YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Yên Lạc

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Yên Lạc có đáp án giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là
A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng.
B. làm cho lớp đất đá bị di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
C. làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên trong khi bộ phận khác bị hạ xuống.
D. làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.

Câu 2:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh

A. Tiền Giang.     
B. Đồng Nai.
C. Kiên Giang.
D. An Giang.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13 cho biết núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi nào của nước ta?
A. Trường Sơn Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 4:  Thiên hà là

A.    khoảng không gian vô tận, còn gọi là Vũ Trụ. 
B. một tập hợp của nhiều Hệ Mặt Trời.
C. một tập hợp nhiều Dải Ngân Hà trong Vũ Trụ.
D. một tập hợp của rất nhiều thiên thể, cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.

Câu 5:  Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở

A. Trên lục địa.     
B. Giữa các đại dương.
C. Các vùng gần cực.
D. Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.

Câu 6:  Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với các nước:
A. Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia.
B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
C. Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan, Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia.

Câu 7:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là

A. Đồng bằng sông Hồng.    
B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc.
Câu 8:  Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là

A. dưới 18⁰C.     B. từ 20⁰ – 24⁰C.     C. trên 24⁰C.     D. dưới 13⁰C.

Câu 9:  Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.     
B. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương.
C. Phía tây và tây nam được bao bọc bởi các đảo.
D. Là biển có diện tích không phải là lớn.

Câu 10:  Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với hai vành đai sinh khoáng nên nước ta có

A. nhiều vùng tự nhiên trên lãnh thổ.     
B. nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
C. nhiều bão và lũ lụt, hạn hán.
D. nhiều tài nguyên khoáng sản.

ĐÁP ÁN

1

C

2

C

3

B

4

D

5

D

6

D

7

A

8

A

9

A

10

A

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 41: Cho biểu đồ

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?

A.    Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc. 
B. Tổng lưu lượng nước sông Hồng lớn.
C. Mùa lũ sông Hồng trùng với mùa mưa.
D. Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc.

Câu 42: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm của ba địa điểm ở nước ta

Địa điểm

Hà Nội

Huế

TP. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ (⁰C)

23,4

25,1

26,9

Biên độ nhiệt (⁰C)

12, 5

9,7

3,1

 

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A.    Hà Nội có nhiệt độ trung bình thấp nhất, biên độ nhiệt năm cao nhất. 
B. Huế có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm trung bình.
C. Hà Nội có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm cao nhất.
D. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình cao nhất, biên độ nhiệt năm thấp nhất.
Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành chăn nuôi?

A.  Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hàng tiêu dùng. 
B. Cung cấp cho con người các thực phẩm có dinh dưỡng cao.
C. Cung cấp lương thực nhằm đảm bảo đời sống nhân dân.
D. Cung cấp nguồn phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.

Câu 44: Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là vùng

A.    đặc quyền kinh tế.     B. nội thuỷ.     C. tiếp giáp lãnh hải.     D. lãnh hải.
Câu 45: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là

A.   tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao. 
B. sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
C. sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và sự xung đột sắc tộc.
D. vị trí địa - chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.

Câu 46: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?

A.    Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. 
B. Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên.
C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.
D. Bên cạnh núi, còn có đồi.

Câu 47: Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của

A. hệ sinh thái vùng ngập mặn.     
B. hệ sinh thái trên đất phèn.
C. hệ sinh thái rừng trên núi cao.
D. hệ sinh thái rừng trên các đảo.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào sau đây có lượng mưa trung bình năm ít nhất?

A. Đồng bằng Bắc Bộ. 
B. Đồng bằng Nam Bộ.
C. Cực Nam Trung Bộ.
D. Trung Trung Bộ.

Câu 49: Nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?

A. Do nước ta nằm gần xích đạo.     
B. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Nước ta tiếp giáp với Biển Đông.
D. Ảnh hưởng của chế độ gió mùa.

Câu 50: Cho biểu đồ về dầu thô ở một số khu vực của thế giới năm 2003:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây

A.    Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới. 
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
D. Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.

 

ĐÁP ÁN

41

D

42

C

43

C

44

B

45

D

46

B

47

C

48

C

49

B

50

D

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là

A.   hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới. 
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
D. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.

Câu 2: Gió mùa là loại gió:

A.    thổi theo mùa, ngược hướng nhau, khác nhau về tính chất vật lí. 
B. thổi thường xuyên và khác nhau về hướng gió.
C. thổi chủ yếu vào mùa đông theo hướng Đông Bắc.
D. thổi chủ yếu vào mùa hạ theo hướng Đông Nam.

Câu 3: Địa hình miền núi nước ta bị xâm thực mạnh không thể hiện ở:

A. Tạo nên các vùng núi cao     
B. Hiện tượng đất trượt, đá lở
C. Địa hình karst ở vùng núi đá vôi
D. Xuất hiện những hẻm vực, khe sâu

Câu 4: Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là

A.    địa hình xâm thực mạnh ở miền đồi núi. 
B. trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, tác động của ngoại lực.
C. địa hình được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại.
D. địa hình chịu tác động thường xuyên của con người.

Câu 5: Nguyên nhân quan trọng khiến miền núi có nhiều thiên tai là do

A.    mưa ít, mùa khô kéo dài.     
B. lớp phủ thực vật mỏng.
C. mưa nhiều, phân bố không đều.
D. mưa nhiều, độ dốc lớn.

Câu 6: Ý nào sau đây là đặc điểm của khu vực Đông Nam Á lục địa:

A.   Nằm hoàn toàn trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”. 
B. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, rất ít đồi núi.
C. Bao gồm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và khí hậu xích đạo.
D. Đan xen giữa các dãy núi là đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, em hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có đường biên giới trên đất liền giáp Trung Quốc?

A. Yên Bái     B. Hà Giang     C. Thái Nguyên     D. Tuyên Quang

Câu 8: Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở khu vực

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.     
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 9: Cho bảng số liệu sau:

Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1999 - 2013

Năm

1999

2003

2005

2009

2013

Dân số (triệu người)

76,6

80,5

83,1

85,8

89,7

Sản lượng (triệu tấn)

33,2

37,7

39,6

43,3

49,3

 

Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta

A. Biểu đồ đường.     
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ hình cột.
D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 10: Hướng Tây Bắc - Đông Nam của địa hình nước ta thể hiện rõ nhất ở:

A. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.     
B. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
C. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.

ĐÁP ÁN

1

C

2

A

3

A

4

C

5

D

6

D

7

B

8

C

9

A

10

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 41: Phần lớn diện tích Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. ôn đới.     
B. xích đạo.
C. cận nhiệt đới.
D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 42: Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là

A.  lãnh hải.     
B. nội thủy.
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. đặc quyền kinh tế.

Câu 43: Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất ở nước ta, nguyên nhân là

A.  nằm xa biển nhất . 
B. có độ cao lớn nhất .
C. chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
D. nằm xa xích đạo nhất trong cả nước.

Câu 44: Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là

A.    hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung. 
B. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
C. hướng đông - tây và hương vòng cung.
D. hướng bắc - nam và hướng vòng cung.

Câu 45: Phát biểu nào sau đây không đúng với Đông Nam Á lục địa?

A. Nhiều quần đảo, đảo và núi lửa.     
B. Có các đồng bằng phù sa.
C. Địa hình bị chia cắt mạnh.
D. Có một số sông lớn, nhiều nước.

Câu 46: Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do

A. địa hình nhiều đồi núi.     
B. gió mùa mùa đông.
C. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa.
D. ảnh hưởng của biển.

Câu 47: Nơi có sự đối lập nhau rõ rệt về hai mùa mưa và khô là

A. miền Bắc và miền Nam.     
B. Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. miền Nam và miền Trung.
D. duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đỉnh lũ trên sông Hồng vào tháng nào sau đây?

A. VIII.     
B. X.
C. IX.
D. VII.

Câu 49: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí

A.    trên đường di cư của nhiều loài động, thực vật. 
B. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
C. tiếp giáp với biển Đông.
D. ở khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới.
Câu 50: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có

A. tổng bức xạ trong năm lớn.     
B. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
C. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
D. nền nhiệt độ cả nước cao.

ĐÁP ÁN

1

D

2

B

3

C

4

B

5

A

6

C

7

D

8

A

9

B

10

B

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 41:      Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI

(Đơn vị : Triệu ha )

Năm

1985

1995

2005

2013

Đông Nam Á

3,4

4,9

6,4

9,0

Thế giới

4,2

6,3

9,0

12,0

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê , 2015)

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013? 
A. Diện tích cao su của Đông Nam Á tăng nhanh hơn của thế giới.
B. Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh.
C. Tốc độ tăng diện tích cao su của Đông Nam Á chậm hơn của thế giới .
D. Diện tích cao su Đông Nam Á tăng liên tục.
Câu 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có bộ phận địa hình nào dưới đây?

A. Vùng đồi chuyển tiếp nhỏ hẹp.     
B. Vùng núi cao đồ sộ nhất cả nước.
C. Các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
D. Đồng bằng hạ lưu sông mở rộng, màu mỡ.

Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Sài Gòn thuộc lưu vực sông nào sau đây?
A. Sông Đồng Nai.
B. Sông Mê Công.
C. Sông Ba (Đà Rằng).
D. Sông Thu Bồn.

Câu 44: Hậu quả của việc tăng nhanh dân số ở nước ta là

A.    đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 
B. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
C. nguồn lao động dồi dào thuận lợi cho phát triển kinh tế.
D. sức ép đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta?

A.    Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam. 
B. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian.
C. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ các vùng núi cao).
D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu 46: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

A. các ngành tiểu thủ công nghiệp.     
B. lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
C. dệt may, da dày.
D. khai thác than và khoáng sản kim loại.
Câu 47: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?

A. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
B. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
C. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
D. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết sếu đầu đỏ là loài động vật đặc hữu của vườn quốc gia nào sau đây?

A. Bạch Mã.     
B. Vũ Quang.
C. Tràm Chim.
D. Cát Tiên.

Câu 49: Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì

A. không có bão, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. 
B. có thềm lục địa kéo dài.
C. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
D. có những hệ núi cao lan ra sát biển nên bờ biển khúc khuỷu.

Câu 50:  Cho biểu đồ:



(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2014?

A.    Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, nông - lâm - ngư nghiệp giảm. 
B. Tỉ trọng dịch vụ tăng nhanh nhất, công nghiệp - xây dựng xếp thứ 2 còn nông - lâm - ngư nghiệp giảm.
C. Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp giảm.
D. Tỉ trọng dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông - lâm - ngư nghiệp giảm.

ĐÁP ÁN

41

A

42

D

43

A

44

D

45

A

46

B

47

B

48

C

49

C

50

A

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Yên Lạc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF