Dưới đây là Đề thi chọn HSG môn Hóa 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Quang Trung. Đề thi gồm có các câu tự luận sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
Câu I. (1,75 điểm)
1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a. Au + NaCN + H2O + O2 →
b. Pb + H2SO4 (đặc) →
c. Cu2O + H2SO4 loãng →
d. Fe2(SO4)3 + SnSO4 →
e. Fe3O4 + HI →
f. CrCl3 + Br2 + NaOH →
g. KO2 + CO2 →
h. Na[Al(OH)4] + NH4Cl →
2. Oxit F (oxit lưỡng tính) có màu lục sẫm, khó nóng chảy, bền với nhiệt. F tác dụng được với H2SO4 (dư) đun nóng, tạo thành dung dịch G có màu xanh lục. Nhỏ dung dịch KOH vào G đến dư, thu được dung dịch H có màu xanh ve, thêm tiếp H2O2 được dung dịch I có màu vàng. Khi cho H2SO4 loãng vào I thu được dung dịch K có màu da cam. Nếu cho dung dịch KOH vào K thì lại thu được dung dịch I. Viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng xảy ra.
Câu II. (2,25 điểm)
1. Sắp xếp các chất sau theo thự tự tăng dần tính bazơ và giải thích:
CH3-CH(NH2)-COOH (I); CH3-CH2-CH2-NH2 (II); CHºC-CH2-NH2 (III); CH2=CH-CH2-NH2 (IV).
2. Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi sau:
3. Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 chất hữu cơ đơn chức, bậc một (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Tìm giá trị của m?
Câu III. (2,0 điểm)
1. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch chứa x mol H2SO4 và y mol Al2(SO4)3. Khối lượng kết tủa (m gam) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch Ba(OH)2 (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Hãy xác định các giá trị x, y.
2. Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol Alanin, 1 mol Axit glutamic, 1 mol Lysin và 1 mol Tyrosin. Cho X phản ứng với 1-flo-2,4-đinitrobenzen (kí hiệu ArF) rồi mới thủy phân thì thu được Ala, Glu, Lys và hợp chất p-HOC6H4CH2CH(NHAr)COOH. Mặt khác, nếu thủy phân X nhờ enzim cacboxipeptidaza thì thu được Lys và một tetrapeptit. Ngoài ra khi thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp sản phẩm có chứa các đipeptit Ala-Glu, Ala-Ala và Tyr-Ala.
a. Viết công thức cấu tạo dạng chủ yếu của mỗi amino axit trên ở pH = 1 và pH = 13.
b. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của pentapeptit X.
Câu IV. (2,0 điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, thu được dung dịch X (không có muối amoni) và hỗn hợp khí B (gồm hai sản phẩm khử N+5). Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính C% mỗi chất tan trong dung dịch X?
2. Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este hai chức A (được tạo thành từ một axit hai chức và một hợp chất đơn chức) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi H2O và hỗn hợp X gồm hai muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối trên cần vừa đủ 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.
Câu V. (2,0 điểm)
1. Cho dung dịch A chứa FeCl3 0,01M. Giả thiết rằng, Fe(H2O)63+ (viết gọn là Fe3+) là axit một nấc với hằng số phân li là Ka=6,3.10-3.
a. Tính pH của dung dịch A.
b. Tính pH cần thiết để bắt đầu xảy ra sự kết tủa Fe(OH)3 từ dung dịch A. Biết Fe(OH)3 có Ks= 6,3.10-38.
2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 10ml dung dịch axit axetic có pH=3 với 10ml dung dịch axit fomic có pH=3. Biết Ka của axit axetic và axit fomic lần lượt là 10-4,76 và 10-3,75.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG MÔN HÓA 12
Câu I
1. (1,0 điểm)
a) 4Au + 8NaCN + 2H2O + O2 → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH
b) Pb + 3H2SO4 (đặc) → Pb(HSO4)2 + SO2 + 2H2O
c) Cu2O + H2SO4 loãng →CuSO4 + Cu + H2O
d) Fe2(SO4)3 + SnSO4 → 2FeSO4 + Sn(SO4)2
e) Fe3O4 + 8HI → 3FeI2 + I2 + 4H2O
f) 2CrCl3 + 3Br2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaCl + 6NaBr + 8H2O
g) 4KO2 + 2CO2 → 2K2CO3 + 3O2
h) Na[Al(OH)4] + NH4Cl → NaCl + Al(OH)3 + NH3 + H2O
2. (0,75 điểm)
Cr2O3 + 6H+ → 2Cr3+ + 3H2O
H+ + OH- → H2O
Cr3+ + 4OH- → [Cr(OH)4]-
2[Cr(OH)4]- + 3H2O2 + 2OH- → 2\({\text{CrO}}_4^{2 - }\) + 8H2O
2\({\text{CrO}}_4^{2 - }\) + 2 H+ → \({\text{C}}{{\text{r}}_{\text{2}}}{\text{O}}_7^{2 - }\) + H2O
\({\text{C}}{{\text{r}}_{\text{2}}}{\text{O}}_7^{2 - }\) + 2 OH- → 2\({\text{CrO}}_4^{2 - }\) + H2O
Câu II
1. (0,5 điểm)
Trật tự tăng dần tính bazơ: (I) < (III) < (IV) < (II).
Tính bazơ được đánh giá bởi mật độ electron trên nguyên tử nitơ. Các nhóm có hiệu ứng làm giảm mật độ electron thì làm cho tính bazơ giảm và ngược lại.
Chất (I) tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có tính bazơ yếu nhất.
Chất (II) có hiệu ứng +I nên làm tăng tính bazơ.
Chất (III) và chất (IV) có hiệu ứng -I của Csp2 và Csp; hiệu ứng -I của Csp lớn hơn Csp2 nên (III) có tính bazơ yếu hơn (IV).
2. (1,0 điểm)
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi chọn HSG môn Hóa 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Quang Trung, để xem toàn thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: