YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Võ Nguyên Giáp có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Võ Nguyên Giáp có đáp án là bộ đề thi HK2 môn Sinh học 12 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới, Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

VÕ NGUYÊN GIÁP

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 12

Thời gian: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại theo mục đích, nhu cầu của con người.

B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm biến đổi tần số kiểu gen.

D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.

Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?

(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.

(2) Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.

(3) Giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.

(4) Đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại. Trả lời đúng nhất là

A. (3) và (4).

B. (2) và (4).

C. (1) và (3).

D. (2) và (3).

Câu 3: Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu là ứng dụng của:

A. quan hệ đối kháng.

B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

C. khống chế sinh học.

D. quan hệ cạnh tranh.

Câu 4: Ví dụ nào dưới đây minh chứng sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì?

A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét nhiệt xuống dưới 8oC.

B. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.

C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè sâu hại xuất hiện nhiều.

D. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.

Câu 5: Tập hợp nào dưới đây là một quần thể?

A. Đàn cá trong hồ.

B. Các cây phong lan trong rừng.

C. Đàn bò của nông trường Mộc Châu.

D. Các cây cỏ trên cánh đồng.

Câu 6: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định được gọi là

A. quần xã sinh vật.

B. quần thể sinh vật.

C. hệ sinh thái.

D. loài sinh học.

Câu 7: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC-30oC. Khoảng nhiệt độ này gọi là

A. khoảng chống chịu.

B. khoảng giới hạn trên.

C. khoảng thuận lợi.

D. khoảng giới hạn dưới.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Khi sự cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.

B. Khi sự cách li địa lí và cách li sinh thái giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.

C. Khi sự cách li địa lí giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.

D. Khi sự cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành.

Câu 9: Loài lúa mì Triticum aestivum được hình thành bằng con đường

A. sinh thái.

B. địa lí.

C. lai xa.

D. lai xa và đa bội hóa.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về cách li địa lí?

A. Cách li địa lí là nhân tố làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.

C. Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không giao phối được với nhau.

D. Cách li địa lí là tác nhân gây ra những biến đổi kiểu gen làm biến đổi kiểu hình cá thể.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

C

A

C

A

C

D

D

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP ĐỀ - 02

Câu 1: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

A. Bò sát.

B. Thú.

C. Ếch nhái.

D. Cá xương.

Câu 2: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên

A. các nơi ở khác nhau.

B. các ổ sinh thái khác nhau.

C. các khu phân bố khác nhau.

D. các vùng địa lí khác nhau.

Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở

A. Kỉ cacbon (than đá) đại Cổ sinh.

B. Kỉ thứ ba đại Tân sinh.

C. Kỉ thứ tư đại Tân sinh.

D. Kỉ Jura đại Trung sinh.

Câu 4: Sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất là kết quả của chọn lọc tự nhiên theo

A. quan niệm Lamac.

B. quan niệm Kimura.

C. quan niệm của Đacuyn.

D. quan niệm hiện đại.

Câu 5: Trong hệ sinh thái, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.

B. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.

C. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.

D. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra không theo chu trình.

Câu 6: Từ quần thể cây 2n, tạo ra quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n được xem là loài mới vì:

A. các cây của quần thể 4n có hình thái, kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.

B. các cây của quần thể 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể 2n.

C. các cây của quần thể 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n tạo cây lai 3n bị bất thụ.

D. các cây của quần thể 2n với các cây của quần thể 4n không thể cùng sống trên khu địa lí trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn.

Câu 7: Các hình thức cách li sinh sản trước hợp tử gồm có

A. cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian và cách li cơ học.

B. cách li tập tính, cách li thời gian và cách li cơ học.

C. cách li cơ học, cách li tập tính và cách li sinh thái.

D. cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian, cách li sinh thái và cách li cơ học.

Câu 8: Với tiến hóa, đột biến gen có vai trò

A. cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa.

B. cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong cùng quần thể.

C. phát tán đột biến trong quần thể.

D. định hướng quá trình tiến hóa.

Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là

A. tỉ lệ đực và cái trong quần thể.

B. số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

C. số lượng cá thể có trong quần thể.

D. tỉ lệ nhóm tuổi trong quần thể.

Câu 10: Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh?

A. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.

B. Chim ăn sâu và sâu ăn lá.

C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối.

D. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

D

C

C

C

A

A

B

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP ĐỀ - 03

Câu 1: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là

A. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi trường

B. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi trường

C. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi trường

D. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi trường

Câu 2: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %?

A. 10%

B. 100%

C. 70%

D. 90%

Câu 3: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là:

A. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế

B. các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất

C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể

D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản

Câu 4: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để "đi nhờ", thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:

A. cộng sinh

B. hội sinh

C. hợp tác

D. kí sinh

Câu 5: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?

A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ

B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ

C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ

D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ

Câu 6: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất

B. có sức sống trung bình

C. có sức sống giảm dần

D. chết hàng loạt

Câu 7: Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào?

A. Vi khuẩn nitrat hóa

B. Vi khuẩn phản nitrat hóa

C. Vi khuẩn nitrit hóa

D. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất

Câu 8: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm

A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã

B. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã

C. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể

D. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã

Câu 9: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là

A. có đôi tai dài và lớn

B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc

C. kích thước cơ thể nhỏ

D. ra mồ hôi

Câu 10: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:

A. tuổi sinh thái

B. tuổi sinh lí

C. tuổi trung bình

D. tuổi quần thể

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

B

B

A

A

B

A

B

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP ĐỀ - 04

Câu 1: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thường làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen lặn.

C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.

Câu 2: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, các tế bào sơ khai đầu tiên

(1) chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.

(2) hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.

(3) có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

(4) không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

(5) là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thế sống đơn bào đầu tiên.

Số phương án đúng là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 3: Trong các phát biểu sau về tế bào nguyên thuỷ, có mấy phát biểu đúng?

(1) Tế bào nguyên thuỷ là tập hợp các đại phân tử hữu cơ, chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.

(2) Tế bào nguyên thuỷ hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.

(3) Tế bào nguyên thuỷ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

(4) Tế bào nguyên thuỷ không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

(5) Sự xuất hiện tế bào nguyên thủy là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên.

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 4: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.

B. Bằng chứng sinh học phân tử.

C. Bằng chứng hoá thạch.

D. Bằng chứng tế bào học.

Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại?

(1) Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài mới gặp phổ biến ở động vật.

(2) Loài mới không xuất hiện với một cá thế duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể.

(3) Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

(4) Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ qua hàng vạn, hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh trong thời gian ngắn.

(5) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái bao giờ cũng diễn ra độc lập với nhau.

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất đã trải qua các giai đoạn theo thứ tự:

A. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.

B. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.

C. tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học.

D. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học.

Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới

A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật.

B. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

C. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li.

D. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.

Câu 8: Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li

A. tập tính.

B. không gian.

C. sinh sản.

D. địa lí.

Câu 9: Các nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?

(1) Di - nhập gen.

(2) Giao phối không ngẫu nhiên.

(3) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(4) Chọn lọc tự nhiên.

(5) Đột biến.

A. (l), (5).

B. (l), (2).

C. (2), (3).

D. (3), (4).

Câu 10: Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?

(1) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(2) Đột biến.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Giao phối ngẫu nhiên.

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

C

C

B

B

C

A

A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP ĐỀ - 05

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

Câu 2: Nhận xét nào dưới đây không đúng về chu trình sinh địa hoá?

(1).Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

(2). Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon đioxit (CO2), thông qua quang hợp.

(3). Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amoni ( NH4+), nitrat (NO3-).

(4). Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nitơ phân tử (N2), thông qua quang hợp.

A. (1) và (2).

B. (1) và (4).

C. (1) và (3).

D. (3) và (4).

Câu 3: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:

A. cộng sinh

B. hội sinh

C. hợp tác

D. kí sinh

Câu 4: Loài ưu thế là

A. loài chỉ có ở 1 quần xã sinh vật nào đó.

B. loài có số lượng ít, do di cư từ quần xã khác đến.

C. sinh vật sản xuất

D. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng nhiều hay có hoạt động mạnh.

Câu 5: Hệ sinh thái tự nhiên có đặc điểm nào sau đây?

A. Dễ mắc dịch bệnh

B. Được con người cung cấp thức ăn

C. Có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn hệ sinh thái nhân tạo.

D. Có độ đa dạng kém hơn hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 6: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:

A. hội sinh

B. hợp tác

C. ức chế - cảm nhiễm

D. cạnh tranh

Câu 7: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là

A. sinh vật tiêu thụ cấp II.

B. sinh vật sản xuất.

C. sinh vật phân hủy.

D. sinh vật tiêu thụ cấp I.

Câu 8: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

A. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch → Diều hâu → Rắn hổ mang.

B. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch → Rắn hổ mang → Diều hâu.

C. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Ếch → Diều hâu.

D. Lúa → Ếch → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Diều hâu.

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (4 điểm): Xét một quần xã, người ta thu được mô tả như sau: ngựa, gà, thỏ là động vật ăn cỏ; hổ ăn thịt thỏ, ngựa; gà và thỏ bị cáo ăn thịt; mèo rừng chỉ ăn thịt gà.

a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trên.

b) Biết năng lượng của sinh vật sản xuất là 45.108 kcal, của thỏ là 45.107 kcal, của cáo là 9.107 kcal. Tính hiệu suất sinh thái giữa cáo và thỏ, giữa thỏ và cỏ.

c) Giải thích vì sao chuỗi thức ăn thường ngắn (không quá 6 mắt xích).

Câu 2: (2 điểm): Khống chế sinh học là gì? Vai trò của khống chế sinh học.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

B

B

C

D

C

C

B

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Võ Nguyên Giáp có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF