YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 10 năm 2021

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Sinh học 10 ở HK2. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 10 HKII

NĂM 2020-2021

A. LÝ THUYẾT

Phần I: Phân bào

-  Diễn biến kì trung gian

+ Pha G1: Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng

+ Pha S: Nhân đôi ADN, làm cơ sở cho nhân đôi NST thành NST kép, trung thể nhân đôi

+ Pha G2: Tổng hợp protein cấu tạo nên thoi phân bào và những gì còn lại của quá trình phân bào.

- Diễn biến của quá trình nguyên phân:

a) Phân chia nhân:

+ Kì đầu (2n kép): Các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.

+ Kì giữa (2n kép): Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phần bào được đính vào giữa của NST tại tâm động.

+ Kì sau (4n đơn): các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 phía cực của tế bào.

+ Kì cuối (2n đơn): NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.

b) Phân chia tế bào chất: bắt đầu ở KS chủ yếu ở KC

- Cách phân chia:

+ Tế bào động vật: thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.

+ Tế bào thực vật: tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo.

→ Do tế bào thực vật có thành xenlulozo

- Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

a) Ý nghĩa sinh học:

- Đối với sinh vật nhân thực đơn bào: Nguyên phân là cơ chế sinh sản

- Đối với sinh vật nhân thực đa bào:

+ Tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

+ Đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoăc cơ quan bị tổn thương.

+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính

- Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, NP là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.

b) Ứng dụng thực tiễn:

Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.

- Diễn biến của quá trình giảm phân:

a) Giảm phân I: (phân bào giảm nhiễm)

- Kì trung gian: NST nhân đôi thành NST kép

- Kì đầu I:

+ Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn cromatit với nhau (hiện tượng trao đổi chéo) (*). Sau khi tiếp hợp NST kép dần co xoắn.

+ Thoi phân bào dần hình thành và 1 số sợi thoi được đính với tâm động của các NST.

+ Cuối kì đầu, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

- Kì giữa I:

+ Các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mpxđ của tế bào và tập trung thành 2 hàng. (*)

+ Dây tơ phân bào từ mỗi cực tb chỉ đính vào 1 phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng

- Kì sau I:

+ Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về mỗi cực của tế bào. (*)

- Kì cuối I:

+ Các NST kép dần dần dãn xoắn (nhẹ)

+ Màng nhân và nhân con dần xuất hiện

+ Thoi phân bào tiêu biến.

+ Phân chia tb chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm 1 nữa (n kép)

b) Giảm phân II: (phân bào nguyên nhiễm)

- Kì đầu II: NST vẫn ở trạng thái n NST kép

- Kì giữa II: Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

- Kì sau II: Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực

- Kì cuối II: Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn

Phần 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật:

-  Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật:

+ Môi trường dùng chất tự nhiên: gồm các chất tự nhiên: dịch trái cây, nước thịt, hệ tiêu hóa (ruột) của con người,...

+ Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng: NaCl-5.0, CaCl2-0.1,....

+ Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học: Glucozo 15g/l, KH2PO4 1,0g/l, bột gạo 10g

- Các kiểu dinh dưỡng ở VSV:

Kiểu dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn cacbon chủ yếu

Ví dụ

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO2

Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục

 

Hóa tự dưỡng

Chất vô cơ

CO2

Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh

 

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía và màu lục

 

Hóa dị dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.

- Lên men etylic và lên men lactic

a) Lên men etylic

b) Lên men lactic

B. BÀI TẬP

Câu 1. So sánh Nguyên phân và giảm phân?

- Giống nhau:

+ Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)

+ Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau.

+ NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn

+ Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.

+ Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính & hữu tính).

- Khác nhau:

Câu 2. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?

- Trao đổi chéo giữa 2 cromatit không phải chị em làm đa dạng về giao tử -> đa dạng tổ hợp -> đa dạng di truyền gen, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

Câu 3. Hoạt động nào quan trọng nhất trong phân chia nhân?

- Sự nhân đôi của NST trong pha S của KTG và Sự phân li đồng đều của các NS tử ở KS

- Quan trọng nhất, đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của tb con so với tb mẹ.

Câu 4. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

-> Vì tạo thuận lợi cho các nhiễm sắc tử dễ dàng tách nhau tại tâm động và trượt được trên thoi phân bào tiến về 2 cực của tế bào mà không bị rối, đứt đoạn.

Câu 5. So sánh lên men etylic và lên men lactic?

- Giống:

+ Đều là quá trình phân giải polisaccarit

+ Đều trong điều kiện kị khí

+ Sản phẩm là chất hữu cơ

- Khác:

Đặc điểm so sánh

Lên men lactic

Lên men rượu

Loại VSV

VK lactic đồng hình

Nấm men rượu, nấm (đường hóa) và vi khuẩn

Sản phẩm

Lên men đồng tính: hầu như chỉ có axit lactic

Lên men dị hình: ngoài axit lactic còn có CO2 và axit axetic, etanal

Etanal, CO2

Nhận biết

Có mùi chua

Có mùi rượu

Ứng dụng

Sản xuất rượu, bia, siro, làm nở bột mì,…

Làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc,...

Câu 6. Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?

-> Vì do khí axit lactic được hình thành, pH của sữa giảm, lượng nhiệt được sinh ra, protein của sữa kết tủa gây trạng thái đặc sệt.

Câu 7. Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?

-> Trong quá trình làm sữa chua đã sử dụng nấm men và vi khuấn lactic cho nên trong sữa chua thành phẩm có 1-2% rượu, 1% axit lactic, rất nhiều loại vitamin dễ tiêu hóa, hấp thụ được ngay.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 10 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF