YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu  giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm của các vùng núi nước ta?

A. Tây Bắc có các cao nguyên chạy khác hướng núi

B. Đông Bắc có hướng nghiêng tây bắc- đông nam

C. Trường Sơn Bắc có các dãy núi đâm ngang ra biển

D. Trường Sơn Nam nâng cao hai đầu thấp ở giữa

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta

A. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng từ Bắc vào Nam

B. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở vùng ven biển Trung Bộ

C. Nhiệt độ trung bình tháng VII có sự chênh lệch ( trừ vùng núi cao)

D. Biến trình nhiệt của Nam Bộ có dạng hai cực đại và hai cực tiểu

Câu 3: Mùa mưa ở miền Nam dài hơn miền Bắc là do

A. Miền Nam có vị trí địa lí gần khu vực xích đạo hơn

B. Khoảng cách hài lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn hơn

C. Hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam

D. Sự lùi dần từ bắc vào Nam của dải hội tụ nhiệt đới

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu Nhật Bản?

A. Khí hậu gió mùa,mưa nhiều.

B. Phía nam có khí hậu cận nhiệt

C. Ở giữa có khí hậu ôn đới lục địa

D. Phía Bắc có khí hậu ôn đới lạnh

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta?

A. Phần lớn dân số ở thành thị

B. Việt Nam là nước đông dân

C. Cơ cấu dân số đang thay đổi

D. Số dân nước ta đang tăng nhanh

Câu 6: Hướng núi tây bắc và vòng cung địa hình nước ta quy định bởi

A. Hình dạng lãnh thổ đất nước

B. Cường độ vận động nâng lên

C. Đặc điểm vị trí địa lý nước ta

D. Hướng của các mảng nền cổ

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm các bộ phận vùng biển nước ta?

A. Vùng nội thủy được xem như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền

B. Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở

D. Thểm lục địa có độ sâu khoảng 200m hoặc sâu hơn nữa

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm đồi núi chiếm phần lớn diện tích địa hinh nước ta?

A. Các đồng bằng vẫn có đồi núi sót

B. Đồi núi chiếm tới 3% diện tích

C. Có nhiều dãy núi lan ra sát biển

D. Đồi núi trải dài trên khắp lãnh thổ

Câu 9: Cho bảng số liệu

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Nguồn ; niên giám thống kê Việt Nam 2014,NXB Thống kê, 2015)

Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị của nước ta qua các năm theo bảng số liệu

A. Trình độ đô thị hóa của nước ta đang ở mức khá cao

B. Tỉ lệ lao động nông thôn có xu hướng giảm nhanh

C. Lao động ở thành thị chiếm tỉ lệ rất cao và tăng nhanh

D. Phần lớn lao động nước ta sống ở vùng nông thôn

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới với

A. Gió mùa Tây Nam

B. Gió đông nam vịnh Bắc Bộ

C. Gió tây nam vịnh Bengan

D. Gió Tín Phong bán cầu Bắc

ĐÁP ÁN

1

A

2

D

3

C

4

C

5

A

6

D

7

C

8

C

9

D

10

A

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Vùng biển mà tại đó, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là

A. Lãnh hải.
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Vùng đặc quyền kinh tế.
D. Thềm lục địa.

Câu 2. Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng ven biển miền Trung nên

A.    Đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
B.    Đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
C.    Một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn.
D.    Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang.

Câu 3. Nước ta có gió Tín phong hoạt động là do vị trí

A.    Thuộc bán cầu Đông, nửa cầu Bắc.
B.    Gắn liền với lục địa Á – Âu.
C.    Nằm trong vùng nội chí tuyến.
D.    Tiếp giáp biển thông ra Thái Bình Dương.

Câu 4. Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta từ dãy Bạch Mã trở ra có đặc điểm là

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC.
B. Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo.
C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Câu 5. Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bộ nước ta có đặc điểm là

A.    Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.
B.    Là miền duy nhất có địa hình cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao.
C.    Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng cung.
D.    Các dãy núi xen các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết tỉnh nào thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với Biển Đông?

A. Lạng Sơn.
B. Tuyên Quang.
C. Yên Bái.
D. Quảng Ninh.

Câu 7. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A.    Tam Điệp, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Pu Sam Sao.
B.    Bạch Mã, Đông Triều, Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn.
C.    Trường Sơn Bắc, Tam Đảo, Hoành Sơn, Hoàng Liên Sơn.
D.    Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Hoành Sơn.

Câu 8. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển Định An, Năm Căn, Phú Quốc lần lượt thuộc về các tỉnh nào của vùng Đồng bằng sông Cửụ Long?

A. Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh.
B. Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau.
C. Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.
D. Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng lợn lớn nhất ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là

A. Lâm Đồng.
B. Gia Lai.
C. Đắk Lắk.
D. Kon Tum.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam 21, ngành công nghiệp nào sau không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Nha Trang?
A. Chế biến nông sản.

B. Hóa chất, phân bón.
C. Sản xuất vật liệu xây dựng.
D. Sản xuất giấy, xenlulô.

ĐÁP ÁN

1

C

2

B

3

C

4

C

5

C

6

D

7

D

8

C

9

C

10

D

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Đây là một trong những đặc điểm chủ yếu của sản xuất lương thực nước ta trong thời gian qua?

A.    Sản lượng lúa tăng nhanh nhờ mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh.
B. Sản lượng lương thực tăng nhanh nhờ hoa màu đã trở thành cây hàng hóa.
C. ĐBSCL là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng lúa.
D. Nước ta trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo,trung bình năm trên 4,5 triệu tấn.

Câu 2: Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một tác động là

A.    cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
B. giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.
C. sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
D. đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Câu 3: Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện rõ nhất

A.    việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
C. việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Câu 4: Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở

A.    thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
B. mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
C. tỉ trọng giá trị sản xuất cùa từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
D. các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

Câu 5: Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %).

Năm

1990

2000

2005

2010

2015

Tổng số dân

100

117,6

124,8

131,7

138,9

Sản lượng lương thực

100

173,7

199,3

224,5

254,0

Bình quân lương thực theo đầu người

100

147,8

159,7

170,5

182,9

 

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người cuả nước ta qua các năm trên là biểu đồ

A. kết hợp.
B. miền.
C. cột.
D. đường.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào không có diện tích trồng cây lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 60-70%?

A. Lạng Sơn.
B. Thái Nguyên.
C. Bắc Cạn.
D. Tuyên Quang.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới?

A. Vịnh Hạ Long.
B. Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Phố cổ Hội An.
D. Cát Tiên.

Câu 8: Đánh bắt hải sản là ngành truyền thống ở nhiều nước Đông Nam Á, vì:

A.    các nước này có vùng biển rộng; giàu tôm, cá.
B. các nước này có đường bờ biển dài, nhiều đảo.
C. hải sản là nguồn thực phẩm chủ yếu của dân cư.
D. dân số đông, nguồn lao động giàu kinh nghiệm.

Câu 9: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động

A.    Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
B. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.
C. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
D. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

Câu 10: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc - Nam ở nước ta là

A.    sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc xuống Nam cùng với sự suy giảm ảnh hưởng của khối khí lạnh.
B. về phía Nam, sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời cùng với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh.
C. về phía Nam, góc nhập xạ tăng cùng với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
D. do càng vào Nam càng gần xích đạo cùng với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam.

ĐÁP ÁN

1

A

2

A

3

D

4

C

5

D

6

C

7

C

8

A

9

A

10

B

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Việt Nam có chung Biển Đông với bao nhiêu nước?

A. 7 nước.
B. 9 nước.
C. 8 nước.
D. 10 nước.

Câu 2: Mưa phùn là loại mưa :

A.    Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình của đồng bằng sông Hồng?

A.    Do phù sa sông Hồng và sông Tiền bồi đắp.
B. Bị chia cắt mạnh bởi hệ thống đê điều.
C. Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
D. Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm.

Câu 4: Đặc trưng khí hậu từ Bạch Mã trở vào là:

A.    có hai mùa: một mùa nóng và một mùa lạnh.
B. nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C.
C. có hai mùa: mùa mưa ít và mùa mưa nhiều.
D. không có mùa đông rõ rệt, chỉ có hai thời kỳ chuyển tiếp.

Câu 5: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp.
B. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao
C. Khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao
D. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.

Câu 6: Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do

A. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
B. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao.
C. tỉ suất tăng cơ học thấp.
D. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao.

Câu 7: Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô của Tây Nguyên và Đông Trường Sơn là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên

A. theo Bắc – Nam.
B. theo mùa.
C. theo Đông – Tây.
D. theo độ cao.

Câu 8: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A.    Điện, luyện kim, cơ khí.
B. Điện, chế tạo máy, cơ khí chính xác.
C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.
D. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy móc tự động.

Câu 9: yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi ở nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là

A. hình dáng lãnh thổ và khí hậu.    
B. hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.
C. khí hậu và sự phân bố địa hình.
D. địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.

Câu 10:  Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về

A. Vốn, khoa học kĩ thuật – công nghệ.
B. Thị trường.
C. Lao động.
D. Nguyên liệu.

ĐÁP ÁN

41

C

42

D

43

A

44

B

45

B

46

D

47

C

48

D

49

B

50

A

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Biện pháp có hiệu quả để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc hiện nay là

A. phát triển mạnh thủy lợi.
B. phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.
C. thực hiện các kĩ thuật canh tác.
D. xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Câu 2: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là

A. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
B. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng xích đạo.
D. đới rừng lá kim.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây?

A. Sinh Quyền.
B. Cam Đường.
C. Văn Bàn.
D. Quỳnh Nhai.

Câu 4: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/ năm, nguyên nhân chính là do

A.    địa hình cao đón gió gây mưa lớn.
B. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.
C. các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền.
D. Tín phong mang mưa tới.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Nam gồm những vùng khí hậu nào sau đây?

A. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
B. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bộ.
C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ.
D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

Câu 6: Cho biểu đồ về dầu thô ở một số khu vực của thế giới năm 2003: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A.    Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
D. Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới

Câu 7: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là

A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. hiệu số giữa người xuất cư, nhập cư.
D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đỉnh lũ trên sông Hồng vào tháng nào sau đây?

A. VIII.
B. VII.
C. IX.
D. X.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất trong các hệ thống sông?

A. Sông Thái Bình.
B. Sông Kì Cùng – Bằng Giang.
C. Sông Thu Bồn.
D. Sông Ba.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào?

A. Đắk Nông.
B. Kon Tum.
C. Đắk Lắk.
D. Gia Lai.

ĐÁP ÁN

1

B

2

A

3

C

4

A

5

A

6

C

7

A

8

A

9

B

10

D

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF