YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS An Bình

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS An Bình có đáp án, được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án chi tiết giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HSG sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS AN BÌNH

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 90 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

  a. Sự đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện như thế nào? Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong quá trình nào?

  b. Tại sao nói phân tử protein cũng có tính đa dạng và đặc thù? Yếu tố chính quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein? Những nguyên nhân nào có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù ấy?

 

Câu 2

  Quan sát một tế bào của một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào.

  a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên?

  b. Kết thúc lần phân bào trên, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân chia được nữa hay không? Tại sao?

 

Câu 3

  Viết một sơ đồ thể hiện thí nghiệm của Menden từ đó nêu nội dung quy luật phân ly. Menden đã giải thích thí nghiệm đó như thế nào?

 

Câu 4

  Một cơ thể thực vật có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}DdHh\). Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, cấu trúc NST không đổi trong giảm phân. Cho cơ thể trên tự thụ phấn. Xác định tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn ở đời lai.

 

Câu 5

  Một đoạn mạch của một gen có cấu trúc như sau:

…-A-T-A-X-G-G-X-T-X-…

  Hãy viết cấu trúc đoạn phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Tính đa dạng: Với 4 loại nuclêôtit khác nhau nhưng với số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp khác nhau đã tạo nên vô số các loại ADN.

- Tính đặc thù được thể hiện:

+ Mỗi loại ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

+ Mỗi loài sinh vật có hàm lượng ADN, số phân tử và cấu trúc các phân tử ADN đặc trưng.

- Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong quá trình nhân đôi, nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

b.

- Prôtêin đa dạng và đặc thù vì:

+ 20 loại axit amin cấu tạo với số lượng, thành phần và trật tự khác nhau.

+ Cấu trúc không gian khác nhau.

+ Số chuỗi axit amin khác nhau.

- Yếu tố chính: do gen (ADN) quy định.

- Nguyên nhân có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù:

+ Do đột biến gen.

+ Do tác động của các yếu tố môi trường: nhiệt độ, áp suất, pH…

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

Ở một loài thực vật phát hiện một thể đột biến mà trong tất cả các tế bào sinh dưỡng đều thừa một nhiễm sắc thể. Cho biết đây là thể đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó.

 

Câu 2

  Hãy phân biệt giữa biến dị tổ hợp và thường biến.

 

Câu 3

  - Thế nào là một quần xã sinh vật? Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật?

  - Thế nào là cân bằng sinh học? Cho ví dụ minh hoạ.

 

Câu 4

  Trình bày các bước cơ bản trong kỹ thuật chuyển gen. ADN tái tổ hợp tồn tại và hoạt động ở tế bào nhận là tế bào thực vật hoặc tế bào động vật so với tế bào nhận là vi khuẩn khác nhau ở điểm nào?

 

Câu 5

Giao phối chuột đen , lông dài với chuột trắng , lông ngắn, ở F1 thu được 100% chuột đen , lông ngắn. Sau đó lấy chuột F1 giao phối với nhau.

a. Xác định kết quả ở F2.

b. Lai phân tích chuột  F1 . xác định kết quả ở F2

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Thể đột biến: Thể dị bội (2n +1).

* Cơ chế phát sinh: Do một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân, tạo giao tử (n + 1), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử thừa 1 nhiễm sắc thể (2n+1)  thể dị bội (2n + 1).

2

 

Biến dị tổ hợp

Thường biến

Khái niệm

Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P.

Là sự biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể (của cùng một kiểu gen) dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Đặc điểm

- Xuất hiện riêng lẻ, có thể dự đoán được quy mô xuất hiện nếu biết trước đặc điểm di truyền của P.

- Xuất hiện trong sinh sản hữu tính, di truyền được.

- Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.

 

 

- Phát sinh trong đời sống cá thẻ, không di truyền được.

Ý nghĩa

Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.

Giúp sinh vật thích nghi linh hoạt với môi trường sống.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

   Cho hai loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\).

   a. Nêu những điểm khác biệt về kiểu gen của 2 loài đó.

   b. Dùng lai phân tích có thể nhận biết được 2 kiểu gen nói trên không? Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 2.

   Cho cây ♂ có kiểu gen AaBbCcDdEe thụ phấn với cây ♀ có kiểu gen aaBbccDdee. Hãy tính:

   + Tỉ lệ đời con F1 có kiểu gen giống cây bố.

   + Tỉ lệ đời con F1 có kiểu gẹn giống cây mẹ.

   + Tỉ lệ đời con F1 có kiểu hình giống cây bố.

   + Tỉ lệ đời con F1 có kiểu hình khác cây mẹ.

   Biết: các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau; trong mỗi cặp alen của gen, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh không xảy ra đột biến; các hợp tử F1 đều sinh trưởng, phát triển bình thường.

Câu 3.

   a. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbdd tiến hành giảm phân bình thường, theo lí thuyết sẽ thu được mấy loại giao tử? Đó là những loại giao tử nào?

   b. Dựa vào hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân hãy giải thích tại sao có thể tạo ra các loại giao tử đó.

 

Câu 4

   Nêu các khâu chính trong kĩ thuật chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin của người sang vi khuẩn E.coli nhờ thể truyền.

 

Câu 5

   Phân tích ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

Kiểu gen AaBb

Kiểu gen AB/ab

- Hai cặp gen dị hợp nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.

- Hai cặp gen dị hợp nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng.

- Các gen phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

- Các cặp gen phân li cùng nhau trong quá trình phát sinh giao tử.

- Giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ tương đương nhau là 1 AB : 1 Ab :

1

aB : 1 ab.

- Giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ tương đương nhau là 1 AB : 1 ab

- Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

 

b.

Dùng phép lai phân tích có thể nhận biết được hai kiểu gen trên. Vì:

- Nếu FB thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì hai cặp gen nằm trên hai cặp NST và phân li độc lập với nhau.

Ví dụ: Ở đậu Hà Lan

P: Hạt vàng, vỏ hạt trơn  x  hạt xanh, vỏ hạt nhăn

            AaBb                                  aabb

GP: AB, Ab, aB, ab                          ab

FB:  TLKG: 1AaBb : 1Aabb : 1 aaBb : 1 aabb

       TLKH: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

HS lấy ví dụ tương tự nếu đúng vẫn cho điểm

- Nếu FB thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 thì hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST và di truyền liên kết với nhau.

Ví dụ: Ở ruồi giấm

P: Thân xám, cánh dài   x   thân đen, cánh cụt

                \(\frac{{AB}}{{ab}}\)                               \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

GP:       AB, ab                              ab

FB: TLKG: \(1\frac{{AB}}{{ab}}: 1\frac{{ab}}{{ab}}\)

      TLKH: 1 xám, dài : 1 đen, cụt

 

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

   Một cô bé có ngoại hình cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, cơ thể phát triển chậm, lưỡi dài và dày, trí tuệ kém phát triển được đưa vào bệnh viện khám. Bác sĩ làm tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát dưới kính hiển vi và thấy có 47 nhiễm sắc thể trong tế bào.

   a. Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết cô bé đã mắc bệnh gì?

   b. Bộ nhiễm sắc thể của cô bé khác bộ nhiễm sắc thể của người bình thường như thế nào?

   c. Nêu cơ chế phát sinh bệnh trên.

 

Câu 2

   a. Phân biệt đột biến và thể đột biến.

   b. Tại sao biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể lại thường gây hại cho sinh vật?

   c. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Tại sao?

 

Câu 3

Khi theo dõi sự di truyền của một tính trạng bệnh ở một gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ sau

   Hãy xác định kiểu gen của từng người trong phả hệ.

 

Câu 4.

   Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật:           

   - Phép lai 1: lai bố mẹ thuần chủng một bên có lông đen, mắt dẹt với một bên có lông nâu, mắt bình thường được F1 toàn lông đen, mắt bình thường. Tiếp tục cho F1 lai với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ 1 lông đen, mắt dẹt : 2 lông đen, mắt bình thường : 1 lông nâu, mắt bình thường.

   - Phép lai 2: lai bố mẹ thuần chủng, một bên có lông đen, mắt bình thường với một bên có lông nâu, mắt dẹt được F1 toàn lông đen, mắt bình thường. Tiếp tục cho F1 lai với nhau được F2 có tỉ lệ 3 lông đen, mắt bình thường : 1 lông nâu, mắt dẹt.

   Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết cấu trúc nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.

 

Câu 5.

   Một đoạn phân tử ADN có 180 vòng xoắn, chứa 2 gen A và B, trong đó gen A có chiều dài gấp đôi gen B. Gen A có tỉ lệ \(\frac{T}{X} = \frac{3}{7}\); gen B có tỉ lệ \(\frac{{G + X}}{{A + T}} = \frac{1}{3}\).

   a. Xác định khối lượng của mỗi gen.

   b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Cô bé mắc bệnh Đao.

b.

- Điểm khác nhau giữa bộ NST trong tế bào của cô bé với bộ NST trong tế bào của người bình thường:

 

Bộ NST của người bình thường

Bộ NST của cô bé bị bệnh Đao

Tổng số NST trong tế bào sinh dưỡng

-

ó

46 NST

- Có 47 NST

Số lượng NST 21 trong tế bào sinh dưỡng

- Có 2 NST

- Có 3 NST

 

c.

- Cơ chế phát sinh bệnh Đao:

+ Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, ở một số tế bào sinh dục của bố hoặc mẹ, cặp NST số 21 không phân li dẫn đến tạo ra các tinh trùng hoặc các trứng có 2 NST số 21, kí hiệu là giao tử (n + 1).

+ Trong quá trình thụ tinh, nếu tinh trùng (n + 1) kết hợp được với trứng bình thường (n) hoặc trứng (n + 1) kết hợp với tinh trùng bình thường (n) sẽ tạo thành hợp tử có bộ NST chứa 3 NST số 21 (hợp tử 2n + 1) và phát triển thành đứa trẻ bị bệnh Đao.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

   a. Phân biệt chuỗi và lưới thức ăn.

   b. Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên?

 

Câu 2

   1. Trình bày các khâu cơ bản của kỹ thuật gen.

   2. Nêu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.

   3. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu  thế lai?

 

Câu 3

   1. Bộ nhiễm sắc thể ở ngô 2n = 24. Một tế bào đang ở kỳ đầu của nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể đơn, số tâm động, số crômatit  trong tế bào là bao nhiêu?

   2. Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b. Các gen này  nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các  kiểu gen có thể có của tế bào đó.

 

Câu 4

   1. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN.

   2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

 

Câu 5

   Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 3 cây cà chua khác, kết quả thu được:

   - Với cây thứ nhất: 125 quả đỏ, tròn; 125 quả đỏ, dẹt; 125 quả vàng, tròn; 125 quả vàng, dẹt.

   - Với cây thứ hai: 300 quả đỏ, tròn; 301 quả đỏ, dẹt; 100 quả vàng, tròn; 101 quả vàng, dẹt.

   - Với cây thứ ba: 210 quả đỏ, tròn; 211 quả vàng, tròn; 70 quả đỏ, dẹt; 71 quả vàng, dẹt.

   Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen phân li độc lập và chỉ xét tối đa 2 cặp gen.

   1. Em hãy trình bày cách xác định tính trạng trội, lặn, kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai, cây thứ ba.

   2. Viết sơ đồ lai  giữa cây thứ nhất với cây thứ hai.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Chuỗi thức ăn: Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Lưới thức ăn: Là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

b.

- Phản ánh mối quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật.

- Là cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể để đảm bảo trạng thái cân bằng của quần xã.

+ Vật ăn thịt là nhân tố tham gia điều chỉnh số lượng con mồi.

+ Bản thân con mồi cũng là nhân tố điều chỉnh số lượng vật ăn thịt.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS An Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF