NO.              C. HCl, CO, CH4.            D. SO2, NO, NO2.

Câu 4. Dãy nhiệt độ sôi các chất tăng dần là

  A. CH3COOH, CH3CH2OH, HCOOCH3.                

  B. HCOOCH3, CH3COOH, CH3CH2OH.

  C. CH3COOH, HCOOCH3, CH3CH2OH.                

  D. HCOOCH3, CH3CH2OH, CH3COOH.

Câu 5. Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion

  A. Mg2+, Na+, \(HCO_{3}^{-}\).                                                                         

  B. Mg2+, Ca2+, \(SO_{4}^{2-}\).

  C. K+, Na+, \(HCO_{3}^{-}\), \(CO_{3}^{2-}\).       

  D. Mg2+, Ca2+, \(HCO_{3}^{-}\).

Câu 6. Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là

  A. anilin.                             B. metylamin.                    C. đimetylamin.                D. trimetylamin.

Câu 7. X là thành phần chính của một loại phân đạm 2 lá có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nhưng là chất dễ gây cháy nổ nên khi lưu trữ cần chú ý an toàn tuyệt đối. X là

  A. NH4Cl.                          B. (NH2)2CO.                   C. KNO3.                          D. NH4NO3.

Câu 8. Kim loại đồng không phản ứng với chất nào sau đây?

  A. H2SO4 (đặc).                  B. HNO3 (loãng).              C. HCl.                             D. HNO3 (đặc).

Câu 9. Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là:

  A. Thuỷ phân.                     B. Đốt thử.                        C. Cắt.                              D. Ngửi.

Câu 10. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian khối lượng thanh sắt như thế nào?

  A. Tăng.                              B. Giảm.                            C. Không đổi.                   D. Không xác định được.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1-C

2-B

3-D

4-B

5-C

6-A

7-D

8-C

9-B

10-A

11-A

12-A

13-B

14-A

15-B

16-A

17-A

18D-

19-C

20-B

21-C

22-B

23-A

24-D

25-A

26-A

27-C

28-B

29-D

30-C

31-D

32-A

33-A

34-A

35-D

36-D

37-A

38-D

39-B

40-B

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG - ĐỀ 03

Câu 1: Chất nào sau đây còn được gọi là vôi tôi?

  A. CaO.                              B. CaCO3.                        C. Ca(OH)2.                     D. Ca(HCO3)2.

Câu 2: Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được

  A. axit oleic.                                                                 B. glixerol.

  C. axit panmitic.                                                           D. axit stearic.

Câu 3: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch KAlO2?

  A. NaOH.                           B. HNO3.                          C. HCl.                             D. KHSO4.

Câu 4: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là

  A. NaOH.                           B. AgNO3.                        C. NaCl.                           D. H2S.

Câu 5: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

  A. Polietilen.                                                                B. Polistiren.

  C. Polipeptit.                                                                D. Policaproamit.

Câu 6: Ở điều kiện thích hợp, xenlulozơ (C6H7O2(OH)3)n không tham phản ứng với chất nào?

  A. O2 (to).                                                                     B. H2 (to, Ni).

  C. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.                                            D. H2O (to, H+).

Câu 7: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?

  A. Xăng, dầu.                                                               B. Khí hiđro.

  C. Khí butan (gas).                                                       D. Than đá.

Câu 8: Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân. Kim loại M là

  A. Na.                                 B. Al.                                C. Mg.                              D. Cu.

Câu 9: Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là

  A. Zn.                                 B. Fe.                                C. Al.                                D. Mg.

Câu 10: Natri hiđrocacbonat có công thức là

  A. NaHCO3.                       B. Na2CO3.                       C. Na2O.                          D. NaOH.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1-C

2-B

3-A

4-A

5-C

6-B

7-B

8-D

9-B

10-A

11-C

12-A

13-B

14-A

15-C

16-C

17-D

18-B

19-B

20-B

21-C

22-A

23-B

24-D

25-B

26-B

27-A

28-B

29-B

30-C

31-C

32-B

33-A

34-D

35-D

36-B

37-B

38-B

39-A

40-D

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG - ĐỀ 04

Câu 41: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2.      

B. HClO3.      

C. C2H5OH.         

D. Ba(OH)2.

Câu 42: Amin nào dưới đây là amin bậc 2?

A. CH3-N(CH3)-CH2-CH3.      

B. CH3-CH(NH2) -CH3.

C. CH3-NH-CH3.      

D. CH3-CH2NH2.

Câu 43: Trong bảng tuần hoàn, kim loại kiềm thuộc nhóm nào sau đây?

A. IA.      

B. IIA.      

C. IB.      

D. IIB.

Câu 44: Trong tự nhiên, khí X được tạo thành khi có sấm sét. Ở điều kiện thường, khí X phản ứng với oxi trong không khí, tạo thành khí có màu nâu đỏ. Khí X là

A. N2.      

B. CO2.      

C. NO.      

D. SO2.

Câu 45: Cho các polime: (-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-CH2-CHCl-)n. Công thức của monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là:

A. CH2=CH2; CH3-CH=CH-CH3, CH2=CHCl.

B. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, CH2=CHCl.

C. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH2=CH(CH3).

D. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, NH2-CH2-COOH.

Câu 46: Kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối và

A. H2.      

B. O2.      

C. H2O.      

D. Cl2.

Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các axit béo, no, tồn tại ở trạng thái rắn.

B. Dầu thực vật chủ yếu chứa các axit béo không no, tồn tại ở trạng thái lỏng.

C. Hiđro hóa dầu thực vật lỏng sẽ tạo thành các mỡ động vật rắn.

D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu 48: Điện phân dung dịch muối nào sau đây thu được kim loại?

A. CuSO4.      

B. Al(NO3)3.      

C. MgSO4.      

D. KCl.

Câu 49: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(OH)3.      

B. FeSO4.      

C. Fe2(SO4)3.      

D. Fe2O3.

Câu 50: Bậc của ancol có tên gọi pentan-3-ol là

A. bậc I.      

B. bậc II.      

C. bậc III.      

D. không xác định được.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

41C

42C

43A

44C

45B

46A

47C

48A

49B

50B

51C

52A

53B

54C

55B

56D

57D

58C

59D

60D

61A

62C

63A

64C

65C

66A

67B

68C

69D

70D

71D

72D

73D

74C

75D

76B

77C

78A

79C

80C

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC NĂM 2022 TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG - ĐỀ 05

Câu 41: Este nào sau đây có mùi dầu chuối?

A. etyl butyrat.      

B. isoamyl axetat.      

C. benzyl fomat.         

D. metyl salixylat.

Câu 42: Hỗn hống là hợp kim của thủy ngân với các kim loại khác. Để điều chế H2 người ta dùng hỗn hống

A. bạc.      

B. natri.      

C. vàng.      

D. đồng.

Câu 43: Natri cháy trong không khí khô tạo ra natri peoxit. Natri peoxit có công thức

A. NaOH.      

B. Na2O.      

C. Na2O2.      

D. NaO2.

Câu 44: Vietnam Airlines sẽ phục vụ hành khách thêm khăn lau tay kháng khuẩn để bảo vệ sức khỏe hành khách trước dịch Covid-19 trên tất cả chuyến bay của Hãng. Điểm đặc biệt của loại khăn mới này có chứa ancol isopropylic nồng độ 65%. Công thức của ancol isopropylic là

A. CH3OH.      

B. CH3CH2CH2OH.      

C. CH3-CH(OH)-CH3.      

D. CH3CH2OH.

Câu 45: Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bỏ bột khi gãy xương. Thạch cao nung có công thức

A. CaSO4.      

B. CaO.      

C. CaSO4.2H2O.      

D. CaSO4.H2O.

Câu 46: Kim loại M có cấu hình electron nguyên tử là (Ne) 3s2 3p1. Số electron hóa trị của M là

A. 13.      

B. 3.      

C. 1.      

D. 2.

Câu 47: Hệ thống túi khí (Supplementary Restraint System – SRS) là thiết bị thụ động được trang bị để hạn chế tổn thương cho người ngồi trên xe khi có tai nạn xảy ra. Khi va chạm đủ mạnh, khí X sinh ra trong túi khí bởi sự phân hủy NaN3. Khí này cũng có trong thành phần của không khí. Khí X là

A. N2.      

B. O2.      

C. CO2.      

D. NH3.

Câu 48: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bên thành sợi “len” đan áo rét. Tơ nitron là sản phẩm trùng hợp của

A. CH2=CH-CN.      

B. CH2=CH2.      

C. CH2=CH-CH3.      

D. CH2=CH-Cl.

Câu 49: Chất nào sau đây không phản ứng với nước brom?

A. Hexan.      

B. Glucozơ.      

C. Phenol.      

D. Anilin.

Câu 50: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

A. Xenlulozơ.      

B. Saccarozơ.      

C. Tinh bột.      

D. Glucozơ.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

41B

42B

43C

44C

45D

46B

47A

48A

49A

50D

51A

52D

53D

54C

55A

56D

57C

58C

59A

60B

61A

62B

63C

64D

65B

66D

67D

68D

69B

70C

71B

72A

73A

74C

75B

76B

77D

78B

79C

80B

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hải Lăng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON