YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HSG môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Sở GD&ĐT Nam Định

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Sở GD&ĐT Nam Định gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Thành phần chính của cao su thiên nhiên là

A. poliisopren.                      B. polibutađien.               C. polistiren.                    D. poli(vinyl clorua).

Câu 2: Cacbon monooxit là chất khí rất độc. Công thức của cacbon monooxit là

A. CO2.                                B. CH4.                            C. CCl4.                           D. CO.

Câu 3: Tên gọi của este CH3COOC2H5

A. etyl propionat.                 B. propyl axetat.              C. etyl axetat.                  D. metyl propionat.

Câu 4: Monosaccarit X có khả năng làm mất màu nước brom. Tên gọi của X là

A. saccarozơ.                        B. fructozơ.                     C. glucozơ.                      D. amilozơ.

Câu 5: Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là

A. 22.                                   B. 11.                               C. 12.                               D. 6.

Câu 6: Chất nào sau đây là amin bậc hai?

A. Đimetylamin.                   B. Anilin.                         C. Hexametylenđiamin.   D. Propan-2-amin.

Câu 7: Vật liệu polime nào sau đây không chứa  nguyên tố nitơ trong phân tử?

A. Tơ axetat.                        B. Tơ capron.                   C. Tơ nitron.                    D. Tơ nilon-6,6.

Câu 8: Hợp chất nào sau đây dùng để sản xuất kim loại nhôm?

A. Al2(SO4)3.                       B. Al2O3.                         C. AlCl3.                         D. Al4C3.

Câu 9: Phương pháp thủy luyện điều chế được kim loại nào sau đây?

A. Na.                                   B. Mg.                             C. Cu.                              D. Ca.

Câu 10: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là

A. Cs.                                   B. Al.                               C. Ag.                              D. Au.

Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng?

A. CaSO4.2H2O dùng để bó bột khi gãy xương.

B. Na2CO3 dễ bị nhiệt phân khi nung nóng.

C. Có thể  làm mềm nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.

D. CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan khí CO2.

Câu 12: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học?

A. Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng có nhỏ thêm một vài giọt CuSO4.

C. Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

D. Để thanh thép (hợp kim Fe-C) ngoài không khí ẩm.

Câu 13: Cho hỗn hợp axit axetic và axit acrylic tác dụng với glixerol thu được tối đa bao nhiêu trieste không no mạch hở?

A. 2.                                     B. 4.                                 C. 5.                                 D. 6.

Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Các aminoaxit là các hợp chất hữu cơ đa chức.

B. Anbumin của lòng trắng trứng thuộc loại protein phức tạp.

C. Dung dịch lysin làm quỳ tím hóa xanh.

D. Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.

Câu 15: Thêm NaOH vào dung dịch chất X thấy thoát ra khí có mùi khai. Nếu thêm AgNO3 vào  dung dịch X thì thu được kết tủa màu vàng. Công thức của X là

A. Na2SO4.                          B. NH4Cl.                        C. Na3PO4.                      D. (NH4)3PO4.

Câu 16: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Các este thường là chất lỏng, tan tốt trong nước.

B. Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng một chiều.

C. Chất béo rắn chủ yếu chứa các gốc axit béo không no.

D. Benzyl axeat có mùi thơm của chuối chín.

Câu 17: Hợp chất X có công thức C7H8O chứa vòng benzen trong phân tử, biết X tác dụng được với dung dịch NaOH. Số đồng phân cấu tạo phù hợp với X là

A. 5.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Phèn chua có công thức NaAl(SO4)2.12H2O có khả năng làm trong nước sinh hoạt.

B. Có thể dùng khí CO2 để dập tắt các đám cháy của kim loại Mg .

C. Hỗn hợp chứa các chất Na2O, Al2O3 có cùng số mol tan hoàn toàn trong nước dư.

D. Al là chất lưỡng tính, tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

B. Fructozơ là đồng phân của glucozơ.

C. Thủy phân glucozơ thu được ancol etylic.

D. Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.

Câu 20: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Fe chiếm 28% khối lượng. Cho 40 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là

A. 6,72.                                B. 4,48.                            C. 14,56.                          D. 7,28.

Câu 21: Cho các kim loại Ba, Mg, Al, Fe, Cu lần lượt tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3. Số phản ứng tạo được kết tủa là

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 22: Vitamin A (retinol) rất cần thiết đối với sức khỏe con người, vitamin A là chất không tan trong nước, hòa tan tốt trong chất béo. Công thức của vitamin A như  sau: 

Nhận định nào sau đây về vitamin A là đúng?

A. Công thức phân tử là C20H30O.

B. Cacbon chiếm 72,10% khối lượng phân tử.              .

C. Là một hợp chất phenol.

D. Hiđro chiếm 10,72% khối lượng phân tử.

Câu 23: Cho các polime sau: Polietilen, poli (metyl metacrylat), xenlulozơ, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số polime điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. 2.                                     B. 1.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 24: Thủy phân pentapeptit X (Ala-Ala-Gly-Ala-Ala) thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 25: Cho các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4, HCl. Số chất có thể sử dụng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời là

A. 2.                                     B. 3.                                 C. 5.                                 D. 4.

Câu 26: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng trong dung dịch?

A. NH4Cl và NaOH.                                                    B. NaOH và K2CO3.

C. NaCl và AgNO3.                                                     D. NaHSO4 và NaHCO3.

Câu 27: Cho 20,4 gam HCOOC6H4CH3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2,25M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a

A. 35,7 gam.                         B. 18,3 gam.                    C. 19,8 gam.                    D. 24,3 gam.

Câu 28: Cho 3,5a gam hỗn hợp X gồm C và S tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 3,584 lit hỗn hợp khí Y (đo ở đktc) gồm NO2 và CO2. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5a gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,40.                                B. 0,24.                            C. 0,32.                            D. 0,16.

Câu 29: Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch chứa 0,15 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 11,425 gam chất rắn và dung dịch X. Tách lấy chất rắn, thêm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được thêm m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 21,05 gam.                       B. 24,8 gam.                    C. 29,0 gam.                    D. 23,75 gam.

Câu 30: Tiến hành phản ứng theo các bước sau:

Bước 1: Lấy 2 ml dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào ống nghiệm thu được kết tủa, sau đó kết tủa tan dần đến hết, tạo dung dịch trong suốt không màu.

Bước 3: Sục khí axetilen vào dung dung dịch trong ống nghiệm, quan sát hiện tượng.

Cho các phát nhận xét sau:

(a) Sau bước 3 trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng bạc.

(b) Ở bước 3 xảy ra phản ứng oxi hóa axetilen.

(c) Trong sản phẩm kết tủa thu được ở bước 3, cacbon chiếm 10% khối lượng.

(d) Có thể phân biệt axetilen với propin dựa vào thí nghiệm trên.

(e) Ở bước 3, nếu cho glucozơ vào ống nghiệm, đun nóng thì hiện tượng xảy ra tương tự như thí nghiệm trên.

Số nhận xét đúng là

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 31: Chất béo X tạo bởi 3 axit béo Y, Z, T. Cho 39,18 gam E gồm X, Y, Z, T tác dụng với H2 dư (Ni, t°) thu được 39,48 gam hỗn hợp chất béo no và các axit béo no. Mặt khác, để tác dụng hoàn toàn với 39,18 gam E cần vừa đủ 0,135 mol NaOH, thu được glixerol và 41,01 gam muối. Để đốt cháy hết 39,18 gam E cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là

A. 3,75.                                B. 5,01.                            C. 3,54.                            D. 4,29.

Câu 32: Hỗn hợp E gồm amin X no, mạch hở và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy hết 0,52 mol E cần dùng vừa đủ 5,02 mol O2, thu được N2, CO2 và 3,88 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,52 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,56 mol. Khối lượng của X trong 0,52 mol E là

A. 21,18 gam.                       B. 28,56 gam                   C. 24,00 gam                   D. 24,08 gam

Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối khan D, E (MD < ME) và 0,1 mol hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là

A. 4,02 gam.                         B. 5,2 gam.                      C. 3,66 gam.                    D. 6,24 gam.

Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch NH4HSO4.

(c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng.

(d) Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(e) Đun nóng nhẹ dung dịch NaHCO3.

(f) Cho CuS tác dụng với dung dịch HCl.

Số thí nghiệm thu được chất khí sau phản ứng là

A. 3.                                     B. 5.                                 C. 4.                                 D. 6.

Câu 35: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn không màu, tan tốt trong nước.

(b) Thủy phân hoàn toàn amilopectin và xenlulozơ đều thu được sản phẩm duy nhất là glucozơ.

(c) Có thể chuyển hóa các chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa.

(d) Các polime sử dụng làm cao su đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.

(e) 1 mol tripeptit Gly-Ala-Glu tác dụng tối đa 3 mol HCl hoặc 4 mol NaOH.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                     B. 4.                                 C. 5.                                D. 2.

Câu 36: Cho 23,8 gam hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic, isopropylamin và etylamin tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có 0,25 mol NaOH đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn 23,8 gam X, thu được CO2, N2 và 18 gam H2O. Cho 47,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 69,5.                                B. 70,75.                          C. 77,8.                            D. 81,4.

Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 4,48 gam kim loại M vào lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Tách hết lượng muối khỏi dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,24 gam một muối X. Phần trăm khối lượng của oxi trong X  gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 28,8 %                             B. 63,3%.                         C. 57,6%.                        D. 21,1%.

Câu 38: Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch X chứa a mol NaOH và 0,2 mol Na2CO3 thì thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Nhỏ từ từ 210 ml HCl 1 M vào phần một, thu được 2,912 lít khí. Nhỏ từ từ phần hai vào 210 ml HCl 1M thu được 3,36 lít khí thoát ra. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của Va lần lượt là

A. 2,24 và 0,08.                    B. 3,36 và 0,1.                 C. 5,04 và 0,2.                 D. 4,48 và 0,16.

Câu 39: Cho các thí nghiệm sau:

(1) Cho hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol 2:1) vào nước dư.

(2) Cho dung dịch NaHSO4 tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1:1).

(3) Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch K2CO3 (tỉ lệ mol 1:1).

(4) Cho CO2 tác dụng với dung dịch KOH (tỉ lệ mol 1:1).

(5) Cho dung dịch (NH4)2SO4 tác dụng dung dịch Ba(OH)2 (tỉ lệ mol 1:1).

Số thí nghiệm sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 1 chất tan là

A. 2.                                     B. 3.                                 C. 4.                                 D. 5.

Câu 40: Cho 38,06 gam hỗn hợp X gồm Na2O, K2O, CaO, BaO và Al (trong đó oxi chiếm 11,771% về khối lượng) tan hoàn toàn vào nước thu được 1 lit dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị pH của Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 11,6.                                B. 13,1                             C. 12,9.                            D. 12.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1A

2D

3C

4C

5B

6A

7A

8B

9C

10D

11D

12C

13C

14C

15D

16B

17C

18C

19C

20B

21A

22A

23D

24D

25D

26B

27A

28D

29B

30A

31C

32B

33A

34C

35B

36A

37B

38D

39B

40B

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2021-2022 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (4,5 điểm)

1. Cho các sơ đồ phản ứng sau, trong đó X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất vô cơ khác nhau và X1, X4 là những chất kết tủa trong dung dịch.

AlCl3       + NaHCO3 → X1          + CO2      + NaCl

X1            + X2    → Al2(SO4)3 + Na2SO4 + H2O

NaHCO3  + X2   → CO2    + ......

X1            + Ba(OH)2  → H2O    + X3

X2            + X3       + H2O →  X1 + X4    + ........

NaHCO3  + NaOH      →  X5   + H2O

Al2(SO4)3 + X5       + H2O →  X1 + CO2 + ......             

Xác định X1, X2, X3, X4, X5. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Hỗn hợp X gồm hai kim loại hóa trị I và một kim loại hóa trị II. Hòa tan hoàn toàn 19,9 gam hỗn hợp X vào nước, thu được V1 lít dung dịch Y và 4,48 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Z là dung dịch hỗn hợp của hai axit: H2SO4 và HCl, trong đó số mol HCl gấp 2 lần số mol H2SO4. Trung hòa V1 lít dung dịch Y bằng V2 lít dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Tính giá trị của m.

Câu 2. (4,0 điểm)

1. Có năm lọ không nhãn, mỗi lọ chứa một trong năm dung dịch sau: MgSO4, NaCl, H2SO4, Na2CO3, HCl. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử là dung dịch BaCl2, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các lọ dung dịch trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Hòa tan một lượng Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng vừa đủ, thu được dung dịch X. Cho kim loại Cu dư vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Lọc, tách kết tủa Z, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn T. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra, xác định thành phần của dung dịch X, dung dịch Y, kết tủa Z và chất rắn T. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 3. Cho 9,12 gam FeSO4 và 13,68 gam Al2(SO4)3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch A. Hòa tan 38,8 gam NaOH nguyên chất vào dung dịch A thu được kết tủa B và dung dịch C.

- Tách kết tủa B, sau đó đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau khi nung kết tủa B.

- Cho V lít dung dịch HCl 2M vào dung dịch C thu được kết tủa, lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng 2,55 gam. Tìm giá trị của V.

Câu 4.

1. Chỉ dùng hai hóa chất là khí CO2 và dung dịch NaOH, nêu hai phương pháp điều chế Na2CO3 trong phòng thí nghiệm. Giả sử các dụng cụ và điều kiện thí nghiệm cần thiết có đủ.

2. Trong nước thải công nghiệp có chứa một lượng các muối tan của một số kim loại nặng như: Pb, Fe, ... Để xử lý sơ bộ nước thải trên (làm giảm hàm lượng các muối của kim loại nặng) có thể sử dụng một hóa chất rẻ tiền, dễ kiếm nào? Hãy viết các phương trình phản ứng minh họa.

3. Hỗn hợp rắn A gồm CuO và MgO. Cho luồng khí CO (dư) đi qua 14,0 gam hỗn hợp A nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 11,6 gam chất rắn. Tính khối lượng CuO có trong hỗn hợp rắn A.

Câu 5. (4,0 điểm)

1. Người ta đốt 5,6 gam Fe trong khí O2, sau một thời gian thu được m1 gam hỗn hợp rắn A. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn A trong 520 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch B (chỉ chứa 2 chất tan là FeCl2 và FeCl3) và 0,224 lít khí H2 (đktc). Cho 0,2 mol AgNO3 vào dung dịch B, phản ứng hoàn toàn thu được m2 gam kết tủa. Tính giá trị của m1, m2.

2. Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 (có mặt V2O5 với thể tích không đáng kể), tỉ khối của hỗn hợp khí X so với khí H2 là 28. Nung nóng bình để phản ứng hóa học xảy ra, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thì thu được hỗn hợp khí Y. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2, biết hiệu suất phản ứng là 80%.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết đáp án đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2021-2022 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ SỐ 3

Câu 1: 4 điểm

1. Cho các nguyên tử: 7N;14­Si; 15P:

a) Viết cấu hình electron, xác định vị trí ( ô; chu kì; nhóm); loại nguyên tố(kim loại; phi kim; khí hiếm)?

b) So sánh tính kim loại hoặc  phi kim của các nguyên tố trên (nếu có), giải thích ngắn gọn?

c) Viết công thức cấu tạo hợp chất với hidro của các nguyên tố trên và sắp xếp  độ phân cực của liên kết theo chiều giảm dần

2. Cho dung dịch HCOOH tác dụng với nước brom. Lúc đầu nồng độ của Br2 là 0,012 mol/l, sau 50 giây nồng độ là 0,0101 mol/l

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra?

b) Trong khoảng thời gian phản ứng trên, hãy tính

- Tốc độ trung bình của phản ứng xảy ra theo Br2

- Tốc độ trung bình tạo ra sản phẩm HBr

3. Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch chứa hỗn hợp  KHSO4 và NaNO3. Hãy xác định sản phẩm và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng xảy ratheo phương pháp thăng bằng electron ( xác định số oxi hóa, tìm chất oxi hóa, chất khử, viết và chỉ rõ qua trình nào là quá trình oxi hóa, quá trình khử), biết rằng các muối ở sản phẩm đều là các muối sunfat và  N+5 chỉ bị khử về N+2

4. A và B là hai nguyên tố phi kim. A có hóa trị trong oxit cao nhất là a0, hóa trị trong hợp chất với hidro là aH, và a0 = aH. B có hóa trọ trong oxit cao nhất là b0, hóa trị trong hợp chất với hdro là bH và b0 = 7bH. A liên kết với B tạo ra hợp chất AxBy. Xác định x, y biết rằng A và B liên kết với nhau để có được cấu hình electron bền vững như khí hiếm.

Câu 2: 6 điểm

1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ( nếu có) trong các trường hợp sau đây:

a) Cho natri nóng chảy vào bình đựng khí clo.

b) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch natriphotphat.

c) Cho dung dịch axit sunfuric loãng vào dung dịch natri thiosunfat ( Na2S2O3)

d) Cho từ từ đến dư dung dịch amoniac vào dung dịch nhôm clorua

2. Hãy viết phương trình hóa học của công đoạn hấp thụ SO3 khi sản xuất H2SO4 trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc

3. A Là một đơn chất halogen. Cho một lượng A tác dụng hết với magie thu được 26,41 gam muối . Cũng lượng A đó tác dụng hết với nhôm thu được 25,84 gam muối. nếu cho 5,6 gam sắt tác dụng hết với A thu được m gam muối.

a.Tìm đơn chất halogen

b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính m?

4. Khi hòa tan hết 7,68 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) hoặc khi hòa tan hết 3,84 gam muối sunfua của kim loại này trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) đều sinh ra số mol khí SO2 như nhau.

a. Viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng xảy ra

b. xác định kim loại M và công thức phân tử  muối sunfua

5. Hòa tan hết 19,50 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào 490,00 gam dung dịch H2SO4 10,00% ( loãng) thu được 10,08 lít khí đo ở đktc và dung dịch Y. cho Cl2 dư vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng xảy ra và tính m?

6. Dung dịch X có các ion: 8 mol Na+; 2 mol Ca2+;  1 mol Mg2+; 9 mol Cl-; 2 mol  và x mol . Giả sử giá mua hóa chất là: 6500đồng/kg Na2CO3; 12800 đồng/kg Na3PO4. 12 H2O; 1600 đồng/kg NaOH; 2400 đồng/kg Ca(OH)2. Để loại bỏ hết ion Mg2+ và Ca2+ trong X dưới dạng kết tủa Mg(OH)2 hoặc Mg3(PO4)2 và CaCO3 hoặc Ca3(PO4)2 thì cần ít nhất bao nhiêu tiền?

Câu 3: 3,75 điểm

1. Nêu tác dụng của ancol etylic và glixerol trong một loại nước sát khuẩn phòng chống COVID-19

2. Đối với các phân tử polisaccarit, hãy cho biết:

a) Tên liên kết giữa các mắt xích.

b) Loại mạch polime

3. Bằng phương pháp hóa học ( nêu thuốc thử, cách làm, hiện tượng, viết phương trình hóa học), hãy phân biệt dung dịch fructozơ và dung dịch saccarozơ

4. Đốt nóng sợi dây đồng kim loại đã cuộn thành hình lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn màu xanh, dừng đốt, để nguội, rồi lại đốt nóng sợi dây đồng, sau đó nhúng nhanh vào cốc chứa 10ml cồn 960.

a) Nêu sự thay đổi màu của sợi dây đồng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra

b) Bỏ dây đồng ra khỏi cốc sau thí nghiệm ở trên, lấy toàn bộ phần dung dịch cho phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 dư  thu được 8,64 gam Ag. Viết phương trình hóa học của phản ứng tráng bạc và tính hiệu suất của phản ứng oxi hóa ancol etylic thành andehit axetic. Biết rằng độ cồn là phần trăm thể tích của ancol etylic trong dung dịch ancol etylic và nước, ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,80 g/ml

Câu 4: 3 điểm

1. Hợp chất hữu cơ A có công thức cấu tạo như hình dưới đây. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho A tác dụng với:

a) Na dư

b) dung dịch NaHCO3

c) dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1: 1

d) dung dịch NaOH dư

2. Viết một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau

a) Thủy phân este trong môi trường axit tạo ra một axit đơn chức và một ancol đơn chức.

b) Este đơn chức tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1: 2

c) Đốt cháy muối natri của axit cacboxylic thu được sản phẩm chỉ có hai chất là Na2CO3 và CO2

d) Este tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra sản phẩm chỉ có hai chất là H2O và CH3COONa

3. Cho dung dịch quỳ tím lần lượt vào ống nghiệm chứa anilin và ống nghiệm khác chứa benzylamin, thì chỉ có một ống nghiệm làm dung dịch quỳ tím chuyển sang màu xanh, đó là ống nghiệm chứa chất nào?

Viết phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau, biết rằng tỉ lệ số mol các chất tham gia phản ứng trên mỗi phương trình hóa học là 1: 1 và mỗi mũi tên chỉ xảy ra một phản ứng

Câu 5: 3,25 điểm

1. Hỗn hợp A gồm các hidrocacbon là chất khí ở điều kiện thường và đều có công thức đơn giản nhất CnH2n+1. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 18,5. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí  CO2 (đơ ở đktc) thu được khi đốt cháy 14,8 gam A

2. Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, trong đó có một este hai chức và hai este đơn chức. Cho 31,100 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được sản phẩm có hai muối và hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng, khối lượng hai ancol là 16,500 gam. Khi đốt cháy hoàn toàn 31,100 gam E thì cần 1,905 mol O2, thu được H2O và 1,540 mol CO2. Biết rằng 31,100 gam E tác dụng được với tối đa 0,070 mol Br2 trong dung dịch. Tính phần trăm khối lượng các este có trong hỗn hợp E?

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết đáp án đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2021-2022 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4,0 điểm)

1. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:

  a) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O

Cho biết tỉ lệ mol:  \({n_{{N_2}O}}\,:\,{n_{NO}}\) = 2020 : 2021

b) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra với mỗi trường hợp sau:

a) Sục khí SO2 vào dung dịch nước brom.

b) Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch AlCl3.

c) Cho dung dịch H2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2.

d) Cho dung dịch H2SO4 đặc vào saccarozơ.

3. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong ion X3+ bằng 73. Trong X3+ số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Viết cấu hình electron của X, X2+, X3+.

4. R là một nguyên tố hóa học ở nhóm A trong bảng tuần hoàn. Oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của R có công thức R2O5. Phần trăm về khối lượng của R trong hợp chất khí của nó với hiđro là 91,18%.

a) Xác định nguyên tố R.

b) X là hợp chất chứa nguyên tố R trong quặng, cho biết MX = 310 g/mol; Z là một muối trung hòa chứa R. Hãy viết các phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với một phản ứng hóa học):

X  → R → RBr3 → Y →  Z

Câu 2: (4,0 điểm)

1. 

Hình vẽ điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm

  a) Cho biết dung dịch A, B, C là những dung dịch nào? Viết phương trình điều chế Cl2 trong thí nghiệm trên.

  b) Nêu vai trò của dung dịch B, C và bông tẩm dung dịch NaOH trong thí nghiệm trên.

2. Chỉ dùng quỳ tím (các thiết bị cần thiết có đủ), hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các chất trong các dung dịch riêng biệt: Na2SO4, KHCO3, Na2CO3, KHSO4, NaOH, BaCl2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

  3. Xác định các chất A, B, C, D và viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) thực hiện sơ đồ sau:

CH3COOH  → A →  CH4→ B →C → D → Cao su Buna

  4. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc súng không khói. Tính thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,52 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%).

Câu 3 (4,5 điểm)

  1. Hãy giải thích:

  a) Dầu mỡ để lâu thường có mùi khó chịu (hôi, khét) mà ta gọi là hiện tượng mỡ bị ôi.

  b) Khi khử mùi tanh của cá người ta thường dùng các chất có vị chua.

  c) Trong quá trình sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng những thùng có miệng rộng, đáy nông và phải mở nắp.

  d) Khi nhai kĩ cơm sẽ có vị ngọt.

  2. Viết phương trình hóa học điều chế các chất sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

  a) Trong phòng thí nghiệm: H3PO4, CO.                             

  b) Trong công nghiệp: urê, supephotphat đơn.

  3. Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ thu được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.

  4. Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al(NO3)3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 41,618% về khối lượng). Hòa tan hết 20,76 gam X trong dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 56,28 gam và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 13,34 gam kết tủa. Tính giá trị của x.

Câu 4 (4,0 điểm)

  1. Cho hỗn hợp X gồm glyxin và alanin tham gia phản ứng ở điều kiện thích hợp thu được các sản phẩm đipeptit. Viết các phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành.

  2. Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Tính giá trị của m.

  3. Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được 3,88 gam hỗn hợp ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Tính giá trị của V.

  4. Chất X (C5H14O2N2) là muối amoni của một α-amino axit; chất Y (C7H16O4N4, mạch hở) là muối amoni của tripeptit. Cho m gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư NaOH thu được sản phẩm hữu cơ gồm hai amin no là đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,125 và 53,64 gam hỗn hợp hai muối. Tính giá trị của m.

Câu 5 (3,5 điểm)

  1. Các chất hữu cơ A, B, C, D có cùng công thức phân tử C4H6O4 đều phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. Trong đó: A, B đều tạo ra một muối, một ancol; C, D đều tạo ra một muối, một ancol và nước. Biết rằng khi đốt cháy muối do A, C tạo ra thì trong sản phẩm cháy không có nước. Xác định A, B, C, D và viết phương trình phản ứng với dung dịch NaOH.

  2. Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam bạc. Xác định công thức cấu tạo của hai anđehit trên.

  3. Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch. thu được hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O.  Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết đáp án đề thi số 4 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2021-2022 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ SỐ 5

Câu I (3,0 điểm)

1. Giải thích vì sao người ta có thể dùng bạc để “đánh gió” khi bị trúng gió? Sau khi “đánh gió” bạc thường chuyển màu xám đen, hãy đề xuất một cách đơn giản để làm bạc sáng trắng trở lại.

2. Hợp chất X được tạo thành từ hai nguyên tố có công thức là A2B. Tổng số hạt proton trong một phân tử X là 18. Ở điều kiện thích hợp, X tham gia vào một số phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:

(1) X + O2 → Y + H2O                                                        

(2) X + Y  → Z + H2O

(3) X + Cl2 + H2O → T + M                                    

(4) X + FeCl3 → Z + M + Q

Xác định các chất X, Y, Z, T, M, Q và viết phương trình hóa học xảy ra.

3. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat như sau: cho vào ống nghiệm 1 ml ancol X, 1 ml axit cacboxylic Y nguyên chất và 1 giọt axit Z đậm đặc. Lắc đều, sau đó đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (không được đun sôi). Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

a) Xác định các chất X, Y, Z và viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế etyl axetat.

b) Cho biết vai trò của axit Z và dung dịch NaCl bão hòa.

c) Tại sao không được đun sôi hỗn hợp trong ống nghiệm?

Câu II (3,5 điểm)

1. Chỉ dùng thêm phenolphtalein, điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ, trình bày cách phân biệt các dung dịch riêng biệt (có cùng nồng độ 0,01M): HCl, H2SO4, NaOH, NaCl, BaCl2.

2. Xác định các chất hữu cơ X, Y, Z, T, M, N, K (có hai chất là hiđrocacbon) và viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

3. Cho các hóa chất và dụng cụ sau: bơm chứa khí CO2, dung dịch NaOH loãng, hai cốc thủy tinh giống nhau có chia vạch thể tích, đũa thủy tinh. Trình bày cách điều chế dung dịch Na2CO3 tinh khiết.

Câu III (3,0 điểm)

1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng, cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp thăng bằng electron, xác định chất khử và chất oxi hóa trong các trường hợp sau:

a) NO2 + NaOH  ... → + ... + ...         

b) FeS2 + O2 (dư)    →  … + …          

c) K2SO3 + KMnO4 + NaHSO4  → ... + ... + ... + ...

2. Cho X, Y, Z, T là các muối vô cơ chứa natri (X không có tính lưỡng tính). Thực hiện các thí nghiệm sau:

- Cho từ từ đến dư dd chứa chất Y vào dung dịch chứa a mol chất X thu được V1 lít khí mùi trứng thối;

- Cho từ từ đến dư dd chứa chất Z vào dung dịch chứa a mol chất X thu được V2 lít khí mùi trứng thối;

- Cho từ từ đến dư dung dịch chứa chất T vào dung dịch chứa a mol chất X thu được V3 lít khí không màu, không mùi.

Biết V1 > V2, các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí được đo ở cùng điều kiện. Giả thiết các khí không tan trong dung dịch.

a) Xác định các chất X, Y, Z, T và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) So sánh V3 với V1 và V2.

Câu IV (3,5 điểm)

1. Trong công nghiệp, amoniac được tổng hợp từ khí nitơ và khí hiđro. Viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) và trình bày cách tách amoniac ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng.

2. Cho X, Y, Z, T, Q là kí hiệu của các chất: C3H8, HCOOH, CH3COOH, C2H5OH và C2H5NH2 (không theo thứ tự). Nhiệt độ sôi của các chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Q

Nhiệt độ sôi (0C)

+118,0

+100,5

+78,3

+16,5

-42,0

Xác định các chất X, Y, Z, T, Q và giải thích.

3. Cho hai hiđrocacbon X và Y là đồng phân của nhau. Làm bay hơi hết 2,53 gam hỗn hợp X và Y thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,88 gam khí oxi đo ở cùng điều kiện.

a) Xác định công thức phân tử của X, Y.

b) Chất X không phản ứng với với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường nhưng làm nhạt màu dung dịch này khi đun nóng. Nếu cho 11,5 gam chất Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 38,25 gam kết tủa. Hiđro hóa Y thu được ankan Z, chất Z phản ứng với khí Cl2 có chiếu sáng tạo thành 4 dẫn xuất monoclo. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên các chất X, Y, Z và viết phương trình hóa học xảy ra.

Câu V (3,5 điểm)

1. Cho 5,08 gam hỗn hợp X gồm hai muối M2CO3 và MHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,04 mol Ca(OH)2 và 0,01 mol NaOH thu được kết tủa và dung dịch chỉ chứa 2,46 gam muối. Xác định công thức và tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.

2. Hỗn hợp X gồm ba este thuần chức, mạch hở đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol, phân tử khối của các chất trong X đều nhỏ hơn 150. Đốt cháy hoàn toàn 0,042 mol X thu được 0,184 mol CO2. Mặt khác, 0,042 mol X tác dụng vừa đủ với 360 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được hai muối và hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn 1,138 gam hỗn hợp hai ancol ở trên thu được 1,584 gam CO2 và 1,17 gam H2O. Xác định công thức và tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết đáp án đề thi số 5 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HSG môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Sở GD&ĐT Nam Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em theo dõi tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON