YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Cát Hanh

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Cát Hanh có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 9, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS CÁT HANH

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

 Việc ứng dụng phép lai phân tích dựa trên cơ sở định luật nào của Menđen? Nêu ví dụ một phép lai cụ thể. Vận dụng định luật đó để giải thích kết quả phép lai.

 

Câu 2.

 Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng cây thân cao; gen a quy định tính trạng cây thân thấp; gen B quy định tính trạng hoa đỏ; gen b quy định tính trạng hoa trắng. Khi đem F1 giao phối với hai cây khác thu được kết quả như sau:

   - Phép lai 1: F1 x cây 1, đời F2-1 xuất hiện 1200 cây trong đó có 75 cây thân thấp, hoa trắng.

   - Phép lai 1: F1 x cây 2, đời F2-2 xuất hiện 480 cây trong đó có 60 cây thân thấp, hoa trắng.

   Hãy biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 và các cây đem lai?

 

Câu 3.

   a. Nêu cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST 2n qua các thế hệ tế bào và cơ thể ở những loài sinh sản vô tính và những loài sinh sản hữu tính.

   b. Nêu các đặc điểm giống nhau, khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình thường.

 

Câu 4.

   a. So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng.

   b. Biết trong quá trình giảm phân, các gen liên kết hoàn toàn với nhau, hãy xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu trong mỗi trường hợp sau:  \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd:\frac{{Ab}}{{aB}}\frac{{De}}{{dE}}:Aa\frac{{Bd}}{{bd}}\frac{{Eg}}{{Eg}}\)

 

Câu 5.

Ở người, nhóm máu O (a a) , máu A (A A; A a) Máu B(A’A’; A’a) nhóm máu B(AA’), thuận tay phải gen (B) , thuận tay trái gen(b). Trong một gia đình bố có nhóm máu A, thuận tay trái, mẹ có nhóm máu B, thuận tay phải có 2 người con: con trai có nhóm máu AB, thuận tay trái và con gái có nhóm máu O thuận tay phải.

a. Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình.

b. Người con trai lớn lên lấy vợ có nhóm máu O, thuận tay phải; con gái của họ nhóm máu B, thuận tay phải. Xác định kiểu gen vợ của người con trai và bé gái con của họ.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Việc ứng dụng phép lai phân tích dựa trên định luật phân li của Menđen.

- Ví dụ:  P   Cây hoa đỏ x Cây hoa trắng

+ Nếu kết quả phép lai là 100% hoa đỏ thì kiểu gen của cây hoa đỏ đem lai là AA

+ Nếu kết quả phép lai là 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng thì kiểu gen của cây hoa đỏ đem lai là Aa.

- Giải thích: Kết quả này được Menđen giải thích bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh.

+ Ở kết quả phép lai cho 100% hoa đỏ: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền AA ở (P) hoa đỏ cho một loại giao tử A. Cặp nhân tố di truyền aa ở (P) hoa trắng cho một loại giao tử a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra một tổ hợp Aa . Do đó kết quả phép lai cho 100% hoa đỏ

+ Ở kết quả phép lai cho 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở (P) hoa đỏ cho hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A:1a. Cặp nhân tố di truyền aa ở (P) hoa trắng cho một loại giao tử a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra hai loại tổ hợp với tỉ lệ 50%Aa: 50% aa. Do đó kết quả phép lai cho 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng

 

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

   a. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong sơ đồ sau: Gen → mARN → protein

   b. Hãy cho biết tương quan về số lượng giữa axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom.

   c. Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?

 

Câu 2.

   a. Một quần thể sinh vật lưỡng bội sinh sản hữu tính gồm toàn các cá thể có kiểu gen Aa. Hãy giải thích cơ chế hình thành một cơ thể có kiểu gen Aaa trong quần thể nói trên? (biết không xảy ra đột biến đa bội).

   b. Giống lúa DR2 có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha. Hãy cho biết:

   - Tại sao có sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa?

   - Tại sao trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, giống lúa trên chỉ cho năng suất gần 8 tấn/ha/vụ?

 

Câu 3.

   a. Đột biến gen là gì?

   b. Tại sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?

   c. Tại sao nói tính có hại của đột biến gen chỉ là tương đối ?

 

Câu 4.

 Sơ đồ phả hệ sau theo dõi một bệnh hiếm gặp ở người do một gen trên NST thường quy định

 

Câu 5.

Ở một loài thực vật, hoa tìm (T) , hoa trắng (t) , hạt nâu(N), hạt vàng(n) . Đem thụ phấn cay có hoa tím, hạt nâu với cây có hoa trắng , hạt vàng. Ở F1  thu được 50% cây hoa tím, hạt nâu và 50% cây hoa trắng, hạt vàng. 

a. Xác định kiểu gen của P

b. Đem lai cây hoa tím, hạt nâu dị hợp 2 cặp gen với cây hoa trắng , hạt nâu ở F1 .Xác định kết quả ở F2

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Các nucleotit trên mạch làm khuôn của gen để tổng hợp mARN sẽ liên kết với các nucleotit tự do của môi trường theo NTBS: A - U, T - A, G - X, X - G bằng liên kết hidro.

- Các nucleotit trong các bộ ba trên mARN sẽ liên kết với các nucleotit trong các bộ ba trên tARN tương ứng theo NTBS: A - U, U - A, G - X, X - G.

b.

Tương quan số lượng: cứ 3 nucleotit trên mARN quy định 1 axitamin

c.

- ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân A,T,G,X

- Các đơn phân sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

 Ở loài đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Một nhóm cá thể ban đầu đều có hoa màu đỏ, sau 1 thế hệ tự thụ phấn thì ở thế hệ I1 có 2 lớp kiểu hình phân tính theo tỉ lệ 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Hãy xác định tỉ lệ các loại kiểu gen của nhóm cá thể ban đầu.

 

Câu 2.

 Nêu ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái của 2 loài cây là bạch đàn và lá lốt.

 

Câu 3.

 Cho một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng như sau:

 

Câu 4.

Ở lúa , thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, chín sớm rội hoàn toàn so với chín muộn. Đem hai thứ lúa đều thân cao, chín sớm thụ phấn với nhau ở F1  thu được: 897 cây lúa thân cao, chín sớm: 299  cây lúa thân cao, chín muộn: 302 cây lúa thân thấp, chín sớm: 97 cây lúa thân thấp, chín muộn.

a. Xác định kiểu gen của bố mẹ.

b.Lấy cây thân thấp, chín sớm thụ phấn với cây thân cao , chín sớm ở P. Xác định kết quả thu được.

 

Câu 5.

Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng cây thân cao; gen a quy định tính trạng cây thân thấp; gen B quy định tính trạng hoa đỏ; gen b quy định tính trạng hoa trắng. Khi đem F1 giao phối với hai cây khác thu được kết quả như sau:

   - Phép lai 1: F1 x cây 1, đời F2-1 xuất hiện 1200 cây trong đó có 75 cây thân thấp, hoa trắng.

   - Phép lai 1: F1 x cây 2, đời F2-2 xuất hiện 480 cây trong đó có 60 cây thân thấp, hoa trắng.

   Hãy biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 và các cây đem lai?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Vì I1 xuất hiện cây hoa trắng (aa) → thế hệ ban đầu có kiểu gen dị hợp tử Aa.

- Kiểu gen Aa khi tự thụ phấn sẽ cho hoa trắng ở I1 chiếm tỉ lệ 1/4.

- Ở I1, tỉ lệ kiểu gen aa chiếm 1/12 → ở thế hệ ban đầu, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 1/3.

- Ở thế hệ ban đầu đều các cây màu hoa đỏ, vì vậy kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 2/3.

 

2

- Bạch đàn: thuộc nhóm thực vật ưa sáng

-  Đặc điểm hình thái của cây bạch đàn: Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, lá xanh nhạt, cây mọc nơi quang đãng.

- Lá lốt: thuộc nhóm thực vật ưa bóng.

- Đặc điểm hình thái của cây lá lốt: Cây nhỏ, lá to xếp ngang, màu xanh đậm, mọc dưới tán cây to nơi có ánh sáng yếu

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

   a. Thể dị bội là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh, hậu quả của thể một nhiễm dạng XO ở người.

   b. Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dạng thể ba nhiễm khác nhau ?

 

Câu 2.

Một số bà con nông dân cho rằng: Tự thụ phấn, giao phối gần chỉ gây hậu quả xấu chứ không có vai trò gì trong sản xuất và chọn giống. Dựa trên những hiểu biết về kiến thức di truyền học, hãy cho biết nhận định đó đúng hay sai? Giải thích.

 

Câu 3.

   a. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

   b. Trình bày nguyên nhân của mối quan hệ cạnh tranh cùng loài? Khi quần tụ cá thể tăng quá mức cực thuận thì có thể xảy ra diễn biến gì đối với quần thể?

 

Câu 4.

Cho biết ở một loài côn trùng, 2 cặp tính trạng về  chiều cao chân và độ dài cánh  do gen nằm trên NST thường qui định và di truyền độc lập với nhau.

Gen A: chân cao  ; gen a: chân thấp

Gen B: cánh dài ; gen b: cánh ngắn.

Người ta tiến hành 2 phép lai và thu được 2 kết quả khác nhau ở  con lai F1 như sau:

  1. Phép lai 1, F1 có:

+ 37,5% số cá thể có  chân  cao, cánh dài.

+ 37,5% số cá thể có  chân  thấp, cánh dài.

+ 12,5% số cá thể có  chân  cao, cánh  ngắn.

+ 12,5% số cá thể có  chân  thấp, cánh ngắn.

  1. Phép lai 2, F1 có:

+ 25% số cá thể có  chân  cao, cánh dài.

+ 25% số cá thể có  chân  cao, cánh ngắn.

+ 25% số cá thể có  chân  thấp, cánh dài.

+ 25% số cá thể có  chân  thấp, cánh  ngắn.

Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.

 

Câu 5.

a. Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd thì tỉ lệ các kiểu gen AabbDd; AaBbDd; aabbdd ở F1 là bao nhiêu?

   b. Người ta đã sử dụng tác nhân gây đột biến, tác động vào giai đoạn giảm phân của các tế bào sinh hạt phấn ở cây cà chua lưỡng bội. Kết quả có một cặp nhiễm sắc thể (mang cặp gen Aa) phân li không bình thường. Cây cà chua có kiểu gen Aa trong thí nghiệm trên có thể phát sinh cho những loại giao tử nào ? Biết hiệu quả của việc xử lí gây đột biến không đạt 100%.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

- Cơ chế phát sinh thể OX ở người:

+ Trong quá trình phát sinh giao tử, cặp NST giới tính của bố (hoặc mẹ) không phân li, tạo ra 1 loại giao tử mang cả 2 NST giới tính và 1 loại giao tử không chứa NST giới tính X nào (O).

+ Khi thụ tinh, giao tử không mang  NST nào của bố (hoặc mẹ) kết hợp với giao tử bình thường mang NSTgiới tính X của mẹ (hoặc bố) tạo ra hợp tử chứa 1 NST giới tính (OX).

- Hậu quả: Gây hội chứng tơcnơ ở nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, chỉ khoảng 2% sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, mất trí, không có con.

b.

Xác định số loại thể ba nhiễm

- Ta có 2n = 24  → n = 12 cặp NST.

- Thể ba nhiễm do một cặp NST nào đó có 3 NST (2n + 1 = 25).

- Thể ba nhiễm có thể xảy ra ở bất kì cặp NST nào trong 12 cặp ® có 12 dạng thể ba nhiễm khác nhau.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

   a. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã ? Trong quá trình phiên mã và dịch mã của một gen, nguyên tắc bổ sung bị vi phạm thì gen đó có đột biến không? Giải thích.

   b. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ có kiểu gen AA với cây hoa trắng có kiểu gen aa được F1 có 1501 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Quan sát tế bào xôma của cây hoa trắng này dưới kính hiển vi quang học, người ta thấy số lượng nhiễm sắc thể  không thay đổi so với cây bố mẹ. Hãy giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng ở F1 trong phép lai trên.

 

Câu 2

 Trong một phòng ấp trứng, ở điều kiện nhiệt độ cực thuận người ta thay đổi độ ẩm tương đối của không khí. Kết quả thu được như sau:

Độ ẩm tương đối (%)

74

75

85

90

95

96

Tỉ lệ trứng nở (%)

0

5

90

90

5

0

   a. Từ bảng số liệu trên, nêu nhận xét về sự phụ thuộc giữa tỉ lệ nở của trứng với độ ẩm tương đối. Xác định giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và khoảng cực thuận của độ ẩm không khí đối với sự nở của trứng.

   b. Điều gì xảy ra nếu nhiệt độ phòng ấp trứng không duy trì ở nhiệt độ cực thuận? Giải thích.

 

Câu 3.

 Một hợp tử của một loài động vật có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}\). Cặp gen Aa có 1650G, 1350A và số lượng A của gen trội bằng 50% số lượng T của gen lặn. Cặp gen Bb có 675A, 825G và gen lặn có số lượng từng loại nuclêôtit bằng nhau. Mỗi alen trong cặp gen dị hợp đều dài bằng nhau.

   a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.

   b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của toàn bộ các gen có trong hợp tử.

 

Câu 4

 Ở ruồi giấm, alen A quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân đen. Cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II. Cho các con ruồi giấm cái thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con ruồi giấm đực thân đen, đời F1 có 75% ruồi thân xám : 25% ruồi thân đen. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với với nhau thu được F2.

   a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1.

   b. Số con ruồi giấm thân đen mong đợi ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?

 

Câu 5.

Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình  với 6400 cây trong đó có  1200 cây quả đỏ, hạt dài. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các NST khác nhau. Đối lập với quả đỏ, hạt dài là quả vàng,hạt tròn.

a. Xác định tính chất của tỉ lệ trên và viết sơ đồ lai

b. Tính số cây của các kiểu hình còn lại.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

* Nguyên tắc bổ sung:

- Trong tự nhân đôi của ADN: Các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên hai mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G – X và ngược lại.

- Trong phiên mã: Các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung: A - Tg; U - Ag; G - Xg; X - Gg.

- Trong dịch mã: Các nucleotit trong các bộ ba đối mã của tARN liên kết với các nucleotit của bộ ba tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung: A – U, G – X và ngược lại.

* Trong quá trình phiên mã và dịch mã, NTBS bị vi phạm:

- Gen không đột biến.

- Vì nguyên tắc bổ sung bị vi phạm trong phiên mã và dịch mã không ảnh hưởng đến cấu trúc của gen, chỉ làm thay đổi cấu trúc của ARN và có thể làm thay đổi cấu trúc của protein...

b.

Giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng

- Trong trường hợp bình thường:

         P: Hoa đỏ (AA)  x Hoa trắng (aa) ® 100% Hoa đỏ

    Theo đề, con xuất hiện 01 cây hoa trắng ® xảy ra đột biến.

- Trường hợp 1: Đột biến gen:

+ Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cây AA đã xảy ra đột biến gen lặn (A  a) tạo giao tử mang alen a. Trong thụ tinh, một giao tử đột biến mang alen a kết hợp với giao tử mang gen a của cây aa ® hợp tử aa, phát triển thành cây hoa trắng.

+ Sơ đồ:        P:    AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)

                   G:    A; A đột biến a               a

                   F1                                       aa (hoa trắng)

             (HS chỉ viết sơ đồ, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

- Trường hợp 2: Đột biến mất đoạn NST

+ Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cây AA xảy ra đột biến cấu trúc NST mất đoạn mang alen A → tạo giao tử đột mất đoạn alen A. Trong thụ tinh, một giao tử đột biến mất đoạn alen A kết hợp với giao tử bình thường mang gen a của cây aa ® hợp tử đột biến mang một alen a và phát triển thành thể đột biến  (a)

+ Sơ đồ:          P :A  A (hoa đỏ)  x    a  a (hoa trắng)

                        G: A  ;                             a

                            F1 :                                    a   (hoa trắng)

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Cát Hanh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON