Mời các em cùng tham khảo:
Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 dạng trắc nghiệm có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về vi sinh vật như: virut, ...
BỘ 5 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021 DẠNG TRẮC NGHIỆM
1. ĐỀ 1:
Câu 1: Pha đầu tiên của kì trung gian là
A. pha G1.
B. pha S.
C. pha G2.
D. pha M.
Câu 2: Trong các giai đoạn dưới đây của chu kì tế bào, giai đoạn nào chiếm thời gian ngắn nhất ?
A. Pha G2
B. Pha S
C. Pha G1
D. Nguyên phân
Câu 3: Ở chu kì tế bào, liền sau kì trung gian là
A. kì cuối.
B. kì sau.
C. kì đầu.
D. kì giữa.
Câu 4: Crômatit là tên gọi khác của
A. tâm động.
B. nhiễm sắc thể kép.
C. nhiễm sắc thể đơn.
D. nhiễm sắc tử.
Câu 5: Ở giảm phân I, hiện tượng màng nhân và nhân con dần tiêu biến diễn ra ở
A. cuối kì đầu.
B. cuối kì giữa.
C. đầu kì sau.
D. đầu kì cuối.
Câu 6: Chu kì tế bào là gì ?
A. Là khoảng thời gian diễn ra nguyên phân
B. Là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
C. Là khoảng thời gian giữa hai lần giảm phân
D. Là khoảng thời gian tế bào chuẩn bị cho phân bào
Câu 7: Quá trình nguyên phân trải qua mấy giai đoạn (kì) ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Câu 8: Sự kiện nào dưới đây diễn ra ở kì sau của nguyên phân ?
A. Thoi phân bào biến mất
B. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện
C. Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
D. Các nhiễm sắc tử tách nhau ta và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào
Câu 9: Quá trình phân chia tế bào chất trong nguyên phân của tế bào thực vật diễn ra như thế nào ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Hình thành vách ngăn (thành tế bào) phân tế bào làm đôi
C. Thắt eo màng sinh chất để phân tế bào làm đôi
D. Trung thể tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo để phân tế bào làm đôi
Câu 10: Trong giảm phân, giai đoạn nào chiếm phần lớn thời gian ?
A. Kì đầu I
B. Kì cuối II
C. Kì sau I
D. Kì đầu II
Câu 11: Ở kì giữa I của giảm phân, các NST tập trung thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo ?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 12: Diễn biến của kì nào trong giảm phân giống với diễn biến của kì giữa trong nguyên phân ?
A. Kì giữa II
B. Kì sau II
C. Kì giữa I
D. Kì đầu I
Câu 13: Hai tế bào sinh trứng sau giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào thể cực ?
A. 6
B. 3
C. 8
D. 4
Câu 14: Không xét đến kì trung gian thì trong giảm phân có tất cả bao nhiêu kì mà NST chỉ tồn tại ở trạng thái kép ?
A. 8
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 15: Khi nói về vi sinh vật, điều nào dưới đây là đúng ?
A. Phân bố rộng
B. Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh
C. Hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 16: Vi sinh vật cần khoảng bao nhiêu nguyên tố với hàm lượng lớn để tổng hợp nên cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic… ?
A. 27
B. 10
C. 5
D. 15
Câu 17: Hình thức hoá dị dưỡng có đặc điểm nào sau đây ?
A. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu đều là chất hữu cơ
B. Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là CO2
C. Nguồn năng lượng là chất vô cơ, nguồn cacbon chủ yếu là CO2
D. Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ
Câu 18: Vi khuẩn lam có hình thức dinh dưỡng giống với
A. tảo đơn bào.
B. trùng giày.
C. nấm men.
D. vi khuẩn lactic.
Câu 19: Nguyên liệu để vi sinh vật tổng hợp nên lipit là gì ?
A. Axit béo và nuclêôtit
B. Glixêrol và axit béo
C. Axit amin và axit béo
D. Glucôzơ và axit amin
Câu 20: Quá trình lên men lactic dị hình và lên men êtilic đều tạo ra sản phẩm nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Axit axêtic
C. CO2
D. Êtanol
Câu 21: Enzim amilaza tham gia vào quá trình phân giải
A. lipit.
B. prôtêin.
C. xenlulôzơ.
D. tinh bột.
Câu 22: Ở E.coli, cứ 20 phút tế bào phân chia một lần. Một nhóm tế bào sau 1 giờ nuôi cấy thì người ta đếm được 40 cá thể. Tính số lượng tế bào ban đầu.
A. 5
B. 4
C. 10
D. 6
Câu 23: Trong các pha sinh trưởng của nuôi cấy không liên tục, pha nào có tốc độ sinh trưởng lớn nhất ?
A. Pha tiềm phát
B. Pha luỹ thừa
C. Pha suy vong
D. Pha cân bằng
Câu 24: “Vi khuẩn thích nghi với môi trường ; số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng ; enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất” là những đặc điểm nổi bật của pha nào trong nuôi cấy không liên tục ?
A. Pha luỹ thừa
B. Pha cân bằng
C. Pha tiềm phát
D. Pha suy vong
Câu 25: Nuôi cấy liên tục khác với nuôi cấy không liên tục ở điểm nào sau đây ?
A. Chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung
B. Không có pha cân bằng
C. Pha luỹ thừa rất ngắn
D. Sinh khối không được lấy ra khỏi môi trường nuôi cấy
Câu 26: Nhóm vi sinh vật nào dưới đây có khả năng hình thành ngoại bào tử ?
A. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan
B. Xạ khuẩn
C. Nấm Mucor
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 27: Hiện tượng nảy chồi không được tìm thấy ở đối tượng nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía
C. Nấm men rượu
D. Trùng giày
Câu 28: Natri hipôclorit gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật thông qua cơ chế nào ?
A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh
B. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất
C. Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm chúng bất hoạt
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 29: Vi khuẩn sống trong miệng người chủ yếu thuộc nhóm
A. ưa kiềm nhẹ.
B. ưa axit.
C. ưa trung tính.
D. ưa khô.
Câu 30: Ánh sáng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vi khuẩn nào dưới đây ?
A. Vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh
B. Vi khuẩn lactic
C. Vi khuẩn lam
D. Vi khuẩn nitrat hoá
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
C |
D |
A |
B |
A |
D |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
A |
C |
D |
B |
A |
A |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
A |
B |
C |
A |
A |
D |
A |
A |
C |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-40 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
2. ĐỀ 2
Câu 1: Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào có chu kì tế bào dài nhất ?
A. Tế bào hồng cầu
B. Tế bào gan
C. Tế bào thận
D. Tế bào xương
Câu 2: Trong nguyên phân, nhiễm sắc tử không tồn tại ở kì nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Kì giữa
C. Kì đầu
D. Kì cuối
Câu 3: Khi nói về nguyên phân, điều nào dưới đây là đúng ?
A. Phân chia nhân và phân chia tế bào chất diễn ra đồng thời
B. Phân chia tế bào chất diễn ra trước, phân chia nhân diễn ra sau
C. Phân chia nhân diễn ra trước, phân chia tế bào chất diễn ra sau
D. Tuỳ vào từng loại tế bào mà phân chia nhân có thể diễn ra trước hoặc sau quá trình phân chia tế bào chất
Câu 4: Sau giảm phân I, từ một tế bào mẹ (2n) sẽ tạo ra
A. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n) ở trạng thái đơn.
B. 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n) ở trạng thái kép.
C. 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n) ở trạng thái đơn.
D. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n) ở trạng thái kép.
Câu 5: Một nhóm tế bào sinh trứng sau giảm phân tạo ra 18 thể định hướng. Hỏi số trứng được tạo ra sau giảm phân là bao nhiêu ?
A. 6
B. 18
C. 24
D. 12
Câu 6: Hiện tượng trao đổi chéo diễn ra ở giai đoạn nào của giảm phân ?
A. Kì giữa II
B. Kì đầu I
C. Kì đầu II
D. Kì sau I
Câu 7: Sự kiện mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về một cực của tế bào diễn ra ở giai đoạn nào của giảm phân ?
A. Kì sau I
B. Kì sau II
C. Kì cuối II
D. Kì đầu I
Câu 8: Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía có hình thức dinh dưỡng như thế nào ?
A. Hoá dị dưỡng
B. Hoá tự dưỡng
C. Quang dị dưỡng
D. Quang tự dưỡng
Câu 9: Chất hữu cơ không phải là nguồn cacbon chủ yếu của vi sinh vật nào dưới đây ?
A. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
B. Vi khuẩn nitrat hoá
C. Nấm men
D. Trùng giày
Câu 10: Khi nói về hô hấp kị khí, điều nào sau đây là đúng ?
A. Chất nhận êlectron cuối cùng của chuỗi chuyền êlectron là một phân tử vô cơ
B. Chất cho và chất nhận êlectron đều là các phân tử hữu cơ
C. Chất nhận êlectron cuối cùng luôn là ôxi phân tử
D. Có bản chất là hoá trình tổng hợp cacbohiđrat
Câu 11: Nguyên liệu để tổng hợp nên nuclêôtit là gì ?
A. Bazơ nitơ, đường 5 cacbon và axit phôtphoric
B. Glixêrol, đường 5 cacbon và axit béo
C. Bazơ nitơ, đường 4 cacbon và axit amin.
D. Bazơ nitơ, đường 5 cacbon và axit béo
Câu 12: Đồ ăn/thức uống nào dưới đây được tạo ra nhờ quá trình phân giải pôlisaccarit ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Rượu trắng
C. Sirô
D. Nem chua
Câu 13: Trong nước mắm có chứa nhiều
A. axit amin.
B. axit béo.
C. glucôzơ.
D. glixêrol.
Câu 14: Nếu thời gian thế hệ của một loài vi sinh vật là 40 phút thì sau 2 giờ, từ một cá thể ban đầu sẽ tạo ra bao nhiêu cá thể con ?
A. 4
B. 6
C. 8
D. 16
Câu 15: Pha sinh trưởng cuối cùng trong nuôi cấy không liên tục là
A. pha luỹ thừa.
B. pha cân bằng.
C. pha tiềm phát.
D. pha suy vong.
Câu 16: Người ta thường sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục để thu sinh khối chất nào sau đây ?
A. Hoocmôn
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Prôtêin đơn bào
D. Chất kháng sinh
Câu 17: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : … không phải giữ chức năng sinh sản mà là một dạng tiềm sinh của tế bào vi khuẩn.
A. Nội bào tử
B. Ngoại bào tử
C. Bào tử đảm
D. Bào tử túi
Câu 18: Vi sinh vật nào dưới đây sinh sản vô tính bằng cách phân đôi ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Nấm men rượu rum
C. Tảo mắt
D. Trùng giày
Câu 19: Sự tạo thành mêzôxôm là nét đặc trưng của hình thức sinh sản vô tính nào ở vi khuẩn ?
A. Phân mảnh
B. Phân đôi
C. Nảy chồi
D. Tạo thành bào tử
Câu 20: Chất nào dưới đây có khả năng làm thay đổi sự cho đi qua của lipit ở màng tế bào ?
A. Cloramin
B. Êtilen
C. Êtanol
D. Phoocmanđêhit
Câu 21: Vi khuẩn sống trong dạ dạy người là những vi khuẩn
A. ưa trung tính.
B. ưa sáng.
C. ưa kiềm.
D. ưa axit.
Câu 22: Để thanh trùng, người ta thường sử dụng phoocmanđêhit có nồng độ bao nhiêu ?
A. 2%
B. 70%
C. 45%
D. 10%
Câu 23: Đâu là tên một yếu tố lý học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật ?
A. Áp suất thẩm thấu
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Ánh sáng
D. pH
Câu 24: Bào tử đốt có ở nhóm sinh vật nào dưới đây ?
A. Vi khuẩn lactic
B. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan
C. Xạ khuẩn
D. Nấm Mucor
Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả virut và vi khuẩn ?
A. Chỉ chứa ADN hoặc ARN
B. Sinh sản độc lập
C. Có cấu tạo tế bào
D. Kích thước hiển vi
Câu 26: Thành phần nào dưới đây không tham gia vào cấu tạo vỏ ngoài của virut ?
A. Gluxit
B. Lipit
C. Prôtêin
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 27: Vỏ capsit có bản chất là gì ?
A. Lipit
B. Gluxit
C. Lipit
D. Prôtêin
Câu 28: Loại virut nào dưới đây có cấu trúc dạng xoắn ?
A. Virut cúm
B. Virut bại liệt
C. Virut đậu mùa
D. Phagơ T2
Câu 29: Chủng virut nào dưới đây gây ra bệnh cúm lợn ?
A. Cúm A H1N1
B. Cúm A H5N1
C. Cúm A H3N2
D. Cúm A H7N9
Câu 30: Gai glicôprôtêin là cấu trúc có ở thành phần nào của virut sởi ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Lõi axit nuclêic
C. Vỏ ngoài
D. Vỏ capsit
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
C |
D |
A |
B |
A |
D |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
A |
C |
D |
B |
A |
A |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
A |
B |
C |
D |
A |
D |
A |
A |
C |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3. ĐỀ 3:
Câu 1: Một cặp nhiễm sắc thể kép bao gồm bao nhiêu nhiễm sắc tử ?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 2: Nguyên phân diễn ra ở sinh vật nào dưới đây ?
A. Rêu
B. Vi khuẩn lam
C. Vi khuẩn lactic
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 3: Sự kiện nào dưới đây diễn ra ở kì đầu của nguyên phân ?
A. Hình thành vách ngăn giữa hai tế bào con
B. Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về một cực của tế bào
C. NST dần co xoắn
D. Thoi phân bào dần tiêu biến
Câu 4: Trong nguyên phân, ở kì nào dưới đây, NST tồn tại ở trạng thái đơn ?
A. Kì cuối
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 5: Nếu một tế bào phân chia liên tiếp 3 lần thì có tất cả bao nhiêu thoi phân bào đã được hình thành ?
A. 8
B. 16
C. 15
D. 7
Câu 6: Một tế bào lúa nước (2n = 24) khi đang ở kì giữa I của giảm phân sẽ mang bao nhiêu crômatit ?
A. 36
B. 12
C. 48
D. 24
Câu 7: Kì đầu I của giảm phân giống với kì đầu nguyên phân ở điểm nào ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Các NST đều xảy ra trao đổi chéo và hoán vị gen giữa các cặp NST không tương đồng
C. Màng nhân và nhân con đều bị tiêu biến
D. Các NST đều dãn xoắn cực đại
Câu 8: Kết quả của quá trình giảm phân là
A. từ một tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa.
B. từ một tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giống hệt mẹ.
C. từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa.
D. từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có số lượng NST giống hệt mẹ.
Câu 9: Ở kì giữa II của giảm phân, các NST tập trung thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo ?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 10: Trong giảm phân của một tế bào, ở giai đoạn nào dưới đây, số lượng NST trong tế bào khác với các giai đoạn còn lại ?
A. Kì cuối I
B. Kì giữa I
C. Kì đầu II
D. Kì giữa II
Câu 11: Hình thức quang tự dưỡng có ở sinh vật nào dưới đây ?
A. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
B. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
C. Vi khuẩn ôxi hoá hiđrô
D. Vi khuẩn nitrat hoá
Câu 12: Nấm đơn bào có hình thức dinh dưỡng giống với vi khuẩn nào dưới đây ?
A. Vi khuẩn lactic
B. Vi khuẩn lam
C. Vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
Câu 13: Khi nói về hô hấp và lên men, điều nào dưới đây là đúng ?
A. Sản phẩm cuối cùng của phân giải đường bằng con đường hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O
B. Quá trình lên men giải phóng ra nguồn năng lượng lớn hơn hô hấp hiếu khí
C. Trong hô hấp kị khí, chất nhận êlectrôn cuối cùng là một hợp chất hữu cơ
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 14: Dựa vào hình thức dinh dưỡng, em hãy cho biết sinh vật nào dưới đây không cùng nhóm với những sinh vật còn lại ?
A. Vi khuẩn nitrat hoá
B. Vi khuẩn ôxi hoá hiđrô
C. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
D. Vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh
Câu 15: Sinh vật nào dưới đây sử dụng nguồn năng lượng khác với những sinh vật còn lại ?
A. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
B. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
C. Tảo đơn bào
D. Nấm men
Câu 16: Chất nào dưới đây không phải là nguyên liệu để tổng hợp nên lipit ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Axit amin
C. Axit béo
D. Glixêrol
Câu 17: Con người sử dụng vi sinh vật trong hoạt động nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Sản xuất axit amin quý
C. Sản xuất kháng sinh
D. Sản xuất prôtêin đơn bào
Câu 18: Sản phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ quá trình phân giải ngoại bào của vi sinh vật ?
A. Sirô
B. Rượu nếp
C. Sữa chua
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 19: Thực phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ quá trình lên men lactic ?
A. Thịt xông khói
B. Dưa chua
C. Xúc xích
D. Giò lụa
Câu 20: Món ăn nào dưới đây được tạo ra nhờ quá trình lên men lactic ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Cơm rượu
C. Nhút
D. Tương đậu nành
Câu 21: Khi nói về pha cân bằng trong nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn, điều nào dưới đây là đúng ?
A. Enzim cảm ứng dần tiêu biến
B. Nguồn dinh dưỡng cân bằng với nguồn chất thải độc hại
C. Không có tế bào sinh ra, cũng không có tế bào chết đi
D. Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi theo thời gian
Câu 22: Trong nuôi cấy không liên tục, sinh trưởng của quần thể vi khuẩn bị ngưng trệ vì lí do nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Không gian sống dần trở nên chật hẹp
C. Chất dinh dưỡng cạn kiệt
D. Chất thải độc hại tích luỹ ngày càng nhiều
Câu 23: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào dưới đây không có tế bào sinh ra, cũng không có tế bào chết đi ?
A. Pha luỹ thừa
B. Pha tiềm phát
C. Pha suy vong
D. Pha cân bằng
Câu 24: Trong điều kiện thích hợp nhất, thời gian thế hệ của vi khuẩn tả là
A. 40 phút.
B. 1 giờ.
C. 20 phút.
D. 15 phút.
Câu 25: Sự sinh sản ở vi sinh vật được hiểu là
A. tập hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
B. sự gia tăng phạm vi phân bố của loài.
C. sự gia tăng kích thước của mỗi cá thể.
D. sự gia tăng số lượng cá thể.
Câu 26: Endospore là tên quốc tế của
A. nội bào tử.
B. ngoại bào tử.
C. bào tử đảm.
D. bào tử kín.
Câu 27: Sinh vật nào dưới đây không có khả năng sinh sản bằng bào tử ?
A. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan
B. Nấm Mucor
C. Xạ khuẩn
D. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía
Câu 28: Nấm men rượu rum có hình thức sinh sản vô tính như thế nào ?
A. Phân đôi
B. Nảy chồi
C. Tạo thành bào tử
D. Phân nhiều
Câu 29: Vi sinh vật có thể tự tổng hợp các nhân tố sinh trưởng được gọi là
A. vi sinh vật nguyên dưỡng.
B. vi sinh vật khuyết dưỡng.
C. vi sinh vật tự dưỡng.
D. vi sinh vật dị dưỡng.
Câu 30: Những vi sinh vật sống ở vùng cực được xếp vào nhóm nào dưới đây ?
A. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt
B. Vi sinh vật ưa nhiệt
C. Vi sinh vật ưa lạnh
D. Vi sinh vật ưa ấm
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
C |
A |
D |
C |
C |
A |
C |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
A |
C |
D |
B |
A |
A |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
A |
B |
C |
D |
A |
D |
A |
A |
C |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-40 đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
4. ĐỀ 4:
Câu 1: Khi nói về kì giữa của nguyên phân, khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Các NST co xoắn cực đại
B. Các NST tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
C. Thoi phân bào được đính vào một phía của NST
D. NST đính vào thoi phân bào tại tâm động
Câu 2: Trong giảm phân, crômatit không tồn tại ở giai đoạn nào sau đây ?
A. Kì cuối II
B. Kì giữa II
C. Kì đầu I
D. Kì cuối I
Câu 3: Một tế bào mang kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân, hỏi sau giảm phân có bao nhiêu loại giao tử được tạo thành ?
A. 5
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 4: 6 tế bào sinh trứng ở một loài động vật tiến hành giảm phân. Hỏi sau giảm phân có bao nhiêu tế bào trứng được tạo thành ?
A. 6
B. 24
C. 12
D. 18
Câu 5: Kì nào của nguyên phân được xem là giai đoạn “bao gói” vật liệu di truyền và chuẩn bị “phương tiện chuyên chở” ?
A. Kì cuối
B. Kì sau
C. Kì giữa
D. Kì đầu
Câu 6: Hiện tượng tái sinh đuôi của thạch sùng có liên quan mật thiết đến quá trình nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Thụ tinh
C. Nguyên phân
D. Giảm phân
Câu 7: Ở kì đầu I của giảm phân, trong các sự kiện sau đây thì sự kiện nào xảy ra trước tiên ?
A. Các NST kép đính vào thoi phân bào tại tâm động
B. Màng nhân và nhân con tiêu biến
C. Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng
D. Các NST dần co xoắn lại
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về quá trình giảm phân là đúng ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Ở tất cả các kì trong giảm phân I, các NST đều ở trạng thái kép
C. Từ một tế bào mẹ, sau giảm phân sẽ tạo ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi 1 nửa
D. Sự trao đổi đoạn có thể xảy ra ở kì đầu I của giảm phân
Câu 9: Mỗi tế bào sinh trứng sau giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu thể cực ?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây chỉ xảy ra trong giảm phân mà không xảy ra trong nguyên phân ?
A. Sự xuất hiện của thoi phân bào
B. Các NST kép tập hợp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo
C. Màng nhân và nhân con biến mất
D. Các NST co xoắn cực đại
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của vi sinh vật ?
A. Chưa có nhân hoàn chỉnh
B. Kích thước vô cùng nhỏ bé
C. Phạm vi phân bố rộng
D. Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh
Câu 12: Môi trường nuôi cấy vi sinh vật hiện được phân chia làm mấy loại cơ bản ?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 6
Câu 13: Chất vô cơ là nguồn năng lượng của vi sinh vật nào sau đây ?
A. Vi khuẩn nitrat hoá
B. Vi khuẩn lactic
C. Nấm Mucor
D. Vi khuẩn lam
Câu 14: Sinh vật nào dưới đây không sử dụng CO2 làm nguồn năng lượng chủ yếu ?
A. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
B. Nấm men
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Trùng giày
Câu 15: Trong phân tử lipit, axit béo và glixêrol liên kết với nhau bằng
A. liên kết glicôzit.
B. liên kết peptit.
C. liên kết hiđrô.
D. liên kết este.
Câu 16: Loại enzim nào dưới đây thường được dùng để thuỷ phân tinh bột trong sản xuất kẹo, sirô ?
A. Nuclêaza
B. Amilaza
C. Mantaza
D. Lipaza
Câu 17: Trong đồ ăn nào dưới đây có chứa nhiều axit lactic ?
A. Kim chi
B. Chanh
C. Giấm ăn
D. Nước sấu
Câu 18: Vi khuẩn lactic được xếp vào nhóm nào dưới đây ?
A. Vi sinh vật ưa ấm
B. Vi sinh vật ưa nhiệt
C. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt
D. Vi sinh vật ưa lạnh
Câu 19: Ở điều kiện lý tưởng thì trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào có thời gian thế hệ dài nhất ?
A. Vi khuẩn tả
B. Trùng giày
C. Vi khuẩn lao
D. E.coli
Câu 20: Pha sinh trưởng nào dưới đây chỉ tồn tại trong nuôi cấy không liên tục ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Pha cân bằng
C. Pha tiềm phát
D. Pha luỹ thừa
Câu 21: 10 cá thể cùng loài được nuôi cấy trong điều kiện lý tưởng trong 2 giờ. Sau thời gian này người ta đếm được 80 cá thể. Hãy tính thời gian thế hệ của loài đang xét.
A. 2 giờ
B. 1 giờ
C. 20 phút
D. 40 phút
Câu 22: Sinh vật nào dưới đây không sinh sản vô tính bằng bào tử ?
A. Trùng giày
B. Xạ khuẩn
C. Nấm men
D. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan
Câu 23: Hình thức sinh sản nào dưới đây không có ở sinh vật nhân sơ ?
A. Phân đôi
B. Phân mảnh
C. Tạo thành bào tử
D. Nảy chồi
Câu 24: Bào tử kín được tìm thấy ở nhóm sinh vật nào dưới đây ?
A. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan
B. Xạ khuẩn
C. Nấm Mucor
D. Nấm Penicillium
Câu 25: Chất nào dưới đây không phải là nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Axit amin
C. Vitamin
D. Êtanol
Câu 26: Để bảo quản thực phẩm, người ta thường ướp muối. Điều này cho thấy ảnh hưởng của yếu tố vật lý nào đến đời sống vi sinh vật ?
A. Áp suất thẩm thấu
B. Ánh sáng
C. Nhiệt độ
D. Độ ẩm
Câu 27: Chất nào dưới đây có khả năng ôxi hoá các thành phần của tế bào và thường được dùng để diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện ?
A. Natri hipôclorit
B. Cloramin
C. Hợp chất thuỷ ngân
D. Rượu iôt
Câu 28: Ánh sáng có ảnh hưởng đến hoạt động nào dưới đây của vi sinh vật ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Tổng hợp sắc tố
C. Hình thành bào tử sinh sản
D. Chuyển động hướng sáng
Câu 29:Virut nào dưới đây là virut ARN ?
A. HIV
B. Virut đậu mùa
C. Virut viêm gan B
D. Virut hecpet
Câu 30: Virut nào dưới đây không có vỏ ngoài ?
A. Virut quai bị
B. Virut cúm
C. Virut đốm thuốc lá
D. Virut hecpet
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
C |
A |
D |
C |
C |
A |
C |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
A |
C |
D |
B |
A |
A |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
A |
B |
C |
D |
A |
D |
A |
A |
C |
{-- Còn tiếp--}
5. ĐỀ 5:
Câu 1 : Bào tử không đựoc coi là bào tử sinh sản:
A. Bào tử vô tính. B. Bào tử hữu tính. C. Ngoại bào tử. D. Nội bào tử.
Câu 2 : Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường liên tục có đặc điểm:
A. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải.
B. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không rút bỏ các chất thải.
C. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải.
D. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải.
Câu 3 : Thực phẩm được bảo quản tương đối lâu trong tủ lạnh vì:
A. Nhiệt độ thấp, có thể diệt khuẩn.
B. Nhiệt độ thấp, các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
C. Trong tủ lạnh không chứa vi sinh vật gây bệnh.
D. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động.
Câu 4 : Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0.
Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng:
A. Quang dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.
Câu 5 : Ở vi sinh vật nhân sơ, sinh sản có sự hình thành vách ngăn là đặc điểm của hình thức sinh sản:
A. Nảy chồi. B. Bào tử. C. Phân đôi. D. Không phải phân đôi và bào tử.
Câu 6 : Một số chất hữu cơ cần thiết mà vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp từ các chất vô cơ gọi là:
A. Vi sinh vật nguyên dưỡng. B. Nhân tố sinh trưởng.
C. Vi sinh vật khuyết dưỡng. D. Chất dinh dưỡng.
Câu 7 : Thời điểm vi khuẩn trao đổi chất mạnh nhất:
A. Pha luỹ thừa. B. Pha cân bằng. C. Pha tiềm phát. D. Pha suy vong.
Câu 8 : Chất có tác dụng diệt khuẩn mang tính chọn lọc:
A. Thuốc tím. B. Chất kháng sinh. C. Chất cloramin. D. Oxi già.
Câu 9 : Khí sinh ra trong quá trình lên men rượu là:
A. O2 B. N2 C. CO2 D. H2
Câu 10 : Làm nước mắm là ứng dụng của quá trình phân giải:
A. Tinh bột. B. Protein C. Polisaccaric. D. Xenlulozơ.
Câu 11 : Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha luỹ thừa:
A. Số lượng tế bào sinh ra lớn hơn số lượng tế bào chết đi.
B. Số lượng tế bào sinh ra nhỏ hơn số lượng tế bào chết đi.
C. Không có sinh ra, chỉ có chết đi.
D. Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
Câu 12 : Hình thức sinh sản chủ yếu xảy ra ở vi khuẩn:
A. Phân đôi. B. Ngoại bào tử. C. Nẩy chồi. D. Bào tử đốt.
Câu 13 : Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là:
A. Sự tăng kích thước vi sinh vật. B. Sự tăng số lượng vi sinh vật.
C. Sự tăng số lượng tế bào trong quần thể. D. Sự tăng khối lượng tế bào trong cá thể.
Câu 14 : Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam:
A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa dị dưỡng. D. Hóa tự dưỡng.
Câu 15 : Trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật không được bổ sung chất dinh dưỡng mới vào bình lần lượt trải qua các pha:
A. Lũy thừa -> cân bằng -> suy vong -> tiềm phát.
B. Lũy thừa -> tiềm phát -> cần bằng -> suy vong.
C. Cân bằng -> lũy thừa -> tiềm phát -> suy vong
D. Tiềm phát -> lũy thừa -> cân bằng -> suy vong.
Câu 16 : Đặc điểm có ở vi sinh vật hoá dị dưỡng mà không có ở vi sinh vật hoá tự dưỡng:
A. Nguồn năng lượng là ánh sáng. B. Nguồn cacbon là chất hữu cơ.
C. Nguồn cacbon là CO2. D. Nguồn năng lượng là chất vô cơ.
Câu 17 : Việc hình thành nội bào tử có vai trò bảo vệ:
A. Nấm mốc. B. Vi khuẩn. C. Nấm men. D. Vi sinh vật nhân thực.
Câu 18 : Trong quá trình lên men sữa chua, vi khuẩn sẽ biến dịch sữa thành dịch chứa nhiều:
A. Axit glutamic. B. Etilic. C. Axit axetic. D. Axit lactic.
Câu 19 : Gỉa sử trong một quần thể vi sinh vật ban đầu có 3 tế bào, thời gian của một thế hệ là 20 phút thì số lượng tế bào sinh ra sau 100 phút là:
A. 64 B. 102 C. 72 D. 96
Câu 20 : Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là:
A. Thời gian sinh trưởng. B. Thời gian tiềm phát.
C. Thời gian phát triển. D. Thời gian thế hệ.
Câu 21 : Loại bào tử sinh sản của vi khuẩn:
A. Bào tử nấm. B. Bào tử vô tính. C. Bào tử đốt. D. Bào tử hữu tính.
ĐÁP ÁN
1D |
2C |
3B |
4B |
5C |
6B |
7A |
8B |
9C |
10B |
11A |
12A |
13C |
14A |
15D |
16A |
17D |
18D |
19D |
20D |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 dạng trắc nghiệm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Ngoài ra, các em có thể tham gia thi trắc nghiệm online tại đây:
- Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Sầm Sơn
- Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Bỉm Sơn
Chúc các em học tập tốt !