Kỳ thi học kì đang đến gần để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Chuyên Lê Khiết. Tài liệu gồm các dạng câu hỏi có đáp án đi kèm hy vọng sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian 50 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: Tripanmitin là chất béo no, ở trạng thái rắn. Công thức của tripanmitin là
A. (C17H33COO)3C3H5.
B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. glucozơ, sobitol.
B. fructozơ, sobitol.
C. saccarozơ, glucozơ.
D. glucozơ, axit gluconic.
Câu 3: Dung dịch glyxin (axit α-aminoaxetic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. KNO3. C. NaCl. D. NaNO3.
Câu 4: Poli(metyl metacrylat) (PMM) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2.
B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH2=CHCl.
D. CHCl=CHCl.
Câu 5: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W. B. Al. C. Na. D. Fe.
Câu 6: Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +1 duy nhất trong hợp chất?
A. Al. B. Fe. C. Ca. D. K.
Câu 7: Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. AlCl3. B. NaHCO3. C. Al2O3. D. Al(OH)3.
Câu 8: Manhetit là một loại quặng sắt quan trọng, nhưng hiếm có trong tự nhiên, dùng để luyện gang, thép. Thành phần chính của quặng manhetit là
A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO.
Câu 9: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 240. B. 480. C. 160. D. 320.
Câu 10: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch
A. C3H5N. B. C2H7N. C. C3H7N. D. CH5N.
Câu 11: Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây khi so sánh 3 kim loại Mg, Al, Cr là đúng?
A. 3 kim loại đều thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn.
B. 3 kim loại đều bền vì có lớp oxit bảo vệ bề mặt.
C. 3 kim loại đều phản ứng với axit HCl loãng với tỷ lệ bằng nhau.
D. Tính khử giảm dần theo thứ tự Mg, Cr, Al.
Câu 13: Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và giá trị của a là
A. NO3- và 0,4.
B. OH- và 0,2.
C. OH- và 0,4.
D. NO3- và 0,2.
Câu 14: Cho 6 gam một oxit kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với HCl cho 14,25 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?
A. CaO. B. MgO. C. CuO. D. Al2O3.
Câu 15: Vật liệu bằng nhôm khá bền trong không khí là do
A. nhôm không thể phản ứng với oxi.
B. có lớp hidroxit bào vệ.
C. có lớp oxit bào vệ.
D. nhôm không thể phản ứng với nitơ.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thạch cao khan (CaSO4.H2O) được dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.
B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất.
C. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Cl-, HCO3- và SO42-.
D. Sắt là kim loại nặng, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt trong tất cả các kim loại.
Câu 17. Cho 9,2 gam Na vào 300 ml dung dịch HCl 1M cô cạn dung dịch sau phản ứng được số gam chất rắn khan là:
A. 17,55 B. 17,85. C. 23,40 D. 21,55
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 15,66 gam nước. Xà phòng hóa m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là
A. 2,760 gam. B. 1,242 gam. C. 1,380 gam. D. 2,484 gam.
Câu 19: Hỗn hợp khí X gồm propen, etan, buta-1,3-đien, but-1-in có tỉ khối hơi so với SO2 là 0,75. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp X, cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,3. B. 7. C. 7,3. D. 10,4.
Câu 20: Cho 40 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl, thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và còn lại 16,32 gam chất rắn. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 124. B. 118. C. 108. D. 112.
Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) và 500 ml dung dịch gồm NaOH 0,5M, KOH 0,6M, thu được dung dịch X. Khối lượng chất tan trong X là
A. 41,7. B. 34,5 C. 41,45. D. 41,85.
Câu 22: Dung dịch X có màu da cam. Nếu cho thêm vào một lượng KOH, màu đỏ của dung dịch dần dần chuyển sang màu vàng tươi. Nếu thêm vào đó một lượng H2SO4, màu của dung dịch dần dần trở lại màu da cam. Dung dịch X chứa chất có công thức phân tử là
A. K2Cr2O7.
B. K2CrO4.
C. KCr2O4.
D. H2CrO4.
Câu 23: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch |
(1) |
(2) |
(4) |
(5) |
(1) |
|
khí thoát ra |
có kết tủa |
|
(2) |
khí thoát ra |
|
có kết tủa |
có kết tủa |
(4) |
có kết tủa |
có kết tủa |
|
|
(5) |
|
có kết tủa |
|
|
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:
A. H2SO4, NaOH, MgCl2.
B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
C. H2SO4, MgCl2, BaCl2.
D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.
Câu 24: Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là
A. 75. B. 103. C. 125. D. 89.
Câu 25: Người ta dùng glucozơ để tráng ruột phích. Trung bình cần dùng 0,75 gam glucozơ cho một ruột phích. Tính khối lượng Ag có trong ruột phích biết hiệu suất phản ứng là 80%.
A. 0,36. B. 0,72. C. 0,9. D. 0,45.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M và đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là
A. 420. B. 480. C. 960. D. 840.
Câu 27: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và V lít khí CO2 (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Thể tích khí CO2 và khối lượng kết tủa là
A. 11,2 lít CO2; 40 gam CaCO3. B. 11,2 lít CO2; 90 gam CaCO3.
C. 16,8 lít CO2; 60 gam CaCO3. D. 11,2 lít CO2; 60 gam CaCO3.
Câu 28: Nung bột Fe2O3 với a gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 1,95. B. 3,78. C. 2,43. D. 2,56.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl xM vào Y, được biểu diễn theo hình vẽ:
Giá trị của x gần nhất với
A. 1,6. B. 2,2. C. 2,4. D. 1,8.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, K (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,022 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,018 mol H2SO4 và 0,038 mol HCl vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa các muối clorua và muối sunfat trung hòa) và 2,958 gam
A. 3,912. B. 3,600. C. 3,090. D. 4,422.
Câu 31: Cho các polime: poliacrilonitrin, poli(phenol-fomanđehit), poli(hexametylen–ađipamit), poli(etylen-terephtalat), polibutađien, poli(metyl metacrylat). Số polime dùng làm chất dẻo là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch chứa NaOH.
(b) Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
(c) Để điều chế Mg, Al người ta dùng khí H2 hoặc CO để khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.
(d) Công thức hóa học của thạch cao nung là CaSO4.2H2O.
(e) Dùng bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy có mặt Mg.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp kim Na - K có nhiệt độ nóng chảy thấp, 70oC.
(b) NaOH là chất rắn, màu trắng, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn.
(c) Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3là các chất có tính chất lưỡng tính.
(d) Có thể điều chế kim loại nhôm bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó.
(e) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện;
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm,...
(b) Gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn gạo tẻ.
(c) Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu.
(d) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
(e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(g) Một số polime như xenlulozơ, poli(haxametylen điamin), poliacrilonitrin được dùng làm tơ.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35: Cho 100ml dung dịch HCl 0,1M vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,06M thu được 200ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:
A. 13 B. 2 C. 12 D. 7
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 1,62 gam Al trong 280 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 5,75 gam kim loại Na và 500 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Trộn dung dịch X với dung dịch Y tạo thành 1,56 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch HCl là
A. 3M. B. 0,3M. C. 0,15M. D. 1,5M.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 4% khối lượng Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,50%. B. 7,00%. C. 7,75%. D. 7,25%.
Câu 38: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 3860. B. 5790. C. 4825. D. 2895.
Câu 39 . Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm một este đơn chức và một este hai chức với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và 24,52 gam hỗn hợp Z gồm các muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,0 gam. Đốt cháy hoàn toàn 24,52 gam Z cần dùng 0,52 mol O2, thu được Na2CO3 và 24,2 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp Z là
A. 43,7%. B. 32,8%. C. 37,8%. D. 28,4%.
Câu 40. X là este của amino axit, Y là peptit mạch hở. Cho m gam hỗn hợp M gồm X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,8 gam một ancol đơn chức Z và hỗn hợp T chứa muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,5 mol muối của glyxin). Đốt cháy hoàn toàn T trong O2, thu được Na2CO3, N2, H2O và 1,45 mol CO2. Cho toàn bộ lượng Z trên tác dụng hết với Na, sinh ra 0,15 mol H2. Phần trăm khối lượng của Y trong M gần nhất với:
A. 58% B. 52% C. 45% D. 48%
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT- ĐỀ 02
Câu 41: Kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Al.
Câu 42: Chất nào sau đây là đồng phân với glucozơ?
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Fructozơ.
Câu 43: Nhỏ dung dịch nước brôm vào dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa màu trắng?
A. Glyxin. B. Alanin. C. Anilin. D. Benzen.
Câu 44: Chất nào sau đây là hợp chất tạp chức?
A. C2H5OH. B. H2NCH2COOH. C. CH2(COOCH3)2. D. CH3COOH .
Câu 45: Công thức của etyl axetat là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 46: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ nitron. C. Tơ nilon-7. D. Tơ visco.
Câu 47: Thành phần chính của thuốc nổ không khói là xenlulozơ trinitrat. Công thức của Xenlulozơ trinitrat là
A. [C6H7O2(NO2)3]n .
B. [C6H7O3(ONO2)2]n .
C. [C6H7O3(ONO2)3]n .
D. [C6H7O2(ONO2)3]n .
Câu 48: Để chứng minh tính chất lưỡng tính của Glyxin, ta cho Glyxin tác dụng với
A. HCl, NaOH. B. HCl, CH3OH. C. HCl, NaCl. D. NaOH, NaCl.
Câu 49: Dãy nào sau đây chứa các ion không cùng tồn tại đồng thời trong một dung dịch?
A. K+, Zn2+, Cl-, SO42-.
B. Ba2+, Mg2+, NO3-, Cl-.
C. NH4+, Na+, CO32-,Br-.
D. Ag+, Al3+, PO43-, Cl-.
Câu 50: Cho sơ đồ phản ứng sau: Tinh bột → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. glucozơ và etanal.
B. glucozơ và etanol.
C. fructozơ và etanol.
D. saccarozơ và etanol.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
41B |
42D |
43C |
44B |
45C |
46B |
47D |
48A |
49D |
50B |
51A |
52C |
53A |
54D |
55A |
56C |
57A |
58C |
59B |
60D |
61B |
62B |
63A |
64D |
65C |
66D |
67A |
68C |
69D |
70A |
71B |
72D |
73D |
74A |
75D |
76D |
77C |
78A |
79C |
80A |
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT- ĐỀ 03
Câu 1: Số chất hữu cơ mạch hở, đơn chức hầu như không tan trong nước có công thức phân tử C2H4O2 là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 2: Chất có mùi khai là
A. metylamin.
B. metyl fomat.
C. anilin
D. glyxin
Câu 3: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Ca.
B. Na.
C. Ag.
D. Fe.
Câu 4: Ancol X có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. Chất X không thể là
A. Ancol metylic.
B. Etylen glicol.
C. Glyxerol.
D. Ancol etylic
Câu 5: Kim loại thuộc nhóm IA là
A. Li
B. Cu
C. Ag
D. H
Câu 6: Kim loại nhôm không bị oxi hóa trong không khí ở nhiệt độ thường do nhôm
A. hoạt động kém nên không tác dụng với oxi.
B. tác dụng với oxi của không khí tạo lớp màng oxit bên bảo vệ.
C. tác dụng với hơi nước tạo ra lớp hyđroxit nhôm bền bảo vệ.
D. tác dụng với nitơ mà không tác dụng với oxi của không khí.
Câu 7: Phát biểu đúng là
A. Thủy phân tinh bột tạo ra saccarozơ.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước.
C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xt Ni, to) tạo ra sorbitol.
Câu 8: Chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch Br2/CCl4 là
A. CH2=CHCOOH.
B. CH3CH2COOH.
C. CH3CH2CH2OH.
D. CH3COOCH3.
Câu 9: Khí chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4.
B. H2S và NH3.
C. SO2 và NO2.
D. CH4 và CO2.
Câu 10: Khối lượng mol (g/mol) của este có mùi chuối chín là
A. 144.
B. 130.
C. 102.
D. 116.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
1-C |
2-A |
3-D |
4-D |
5-A |
6-B |
7-D |
8-A |
9-C |
10-B |
11-A |
12-D |
13-A |
14-C |
15-A |
16-B |
17-A |
18-C |
19-B |
20-A |
21-D |
22-C |
23-A |
24-B |
25-D |
26-B |
27-A |
28-D |
29-B |
30-D |
31-B |
32-C |
33-C |
34-B |
35-D |
36-A |
37-B |
38-D |
39-D |
40-A |
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT- ĐỀ 04
Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử S (Z=16) là
A. 1s22s22p63s23p6.
B. 1s22s22p63p6.
C. 1s22s22p53s23p5.
D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 2: Loại phản ứng nào luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Phản ứng hóa hợp.
B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ.
D. Phản ứng trao đổi.
Câu 3: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. CaCO3.
B. KMnO4.
C.(NH4)2SO4.
D. NaHCO3.
Câu 4: .Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng ?
A. dung dịch NaNO3.
B. dung dịch HNO3.
C. dung dịch KOH.
D. dung dịch H2SO4.
Câu 5: Công thức phân tử khí metan là
A. CH4.
B. C2H4.
C. C2H2.
D. C2H6.
Câu 6: Hợp chất nào sau đây là ancol?
A. HCH=O.
B. C2H5OH.
C. C6H5OH.
D. CH3COOH.
Câu 7: Cho sơ đồ thử tính dẫn điện của các chất như hình vẽ. Bóng đèn không sáng khi X là
A. dung dịch saccarozo (đường). |
B. dung dịch NaOH. |
C. dung dịch CaCl2. |
D. dung dịch HCl. |
Câu 8: Este C2H5COOCH3 có tên là
A. metyl propionat.
B. etylmetyl este.
C. metyletyl este.
D. etyl propionat.
Câu 9: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns2
B. ns1
C. ns2 np1
D. ns2 np3
Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit ?
A. Tinh bột.
B. Xenlulozơ.
C. Glucozơ.
D. Saccarozơ.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT- ĐỀ 05
Câu 41: Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Ca.
B. Li.
C. Be.
D. K.
Câu 42: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. K.
B. Ca.
C. Al.
D. Fe.
Câu 43:Thủy ngân (Hg) dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân là
A. Bột than.
B. Bột lưu huỳnh.
C. Bột sắt.
D. Nước.
Câu 44:Trong phân tử chất nào sau đây chứa nguyên tố nitơ ?
A. Etyl axetat
B. Saccarozô
C.Metylamin
D. Glucozô
Câu 45: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. axit fomic, andehit fomic, glucozô.
B. fructozô, tinh bột, andehit fomic.
C. saccarozô, tinh bột, xenlulozô.
D. andehit axetic, fructozô, xenlulozô.
Câu 46: Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. KNO3 .
C. NaCl.
D. NaNO3 .
Câu 47:Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm
A. VIB.
B. VIIIB.
C. IIA.
D. IA.
Câu 48: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. Fe2O3 .
B. CrO3 .
C. FeO.
D. Cr2O3 .
Câu 49:Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. Với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
B. Thuỷ phân trong môi trường axit.
C. Với H2. ( ở nhiệt độ cao, xúc tác Ni )
D. Với dung dịch NaCl.
Câu 50:Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thổ thuộc nhóm?
A. IIB.
B. IA
C. IIA
D. IIIA
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
41 |
C |
61 |
C |
42 |
A |
62 |
B |
43 |
B |
63 |
D |
44 |
C |
64 |
C |
45 |
C |
65 |
C |
46 |
A |
66 |
C |
47 |
B |
67 |
B |
48 |
B |
68 |
A |
49 |
A |
69 |
A |
50 |
C |
70 |
D |
51 |
A |
71 |
B |
52 |
D |
72 |
B |
53 |
A |
73 |
C |
54 |
D |
74 |
B |
55 |
B |
75 |
B |
56 |
A |
76 |
C |
57 |
B |
77 |
D |
58 |
B |
78 |
D |
59 |
C |
79 |
D |
60 |
C |
80 |
A |
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Chuyên Lê Khiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập
Thi Online:
Chúc các em học tốt!