YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Bắc Trà My

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Bắc Trà My bao gồm các câu hỏi sẽ giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập kiến thức cũng như rèn luyện tốt các kỹ năng làm bài để đạt được kết quả cao cho các kỳ thi săp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

A. Hg.                                 B. Cr.                             C. Pb.                             D. W.

Câu 2: Kim loại nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài là 4s1?

A. Na.                                 B. K.                              C. Ca.                             D. Ba.

Câu 3: Hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, … Tác nhân chủ yếu gây “Hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào sau đây?

A. Nitơ.                              B. Cacbon đioxit.           C. Ozon.                        D. Oxi.

Câu 4: Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là

A. propyl propionat.          

B. metyl propionat.       

C. propyl fomat.           

D. metyl axetat.

Câu 5: Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được anđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của X có thể là

A. HCOOCH=CH2.          

B. CH2=CHCOOCH3

C. HCOOCH2CH=CH2.

D. HCOOC2H5.

Câu 6: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là

A. Ca(HCO3)2.                   B.  BaCl2.                      C. CaCO3.                     D. AlCl3.

Câu 7: Cho dung dịch HCl vào dung dịch chất X, thu được khí không màu, không mùi. Chất X là

A. NaHSO4.                       B. NaOH.                      C. NaHCO3.                  D. NaCl.

Câu 8: Số liên kết peptit trong phân tử: Gly–Ala–Ala–Gly–Glu là

A. 4.                                    B. 3.                               C. 5.                               D. 2.

Câu 9: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây?

A. H2SO4.                          B. NaOH.                      C. NaCl.                         D. NH3.

Câu 10: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là

A. Al.                                  B. Mg.                            C. Ca.                             D. Na.

Câu 11: Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là

A. MgO.                             B. FeO.                          C. Fe2O3.                       D. Al2O3.

Câu 12: Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ FeO là oxit bazơ?

A. H2.                                 B. HCl.                          C. HNO3.                       D. H2SO4 đặc.

Câu 13: Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

A. CH2=CHCl.                   B. CH2 =CH2.                C. CH2=CH−CH=CH2. D. C6H5−CH=CH2.

Câu 14: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Amilopectin.                  B. Polietilen.                  C. Amilozo.                   D. Poli (vinyl clorua).

Câu 15: Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên. Dung dịch X là

A. Cu(NO3)2.                     B. AgNO3.                     C. KNO3.                       D. Fe(NO3)3.

Câu 16: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một  muối là

A. Cu.                                 B. Mg.                            C. Fe.                             D. Ag.

Câu 17: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3/NH3 (to) , không xảy ra phản ứng tráng bạc

A. Saccarozơ.                     B. Glucozơ.                   C. Fructozơ.                   D. metylfomat.

Câu 18: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là

A. protein.                          B. tinh bột.                     C. saccarozơ.                 D. xenluzơ.

Câu 19: Chất có tính lưỡng tính là

A. NaHSO4.                       B. NaOH.                      C. NaHCO3.                  D. NaCl.

Câu 20: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

A. 375.                                B. 600.                           C. 300.                           D. 400.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc), thu được 9,1 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị của m là

A. 5,1.                                 B. 7,1.                            C. 6,7.                            D. 3,9.

Câu 22: Cho các chất: axetilen, glucozơ, fructozơ, amonifomat. Số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3

A. 4.                                    B. 2.                               C. 3.                               D. 1.

Câu 23: Cho dung dịch các chất sau: etylamoni hiđrocacbonat, alanin, anilin, lysin. Số chất có tính lưỡng tính là

A. 3.                                    B. 4.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 24: Khử glucozơ bằng H2 để tạo sobitol. Khối lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là bao nhiêu?

A. 14,4 gam.                       B. 22,5 gam.                  C. 2,25 gam.                  D. 1,44 gam.

Câu 25: Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Để phản ứng quang hợp tạo ra 810 gam tinh bột cần số mol không khí là

A. 100000 mol.                   B. 50000 mol.                C. 150000 mol.              D. 200000 mol.

Câu 26: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 10,43.                             B. 6,38.                          C. 10,45.                        D. 8,09.

Câu 27: Cho hình vẽ chưng cất thường:

Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất là

A. Đo nhiệt độ của ngọn lửa.

B. Đo nhiệt độ của nước sôi.

C. Đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất.

D. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu.

Câu 28: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?

A. HCl.                               B. HF.                            C. HI.                             D. HBr.

Câu 29: Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion

A. NH4+, Na+, K+.             

B. Cu2+, Mg2+, Al3+.     

C. Fe2+, Zn2+, Al3+ .       

D. Fe3+, HSO4-.

Câu 30: Cho sơ đồ phản ứng: 

X + H2 Y + O2

Y + dung dịch I2 → dung dịch màu xanh tím

Hai chất X, Y lần lượt là:

A. cacbon monooxit, glucozơ.        

B. cacbon đioxit, glucozơ.

C. cacbon monooxit, tinh bột.       

D. cacbon đioxit, tinh bột.

Câu 31: Cho 4 cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: (1) Fe và Pb; (2) Fe và Zn; (3) Fe và Sn; (4) Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit HCl, số cặp kim loại trong đó Fe bị ăn mòn trước là

A. 4.                                    B. 1.                               C. 3.                               D. 2.

Câu 32: Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là

A. 6.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 5.

Câu 33: Cho từng chất: Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 3.                                    B. 1.                               C. 2.                               D. 4.

Câu 34: Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hóa. Số polime có mạch không phân nhánh là

A. 5.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 35: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na (tỉ lệ mol 1:2) vào 200 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,05M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,28.                               B. 3,31.                          C. 1,96.                          D. 0,98.

Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung nóngCu(NO3)2.

(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng(dư).

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2dư.

(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịchNaHCO3.

(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HClloãng.

(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.

Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 4.                                    B. 5.                               C. 6.                               D. 2.

Câu 37: Cho các phát biểu sau:

(a) Khi cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl đặc, có xảy ra phản ứng hóa học

(b) Nước cứng gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.

(c) Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng phương pháp hóa học hoặc phương pháp trao đổi ion.

(d) Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su.

(e) Công thức hoá học của phèn chua là (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                    B. 2.                               C. 5.                               D. 4.

Câu 38: Cho a gam hỗn hợp X gồm BaO và Al2O3 vào nước, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch H2SO4 vào Y, khối lượng kết tủa (m, gam) theo số mol H2SO4 được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của a là

A. 51,0.                               B. 56,1.                          C. 40,8.                          D. 66,3.

Câu 39: Cho các phát biểu sau:

(a) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(b) Trong tự nhiên, glucozơ có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.

(d) Polime có nhiều ứng dụng như làm các vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống: Chất dẻo, tơ sợi, cao su, keo dán.

(e) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(g) Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-aminaxit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể.

Số phát biểu đúng là

A. 5.                                    B. 2.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Tính thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X?

A. 0,36 lít.                          B. 2,40 lít.                      C. 1,20 lít.                      D. 1,60 lít.

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY- ĐỀ 02

Câu 1: Kim nào sau đây dẫn điện kém nhất?

A. Fe.                                  B. Al.                             C. Ag.                            D. Au.

Câu 2: Kim loại nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài là 4s2?

A. Na.                                 B. K.                              C. Ca.                             D. Mg.

Câu 3: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?

A. Ca.                                 B. Fe.                             C. Cu.                            D. Ag.

Câu 4: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?

A. Than chì.                        B. Than antraxit.            C. Than nâu.                  D. Than cốc.

Câu 5: Chất béo X là trieste của glixerol với axit cacboxylic Y. Axit Y có thể là

A. C2H3COOH.                 B. HCOOH.                  C. C15H31COOH.          D. C2H5COOH.

Câu 6: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và CH3OH.            

B. CH3COONa và C2H5OH.

C. HCOONa và C2H5OH.       

D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 7: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?

A. NaOH.                           B. HCl.                          C. Ca(OH)2.                   D. H2SO4.

Câu 8: Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl, còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất kết tủa. Chất Z là

A. NaHCO3.                       B. CaCO3.                     C. Ba(NO3)2.                 D. AlCl3.

Câu 9: Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là

A. metylamin.                     B. anilin.                        C. etylamin.                   D. đimetylamin.

Câu 10: Alanin không phản ứng được với chất nào dưới đây?

A. axit clohidric.                 B. nước brom.                C. axit sunfuric.             D. natri hiđroxit.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY- ĐỀ 03

Câu 1: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vàng.                             B. Bạc.                           C. Đồng.                        D. Nhôm.

Câu 2: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm?

A. Al.                                  B. Li.                              C. Zn.                             D. Fe.

Câu 3: Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +1 duy nhất trong hợp chất?

A. Al.                                  B. Fe.                             C. Ca.                             D. Na.

Câu 4: X là chất lỏng, không màu, bốc hơi mạnh trong không khí ẩm. Ở điều kiện thường, khi có ánh sáng, dung dịch X đặc bị phân hủy một phần giải phóng khí nitơ đioxit. Chất X là

A. HNO2.                           B. H2SO4.                      C. H3PO4.                      D. HNO3.

Câu 5: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HO-C2H4-CHO.            B. CH3COOCH3.          C. C2H5COOH.             D. HCOOC2H5.

Câu 6: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn:

A. (C17H31COO)3C3H5.     B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. C17H33COOH.

Câu 7: Chất X phản ứng với dung dịch HCl, còn khi phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 thì không tạo kết tủa. Chất X là

A. NaHS.                            B. NaHCO3.                  C. K2SO4.                      D. Ca(NO3)2.

Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?

A. H2SO4.                          B. NaCl.                         C. Na2SO4.                    D. KCl.

Câu 9: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

A. CH3NH2.                       B. C6H5NH2 (anilin) .    C. C2H5NH2.                 D. NH3.

Câu 10: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH

A. Metylamin.                    B. Trimetylamin.            C. Axit glutamic.           D. Anilin.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY- ĐỀ 04

Câu 1: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. W.                                  B. Al.                             C. Na.                            D. Fe.

Câu 2: Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +2 duy nhất trong hợp chất?

A. Al.                                  B. Fe.                             C. Mg.                            D. Na.

Câu 3: Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt nhất với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe.                                  B. K.                              C. Mg.                            D. Al.

Câu 4: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây?

A. HF.                                B. HCl.                          C. HBr.                          D. HI.

Câu 5: Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?

A. sợi bông.                        B. mỡ bò.                       C. bột gạo.                     D. tơ tằm.

Câu 6: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H6O2?

A. Vinyl axetat.                  B. Propyl fomat.            C. Etyl acrylat.               D. Etyl axetat.

Câu 7: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl loãng

A. CrCl3.                            B. Fe(NO3)2.                  C. Cr2O3.                       D. NaAlO2.

Câu 8: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH?

A. FeCl2.                            B. CuSO4.                      C. MgCl2.                      D. KNO3.

Câu 9: Alanin có công thức là

A. H2N-CH2CH2COOH.                                          B. C6H5-NH2.

C. H2N-CH2-COOH.                                                D. CH3CH(NH2)-COOH.

Câu 10: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly.                         B. Ala-Gly-Gly.             C. Ala-Ala-Gly-Gly.      D. Gly-Ala-Gly.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY- ĐỀ 05

Câu 1: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là?

A.  Fe.                                 B. Ag.                            C. Cr.                             D. W.

Câu 2: Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không?

A. Li.                                  B. Ca.                             C. Na.                            D. Mg.

Câu 3: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường?

A. Be.                                 B. Ba.                             C. Zn.                             D. Fe.

Câu 4: Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của nguyên tố

A. S.                                   B. Si.                              C. P.                               D. C.

Câu 5: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. phenol.                           B. glixerol.                     C. ancol đơn chức.         D. este đơn chức.

Câu 6: Este etyl fomat có công thức là

A. HCOOCH=CH2.           B. CH3COOCH3.          C. HCOOCH3.              D. HCOOC2H5.

Câu 7: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Cr(OH)2.                        B. Fe(OH)3.                   C. Mg(OH)2.                  D. Cr(OH)3.

Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3?

A. HCl.                               B. KCl.                          C. KNO3.                       D. NaCl.

Câu 9: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?

A. Gly-Ala.                         B. Glyxin.                      C. Metylamin.                D. Metyl fomat.

Câu 10: Chất có phản ứng màu biure là

A. Tinh bột.                        B. Saccarozơ.                 C. Protein.                      D. Chất béo.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Bắc Trà My. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON